1 Hợp chất CH3CH2CH(Cl)CH3 là dẫn xuất halogen bậc
A. 1 B. 2. C. 3 D. 4.
1. Khi thực hiện phản ứng thế clo vào isobutan, số sản phẩm điclo tối đa có thể thu được là
A. 1. B. 2.C. 3. D. 4
2. Khi tách hiđroclorua từ các đồng phân của C4H9Cl thì thu được tối đa bao nhiêu đồng phân cấu tạo của anken ?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5
3. Hợp chất nào dưới đây được dùng để tổng hợp ra PVC ?
A. CH2=CHCH2Cl B. CH2=CHBr
C. C6H5Cl D. CH2=CHCl
4. X là dẫn xuất clo của metan, trong phân tử X clo chiếm 83,52% khối lượng. Công thức của X là
A. CH3Cl B. CH2Cl2
C. CHCl3 D. CCl4
5. Cho 3 chất : CH3CH2CH2Cl (1); CH2=CHCH2Cl (2) và Phenyl clorua (3). Đun từng chất với dung dịch NaOH dư, sau đó gạn lấy lớp nước và axit hoá bằng dung dịch HNO3, sau đó nhỏ vào đó dung dịch AgNO3 thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là
A. (1), (2) B. (1), (3)
C. (2), (3) D. (1), (2), (3)
24 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi thử Đại học Hóa học - Bài số 12: Dẫn xuất Halogen. Ancol. Phenol, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC
NĂM HỌC 2008-2009
BÀI SỐ 12
(CHUYÊN ĐỀ DẪN XUẤT HALOGEN-ANCOL- PHENOL)
(THỜI GIAN LÀM BÀI : 87X 1,8 PHÚT/ 1CÂU = 160 PHÚT)
HÀ NỘI, NGÀY 20 THÁNG 9 NĂM 2008
1
Hợp chất CH3CH2CH(Cl)CH3 là dẫn xuất halogen bậc
A. 1 B. 2. C. 3 D. 4.
Khi thực hiện phản ứng thế clo vào isobutan, số sản phẩm điclo tối đa có thể thu được là
A. 1. B. 2.C. 3. D. 4
Khi tách hiđroclorua từ các đồng phân của C4H9Cl thì thu được tối đa bao nhiêu đồng phân cấu tạo của anken ?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5
Hợp chất nào dưới đây được dùng để tổng hợp ra PVC ?
A. CH2=CHCH2Cl B. CH2=CHBr
C. C6H5Cl D. CH2=CHCl
X là dẫn xuất clo của metan, trong phân tử X clo chiếm 83,52% khối lượng. Công thức của X là
A. CH3Cl B. CH2Cl2
C. CHCl3 D. CCl4
Cho 3 chất : CH3CH2CH2Cl (1); CH2=CHCH2Cl (2) và Phenyl clorua (3). Đun từng chất với dung dịch NaOH dư, sau đó gạn lấy lớp nước và axit hoá bằng dung dịch HNO3, sau đó nhỏ vào đó dung dịch AgNO3 thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là
A. (1), (2) B. (1), (3)
C. (2), (3) D. (1), (2), (3)
Khi cho chất A có công thức phân tử C3H5Br3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được chất hữu cơ X có phản ứng với Na và phản ứng tráng gương
Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2Br−CHBr−CH2Br. B. CH2Br−CH2−CHBr2.
C. CH2Br−CBr2−CH3. D. CH3−CH2−CBr3.
Theo danh pháp IUPAC, hợp chất HOCH(CH3)CH2CH(CH3)2 có tên gọi là
A. 4−metylpentan−2−ol. B. 2−metylpentan−2−ol.
C. 4,4−đimetylbutan−2−ol. D. 1,3−đimetylbutan−1−ol.
Có tất cả bao nhiêu đồng phân ancol bền có công thức phân tử dạng C3H8Ox ?
A. 2. B. 3.
C. 5 D. 4.
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H10O. Số lượng các đồng phân của X có phản ứng với CuO, đun nóng là
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 7.
Ứng với công thức phân tử C4H10O2 có bao nhiêu đồng phân, bền có thể hoà tan được Cu(OH)2 ?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Có bao nhiêu đồng phân ancol bậc 2 có cùng công thức phân tử C5H12O ?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Có bao nhiêu đồng phân có cùng công thức phân tử C5H12O khi oxi hóa bằng CuO (to) tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương ?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Chỉ dùng các chất nào dưới đây để có thể phân biệt hai ancol đồng phân có cùng công thức phân tử C3H7OH ?
A. CuO, dung dịch AgNO3/NH3 B. Na, H2SO4 đặc
C. Na, dung dịch AgNO3/NH3 D. Na và CuO
Cho các thuốc thử sau: Na, CuO (to), AgNO3/NH3, quì tím. Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt hai đồng phân khác chức có công thức phân tử C3H8O là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4
Để phân biệt ancol etylic nguyên chất và ancol etylic có lẫn nước, người ta thường dùng thuốc thử là chất nào sau đây ?
A. CuSO4 khan. B. Na kim loại.
C. Benzen. D. CuO.
Chất hữu cơ X mạch hở, bền có đồng phân cis− trans có công thức phân tử C4H8O, X làm mất màu dung dịch Br2 và tác dụng với Na giải phóng khí H2. X ứng với công thức phân tử nào sau đây ?
A. CH2=CH−CH2−CH2−OH B. CH3−CH=CH−CH2−OH
C. CH2=C(CH3)−CH2−OH D. CH3−CH2−CH=CH−OH
Hoà tan 70,2 gam C2H5OH (D=0,78 gam/ml) vào nước được 100 ml dung dịch có độ rượu bằng
A. 29,50. B. 39,50.
C. 900. D. 960.
Ancol no, đa chức X có công thức đơn giản nhất là C2H5O. X có công thức phân tử nào sau đây ?
A. C2H5O B. C4H10O2.
C. C6H15O3 D. C8H20O4
Chiều giảm dần độ linh động của nguyên tử H (từ trái qua phải) trong nhóm –OH của ba hợp chất C6H5OH, C2H5OH, H2O là
A. HOH, C6H5OH, C2H5OH. B. C6H5OH, HOH, C2H5OH.
C. C2H5OH, C6H5OH, HOH. D. C2H5OH, HOH, C6H5OH.
Cho dung dịch các chất sau:
a) H2SO4 loãng.
b) HCl loãng.
c) HNO3 đậm đặc.
d) HBr đặc, bốc khói.
Các dung dịch có phản ứng với CH3-CH2-CH2-OH là
A. a, b, c. C. c, d.
B. b, c. D. b, d.
Khi đun nóng CH3CH2CHOHCH3 với H2SO4 đặc, ở 180oC thì số đồng phân cấu tạo và hình học thu được là
A. 4. B. 3.
C. 2. D. 1.
Cho sơ đồ phản ứng sau :
But-1-enXYZTK
Biết X, Y, Z, T, K đều là sản phẩm chính của từng giai đoạn. Công thức cấu tạo thu gọn của K là
A. CH3CH(OH)CH(OH)CH3. B. CH3CH2CH(OH)CH3.
C. CH3CH2CH(OH)CH2OH. D. CH2(OH)CH2CH2CH2OH.
Cho dãy chuyển hóa sau :
Biết X, Y là sản phẩm chính. Vậy công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là
A. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OH.
B. CH3CH=CH2, CH3CH2CH2OSO3H.
C. CH3CH=CH2, CH3CH(OH)CH3.
D. C3H7OC3H7, CH3CH2CH2OSO3H.
Cho Na tác dụng với etanol dư sau đó chưng cất để đuổi hết etanol dư rồi đổ nước vào chất rắn còn lại trong bình, sau đó thêm vào bình vài giọt dung dịch quỳ tím thấy dung dịch
A. có màu xanh. B. không màu.
C. có màu đỏ. D. có màu tím.
Đun nóng hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì có thể thu được tối đa bao nhiêu ete ?
A. 3. B. 4.
C. 5. D. 6.
Cho dãy chuyển hóa sau :
Biết E, F là sản phẩm chính, các chất phản ứng với nhau theo tỉ lệ 1 :1 về số mol. Công thức cấu tạo thụ gọn của F là
A. CH3CH2CHBrCH2Br B. CH3CHBrCHBrCH3
C. CH3CH2CBr2CH3 D. CH2BrCH2CH=CH2
A là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H10O. Biết :
− Khi oxi hoá A bằng CuO ( t0), thu được anđehit.
− Khi cho anken tạo thành từ A hợp nước (H+, t0) thì cho một ancol bậc 1 và một ancol bậc 3.
Tên gọi của A là:
A. Butan-1-ol. B. Butan-2-ol.
C. 2-metylpropan - 2- ol. D. 2-metylpropan- 1- ol.
Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O thu được tối đa ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CH(OH)CH2CH3. B. CH3OCH2CH2CH3.
C. (CH3)3COH. D. CH3CH(CH3)CH2OH.
Chất X có công thức phân tử C4H10O. Khi oxi hoá X bằng CuO (to) thì thu được chất hữu cơ Y có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Mặt khác khi cho anken tạo ra từ X hợp nước (H+, to) thì cho một ancol bậc 1 và một ancol bậc 2. X có công thức cấu tạo nào dưới đây
A. Butan-1-ol. B. Butan-2-ol.
C. 2-metylpropan - 2- ol. D. 2-metylpropan- 1- ol.
Chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C, H, O. Cho X tác dụng với H2 dư có mặt Ni, đun nóng, thu được chất hữu cơ Y. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC thu được chất hữu cơ Z. Trùng hợp Z thu được poliisobutilen. Công thức cấu tạo của X là
A. CH2=CH−CH(CH3)−OH.
B. CH2=C(CH3)−CH2−OH.
C. CH3−CH(CH3)−CH2−OH.
D. CH2=CH−CH2−CH2−OH.
Đun nóng 2,3−đimetylpentan−2−ol với H2SO4 đặc, ở 170oC, sau phản ứng thu được sản phẩm chính là chất nào sau đây ?
A. CH2=CHCH(CH3)CH(CH3)2
B. CH3−CH=C(CH3)CH(CH3)2
C. C2H5CH(CH3)C(CH3)=CH2
D. (CH3)2C=C(CH3)CH2CH3
Cho các chất sau: C2H5Cl ; CH3OCH3 ; C3H7OH ; C2H5OH. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C2H5Cl. B. CH3OCH3.
C. C3H7OH D. C2H5OH.
Khi oxi hóa ancol A bằng CuO, t0, thu được anđehit B, vậy ancol A là
A. ancol bậc 1. B. ancol bậc 2.
C. ancol bậc 1 hoặc ancol bậc 2. D. ancol bậc 3.
Khi cho 2,2−đimetylpropanol tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là chất nào sau đây ?
A. 1−clo−2,2−đimetylpropan
B. 3−clo−2,2−đimetylpropan
C. 2−clo−3−metylbutan
D. 2−clo−2−metylbutan
Một rượu đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa 58,4% Br về khối lượng. Đun X với H2SO4 đậm đặc ở 180oC thu được 3 anken. Tên gọi của X là
A. Butan-1-ol. B. Pentan-1-ol .
C. Butan-2-ol. D. 2-metylpropan-1-ol.
Trong công nghiệp, để sản xuất etanol người ta
A. hiđrat hóa etilen với xúc tác H3PO4/SiO2 (to, p).
B. chưng khan gỗ.
C. đi từ dẫn xuất halogen bằng phản ứng với dung dịch kiềm.
D. thủy phân este trong môi trường kiềm.
Cho các ancol sau :
CH3−CH2−CH2−OH
(1)
CH3−CH(OH)−CH3
(2)
CH3−CH2(OH)−CH2−CH3
(3)
CH3−CH(OH)−C(CH3)3
(4)
CH3−CH2−CH2−CH2−OH
(5)
CH3−CH2−CH(OH)−CH2−CH3
(6)
Dãy gồm các ancol khi tách nước chỉ cho 1 olefin duy nhất là
A.(1), (2), (5). B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (4), (5), (6). D. (2), (3), (6).
Những phát biểu nào dưới đây luôn đúng ?
(1) : Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có vòng benzen và nhóm –OH
(2) : Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen.
(3) : Phenol tan vô hạn trong nước lạnh.
(4) : Phenol tan vô hạn trong nước ở 660C.
(5) : Phenol tan được trong etanol
(6) : Phenol không tan được trong axeton
A.(2), (4), (6). B. (2), (4), (5).
C. (1), (2), (4), (5). D. (3), (5), (6).
Những phát biểu nào dưới đây luôn đúng ?
(1) : Phenol là một axit nhưng lực axit yếu hơn axit cacbonic.
(2) : Dung dịch phenol làm quì tím hoá đỏ.
(3) : Khác với benzen, phenol có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
(4) : Phenol chỉ tác dụng với NaOH, không tác dụng với Na.
A.(1), (3). B. (1), (2), (3).
C. (1), (3), (4). D. (2), (3).
Etanol và phenol đồng thời phản ứng được với
A. Na, CH3COOH. B. Na.
C. Na, NaOH. D. Na, dung dịch Br2.
Cho dãy chuyển hoá sau :
Benzen XYZ
Z là hợp chất nào dưới đây
A. C6H5OH B. C6H5CO3H
C. Na2CO3 D. C6H5ONa.
Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo là hợp chất thơm có công thức phân tử C6H6O2 có thể tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 ?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4.
A là hợp chất thơm tác dụng với Na nhưng không tác dụng với NaOH.
A là chất nào trong số các chất cho dưới đây ?
A. C6H5OCH3 B. p-CH3C6H4OH
C. HOCH2C6H4OH D. C6H5CH2OH.
Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có công thức phân tử C8H10O tác dụng được với Na, không tác dụng với NaOH ?
A. 4 B. 5
C. 6 D. 7
Có bao nhiêu đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (là dẫn xuất của benzen) không tác dụng với NaOH, còn khi tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime.
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Cho dãy chuyển hoá sau: C6H5CH3X YZ
Chất Z có công thức là
A. C6H5CH2OH B. C6H5CHO
C. C6H5OCH3 HOC6H4CH3
X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O. Số đồng phân của X có phản ứng với NaOH là
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Hiện tượng thí nghiệm nào dưới đây được mô tả không đúng ?
A. Cho dung dịch Br2 vào dung dịch phenol, xuất hiện kết tủa trắng
B. Cho quì tím vào dung dịch phenol, quì chuyển sang màu đỏ
C. Cho phenol vào dung dịch NaOH, ban đầu phân lớp, sau tạo dung dịch đồng nhất.
D. Dẫn dòng khí CO2 đi vào dung dịch natri phenolat thấy xuất hiện vẩn đục
Dãy gồm các chất đều phản ứng với phenol là
A. dung dịch NaCl, dung dịch NaOH, kim loại Na.
B. nước brom, anhiđrit axetic, dung dịch NaOH.
C. nước brom, axit axetic, dung dịch NaOH.
D. nước brom, anđehit axetic, dung dịch NaOH.
Có thể dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt stiren, rượu benzylic và phenol ?
A. Dung dịch NaOH. B. Quì tím.
C. Na. D. Dung dịch Br2.
Có 3 chất lỏng không màu đựng trong các lọ mất nhãn : ancol etylic, phenol, axit fomic. Để nhận biết 3 dung dịch trên có thể dùng thuốc thử nào ?
A. Quỳ tím và dung dịch NaOH.
B. Dung dịch NaHCO3 và Na.
C. Quỳ tím và dung dịch NaHCO3.
D. Cu(OH)2 và Na.
Đun nóng 3,57 gam hỗn hợp A gồm propyl clorua và phenyl clorua. với dung dịch NaOH loãng, vừa đủ, sau đó thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào hỗn hợp sau phản ứng thu được 2,87 gam kết tủa. Khối lượng phenyl clorua có trong hỗn hợp A là
A. 1,0 gam. B. 1,57 gam.
C. 2,0 gam. D. 2,57 gam.
Cho 10,15 gam hỗn hợp X gồm CH2=CHCH2Cl, C6H5CH2Cl tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Kết thúc thí nghiệm thu được 5,85 gam muối. Tổng khối lượng các ancol thu được là
A. 8,3 gam B. 14,15 gam
C. 20,0 gam D. 5,40 gam
Đun nóng ancol no mạch hở X với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc (lấy dư) thu được chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br). Biết 12,3 gam Y có thể tích bằng thể tích của 2,8 gam N2 ở cùng điều kiện. X có công thức cấu tạo là
A. CH3OH. B. C2H5OH.
C. CH3CH(OH)CH3. D. CH2=CHCH2OH.
Đun sôi hỗn hợp gồm C2H5Br và KOH dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dẫn khí sinh ra qua dung dịch brom dư, thấy có 8,0 gam Br2 tham gia phản ứng. Khối lượng C2H5Br đem phản ứng là
A. 1,40 gam B. 2,725 gam
C. 5,450 gam D. 10,90 gam
Đun nóng một ancol no, đơn chức, mạch hở X với H2SO4 đặc ở 1400C thu được ete Y có tỉ khối hơi so với X bằng 1,7. X tác dụng với CuO tạo sản phẩm có phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là
A. metanol. B. etanol.
C. propan-1-ol. D. propan-2-ol.
Đun nóng 27,40 gam CH3CHBrCH2CH3 với KOH dư trong C2H5OH, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí X gồm hai olefin trong đó sản phẩm chính chiếm 80%, sản phẩm phụ chiếm 20%. Đốt cháy hoàn toàn X thu được bao nhiêu lít CO2 (đktc) ?
A. 4,48 lít B. 8,96 lít
C. 11,20 lít D. 17,92 lít
Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ Y. Tỉ khối hơi của Y so với X bằng 0,7. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. X có công thức phân tử là
A. C2H5OH. B. C3H7OH.
C. C4H9OH. D. C5H11OH.
Đun nóng ancol no, đơn chức A với hỗn hợp KBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y (chứa C, H, Br), trong đó Br chiếm 73,4% về khối lượng. Công thức phân tử của X là
A. CH3OH. B. C2H5OH.
C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Đun nóng m1 gam ancol no, đơn chức, mạch hở A với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam chất hữu cơ B. Tỉ khối hơi của B so với A bằng 1,4375. Hiệu suất của phản ứng đạt 100%. Công thức phân tử của A là
A. CH3OH. B. C2H5OH.
C. C3H7OH. D. C4H9OH.
Đun hỗn hợp X gồm 2 ancol A, B no, đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp nhau với H2SO4 đặc ở 170oC thu được hỗn hợp 2 olefin có tỉ khối so với X bằng 0,66. X là hỗn hợp 2 ancol nào dưới đây ?
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH
C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH
Đun 132,8 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 1400C thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 111,2 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là giá trị nào sau đây ?
A. 0,1 mol B. 0,2 mol
C. 0,3 mol D. 0,4 mol
Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 ancol A và B là đồng đẳng ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và CO2 tạo ra là
A. 2,94 gam. B. 2,48 gam.
C. 1,76 gam. D. 2,76 gam.
Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
A, B là hai ancol no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp gồm 1,6 gam A và 2,3 gam B tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (ở đktc). A, B có công thức phân tử lần lượt là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH, C3H7OH.
C. C3H7OH, C4H9OH. D. C4H9OH, C5H11OH.
Cho 2,840 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức A, B tác dụng vừa đủ với Na. Sau phản ứng thu được 4,60 gam chất rắn và bao nhiêu lít H2 (ở đktc) ?
A. 2,240 lít B. 1,120 lít
C. 1,792 lít D. 0,896 lít
Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Chia X thành 2 phần bằng nhau.
− Phần 1 : đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và hơi H2O) lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 2,16 gam, ở bình (2) có 7,0 gam kết tủa.
− Phần 2 : cho tác dụng hết với Na dư thì thể tích khí H2 (đktc) thu được là bao nhiêu ?
A. 2,24 lít. B. 0,224 lít.
C. 0,56 lít. D. 1,12 lít.
Cho 15,2 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 21,8 gam chất rắn. Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Ancol X mạch hở, có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Cho 9,3 gam ancol X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3OH. B. CH2OHCHOHCH2OH.
C. CH2OHCH2OH. D. C2H5OH.
Cho 18,8 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, tạo ra 5,6 lít khí H2 (đktc). Công thức phân tử của hai ancol là
A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H7OH và C4H9OH.
C. C4H9OH và C5H11OH. D. CH3OH và C2H5OH.
Cho 15,20 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 21,80 gam chất rắn và bao nhiêu lít H2 (đktc) ?
A. 1,12 lít B. 2,24 lít
C. 3,36 lít D. 4,48 lít
Cho 9,20 gam hỗn hợp ancol propylic và ancol đơn chức B tác dụng với Na dư, sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc). B là ancol nào dưới đây ?
A. CH3OH B. C2H5OH
C. CH3CH(CH3)OH D. C3H5OH
Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,32. B. 0,46.
C. 0,64. D. 0,92.
Lên men nước quả nho thu được 100,0 lít rượu vang 100 (biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95,0% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml). Giả thiết trong nước quả nho chỉ có một loại đường là glucozơ. Khối lượng glucozơ có trong lượng nước quả nho đã dùng là
A. 20,595 kg. B. 19,565 kg.
C. 16,476 kg. D. 15,652 kg.
Cho m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được 2,240 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của hai ancol là
A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C3H7OH.
C. C3H5OH và C4H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH.
Hỗn hợp M gồm 2 chất hữu cơ X, Y kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng, phân tử của chúng chỉ có một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M, cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ có CO2 và hơi H2O) vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 5,24 gam và tạo ra 7 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của X, Y là
A. CH3OH và C2H5OH.
B. HCOOH và CH3COOH.
C. CH3COOH và C2H5COOH.
D. C2H4(OH)2 và HO−CH2−CH(OH)− CH3.
Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm hai ancol A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 6,72 lít CO2 và 7,65 gam H2O. Mặt khác khi cho m (g) hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 2,8 lít H2. Biết tỉ khối hơi của mỗi chất so với hiđro đều nhỏ hơn 40, các thể tích khí đo ở đktc. A và B có công thức phân tử lần lượt là
A. C2H6O, CH4O. B. C2H6O, C3H8O.
C. C2H6O2, C3H8O2 D. C3H6O, C4H8O.
Hỗn hợp X gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức A. Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 7,6 gam X bằng CuO (t0) rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa. Công thức phân tử của A là
A. C2H5OH. B. CH3CH2CH2OH.
C. CH3CH(CH3)OH. D. CH3CH2CH2CH2OH.
Hỗn hợp X gồm ancol metylic và một ancol no, đơn chức A, mạch hở. Cho 2,76 gam X tác dụng với Na dư thu được 0,672 lít H2 (đktc), mặt khác oxi hóa hoàn toàn 2,76 gam X bằng CuO (t0) thu được hỗn hợp anđehit. Cho toàn bộ lượng anđehit này tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 19,44 gam chất kết tủa. Công thức cấu tạo của A là
A. C2H5OH. B. CH3CH2CH2OH.
C. CH3CH(CH3)OH. D. CH3CH2CH2CH2OH.
Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của A là công thức nào sau đây ?
A. CH3OH B. C2H5OH
C. C3H7OH D. C3H5OH
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol A và B thuộc dãy đồng đẳng của rượu metylic người ta thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Vậy m có giá trị nào sau đây ?
A. 3,32 gam B. 33,2 gam
C. 16,6 gam D. 24,9 gam
Hóa hơi hoàn toàn 2,48 gam một ancol no, mạch hở X thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,12 gam khí N2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
A. C3H8O3. B. C2H6O.
C. C2H6O2. D. C3H8O.
Khi oxi hóa 6,9 gam rượu etylic bằng CuO (t o) với hiệu suất phản ứng đạt 80% thì lượng anđehit axetic thu được là
A. 3,68 gam B. 5,28 gam
C. 6,6 gam D. 8,25 gam
Đốt cháy hoàn toàn ancol đơn chức A thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của A là
A. CH3OH. B. C2H5OH.
C. C3H5OH. D. C3H7OH.
X là ancol no, đa chức, mạch hở. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 mol X cần 2,5 mol O2. Vậy công thức của X là
A. C3H6(OH)2. B. C3H5(OH)3.
C. C4H7(OH)3. D. C2H4(OH)2.
X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là
A. C2H4(OH)2. B. C3H7OH.
C. C3H5(OH)3. D. C3H6(OH)2.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X là dẫn xuất của benzen, khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. C2H5C6H4OH. B. HOC6H4CH2OH.
C. HOCH2C6H4COOH. D. C6H4(OH)2.
CHƯƠNG 2 : ANĐEHIT – XETON – AXIT CACBOXYLIC
A. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
I. Anđehit
1. Định nghĩa, phân loại, danh pháp
a) Định nghĩa : Anđehit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –CH=O liên kết với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.
Công thức tổng quát : CnH2n+2–2a–m(CHO)m.
Þ anđehit no, đơn chức, mạch hở : CnH2n+1CHO (n ≥ 0) Û CmH2mO.
Nhóm –CH=O là nhóm chức anđehit.
b) Phân loại : Dựa vào đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và số nhóm chức –CH=O trong phân tử, người ta chia thành anđehit no, không no, thơm ; anđehit đơn chức, đa chức.
c) Danh pháp : tên hệ thống = tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + al.
Thí dụ : HCH=O : anđehit fomic (metanal)
CH3CH=O : anđehit axetic (etanal)
Chú ý : Mạch chính của phân tử anđehit là mạch cacbon dài nhất bắt đầu từ nhóm –CHO.
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng cộng hiđro
Hiđro cộng vào liên kết đôi C=O giống như cộng vào liên kết đôi C=C.
R–CHO + H2 R–CH2–OH
b) Phản ứng oxi hóa
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
2R–CHO + O2 2R–COOH
R–CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O R–COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag¯
Phản ứng trên được gọi là phản ứng tráng bạc, dùng để nhận ra các hợp chất có chứa nhóm chức –CHO.
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn (phản ứng cháy) :
CnH2n+2–2a–m(CHO)m + O2 (n+m)CO2 + (n+1–a)H2O
Nhận xét : anđehit no, đơn chức, mạch hở (a = 0, m = 1) Û
3. Điều chế
a) Từ ancol : Oxi hoá ancol bậc I thu được anđehit tương ứng.
R–CH2–OH + CuO R–CH=O + Cu + H2O
b) Từ hiđrocacbon
Hiện nay trong công nghiệp, anđehit fomic và anđehit axetic được điều chế từ CH4 và CH2=CH2.
CH4 + O2 HCH=O + H2O
2CH2=CH2 + O2 2CH3CH=O
II. Xeton
1. Định nghĩa : Xeton là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm liên kết với 2 nguyên tử cacbon.
2. Phân loại : Dựa vào đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon thường gặp xeton no, không no, thơm.
3. Tính chất hóa học :
Phản ứng cộng hiđro :
Xeton khó bị oxi hóa và không có phản ứng tráng bạc.
4. Điều chế :
a) Từ ancol : Oxi hóa ancol bậc II ở điều kiện thích hợp thu được xeton
R–CH(OH)–R’ + CuO R–CO–R’ + Cu + H2O
b) Từ hiđrocacbon : trong công nghiệp, xeton được điều chế bằng cách oxi hóa cumen (xem chương 8, phần III.2.c, điều chế phenol).
III. Axit cacboxylic
1. Định nghĩa, phân loại, danh pháp
a) Định nghĩa : Axit cacboxylic là hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (–COOH) liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử H.
b) Phân loại : Dựa vào đặc điểm cấu tạo của gốc hiđrocacbon và số nhóm cacboxyl trong phân tử, các axit cacboxylic được chia thành : axit no, axit không no, axit thơm; axit đơn chức, axit đa chức.
c) Danh pháp :
Tên hệ thống = axit + tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + oic.
Thí dụ : HCOOH : axit fomic (axit metanoic) ; CH3COOH : axit axetic (axit etanoic) ; CH2=CHCOOH : axit acrylic (axit propenoic).
2. Tính chất vật lí
Có nhiệt độ sôi cao hơn nhiệt độ sôi của các ancol tương ứng (do axit có liên kết hiđro bền hơn).
Tính tan : HCOOH và CH3COOH tan vô hạn trong nước.
Các axit thường có vị chua.
3. Tính chất hoá học
a) Tính axit
Trong dung dịch, axit cacboxylic phân li thuận nghịch
RCOOH RCOO¯ + H+
Þ Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím hoá đỏ.
Tác dụng với bazơ, oxit bazơ tạo muối và nước
RCOOH + NaOH RCOONa + H2O
2RCOOH + CuO (RCOO)2Cu + H2O
Tác dụng với muối
2RCOOH + CaCO3 (RCOO)2Ca + CO2 + H2O
Tác dụng với kim loại trước H trong dãy hoạt động hoá học
2RCOOH + Zn (RCOO)2Zn + H2
b) Phản ứng thế nhóm –OH (phản ứng este hoá)
RCOOH + R’OH RCOOR’ + H2O
Thí dụ :
CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
Chú ý : Phản ứng este hoá là phản ứng thuận nghịch, cần axit H2SO4 đặc làm chất xúc tác.
4. Điều chế
a) Phương pháp lên men giấm : là phương pháp cổ truyền sản xuất lượng nhỏ axit axetic để làm giấm ăn với xúc tác enzim.
C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
b) Oxi hoá anđehit axetic
2CH3CHO + O2 2CH3COOH
c) Oxi hoá ankan
2R–CH2–CH2–R’ + 5O2 2R–COOH + 2R’–COOH + 2H2O
Thí dụ :
2CH3CH2CH2CH3 + 5O2 4CH3COOH + 2H2O
d) Từ metanol : cho metanol tác dụng với cacbon monoxit (có xúc tác thích hợp) thu được axit axetic :
CH3OH + CO CH3COOH
KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC
NĂM HỌC 2008-2009
BÀI SỐ 13
(THỜI GIAN LÀM BÀI : 87X 1,8 PHÚT/ 1CÂU = 160 PHÚT)
HÀ NỘI, NGÀY 20 THÁNG 9 NĂM 2008
Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của xeton có công thức phân tử C5H10O ?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Hợp chất
có tên gọi là :
A. Đimetyl xeton. B. Vinyletyl xeton.
C. Pentenol-3. D. Etylvinyl xeton.
Anđehit X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 36. Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Trong công nghiệp anđehit fomic được điều chế trực tiếp từ chất nào dưới đây ?
A. Metyl axetat. B. Cacbon.
C. Metanol. D. Etanol.
C3H6O có bao nhiêu đồng phân mạch hở, bền có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 ?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Cho các dung dịch thuốc thử : AgNO3/NH3; Br2; Na2CO3; quì tím, KMnO4. Số thuốc thử có thể dùng để phân biệt 3 chất: etanal (anđehit axetic), propan−2−on (axeton) và pent−1−in (pentin−1) là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Cho các chất: HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2. Số chất có phản ứng với (CH3)2CO là
A. 1. B. 2.
C. 3. D. 4.
Cho các chất: HCN, H2,
File đính kèm:
- de_thi_thu_dai_hoc_hoa_hoc_bai_so_12_dan_xuat_halogen_ancol.doc