Đề thi thử Đại học Hóa học - Đề số 3

1. Phát biểu nào dưới đây không đúng

 A) Nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton, notron và electron.

 B) Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton, notron.

 C) Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron.

 D) Với mọi nguyên tử khối lượng nguyên tử bằng số khối

2. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số phần tử cấu tạo (p, n, e) là 40. Vị trí của A trong bảng HTTH ( ô, chu kỳ, nhóm )là:

 A) 20, chu kỳ 4, nhóm 2 B) 13, chu kỳ 3, nhóm 3.

 C) 19, chu kỳ 4, nhóm 1 D) 12, chu kỳ 3, nhóm 2

3. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO2 bằng cách cho Cu tác dụng với HNO3 đặc khi đun nóng. NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử Đại học Hóa học - Đề số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử số 3 Phát biểu nào dưới đây không đúng A) Nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton, notron và electron. B) Hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton, notron. C) Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron. D) Với mọi nguyên tử khối lượng nguyên tử bằng số khối 2. Nguyên tử nguyên tố A có tổng số phần tử cấu tạo (p, n, e) là 40. Vị trí của A trong bảng HTTH ( ô, chu kỳ, nhóm )là: A) 20, chu kỳ 4, nhóm 2 B) 13, chu kỳ 3, nhóm 3. C) 19, chu kỳ 4, nhóm 1 D) 12, chu kỳ 3, nhóm 2 3. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế NO2 bằng cách cho Cu tác dụng với HNO3 đặc khi đun nóng. NO2 có thể chuyển thành N2O4 theo cân bằng: Cho biết khí NO2 là khí có màu nâu, N2O4 là khí không màu. Khi ngâm bình chứa NO2 vào chậu nước đá thấy bình trong bình trong bình khí nhạt dần. Hỏi phản ứng thuận trong cân bằng trên là: A) Toả nhiệt B) Thu nhiệt C) Không toả hay thu nhiệt D) Phương án khác 4. Hoà tan Al bằng dung dịch chứa NaNO3 và NaOH thấy nhôm tan và giải phóng NH3. Trong phương trình phản ứng trên hệ số tối giản của H2O bằng: A) 2 B) 3 C) 5 D) 7 5. Điều khẳng định nào sau đây là đúng A) Dung dịch muối trung hoà luôn có pH = 7. B) Dung dịch muối axit luôn có môi trường pH < 7 C) Nước cất có pH = 7. D) Dung dịch bazơ luôn làm cho phenolphtalein chuyển sang màu hồng. 6. Dung dịch X chứa Na2SO4 0,05M, NaCl 0,05M và KCl 0,1M. Phải dùng hỗn hợp muối nào để pha chế dung dịch X: A) KCl và Na2SO4 B) NaCl và K2SO4 C) KCl và NaHSO4 D) NaCl và KHSO4 7. Hãy lựa chọn các hoá chất cần thiết trong phòng thí nghiệm để điều chế Clo: A) MnO2, dd HCl loãng C) KMnO4, dd H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl B) KMnO4, dd HCl đậm đặc D) MnO2, dd H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl 8. Hoà tan 5g Cu trong 100 ml dd chứa đồng thời 2 axit: HNO3 1M và H2SO4 0,5M thấy giải phóng khí duy nhất NO. Thể tích khí ở đktc bằng: A) 0,56 lit B) 1,12 lit C) 1,17 lit D) 2,24 lit 9. Nhúng thanh Zn, thanh Cu và thanh hợp kim Zn – Cu trong 3 cốc chứa dd HCl nồng độ bằng nhau. Hãy cho biết tốc độ thoát khí H2 ở cốc nào diễn ra nhanh nhất: A) Cốc 1 B) Cốc 2 C) Cốc 3 D) Cốc 1 và 3 10. Điện phân 1 dung dịch gồm a (mol) CuSO4 và b (mol) NaCl. Nếu b > 2a mà ở catôt chưa có khí thoát ra thì dd sau điện phân chứa: A) Na+, Cl- B) Na+, Cl-, SO C) Na+, SO, Cu2+ D) Na+, Cl-, SO , Cu2+ 11. Hợp chất hữu cơ A công thức phân tử có dạng: CxHyO2 trong đó oxi chiếm 29,09% về khối lượng. Biết A tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2 và tác dụng với Br2 trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 3. Tên gọi của A là: A) o-đihiđrôxi benzen B) m-đihiđrôxi benzen C) p-đihiđrôxi benzen D) axit benzoic 12. Chọn câu đúng trong các câu sau: A) Rượu đa chức hoà tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh B) Khi oxi hoá rượu no đơn chức thì thu được andehit C) Đun nóng rượu mêtylic với H2SO4 ở 170oC thu được ete D) Phương pháp chung điều chế rượu no đơn chức bậc 1 là cho anken cộng nước 13. Khi cho rượu đơn chức A tác dụng với HBr thu được sản phẩm hữu cơ B trong đó Brom chiếm 58,39%. Nếu đun nóng A với H2SO4 ở 170oC thì thu được 3 olephin. Tên gọi của A là: A) Rượu iso – butylic B) Rượu sec – butylic C) Rượu tert – butylic D) Rượu allylic. 14. Cho 10,8g hỗn hợp A gồm Mg và Fe tác dụng với 500ml dd AgNO3 sau khi phản ứng sảy ra hoàn toàn thu được dd B và 46g chất rắn D. Cho dd B tác dụng với dd NaOH dư sau đó nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì được 12g chất rắn E. Tính nồng độ mol/l của dd AgNO3. A) 0,5M B) 0,8M C) 1M D) 1,25M 15. Hãy sắp xếp các chất sau theo trình tự tính bazơ tăng dần: C4H9NH2, NH3, C6H5NH2, và C2H5NH2. A) C4H9NH2, C2H5NH2, NH3, C6H5NH2 B) NH3, C2H5NH2, C4H9NH2, C6H5NH2 C) C6H5NH2, NH3, C2H5NH2, C4H9NH2 D) C6H5NH2, C2H5NH2, C4H9NH2, NH3 16. Khi cho bay hơi hêt 5,8g hợp chất hữu cơ X thu được 4,48 lit hơi ở 109,2oC, và 0,7atm. Mặt khác cho 5,8g X phản ứng với dd Ag2O trong NH3 dư thu được 43,2g Ag kết tủa. Chất X là: A) andehit fomic B) andehit axetic C) andehit oxalic D) andehit acrylic 17. Một chất hữu cơ D mạch hở không nhánh, thành phần chứa C, H, O trong phân tử chỉ chứa các nhóm chức có nguyên tử H linh động đã học. Khi cho D tác dụng với Na dư thì thu được thể tích H2 bằng thể tích hơi của D đo ở cùng điều kiện. Tìm công thức cấu tạo có thể có của D. Biết D có khối lượng phân tử bằng 90 dv.C. D có số công thức cấu tạo phù hợp là: A) 4 B) 5 C) 6 D) 7 18. Sắp xếp các chất theo trình tự nhiệt độ sôi tăng dần: A) C2H5OH, C3H8, HCOOH, CH3COOH B) C3H8, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH C) C3H8, HCOOH, C2H5OH, CH3COOH D) C3H8, HCOOH, CH3COOH, C2H5OH 19. Ba chất đồng phân A, B, C thành phần chứa C, H, O khối lượng phân tử 60 đ.v.C. Khi cho ba chất này tác dụng với Na thì có A và C tham gia phản ứng, tác dụng với NaOH có A và B, tham gia phản ứng tráng bạc có A và C. Công thức của các chất trên là: A) CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3 B) CH3COOH, HO – CH2 – CHO, HCOOCH3 C) HCOOH, C3H7OH, HCOOCH3 D) CH3COOH, HCOOCH3, HO – CH2 – CHO 20. Với các công thức phân tử: C3H6O2 và C4H8O2 có số đồng phân este tương ứng là: A) 1 và 3 B) 2 và 3 C) 2 và 4 D) 1 và 4 21. Khi thuỷ phân 0,1mol este A được tạo bởi 1 rượu đa chức và 1 axit đơn chức cần dùng vừa đủ 12g NaOH. Mặt khác để thuỷ phân 6,35g A cần dùng 3gNaOH và thu được 7,05g muối. Công thức este là: A) (HCOO)3C3H5 B) (CH3COO)3C3H5 C) (C2H3COO)3C3H5 D)(CH3COO)2C2H4 22. Chất hữu cơ B thành phần chứa C, H, O, N khối lượng phân tử 89 đ.v.C. Khi đốt cháy hoàn toàn 1mol B thu được 3 mol CO2 và 0,5 mol N2. Tìm số công thức cấu tạo phù hợp với B biết rằng B lưỡng tính ( chỉ xét các chất đã học trong chương trình phổ thông ). A) 2 B) 3 C) 4 D)5 23. Trong công nghiệp glucozơ được điều chế bẵng cách: A) Trùng hợp 6 phân tử HCHO C) Thuỷ phân tinh bột với xúc tác axit vô cơ B) Dùng phản ứng quang hợp D) Thuỷ phân xenlulozo với xúc tác axit vô cơ 24. Khi sản xuất đường tử mía người ta tẩy màu nước đường bằng: A) Than hoạt tính B) Khí sufurơ C) Khí Clo D) Natri sunfit 25. Với công thức phân tử C4H9O2N có số đồng phân amino axit bằng: A) 3 B) 4 C) 5 D) 6 26. Trong các polime sau có bao nhiêu chất dẻo: Thuỷ tinh hữu cơ, nilon-6,6 ; Cao su buna, PVC, tơ capron, nhựa phenol fomanđehit, PVA. A) 3 B) 4 C) 5 D) 6 27. Cho 1,8 gam một kin loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thu được 1,12 lit H2 ở 770 mmHg và 29oC. Cấu hình electron của nguyên tử và ion tương ứng là: A) 1s22s22p63s23p64s2 và 1s22s22p63s23p6 B) 1s22s22p63s2 và 1s22s22p6 C) 1s22s22p63s23p64s1 và 1s22s22p63s23p6 D) 1s22s22p63s1 và1s22s22p6 28. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt 4 chất rắn: NaCl, CaCO3, Na2CO3, và BaSO4. A) Quỳ tím B) dd HCl C) Nhiệt phân D) H2O và CO2 29. Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ : 0,1 mol và Al3+ : 0,2 mol. Trong dd này còn có 2 anion là Cl- : x mol và SO : y mol. Khi cô cạn dd trên thu được 46,9 g hỗn hợp muối khan. Giá trị của x và y là: A) 0,6 và 0,1 B) 0,3 và 0,2 C) 0,5 và 0,15 D) 0,2 và 0,3 30. Chỉ dùng một thuốc thử để phân biệt các kim loại sau: Mg, Zn, Fe và Ba: A) dd HCl B) dd NaOH C) dd H2SO4 loãng D) nước 31. Trong các quặng sau của Fe quặng nào không dùng để sản xuất gang: A) Manhêtit B) Hematit C) Xiđerit D) Pirit 32. Thêm từ từ 300 ml dd HCl 1M vào 200 ml dd Na2CO3 1M thu được dung dịch A và giải phóng V lit khí CO2 ở đktc cho thêm nước vôi vào dd A tới dư thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m và V là: A) 5g và 3,36 lit B) 10g và 2,24 lit C) 15g và 1,12 lit D) 7,5g và 2,8 lit 33. Cho các chất hữu cơ sau: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH. Các chất trên là: A) 3 chất kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng B) Chỉ có hai chất cùng dãy đồng đẳng C) Có hai chất là đồng phân của nhau D) Chỉ có hai chất cùng dãy đồng đẳng còn một chất là đồng đẳng hoặc không đồng đẳng 34. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 hiđrocacbon mạch hở thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Thành phần % về số mol của hai chất trong hỗn hợp bằng: A) 50 và 50 B) Thoả mãn mọi trường hợp C) 25 và 75 D) Cả A và B 35. Đốt cháy hoàn toàn 26,7 lit hỗn hợp khí A gồm CH4, C3H8 và CO thu được 51,4 lit CO2. Hỗn hợp khí A nặng hay nhẹ hơn N2. A) Hỗn hợp A nhẹ hơn N2 B) Hỗn hợp A nặng hơn N2 C) Hỗn hợp A và N2 nặng bằng nhau D) Không xác định được 36. Một số hợp chất hữu cơ mạch hở thành phần chứa C, H, O khối lượng phân tử = 60 d.v.C. Trong các chất trên tác dụng được với Na có: A) 2 chất B) 3 chất C) 4 Chất D) 5 chất 37. Hỗn hợp A gồm rượu mêtylic và đồng đẳng của nó cho 4,02 g A tác dụng với Na dư thu được 672 ml khí H2 ở đktc. Khi cho hỗn hợp A trên tác dụng với 10 g axit axetic thì thu được số gam este bằng (hiệu suât các phản ứng este hoá đều bằng 80%): A) 6,54g B) 5,232 g C) 8,175 g D) 16,175 g 38. Một chất hữu cơ là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C7H8O không có khả năng phản ứng với Na và dd NaOH. Hợp chất ấy là: A) Rượu benzylic B) o-crezol C) Benzyl metyl ete D) phenyl metyl ete 39. Thành phần hoá học của supephotphat kép là: A) Ca3(PO4)2 B) Ca(H2PO4)2 C) CaHPO4 D) Ca(H2PO4)2 và CaSO4 40. Từ isopren có thể tạo thành số gốc hiđrocacbon hoá trị I là: A) 3 B) 4 C) 5 D) 6 41. Một este đơn chức ở thể hơi nặng gấp đôi CO2 ở điều kiện. Cho 17,6g este này vào 300 ml dd NaOH 1M rồi cô cạn thì được 17,6g chất rẵn khan. Công thức của este là: A) HCOOC2H5 B) CH3COOC2H5 C) HCOOC3H7 D) CH3COOC2H3 42. Một chất hữu cơ A có khả năng tác dụng với: Na, dd NaOH, dd Ag2O trong NH3 và dd Na2CO3. Phân tử A chứa C, H, O có khối lượng phân tử 74đv.C. A có công thức: A) C3H6O2 B) C2H2O3 C) C4H10O D) C2H4O3 43. Nhận định nào sau đây về axit HNO3 là sai: A) Trong phản ứng với tất cả các bazơ HNO3 đều là axit mạnh B) Axit HNO3 có thể tác dụng với hầu hết kim loại trử Au và Pt. C) Axit HNO3 có thể tác dụng với một số phi kim như C, S, D) Axit HNO3 có thể tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ 44. Đốt cháy hoàn toàn 1,37g một amin thơm A thu được 3,08g CO2, 0,99g H2O và 336 ml N2 ở đktc. Mặt khác 0,1 mol A tác dụng vừa đủ 300 ml dd HCl 1M. Xác định A biết A được điều chế từ toluen. Tên gọi của A là: A) Phenyl amin B) Benzyl amin C) o-amino toluen D) 2,4,6-triamino toluen 45. Chọn câu trả lời sai: A) Giá trị [H+] tăng thì tính axit tăng B) Giá trị pH tăng thì tính axit tăng C) Giá trị pH tăng thì tính bazơ tăng D) dd có pH = 7 có môi trường trung tính 46. Hoà tan hỗn hợp gồm 6,4g CuO và 16g Fe2O3 trong 160 ml dd H2SO4 2M đến phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là: A) 3,2 g B) 4,8 g C) 4,8 ≥ m ≥ 3,2 D) 4,8 > m > 3,2 47. Trong các dung dịch sau Ca(OH)2, Na2SO4, Na2CO3 và HCl có bao nhiêu dd có thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời: A) 1 B) 2 C) 3 D) 4 48. Cho 200 ml dd Al2(SO4)4 tác dụng với dd NaOH 1M người ta nhận thấy khi dùng 180 ml dd NaOH hay dùng 340 ml dd NaOh trên thì vẫn thu được khối lượng kết tủa bằng nhau. Tính nồng độ mol/l dd Al2(SO4)4 ban đầu: A) 0.125 M B) 0,25 M C) 0,375 M D) 0,5 M 49. Trộn ba dd H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dd A. Lấy 300 ml dd A tác dụng với dd B chứa đồng thời 2 bazơ NaOH 0,2M và KOH 0,29 M. Tính thể tích dd B cần dùng để sau khi tác dụng với dd A thu được dd có pH = 2. Thể tích dd B bằng: A) 134 ml B) 272 ml C) 402 ml D) 544 ml 50. Dd NaOH có thể phản ứn được với tất cả các chất trong dãy nào trong các dãy sau đây: A) FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3,NH3, Br2, Al(NO3)3. B) H2SO4, CO2, SO2, FeCl2, FeCl3, NO2, Cl2, NaHCO3 C) HNO3, HCl, CuSO4, KNO3, ZnO, Al(OH)3 D) Zn, Al2O3, H3PO4, MgSO4, SO3, P2O5, NaAlO2.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_dai_hoc_hoa_hoc_de_so_3.doc
Giáo án liên quan