Đề thi thử đại học môn hóa
Câu 1: Rượu etylic được tạo ra khi:
A. Thủy phân saccarozơ. B. Thủy phân đường mantozơ.
C. Lên men glucozơ. D. Lên men tinh bột.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học môn hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử đại học
Câu 1: Rượu etylic được tạo ra khi:
A. Thủy phân saccarozơ. B. Thủy phân đường mantozơ.
C. Lên men glucozơ. D. Lên men tinh bột.
Câu 2: Oxi hóa rượu bằng CuO đun nóng thu được andehit, thì rượu đó là rượu bậc:
A. 1 B. 2 C. 3 D. Cả A, B, C đúng.
Câu 3: Trong các công thức sau đây, hãy cho biết công thức nào là công thức của rượu bậc 1.
A. RCH2OH B. R(OH)z C. CnH2nOH D. CnH2nOH
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp hai rượu thuộc dãy đồng đẳng của rượu etylic thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Giá trị của a(gam) là:
A. 33,2 B. 21,4 C. 35,8 D. 38,5
Câu 5: Đốt cháy 0,2 mol rượu no X dùng đúng 0,7 mol oxi. Công thức của X là:
A. C2H4(OH)2 B. C4H8(OH)2 C. C3H5(OH)3 D. C2H5OH
Câu 6: Một hỗn hợp X gồm một rượu đơn chức no và một rượu hai chức no (cả 2 rượu này đều có cùng số cacbon và trong hỗn hợp có số mol bằng nhau). Khi đốt 0,02 mol X thì thu được 1,76 gam CO2. Công thức của 2 rượu là:
A. C2H5OH, C2H4(OH)2 B. C5H11OH, C5H10(OH)2
C. C4H9OH, C4H8(OH)2 D. C6H13OH, C6H12(OH)2
Câu 7: Khi tráng gương một andehit đơn chức no mạch hở, hiệu suất phản ứng 72%, thu được 5,4 gam Ag thì lượng AgNO3 cần dùng là:
A. 8,5 gam B. 6,12 gam C. 5,9 gam D. 11,8 gam
Câu 8: Dầu chuối là este có tên iso amyl axetat, được điều chế từ
A. CH3OH, CH3COOH B. C2H5COOH, C2H5OH
C. (CH3)2CHCH2OH, CH3COOH D. CH3COOH, (CH3)2CHCH2CH2OH
Câu 9: C5H10O2 có số đồng phân axit là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10: Để trung hòa 8,8 gam một axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy công thức của axit này là:
A. HCOOH B. C2H5COOH C. CH3COOH D. C3H7COOH
Câu 11: Khi phân tích cao su thiên nhiên ta được monome nào sau đây:
A. Isopren B. Butadien-1,3 C. Butilen D. Propilen
Câu 12: Hợp chất có công thức cấu tạo [-NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4-CO-]n có tên là:
A. Tơ enang B. Tơ capron C. Nilon 6,6 D. Tơ dacron
Câu 13: Tơ nào sau đây không bền trong môi trường kiềm:
I/ Tơ nilon II/ Tơ capron III/ Tơ dacron
A. I, II B. I, III C. II, III D. I, II, III
Câu 14: Trong 2 phản ứng sau, C2H4 đóng vai chất oxi hóa hay chất khử ?
1/ CH2 = CH2àH2àCH3 - CH3
2/ CH2 = CH2àBr2àCH2Br - CH2Br
A. (1) và (2): Chất khử B. (1): Chất khử - (2): Chất oxi hóa
C. (1) và (2): Chất oxi hóa D. (1): Chất oxi hóa - (2): Chất khử
Câu 15: Hợp chất C3H6O (X) có khả năng làm mất màu dung dịch brom và cho phản ứng với Natri thì X có công thức cấu tạo là:
A. CH3-CH2-CHO B. CH3-CO-CH3 C. CH2=CH-CH2OH D. CH2=CH-O-CH3
Câu 16: Để phân biệt 3 chất lỏng: Axit axetic, rượu etylic và nước, ta dùng thí nghiệm nào:
I/ Thí nghiệm 1 dùng quỳ tím và thí nghiệm 2 dùng phản ứng cháy.
II/ Thí nghiệm 1 dùng CaCO3 và thí nghiệm 2 dùng phản ứng cháy.
III/ Thí nghiệm 1 dùng Cu(OH)2 và thí nghiệm 2 dùng phản ứng cháy.
A. I, II B. I, III C. II, III D. I, II, III
Câu 17: Trong sơ đồ sau (mỗi mũi tên là 1 phương trình phản ứng): X à CH3-CH2-CH2OH à Y thì:
I/ X là CH3-CH2CHCl2 và Y là CH3CH2CHO II/ X là CH3CH2CHO và Y là CH3CH2COOH
A. I, II đều đúng. B. I, II đều sai. C. I đúng, II sai. D. I sai, II đúng.
Câu 18: Oxi hóa 18,4 gam C2H5OH bởi oxi không khí thì được hỗn hợp G. Cho G tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư thì được 64,8 gam Ag kết tủa. Hiệu suất phản ứng oxi hóa là:
A. 75% X B. 37,5% C. 60% D. 40%
Câu 19: Cho 26,2 gam hỗn hợp G gồm propanal và etanal tác dụng với dung dịch AgNO3 / NH3 dư đươc 1 mol Ag kết tủa. Khối lượng mỗi chất trong 26,2 gam G là:
A. 8,8g CH3-CHO & 17,4g C2H5-CHO B. 17,4g CH3-CHO & 8,8g C2H5-CHO
C. 17,6g CH3-CHO & 8,6g C2H5-CHO D. 8,6g CH3-CHO & 17,6g C2H5-CHO
Câu 20: Cho 22,6 gam hỗn hợp G gồm 2 axit đơn chức no mạch hở (có tỉ lệ mol 1: 3) tác dụng Na2CO3 dư, đun nhẹ thu được 0,2 mol CO2. Công thức của 2 axit là:
A. HCOOH và CH3COOH B. HCOOH và C2H5COOH
C. HCOOH và C3H7COOH D. A, C đều đúng.
Câu 21: Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H6O3. Cho 0,2 mol X tác dụng với Na dư thì được 0,1 mol H2. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CHOH-COOH B. CH2OH-CHOH-COOH
C. HCOO-CH2-CH2OH D. CH2OH-CHOH-CHO
Câu 22: Các tính chất vật lí chung của kim loại gây ra do:
A. Có nhiều kiểu mạng tinh thể kim loại. B. Trong kim loại có các electron hóa trị.
C. Trong kim loại có các electron tự do. D. Các kim loại đều là chất rắn.
Câu 23: Cho cùng một số mol ba kim loại X, Y, Z (có hóa trị theo thứ tự là 1, 2, 3) lần lượt phản ứng hết với axit HNO3 loãng tạo thành khí NO duy nhất. Hỏi kim loại nào sẽ tạo thành lượng khí NO nhiều nhất?
A. X B. Y C. Z D. Không xác định được.
Câu 24: Để một hợp kim (tạo nên từ hai chất cho dưới đây) trong không khí ẩm, hợp kim sẽ bị ăn mòn điện hóa khi 2 chất đó là:
A. Fe và Cu. B. Fe và C. C. Fe và Fe3C. D. Tất cả đều đúng.
Câu 25: Tính bazơ tăng dần từ trái sang phải theo thứ tự nào?
A. LiOH < KOH < NaOH B. NaOH < LiOH < KOH
C. LiOH < NaOH < KOH D. KOH < NaOH < LiOH
Câu 26: X là clo hoặc brom. Nguyên liệu để điều chế kim loại Ca là:
A. CaX2 B. CaX2 hoặc Ca(OH)2 C. Ca(OH)2 D. CaCl2 hoặc Ca(OH)2
Câu 27: Chất nào có thể làm mềm nước có độ cứng toàn phần?
A. HCl B. Ca(OH)2 C. Na2CO3 D. NaOH
Câu 28: Để sản xuất Mg từ nước biển, người ta điện phân muối MgCl2 nóng chảy. Trong quá trình sản xuất, người ta đã dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Mg(OH)2 là chất không tan. B. Mg(OH)2 tác dụng dễ dàng với axit HCl.
C. MgCl2 nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp. D. A, B, C đều đúng.
Câu 29: Dùng hai thuốc thử nào có thể phân biệt được 3 kim loại Al, Fe, Cu ?
A. H2O và dung dịch HCl. B. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH và dung dịch FeCl2. D. Dung dịch HCl và dung dịch FeCl3.
Câu 30: Trường hợp nào không có sự tạo thành Al(OH)3?
A. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3. B. Cho Al2O3 vào nước.
C. Cho Al4C3 vào nước. D. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
Câu 31: Phương pháp nào thường dùng để điều chế Al(OH)3?
A. Cho bột nhôm vào nước.
B. Điện phân dung dịch muối nhôm clorua.
C. Cho dung dịch muối nhôm tác dụng với dung dịch amoniac.
D. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
Câu 32: Cho 2 lá sắt (1), (2). Lá (1) cho tác dụng hết với khí Clo. Lá (2) cho tác dụng hết với dung dịch HCl. Hãy chọn câu phát biểu đúng.
A. Trong cả hai trường hợp đều thu được FeCl2. B. Trong cả hai trường hợp đều thu được FeCl3.
C. Lá (1) thu được FeCl3, lá (2) thu được FeCl2. D. Lá (1) thu được FeCl2, lá (2) thu được FeCl3.
Câu 33: Hòa tan hết 3,04 gam hỗn hợp bột kim loại sắt và đồng trong dung dịch HNO3 loãng thu được 0,896 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất). Vậy thành phần phần trăm kim loại sắt và đồng trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:
A. 63,2% và 36,8% B. 36,8% và 63,2% C. 50% và 50% D. 36,2% và 63,8%
Câu 34: Có các kim loại Cu, Ag, Fe và các dung dịch muối Cu(NO3)2 , AgNO3, Fe(NO3)3. Kim loại nào tác dụng được với cả 3 dung dịch muối?
A. Fe B. Cu, Fe C. Cu D. Ag
Câu 35: Để điều chế Fe(NO3)2 ta cho:
A. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. B. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng.
C. Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. D. Fe tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 dư.
Câu 36: Quặng hematit có thành phần chính là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. FeS2
Câu 37: Cho hỗn hợp Al2O3, ZnO, MgO, FeO tác dụng với luồng khí CO nóng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được hỗn hợp B gồm các chất:
A. Al2O3, FeO, Zn, MgO B. Al, Fe, Zn, MgO
C. Al2O3, Fe, Zn, MgO D. Al, Fe, Zn, Mg
Câu 38: Cho vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3 một ít dung dịch KOH ta thấy:
A. Xuất hiện kết tủa trắng xanh sau đó tan.
B. Xuất hiện kết tủa trắng xanh hóa nâu trong không khí.
C. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ sau đó tan.
D. Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
Câu 39: Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho tới dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là:
A. Đầu tiên xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư.
B. Đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư.
C. Đầu tiên xuất hiện kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư.
D. Đầu tiên xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư.
Câu 40: Thuỷ phân FeCl3 trong nước sôi,ta được:
A. Dung dịch có màu nâu sẫm. B. Dung dịch keo.
C. Kết tủa Fe(OH)3. D. Dung dịch FeCl3.
Câu 41: Lắp bộ dụng cụ và tiến hành thí nghiệm như hình vẽ minh họa.
Quan sát hiện tượng xảy ra thì thấy:
A. Lá Zn bị ăn mòn nhanh.Bóng đèn pin sáng.Bọt khí thoát ra trên bề mặt lá Cu.
B. Lá Cu bị ăn mòn nhanh.Dung dịch trong bình chuyển dần sang màu xanh. Bóng đèn pin sáng. Bọt khí thoát ra trên bề mặt lá Zn.
C. Lá Cu bị ăn mòn nhanh. Bóng đèn pin sáng. Bọt khí thoát ra trên bề mặt lá Zn. Dung dịch trong bình vẫn trong suốt không màu.
D. Lá Zn bị ăn mòn nhanh. Dung dịch trong bình bị vẩn đục. Bóng đèn pin sáng. Bọt khí thoát ra trên bề mặt lá Cu.
Câu 42: Cho 50 gam hỗn hợp bột 5 oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng hết với 200 ml dung dịch HCl 4M (lấy vừa đủ) thu được dung dịch X. Lượng muối có trong dung dịch X bằng:
A. 79,2 gam B. 78,4 gam C. 72 gam D. Một kết quả khác.
Câu 43: Một hỗn hợp gồm Fe; Fe2O3. Nếu cho lượng khí CO dư đi qua m gam hỗn hợp trên ở điều kiện nhiệt độ cao, sau khi kết thúc phản ứng người ta thu được 11,2 gam Fe. Nếu ngâm m gam hỗn hợp trên trong dung dịch CuSO4 dư, phản ứng xong thu được chất rắn có khối lượng tăng thêm 0,8 gam. Khối lượng nào sau đây là khối lượng m ban đầu.
A. 14 gam B. 13,6 gam C. 13 gam D. 12 gam
Câu 44: Hỗn hợp G gồm Fe3O4 và CuO. Cho hiđro dư đi qua 6,32 gam hỗn hợp G nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn G1 và 1,62 gam H2O. Số mol của Fe3O4 và CuO trong hỗn hợp G ban đầu lần lượt là:
A. 0,05; 0,01 B. 0,01; 0,05 C. 0,5; 0,01 D. 0,05; 0,1
Câu 45: Đốt cháy 10g thép thu được 0,044g CO2. Hỏi hàm lượng C có trong thép là?
A. 0,012% B. 4,44% C. 0,02% D. 0,12%
Câu 46: Phản ứng nào không thể xảy ra được giữa các cặp chất sau:
A. KNO3 và NaCl B. MgCl2 và NaOH C. Ba(NO3)2 và Na2SO4 D. AgNO3 và NaCl
Câu 47: Cho 14,5 gam hỗn hợp (Mg, Fe, Zn) vào dung dịch H2SO4 loãng dư tạo ra 6,72 lít H2 (đkc). Khối lượng muối sunfat thu được là (gam):
A. 43,9 B. 43,3 C. 44,5 D. 34.3
Câu 48: Để xác định các nhóm chức của glucozơ, ta có thể dùng:
A. Ag2O/dd NH3 B. Cu(OH)2 C. Quỳ tím. D. natri kim loại.
Câu 49: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với bạc oxit trong dung dịch amoniac, giả sử hiệu suất phản ứng là 75% thấy bạc kim loại tách ra. Khối lượng bạc kim loại thu được là:
A. 24,3 gam B. 32,4 gam C. 16,2 gam D. 21,6 gam
Câu 50: khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4.860.0000 đ.v.c. Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là:
A. 250.0000 B. 300.000 C. 280.000 D. 350.000
File đính kèm:
- De thi thu DH mon Hoa.doc