Câu 1: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol KOH, dung dịch thu được có giá trị pH là:
A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH < 7. D. phụ thuộc vào a.
Câu 2: Từ phản ứng hoá học: Fe(NO3)2 + AgNO3 ---> Fe(NO3)3 + Ag. Chỉ ra phát biểu đúng?
A. Fe2+ có tính khử mạnh hơn Ag. B. Fe3+ có tính ôxi hoá mạnh hơn Ag+.
C. Fe2+ có tính ôxi hoá mạnh hơn Fe3+. D. Ag+ có tính khử yếu hơn Fe2+.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1330 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học năm học: 2007 - 2008 lần 2 môn thi: hoá học. thời gian làm bài: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lý Tự Trọng Đề thi thử Đại học Năm học: 2007 - 2008 Lần 2
Thạch Hà - Hà Tĩnh Môn thi: Hoá học. Thời gian làm bài: 90 phút.
MĐ 203
Họ và tên thí sinh: ............................................................ SBD: .................
Câu 1: Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch chứa a mol KOH, dung dịch thu được có giá trị pH là:
A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH < 7. D. phụ thuộc vào a.
Câu 2: Từ phản ứng hoá học: Fe(NO3)2 + AgNO3 ---> Fe(NO3)3 + Ag. Chỉ ra phát biểu đúng?
A. Fe2+ có tính khử mạnh hơn Ag. B. Fe3+ có tính ôxi hoá mạnh hơn Ag+.
C. Fe2+ có tính ôxi hoá mạnh hơn Fe3+. D. Ag+ có tính khử yếu hơn Fe2+.
Câu 3: Hoà tan 174 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbônát và sunfít của cùng một kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500 ml dung dịch KOH 3M. Kim loại kiềm đó là:
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai rượu A, B thuộc dãy đồng đẳng rượu no đơn chức mạch hở người ta thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 16,6 g. B.23,6 g. C. 33,2 g. D. 110 g.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm CH4, C2H4, C2H6, C4H8, C5H10 thu được 3,136 lít CO2 (đktc) và 4,14 gam H2O. Số mol ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,09 và 0,01. B. 0,08 và 0,02. C. 0,02 và 0,08. D. 0,01 và 0,09.
Câu 6: Cho 2 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn tác dụng HCl dư giải phóng 0,1 gam khí. Mặt khác cũng cho 2 gam A tác dụng với Cl2 dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối. % khối lượng Fe có trong hỗn hợp là:
A. 22,4%. B. 19,2%. C. 16,8%. D. 14%.
Câu 7: Có thể loại trừ độ cứng vĩnh cửu của nước bằng cách:
A. Đun sôi nước. B. Thổi khí CO2 vào nước.
C. Chế hoá nước bằng nước vôi. D. Cho Na2CO3 hoặc Na3PO4.
Câu 8: Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp: benzen, anilin, phênol ta chỉ cần dùng hoá chất (dụng cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là:
A. dd HCl, khí CO2. B. dd NaOH, dd HCl.
C. dd NaOH, khí CO2. D. dd NaOH, dd Br2, khí CO2.
Câu 9: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,29 gam chất hữu cơ X chứa C, H, O thu được sản phẩm cháy cho qua bình đựng CaO thấy khối lượng bình tăng 0,93 gam. Nhưng qua bình đựng P2O5 thì khối lượng bình tăng 0,27 gam. Thành phần % khối lượng của oxi trong hợp chất là:
A. 27,59%. B. 33,46%. C. 42,51%. D. 62,07%.
Câu 10: Cho 20 gam Fe tác dụng với HNO3 vừa đủ thu được V lít NO duy nhất (đktc) và 3,2 gam chất rắn. Giá trị của V là:
A. 0,896 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.
Câu 11: Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm trong dung dịch NaCl từ 10 - 15 phút, khả năng diệt khuẩn của dung dịch NaCl là do:
A. Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử.
B. Vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu.
C. Dung dịch NaCl có thể tạo ra clo có tính oxi hoá mạnh.
D. Dung dịch NaCl độc.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 24,64 lít hỗn hợp X (đo ở 27,30C, 1 atm) gồm 3 hiđrôcacbon, sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 98,6 gam. Các hiđrôcacbon trong hỗn hợp X thuộc loại:
A. parafin. B. ôlefin. C. đi ôlefin. D. ankin.
Câu 13: Cho các phản ứng
HCl + H2O H3O+ + Cl- (1).
NH3 + H2O NH4+ + OH- (2).
CuSO4 + 5 H2O CuSO4 .5 H2O (3).
HSO3- + H2O H3O+ + SO32- (4).
HSO3- + H2O H2SO3 + OH- (5).
Theo Bronxtet, H2O đóng vai trò là axit trong các phản ứng:
A. 1, 2, 3. B. 2, 5. C. 2, 3, 4, 5. D. 1, 4, 5.
Câu 14: Dung dịch X chứa Na2SO4 0,05 M; NaCl 0,05 M và KCl 0,1 M. Dùng hỗn hợp muối nào sau đây để pha chế được dung dịch X?
A. KCl và Na2SO4. B. KCl và NaHSO4.
C. NaCl và K2SO4. D. NaCl và KHSO4.
Câu 15: Cho 6 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch A gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được V lít khí NO (ở đktc). Giá trị của V là:
A. 1,344 lít. B. 0,672 lít. C. 0,0672 lít. D. 1,4 lít.
Câu 16: Hoà tan m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn, Mg bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm (m - 2) gam. Khối lượng của muối tạo thành trong dung dịch là:
A. m + 34,5. B. m + 35,5. C. m + 69. D. m +71.
Câu 17: Khi đun rượu X với H2SO4 đặc ở 1700C thu được 3 anken đều có cùng công thức phân tử là C6H12. Hiđrô hoá 3 anken đó đều thu được 2- metyl pentan. Công thức cấu tạo của rượu X là:
A. CH3 - CH(CH3)-CH2-CH(OH)-CH3. B. HO- CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3.
C. (CH3)2CH- CH2 -CH2-CH2- OH. D. (CH3)2C(OH)- CH2 -CH2-CH3.
Câu 18: Dãy tất cả các chất đều phản ứng với HCOOH là:
A. NH3, K, NaOH, Cu, O2, H2.
B. AgNO3/NH3, CH3NH2, C2H5OH, KOH, Na2CO3.
C. Na2O, NaCl, Fe, CH3OH, C2H5Cl.
D. CH3NH2, C2H5OH, KOH, NaCl.
Câu 19: Để trung hoà 200 ml dung dịch amino axít A 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch thu được 16,3 gam muối khan. Công thức cấu tạo của A là:
A. H2NCH(COOH)2. B. H2NCH2CH(COOH)2.
C. (H2N)2CH2 CH(COOH)2. D. H2N CH2CH2CH(COOH)2.
Câu 20: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Cu(Z = 29) là:
A. 1s22s22p63s23p63d104s1. B. 1s22s22p63s23p63d94s2.
C. 1s22s22p63s23p64s13d10. D. 1s22s22p63s23p64s23d9.
Câu 21: Các loại tơ có nguồn gốc từ xenlulôzơ là:
A. sợi bông, tơ tằm, tơ nilon- 6,6. B. tơ tằm, len, tơ visco.
C. sợi bông, tơ visco, tơ capron. D. sợi bông, tơ axetat, tơ visco.
Câu 22: Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm 2 rượu A, B ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy X thì thu được 1,76 gam CO2. Khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lương CO2 và H2O thu được là:
A. 1,76 g. B. 2,48 g. C. 2,76 g. D. 2,94 g.
Câu 23: Dung dịch NH3 0,1 M có độ điện li bằng 1%. pH của dung dịch NH3 bằng:
A. 10,5. B. 11,0. C. 12,5. D. 13.
Câu 24: Cho hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch HNO3, phản ứng xong thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan. Chất tan đó là:
A. Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. HNO3.
Câu 25: Hỗn hợp nào trong các hỗn hợp sau không được dùng làm thuốc nổ?
A. KNO3 + S + C. B. KClO3 + S + C.
C. KClO3 + P. D. KNO3 + KClO3.
Câu 26: Bột Al hoà tan được trong dung dịch nào sau đây? Chọn đáp án đúng nhất!
A. NaHSO4. B. Na2CO3. C. NH4Cl. D. Cả 3 dung dịch.
Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn 4,7 gam một muối nitrat của kim loại M có hoá trị không đổi được 2 gam chất rắn A và hỗn hợp khí B. Kim loại M là:
A. K. B. Cu. C. Ag. D. Pb.
Câu 28: Nung hỗn hợp A gồm CaCO3 và CaSO3 tới phản ứng hoàn toàn được chất rắn B có khối lượng bằng 50,4% khối lượng của hỗn hợp A. % khối lượng 2 chất trong A lần lượt là:
A. 40% và 60%. B. 30% và 70%.
C. 25% và 75%. D. 20% và 80%.
Câu 29: Trong dãy biến hoá:
C2H6 C2H5Cl C2H5OH CH3-CHO CH3-COOH CH3-COOC2H5
C2H5OH
Số phản ứng oxi hoá - khử là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 30: Trong phân tử các chất sau đây, phân tử có nguyên tử H linh động nhất là:
A. H2O. B. CH3-CH2-OH. C. CH3-O-CH3 D. CH4.
Câu 31: Cho m gam bột Fe tác dụng với clo thu được 16,25 gam muối sắt clorua. Hoà tan hoàn toàn cũng lượng sắt trong axít HCl dư thu được a gam muối khan. Giá trị của a là:
A. 12,7 g. B. 16,25 g. C. 25,4 g. D. 32,5 g.
Câu 32: Trong công nghiệp, HCl có thể điều chế bằng phương pháp sunfat theo phương trình phản ứng: 2 NaCl(tinh thể) + H2SO4(đặc) to 2 HCl + Na2SO4.
Tại sao phương pháp này không dùng để điều chế HBr và HI?
A. Do tính axít của H2SO4 yếu hơn HBr và HI.
B. Do NaBr và NaI đắt tiền, khó kiếm.
C. Do HBr và HI sinh ra là chất độc.
D. Do có phản ứng giữa HBr, HI với H2SO4đặc.
Câu 33: Ngâm một thanh kim loại M có khối lượng 50 g trong dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 336 ml H2(đktc) và thấy khối lượng thanh kim loại giãm 1,68% so với ban đầu. Kim loại M là:
A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Fe.
Câu 34: Hai chất A, B có cùng công thức phân tử C4H10O. Khi thực hiện phản ứng tách H2O
( H2SO4đ, 1700C) mỗi chất chỉ tạo một anken. Khi oxi hoá bằng O2(có Cu xúc tác, t0) mỗi chất chỉ cho một anđêhít, khi cho anken tạo thành từ B hợp H2O( H+ xúc tác) thì cho rượu bậc 1 và rượu bậc 3. Tên gọi A, B lần lượt là:
A. 2- metyl propanol-2 và butanol. B. butanol - 1 và 2- metyl propanol-1.
C. butanol - 2 và metyl propanol-1. D. 2- metyl propanol-1 và butanol - 1.
Câu 35: Cho phản ứng thuận nghịch có dạng:
2A (khí) + B (khí) 2C (khí) + Q.
Hãy cho biết các biện pháp cần thiết để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. Giãm áp suất chung của hệ. B. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
C. Dùng chất xúc tác thích hợp. D. Tăng áp suất và giãm nhiệt độ.
Câu 36: Ôxi hoá chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe dư. Hoà tan A vừa đủ bởi 200 ml dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Giá trị m và nồng độ CM của dung dịch HNO3tương ứng là;
A. 7,75 gam và 2M. B. 7,75 gam và 3,2M.
C. 10,08 gam và 2M. D. 10,08 gam và 3,2M.
Câu 37: Dãy sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần độ phân cực của liên kết?
A. HF < HCl <HBr < HI. B. HI < HBr < HCl < HF.
C. HCl < HF < HBr < HI. D. HCl < HBr < HF < HI.
Câu 38: Hiđrô cacbon X là đồng đẳng của benzen có công thức phân tử C8H10, khi tác dụng với Brôm có mặt bột sắt hoặc không có mặt bột sắt trong mỗi trường hợp đều tạo được một dẫn xuất mônô brôm. Tên của X là:
A. Etyl benzen. B. 1,2-đi metyl benzen.
C. 1,3-đi metyl benzen. D. 1,4-đi metyl benzen.
Câu 39: Cho 4 axít: CH3COOH (1); Cl2CH- COOH (2); ClCH2-COOH (3); BrCH2-COOH (4).
Chiều tăng tính axít của các axít trên là:
A. 2 < 3 < 4 < 1. B. 1 < 3 < 4 < 2.
C. 1 < 4 < 3 < 2. D. 4 < 3 < 2 < 1.
Câu 40: Dãy các muối nào sau đây đều bị thuỷ phân?
A. Na3PO4, Ba(NO3)2, KCl. B. K2S, KHS, KHSO4.
C. K2CO3, KHCO3, KBr. D. AlCl3, CH3COONa, K2SO3.
Câu 41: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp A gồm Mg và Al bằng Oxi thu được (m + 1,6) gam oxít. Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng hết với hỗn hợp axít loãng H2SO4, HCl thì thể tích H2 (đktc) thu được là bao nhiêu lít?
A. 6,72 lít. B. 2,24 lít. C. 5,6 lít. D.0,224 lít.
Câu 42: Hợp chất hữu cơ A mạch hở, không nhánh và chỉ chứa một loại nhóm chức, có công thức phân tử C8H14O4. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH thu được một rượu duy nhất là CH3OH và một muối Natri của axít hữu cơ B. Công thức cấu tạo của B là:
A. HOOC- CH2-CH2-CH2-CH2-COOH. B. HOOC-CH(CH3)-CH2-CH2-COOH.
C. CH3-COO-CH2-CH2CH2CH2COOH. D. CH3OOC-CH(CH3)-CH2-COOH.
Câu 43: Có 3 dung dịch: NH4HCO3, NaAlO2, C6H5ONa và 3 chất lỏng: C2H5OH, C6H6, C6H5NH2. Chỉ dùng chất nào sau đây là có thể nhận biết tất cả các chất trên?
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch Ca(OH)2.
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch BaCl2.
Câu 44: Nung nóng 16,8 gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm các oxít sắt và sắt dư. Hoà tan hết hỗn hợp X bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 5,6 lít SO2(đktc). Giá trị của m là:
A. 24 g. B. 26 g. C. 20 g. D. 22 g.
Câu 45: Dãy các chất (phân tử, ion) nào sau đây đều là bazơ?
A. CO2, NH4+, Fe3+, HSO4-. B. SO2, Al2O3, Al3+, HCl.
C. CuO, NaOH, CO32-, AlO2-. D. NH4+, Fe3+, CuO, AlO2-.
Câu 46: Trong bình phản ứng có 100 mol N2 và H2 theo tỉ lệ 1: 3. áp suất của hỗn hợp khí lúc đầu là 300 atm và của hỗn hợp khí sau là 285 atm. Nhiệt độ trong bình được giữ không đổi. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp là:
A. 10%. B. 25%. C. 33,3%. D. 50%.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam một rượu X thu được 1,344 lít CO2(đktc) và 1,44 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C3H8O. B. C3H8O2. C. C2H6O2. D. C3H8O3.
Câu 48: Cho dung dịch axít axetic có nồng độ x% tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH nồng độ 10% thì được dung dịch muối có nồng độ 10,25%. Giá trị của x là:
A. 20%. B. 15%. C. 16%. D. 20,25%.
Câu 49: Cần lấy 2 muối magiê sunfat và nhôm sunfat với tỉ lệ mol tương ứng như thế nào để pha chế được 2 dung dịch có chứa cùng số mol ion sunfat?
A. 3:1. B. 1: 3. C. 1: 2. D. 2:1.
Câu 50: Cho dung dịch CH3COOH 0,1 M, biết hằng số axít của CH3COOH là Ka = 1,8.10-5. Nồng độ cân bằng của ion CH3COO- là:
A. 1,34.10-3. B. 2,34.10-3. C. 0,67.10-3. D. 0,1.
................................ Hết ............................
File đính kèm:
- Thi thu DH lan 2.doc