Đề thi thử học kì 2 (10 nâng cao) – đề 1

Câu 1: Hợp chất Ba(ClO)2 có tên là

A) bari clorat B) bari clorit C) bari hipoclorit D) bari điclorit

Câu 2: Cho phản ứng: C8H18 + O2  CO2 + H2O. Ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích không khí cần để đốt cháy 57g octan (C8H18) là

A) 2050 lít B) 700 lít C) 2800 lít D) 560 lít

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử học kì 2 (10 nâng cao) – đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ HỌC KÌ 2 (10 NÂNG CAO) – ĐỀ 1 PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Hợp chất Ba(ClO)2 có tên là A) bari clorat B) bari clorit C) bari hipoclorit D) bari điclorit Câu 2: Cho phản ứng: C8H18 + O2 ® CO2 + H2O. Ở điều kiện tiêu chuẩn, thể tích không khí cần để đốt cháy 57g octan (C8H18) là A) 2050 lít B) 700 lít C) 2800 lít D) 560 lít Câu 3: Cho phản ứng: 3S + 6 KOH đ ® 2K2S + K2SO3 + 3H2O. Nguyên tố S A) vừa bị oxi hóa, vừa bị khử B) bị oxi hóa C) không bị oxi hóa hay khử D) bị khử Câu 4: Thổi khí clo qua dung dịch Na2CO3 có khí thoát ra. Khí đó là A) CO2 B) HCl C) H2 D) Cl2 Câu 5: Hai chất O3 và H2O2 có tính chất nào giống nhau ? A) Đều có tính khử B) Đều có tính oxi hóa C) Đều là chất khí D) Đều tan nhiều trong nước Câu 6: Cho các chất sau: dung dịch HCl, dung dịch NaOH, dung dịch KOH, dung dịch H2SO4 loãng. Chất nào sau đây không thể điều chế được từ các chất trên? A) Oxi B) Lưu huỳnh đioxit C) Kali clorat D) Nước Javen Câu 7: Trong dãy axit HF, HCl, HBr, HI. Theo chiều từ trái sang phải, nhận định nào sau đây đúng ? A) Tính axit giảm, tính khử giảm B) Tính axit giảm, tính khử tăng C) Tính axit tăng, tính khử tăng D) Tính axit tăng, tính khử giảm Câu 8: Trong dãy các chất dưới đây, dãy nào gồm toàn các chất có thể tác dụng với clo ? A) Na, H2, N2 B) Fe, K, O2 C) NaOH, NaBr, NaI D) KOH, H2O, KF Câu 9: Cho các chất NaOH, Cu, CaCO3, NaCl, CuO. Chất nào tác dụng được với axit H2SO4 loãng ? A) NaOH, Cu, NaCl, CuO B) CuO, CaCO3, NaCl C) NaOH, CaCO3, CuO D) Tất cả đều phản ứng Câu 10: Để phân biệt O3 lỏng và Br2 lỏng bằng phương pháp hóa học, có thể dùng phương pháp nào sau đây? A) Dd KI + quỳ tím B) Dd KI + hồ tinh bột C) Dd NaOH D) Dd Br2 màu nâu đỏ, O3 lỏng màu xanh đậm Câu 11: Tìm câu đúng trong các câu sau đây: A) Clo có tính oxh mạnh hơn brom và flo B) Clo là chất khí không tan trong nước C) Clo có số oxh -1 trong mọi hợp chất D) Clo tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất Câu 12: Các chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ? A) Cl2, S, H2SO4 B) S, SO2, Br2 C) O2, H2SO4, F2 D) O3, Cl2, S Câu 13: Các số oxi hóa có thể có của các nguyên tố halogen là: A) +1; +3; +5; +7 B) -1; 0 ; +3; +5; +7 C) -1; +1; +3; +5; +7 D) -1; 0; +1; +3; +5; +7 Câu 14: Có thể phân biệt 2 khí SO2 và CO2 bằng A) Dung dịch KMnO4 B) Dung dịch NaOH C) Dung dịch Ca(OH)2 D) Dung dịch NaCl Câu 15: Đặc điểm chung giữa oxi và lưu huỳnh là A) chỉ có số oxi hoá là -2 trong các hợp chất B) thuộc chu kỳ nhỏ, nhóm VIA C) có số oxi hoá cao nhất là + 6 D) tác dụng được với dd H2SO4 đặc, nóng Câu 16: Chất nào sau đây có tính axit yếu ? A) HClO3 B) HClO C) HBrO4 D) HI PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có) NaCl Cl2 KClO3 O2 HCl H2S H2SO4 SO2 Câu 2 (1,5 điểm) a) Viết phương trình chứng minh tính khử của các hidro halogenua tăng dần từ HF đến HI. b) Viết phương trình chứng minh O2 và O3 đều có tính oxi hóa nhưng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2. Câu 3 (2,5 điểm) Cho 5,25g hỗn hợp A gồm Zn, Cu, Mg hòa tan vừa đủ trong 58,4g dung dịch HCl 10% thu được dung dịch X và 1,28g chất rắn không tan. a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. (61,91%; 24,38%; 13,71%) b) Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch X. (10,93%; 4,58%) c) Tính thể tích dung dịch H2SO4 15M cần dùng để hòa tan hết 7,875g hỗn hợp A và thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn. (20 ml; 3,36 lít) BÀI LÀM

File đính kèm:

  • docDe thi hoa 10 ki II.doc