Đề thi thử sức đại học lần 1 môn thi: Địa Lý

Câu 1: (2.0 điểm).

Anh (chị) hãy:

a. Nêu các đặc điểm chung của địa hình nước ta?

b. Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình và sông ngòi ở nước ta?

Câu 2: (3 điểm).

Hãy phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử sức đại học lần 1 môn thi: Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Cẩm Thủy 3 ĐỀ THI THỬ SỨC ĐẠI HỌC LẦN 1 Môn thi: Địa lý -Thời gian: 180 phút Đề chính thức Năm học: 2008 – 2009 (Đề này gồm 02 trang) A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH. Câu 1: (2.0 điểm). Anh (chị) hãy: Nêu các đặc điểm chung của địa hình nước ta? Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình và sông ngòi ở nước ta? Câu 2: (3 điểm). Hãy phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta? Câu 3: (3.0 điểm) . Cho bảng số liệu sau: Tốc độ tăng trưởng GDP theo giá so sánh 1994, phân theo khu vực kinh tế thời kỳ: 1990 – 2005: (Đơn vị: %) Năm N – L – Ngư nghiệp Công nghiệp – Xây dựng Dịch Vụ 1990 1.0 2.3 10.2 1995 4.8 13.6 9.8 2000 4.6 10.1 5.3 2005 4.0 10.7 8.5 a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế thời kỳ 1990 – 2005. b, Nhận xét và giải thích. B. PHẦN TỰ CHỌN (THÍ SINH CHỈ ĐƯỢC CHỌN LÀM MỘT TRONG HAI CÂU 4A HOẶC 4B). Câu 4a . Ban cơ bản (2.0 điểm) a. Trình bày đặc điểm dân số nước ta? b. Ph©n tÝch ¶nh h­ëng cña d©n sè ®Õn ph¸t triÓn kinh tÕ – x· héi n­íc ta ?. Câu 4b. Ban nâng cao.(2.0 điểm) a, Trình bày đặc điểm đô thị hóa ở nước ta? b, Cho bỉết những biện pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo ở địa phương trong thời gian vừa qua. Hết Lưu ý: - Thí sinh không được sử dụng Átlát Địa lý - Giám thị không giải thích gì thêm. Trường THPT Cẩm Thủy 3 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Kỳ thi thử Đại học lần 1 Câu Nội dung Thang điểm Câu 1 Câu 2: Câu 3. Câu 4: Câu 4a Câu 4b a, Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam: - Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.(đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ; địa hình núi cao chỉ chiếm 1% diện tích..) - Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng. (Thấp dần từ TB xuống ĐN; Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: TB- ĐN; hướng vòng cung.) - Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ( ) - Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.(). b, biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần Địa hình và sông ngòi ở nước ta: - Địa hình: + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi (địa hình bị cắt xẻ, xói mòn; đất trượt, đá lở; địa hình cacxtơ với các hang động..) + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông (rìa ĐN của ĐB châu thổ Sông Hồng và rìa TNam của ĐBCT sông cửu Long). - Sông ngòi: + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. (2360 con sông dài > 10km; dọc bờ biển cứ 20km gặp 1 của sông.) + sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa (sông ngòi có lượng nước lớn, tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm; tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.) + Chế độ nước theo mùa (mùa lũ và mùa cạn, tương ứng với mùa mưa và mùa khô). Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành thủy sản: a, Thuận lợi: - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: + Nước ta có vùng đặc quyền kinh tế biển trên 1 triệu km2, đường bờ biển dài 3260km. Biển Đông là vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại thủy sản. + Trữ lượng hải sản nước ta khoảng 3 - 3,5 triệu tấn. Biển có 2000 loài cá, 70 loài tôm, 50 loài cua biển,650 loài rong biển. + Dọc bờ biển có nhiều của sông vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá. + có 5 ngư trường trọng điểm (Hải Phòng – Quảng Ninh; Ninh Thuận – Bình Thuận; Bà Rịa – Vũng Tàu; Minh Hải – Kiên Giang; quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa). + Nước ta có nhiều sông, suối,kênh rạch, ao hồ có thể nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt.Tập trung phần lớn ở ĐBSCL. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Nhân dân có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. + Cơ sở vật chất được chú trọng phát triển (phương tiện đánh bắt được cơ giới hóa, dịch vụ thủy sản phát triển;cáng biển, nhà máy chế biến đựợc nâng cấp) + Về chính sách: Đổi mới trong chính sách nhà nước có tác dụng tích cực đến sự phát triển. + Thị trường xuất khẩu được mở rộng. b, Khó khăn: - hàng năm có từ 9-10 trận bão và áp thấp nhiệt đới, 30 – 35 đợt gió mùa đông bắc gây thiệt hại về người và của. - phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, chưa trang bị hiện đại nên không thể đi đánh bắt ở các vùng biển xa. - nguồn lợi thủy hải sản đang bị suy giảm. Môi trường bị suy thoái. - công nghiệp chế biến thủy sản còn nhiều hạn chế. a. Vẽ biểu đồ. - Biểu đồ thích hợp là biểu đồ đường . - Ghi đầy đủ các yêu cầu cần thiết ( tên biểu đồ , khoảng cách năm , đơn vị trên các hệ trục , bảng chú giải b. Nhận xét: - Trong thời gian 1990 – 2005 nhìn chung tốc độ tăng GDP của các khu vực kinh tế đều tăng lên nhung không đều , cụ thể : + KV1 tăng từ 1,0 ( 1990 ) – 4,8 ( 1995 ) , sau đó lại giảm xuống ( từ 4,8 – 1995 xuống 4,0 – 2005 ). + KV2 tăng từ 2,3 – 1990 lên 13,7 sau đó giảm từ 13,6 – 1995 xuống 10,1 năm 2000 sau đó lại tăng lên 10,7 năm 2005 ) + KV3 giảm từ 10,2 năm 1990 xuống còn 5,3 năm 2000 sau lại tăng lên 8,5 năm 2005 ) * Nguyên nhân . - a, Đặc điểm dân số Việt Nam: - VN là nước đông dân và có nhiều thành phần dân tộc.(năm 2006 DS nước ta là 84,1 triệu người – đứng thứ 3 ở khu vực và thứ 13 trên thế giới; có 54 dân tộc nhiều nhất là dân tộc kinh). - Dân số nước ta tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ(thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. Nhịp điêu tăng không đều giữa các thời kỳ; kết cấu dân số trẻ: dưới tuổi lao động chiếm 33,1%, trong tuổi lao động chiếm 59,3%). - Phân bố dân cư chưa hợp lý (giữa thành thị và nông thôn; giữa ĐB và miền núi) b, Ảnh hưởng của đặc điểm dân số: - Đối với phát triển kinh tế: + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.(dân số tăng 1% thì mức tăng trưởng hàng năm phải đạt 3- 4% và lương thực phải tăng 4%). + vấn đề việc làm luôn là thách thức với nền kinh tế. + Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và lãnh thổ. - Đối với việc phát triển xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. +GDP bình quân đầu người thấp. + Các vấn đề phát triển y tế, giáo dục, văn hóa gặp nhiều khó khăn. - Đối với tài nguyên môi trường: + Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. + ô nhiễm môi trường, không gian cư trú chật hẹp. a, Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta: - Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp.() - tỉ lệ dân thành thị tăng (từ 12,9 triệu năm 1990 lên 22,3 triệu năm 2005). Tuy nhiên tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với thế giới (năm 2005 chiếm 26,9% dân số cả nước trong khi tỉ lệ này của thế giới là 47%). - Phân bố đô thị không đều giữa các vùng (Vùng trung du và miền núi bắc bộ nhiều đô thị nhất còn ĐNBộ ít nhất). Số đô thị lớn còn chiếm tỉ lệ nhỏ, cả nước chỉ có gần 4%. b, Những biện pháp thực hiện xóa đói giảm nghèo ở địa phương: - chương trình xóa đói giảm nghèo được quan tâm với các chương trình , mục tiêu của nhà nước cụ thể . + Nhà tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn ngân hàng với lãi suất thấp để làm ăn . + Nhà nước cấp ngân sách cho người nghèo theo chương trình “ cấp cho người nghèo cái cần câu , chứ không cấp cho người nghèo con cá ” + Chính quyền địa phương còn quan tâm động viên dưới nhiều hình thức cả về vật chất và tinh thần . (2.0điểm) 0,75 đ 1,25đ 0.25đ 3.0 đ 2đ 1.0 đ 3đ

File đính kèm:

  • docDe thi thu DH.doc