Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn: Sinh học - Mã để 163

Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không nằm trong nội dung của học thuyết ĐacUyn?

A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.

B. Loài mới được hình thành dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng.

C. Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải.

D. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

Câu 2 : Dáng đi thẳng người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người:

A. Biến đổi hộp sọ, gờ mày biến mất, xuất hiện lồi cằm. B. Bàn tay được hoàn thiện dần.

C. Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển. D. Bàn chân có dạng vòm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn: Sinh học - Mã để 163, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục & đào tạo thái bình Đề thi thử tốt nghiệp thpt năm học 2007 - 2008 Trường THPT nguyễn du Môn: sinh học Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề Mã để : 163 (Đề bài gồm có 04 trang) Câu 1 : Phát biểu nào sau đây không nằm trong nội dung của học thuyết ĐacUyn? A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. B. Loài mới được hình thành dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của CLTN theo con đường phân li tính trạng. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải. D. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. Câu 2 : Dáng đi thẳng người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể người: A. Biến đổi hộp sọ, gờ mày biến mất, xuất hiện lồi cằm. B. Bàn tay được hoàn thiện dần. C. Giải phóng hai chi trước khỏi chức năng di chuyển. D. Bàn chân có dạng vòm. Câu 3 : Những đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số Nuclêôtit và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu: A. Đảo vị trí 1 cặp Nuclêôtit và thay thế 1 cặp Nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô. B. Mất 1 cặp Nuclêôtit và thay thế 1 cặp Nuclêôtit có cùng số liên kết hyđrô. C. Mất 1 cặp Nuclêôtit và đảo vị trí 1 cặp Nuclêôtit. D. Thay thế 1 cặp Nuclêôtit và thêm 1 cặp Nuclêôtit. Câu 4 : ở cà chua, gen A qui định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây tứ bội thuần chủng quả đỏ lai với cây tứ bội quả vàng được F1 quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là: A. 1 đỏ : 1 vàng. B. 35 đỏ : 1 vàng. C. 3 đỏ : 1 vàng. D. 11 đỏ : 1 vàng. Câu 5 : Trường hợp cặp Nuclêôtit thứ 10 là G-X bị thay thế bởi A-T. Hậu quả sẽ xảy ra trong sản phẩm Prôtêin được tổng hợp là: A. Chuỗi pôlipeptit bị thay đổi. B. Thay thế 1 axit amin. C. Trình tự axit amin tứ mã bị đột biến đến cuối chuỗi pôlipeptit bị thay đổi. D. Axit amin thuộc bộ ba thứ tư có thể bị thay đổi. Câu 6 : Quan điểm duy vật về sự phát sinh sự sống là: A. Sự sống được đưa tới từ các hành tinh khác dưới dạng hạt sống. B. Sự sống được sinh ra từ các hợp chất hữu cơ. C. Sự sống được sinh ra nhờ sự tương tác giữa các hợp chất hữu cơ và vô cơ. D. Sự sống được sinh ra từ các hợp chất vô cơ theo phương thức hoá học. Câu 7 : Sắp xếp các đại địa chất sau theo đúng lịch sử phát triển của sự sống: 1- Đại thái cổ; 2- Đại trung sinh; 3- Đại nguyên sinh; 4- Đại tân sinh; 5- Đại cổ sinh. Đáp án đúng là: A. 1-2-5-3-4 B. 1-5-3-2-4 C. 1-3-5-2-4 D. 1-2-3-4-5 Câu 8 : Nội dung cơ bản của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Tỷ lệ các loại kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định. B. Tỷ lệ dị hợp tử giảm dần, tỷ lệ đồng hợp tử tăng dần. C. Tỷ lệ các loại kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định. D. Trong quần thể giao phối tự do và ngẫu nhiên, tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen được duy trì ổn định qua các thế hệ. Câu 9 : Đột biến gen là những biến đổi: A. Liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nuclêôtit, xảy ra tại 1 điểm nào đó của phân tử ADN. B. Kiểu gen của cơ thể do lai giống. C. Kiểu hình do ảnh hưởng của môi trường. D. Trong vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. Câu 10 : Loại đột biến không được di truyền qua sinh sản hữu tính là: A. Đột biến Xôma. B. Đột biến giao tử. C. Đột biến gen. D. Đột biến tiền phôi. Câu 11 : Trong thuyết tiến hoá tổng hợp, tiến hoá nhỏ là quá trình biết đổi thành phần kiểu gen của…(1:cá thể, 2:quần thể), bao gồm sự phát sinh…(3:biến dị, 4:đột biến), sự phát tán và tổ hợp các đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến và biến dị tổ hợp có lợi, sự cách ly…(5:địa lý, 6:sinh sản) giữa quần thể đã biến đổi và quần thể gốc; kết quả là sự hình thành loài mới. Đáp án đúng là: A. 1,3,5 B. 2,4,5 C. 1,3,6 D. 2,4,6 Câu 12 : Đóng góp quan trọng của học thuyết La Mác là: A. Chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. B. Nêu ra xu hướng tiến hoá ở sinh vật. C. Khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật. D. Đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn. Câu 13 : Tỉ lệ phân ly kiểu hình 3 trội : 1 lặn là kết quả của phép lai: A. AAaa x Aaa. B. Aa x Aa. C. AAa x Aaa. D. Aaa x Aaa. Câu 14 : Trong phép lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ là do: A. F1 có tỉ lệ đồng hợp tử cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ. B. F1 có tỉ lệ dị hợp tử cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ. C. Số lượng gen quý ngày càng giảm trong vốn gen của quần thể. D. Ngày càng xuất hiện nhiều đột biến có hại. Câu 15 : Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường được áp dụng ở: A. Động vật ít di động. B. Động vật kí sinh. C. Động vật. D. Thực vật. Câu 16 : Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá là: A. Đột biến NST. B. Thường biến. C. Biến dị di truyền. D. Đột biến gen. Câu 17 : Một Prôtêin bình thường có 400 axitamin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axitamin thứ 350 bị thay thế bằng 1 axitamin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra biến đổi trên là: A. Thay thế cặp Nuclêôtit này bằng cặp Nuclêôtit khác. B. Thêm Nuclêôtit. C. Mất Nuclêôtit. D. Đảo vị trí hoặc thêm 1 cặp Nuclêôtit. Câu 18 : Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học: A. Sự xuất hiện cuả các enzim. B. Sự tạo thành giọt Côaxecva. C. Sự hình thành các chất hữu cơ phức tạp Prôtêin và axit Nuclêic. D. Sự hình thành màng. Câu 19 : Hoá chất có khả năng gây đột biến gen thay thế cặp A-T bằng cặp G-X là: A. Cônxixin. B. 5BU. C. EMS. D. NMU. Câu 20 : ở cà chua (2n=24NST) số NST ở thể tam bội là: A. 36 B. 48 C. 27 D. 25 Câu 21 : Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là: A. Ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. B. Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. C. Kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. D. Kích thích nhưng không gây ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống. Câu 22 : Trong kỹ thuật di truyền, người ta thường dùng thể truyền là: A. Vi khuẩn và Plasmit. B. Thể thực khuẩn và Plasmit. C. Thể thực khuẩn và vi khuẩn. D. Plasmit và nấm men. Câu 23 : Những khó khăn nào sau đây không phải là khó khăn của việc nghiên cứu di truyền ở người? A. Số lượng NST nhiều, nhỏ, ít sai khác về hình dạng, kích thước. B. Người sinh sản chậm, đẻ ít con. C. Số lượng người trong một quần thể ít. D. Vì lí do xã hội không thể áp dụng phương pháp lai hay gây đột biến để nghiên cứu như đối với động vật và thực vật. Câu 24 : Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định: A. Kiểu gen của cơ thể. B. Thời kỳ sinh trưởng. C. Thời kỳ phát triển. D. Điều kiện môi trường. Câu 25 : Để biết một biến dị là thường biến hay đột biến người ta thường căn cứ vào: A. Biến dị đó là di truyền hay không di truyền. B. Kiểu hình của cá thể. C. Kiểu gen của cá thể. D. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Câu 26 : Trong một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu gen dị hợp là 100%. Tỷ lệ kiểu gen dị hợp ở quần thể F4 là: A. 3,125% B. 12,5% C. 25% D. 6,25% Câu 27 : Bệnh máu khó đông do gen lặn (a) trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường. NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình bố, mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là: A. 6,25%. B. 50%. C. 25%. D. 12,5% Câu 28 : Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng nào làm cho vật chất di truyền không thay đổi là: A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 29 : Chất Cônxixin thường được dùng để gây đột biến đa bội ở thực vật, do nó có khả năng: A. Tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào. B. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc, làm cho NST không phân ly. C. Tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ. D. Kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển. Câu 30 : Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài, quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định: A. Quá trình đột biến. B. Quá trình giao phối. C. Quá trình CLTN. D. Quá trình phân ly tính trạng. Câu 31 : Nhân tố chủ yếu chi phối nhịp độ tiến hoá là: A. áp lực cuả quá trình đột biến. B. Sự cách ly. C. Tốc độ sinh sản. D. áp lực của CLTN. Câu 32 : Phương pháp nhân giống thuần chủng ở vật nuôi được sử dụng trong trường hợp: A. Hạn chế hiện tượng thoái hoá giống. B. Cần giữ lại phẩm chất tốt của giống, tạo ra độ đồng đều về kiểu gen của giống. C. Tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp tử cao và sử dụng ưu thế lai. D. Cần phát hiện gen xấu để loại bỏ. Câu 33 : Mục đích của lai cải tiến giống là: A. Cải tiến năng suất của con lai F1. B. Cải tiến năng suất của giống địa phương. C. Cải tiến năng suất của giống bố mẹ. D. Cải tiến năng suất và chất lượng của con lai. Câu 34 : Nếu thế hệ F1 tứ bội là: o AAaa x o AAaa; trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là: A. 1AAAA:8AAAa:18AAaa:8Aaaa:1aaaa. B. 1AAAA:8AAa:18AAaa:8Aaaa:1aaaa. C. 1aaaa:18AAaa:8Aaa:8Aaaa:1AAAA. D. 1aaaa:18AAAa:8AAaa:8Aaaa:1AAAA. Câu 35 : Sự sống có thể di cư lên cạn là nhờ: A. Trên cạn chưa bị chi phối mạnh mẽ bởi tác động của CLTN. B. Điều kiện khí hậu thuận lợi. C. Hoạt động quang hợp của thực vật xanh tao ôxi, hình thành tầng ôzôn chắn tia tử ngoại. D. Xuất hiện cơ quan hô hấp là phổi, thích nghi với hô hấp trên cạn. Câu 36 : Trong quá trình phát sinh loài người, nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong giai đoạn: A. Người vượn. B. Người cổ. C. Vượn người hoá thạch. D. Người hiện đại. Câu 37 : Trong một quẩn thể giao phối có tỷ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,64 AA+0,32aa+0,04aa=1 Tần số tương đối của các alen A:a là: A. A:a=0,5:0,5. B. A:a=0,64:0,36 C. A:a=0,96:0,04 D. A:a=0,8:0,2 Câu 38 : Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hoá KiMura là: A. Củng cố thuyết tiến hoá của ĐacUyn về vai trò CLTN trong sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới. B. Giải thích hiện tượng đa hình trong quần thể giao phối. C. Phủ nhận vai trò của chọn lọc đào thải các Biến dị có hại. D. Nêu lên vai trò của sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính trong tiến hoá, không liên quan đến CLTN. Câu 39 : Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiên hoá: A. Chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình đột biến. C. Quá trình giao phối. D. Chọn lọc nhân tạo. Câu 40 : Biến dị nào dưới đây là biến dị không di truyền: A. Thường biến. B. Đột biến gen. C. Biến dị tổ hợp. D. Đột biến NST. Môn Sinh TN (Đề số 1) Lưu ý: - Thí sinh dùng bút tô kín các ô tròn trong mục số báo danh và mã đề thi trước khi làm bài. Cách tô sai: Ô Â Ä - Đối với mỗi câu trắc nghiệm, thí sinh được chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời. Cách tô đúng : ˜ 01 28 02 29 03 30 04 31 05 32 06 33 07 34 08 35 09 36 10 37 11 38 12 39 13 40 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 phiếu soi - đáp án (Dành cho giám khảo) Môn : Sinh TN Đề số : 163 01 28 02 29 03 30 04 31 05 32 06 33 07 34 08 35 09 36 10 37 11 38 12 39 13 40 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27

File đính kèm:

  • docTHI THU TN TRUONG THPT NGUYEN DU THAI BINH.doc