Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn: Văn (năm học 2005 - 2006)

Đề I.

Câu 1 (1 điểm):

Tác phẩm nào trong số những tác phẩm sau đem lại cho nhà văn Mikhain Sôlôkhôp giải thưởng Nôben về văn học năm 1965:

1. Đất vỡ hoang.

2. Sông Đông êm đềm.

3. Họ chiến đấu vì Tổ Quốc.

Câu 2 (2 điểm):

Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân?

Câu 3(7 điểm):

Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh con người Việt Nam thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành?

Đề II:

Câu 1(1 điểm):

Kế tục truyền thống vẻ vang của văn học Nga thế kỉ XIX, ông đặt nền móng cho văn học Xô Viết và là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX.

Ông là ai trong số các tác giả sau:

1. Êxênin.

2. Sôlôkhôp.

3. M. Gorki.

Câu 2 (2 điểm):

Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh?

Câu 3 (7 điểm):

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn: Văn (năm học 2005 - 2006), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD- ĐT Hải Phòng Trường THPT BC Lê Chân. Đề thi thử tốt nghiệp THPT Môn: Văn (Năm học 2005- 2006) Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề). Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề I. Câu 1 (1 điểm): Tác phẩm nào trong số những tác phẩm sau đem lại cho nhà văn Mikhain Sôlôkhôp giải thưởng Nôben về văn học năm 1965: 1. Đất vỡ hoang. 2. Sông Đông êm đềm. 3. Họ chiến đấu vì Tổ Quốc. Câu 2 (2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân? Câu 3(7 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh con người Việt Nam thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ qua tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành? Đề II: Câu 1(1 điểm): Kế tục truyền thống vẻ vang của văn học Nga thế kỉ XIX, ông đặt nền móng cho văn học Xô Viết và là một trong những nhà văn lớn của thế kỉ XX. Ông là ai trong số các tác giả sau: 1. Êxênin. 2. Sôlôkhôp. 3. M. Gorki. Câu 2 (2 điểm): Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? Câu 3 (7 điểm): Hãy phân tích những biểu hiện của cảm hứng về Đất nước trong đoạn thơ sau của Nguyễn Đình Thi: ...Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gó thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về... (Trích “Đất nước”). Đáp án: Đề I. Câu 1: Đáp án đúng : 2. Sông Đông êm đềm. Câu 2: Học sinh cần nêu được những ý cơ bản sau 1.Nguyễn Tuân quan niệm là nhà văn trước hết phải có một phong cách độc đáo, viết không giống ai: từ chủ đề, nhân vật, kết cấu đến cách đặt câu, dùng từ... 2.Chất tài hoa tài tử: ông không theo chủ nghĩa hình thức nhưng rất coi trọng hình thức. Chất tài hoa tài tử này thể hiện rất rõ khi ông đề cao những con người biết trân trọng cái Tài, cái Đẹp, cái Thiên lương..., biết thưởng thức những thú chơi tao nhã: uống trà, đọc sách, thả thơ, chơi hoa, uống rượu...Ông tìm thấy những cái hay, nét đẹp, tính văn hoá trong những món ăn truyền thống như giò lụa, phở, cốm vòng... 3.Tính uyên bác, bề rộng và chiều sâu của những trang viết: Đọc văn Nguyễn Tuân, ta được cung cấp nhiều tri thức phong phú về văn hoá trên nhiều lĩnh vực: văn học, địa lí, nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ học, thuỷ văn...Những trang viết của Nguyễn Tuân là sản phẩm của một trí tuệ mẫn tiệp, vốn văn hoá sâu rộng, thái độ nghiêm túc trong tìm tòi, nghiên cứu. 4.Nguyễn Tuân thường có cảm hứng dạt dào trước những cảnh tượng hoặc đặc biệt dữ dội, hoặc tuyệt mĩ tác động mạnh mẽ vào giác quan nghệ sĩ. -->Với những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, Nguyễn Tuân được đámh giá là nhà nghệ sĩ lớn, nhà văn hoá lớn và là một tác gia tiêu biểu của nền văn học dân tộc. Câu 3: Học sinh phải hiểu: Bối cảnh lịch sử lúc tác phẩm ra đời- thời đại thi đua đánh Mĩ và quyết tâm thắng Mĩ. Vì vậy mọi người đều muốn lập công và đóng phần mình vào sự nghiệp chung. Từ đó chỉ ra được những nét cơ bản sau: -Tác phẩm tái hiện không khí đánh giặc ở làng Xôman- biểu trưng cho mảnh đất Tây Nguyên, cho miền Nam và cho cả dân tộc Việt Nam thời chống Mĩ. ở đó mọi người đều hăng hái đánh giặc lập công. Toàn dân làng Xôman từ các cụ già cho đến các em nhỏ, từ nam giới đến phụ nữ đều mang phẩm chất anh hùng trong cuộc sống và chiến đấu. Chính họ đã làm thành một tập thể anh hùng trong đó mỗi cá nhân anh hùng đều có những đóng góp riêng rất quan trọng. +Hình ảnh anh Quyết- người duy trì niềm tin vào Đảng trong lòng đồng bào dân tộc, rất công phu và nhiệt tình trong việc bồi dưỡng giáo dục thế hệ kế tiếp. Anh là người lãnh đạo tinh thần cho cuộc khởi nghĩa sau này ở làng Xôman. +Hình ảnh cụ Mết: tượng trưng cho nguồn cội, cho truyền thống anh hùng bất khuất của Tây Nguyên. Ông là trụ cột và là người chỉ huy trực tiếp cho cuộc kháng chiến trong những ngày thử thách ghê ghớm nhất. +Hình ảnh Tnú- là người có số phận tiêu biểu cho cuộc sống của các dân tộc Tây Nguyên thời đánh Mĩ. Cuộc đời Tnú trải qua nhiều thử thách khốc liệt ngay từ thưở ấu thơ nhưng bằng nghị lực và phẩm chất anh hùng anh đã vượt lên những thử thách khốc liệt trong cuộc chiến và trở thành niềm tự hào của dân làng Xôman. +Dít- hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trưởng thành trong khói lửa. ở chị có sự dạn dày, rắn rỏi, kiên định mà cuộc chiến đã tạo nên. +Bé Heng tuy xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm nhưng lại trở thành hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ đang tiếp bước con đường của cha anh. ==>Tập thể anh hùng được miêu tả trong tác phẩm rất đa dạng về lứa tuổi, giới tính và số phận nhưng ở họ đều có những phẩm chất chung rất tiêu biểu đó là sự gan dạ, thuỷ chung, trung thành với cách mạng. Điều đó đã tạo cho họ sức mạnh và nghị lực phi thường để chiến đấu với kẻ thù. Qua đó ta hiểu được khí thế cách mạng của cả nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Biểu điểm: -Điểm 6-7: Đáp ứng đầy đủ nội dung yêu cầu. Diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả. Có kĩ năng phân tích. -Điểm 4-5: Nội dung đầy đủ, có kĩ năng phân tích, ít sai lỗi diến đạt. -Điểm 1-2-3: Có nội dung song còn sơ sài, chưa rõ kĩ năng phân tích. Bài viết còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả... Đề II: Câu 1: Đáp án đúng: 3. M. Gorki. Câu 2: Học sinh cần nêu được những ý cơ bản sau: -Hồ Chí Minh luôn xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn phải sống gắn bó với cuộc đời với con người và bằng sắng tác của mình nhà văn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. -Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng tới đối tượng thưởng thức của văn nghệ. Người cho rằng văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng nhân dân là đối tượng phục vụ. Vì vậy trước khi cầm bút viết văn, Người thường đặt ra một số câu hỏi để định hướng sáng tác cho có hiệu quả: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào? để xác định đối tượng, mục đích, nội dung và hình thức sáng tác. Chính điều này đã tạo nên tính phổ cập và nâng cao, tính đa dạng và thống nhất trong toàn bộ sáng tác của Hồ Chí Minh. -Hồ Chí Minh rất coi trọng tính chân thực của văn chương. Người cho rằng văn chương phải có tính chân thực và đó chính là cái gốc của văn chương. Người còn yêu cầu văn chương phải tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề mà nên chọn hình thức biểu hiệnn trong sáng, hấp dẫn, phù hợp với thị hiếu của nhân dân. Người luôn chú trọng giữ gìn sự trong sáng của tiếngViệt. -Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là quan điểm sáng tác của nhà văn, nhà thơ cách mạng. Chính quan điểm ấy đã làm nên phong cách độc đáo được gọi là phong cách Hồ Chí Minh. ở Hồ Chí Minh, nhà thơ và người chiến sĩ luôn thống nhất là một. Người quan niệm rằng: văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận và yêu cầu người cầm bút phải là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Câu 3: Học sinh cần chỉ ra được cảm hứng về đất nước trong đoạn thơ được tác giả gửi gắm trong bức tranh mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc: - Mở đầu là một lời khẳng định: “Muà thu nay khác rồi” Nếu những ngày thu xưa buồn thì mùa thu nay rất vui tươi, sống động: Mùa thu nay khác rồi ... Trong biếc nói cười thiết tha + Niềm vui của con người: mới hôm qua là người dân nô lệ mất nước, nay đã là người tự do, người kháng chiến đang cầm súng chiến đấu. Đó chính là niềm vui kháng chiến. + Niềm vui của cảnh vật: mọi cảnh vật đều ở trạng thái động: gió thổi, rừng tre phấp phới, trời thu được nhân hoá và trở nên mới mẻ, sinh động, được thay áo mới. ---> Khắp không gian tràn ngập màu sắc tươi mới của thiên nhiên, cuộc sống, con người. - Niềm tin của con người trong kháng chiến: Họ tin vào sức mạnh của mình, sức mạnh của cuộc kháng chiến toàn dân để khẳng đinh quyền làm chủ đất nước: + Điệp khúc khẳng định “ của chúng ta” + hình ảnh “ bầu trời”. Đặc biệt, trong bài thơ có 6 lần nhà thơ nhắc đến hình ảnh “ bầu trời” như là biểu tượng của một đất nước tươi đẹp, đau thương mà anh dũng trong chiến tranh. + Liệt kê những hình ảnh tươi đẹp, trù phú: ` Những cánh đồng. ` Những ngả đường. ` Những dòng sông ---> Thể hiện niềm tự hào dân tộc của tác giả. Đồng thời, đó còn là lời khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát về chủ quyền đất nước, khẳng định đất nước này là của những con người “ chưa bao giờ khuất”, tên tuổi mãi trường tồn cùng dân tộc. Và dường như trong những lời thơ ấy chúng ta còn nghe thấy tiếng hồn thiêng dân tộc với những tháng ngày hào hùng, oanh liệt từ ngàn xưa vọng về cho đến tận hôm nay. ( Biểu điểm tương tự biểu điểm câu 3, đề 1)

File đính kèm:

  • docde thi thu.doc