Đề thi thử tốt nghiệp thpt (năm học: 2010 - 2011) môn: Địa lí – Khối 12

Câu I: (3 điểm)

1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

b) Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

2. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp thpt (năm học: 2010 - 2011) môn: Địa lí – Khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI THỬ TN THPT (NH: 2010 - 2011) Môn: ĐỊA LÍ – K12 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (8 điểm). Câu I: (3 điểm) 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: Kể tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Trình bày những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực ở nước ta. Câu II: (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau : DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CAO SU CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 1985- 2005 Đơn vị: nghìn ha) Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Cả nước 180,2 221,5 278,4 413,8 482,7 Đông Nam Bộ 56,8 72,0 213,2 272,5 306,4 a. Tính tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước qua các năm đã cho? b. Nhận xét về vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su của cả nước. Câu III: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA (Đơn vị : %) Khu vực Năm 2000 Năm 2005 Tổng số 100,0 100,0 Kinh tế nhà nước 34,2 25,1 Kinh tế ngoài Nhà nước 24,5 31,2 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 41,3 43,7 Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và 2005 . Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta và giải thích. II. PHẦN RIÊNG: (2 điểm) (Thí sinh chọn một trong hai câu IVa. hoặc IVb.) Câu IV(a): Chứng minh rằng phân bố dân cư không đều? Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân bố đó. Câu IV(b): Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá? -----------------HẾT----------------- Lưu ý: Thí sinh được mang Atlat Địa lí Việt Nam vào phòng thi. ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA LÍ K12 HKII (NH: 2010 - 2011) Câu Nội dung Điểm Câu I (3 đ) Câu II (2 đ) Câu III (3 đ) Câu IVa (2 đ) Câu IVb (2 đ) a) Tên và nơi phân bố của các cây công nghiệp . - Cà phê: Đắk lắk, Đăk Nông, Kon Tum, Gia Lai - Cao su: Đăk Lăk, Đăc Nông, Gia Lai, Kon Tum - Hồ tiêu: Đắk Lắk, Gia Lai - Chè: Lâm Đồng, Gia Lai b) Những thuận lợi về tự nhiên để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn - Đất badan có tầng phân hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung trên những mặt bằng rộng lớn, - Khí hậu cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài - Các cao nguyên xếp tầng với các độ cao khác nhau vì vậy khí hậu có sự phân hóa theo độ cao nên Tây Nguyên có thể trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt . 2. Thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp điện lực: - Than: Than Antraxit ( Quảng Ninh) trữ lượng hơn 3 tỷ tấn. Ngoài ra còn có than bùn, than nâu - Dầu khí: Tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỷ tấn dầu và hàng trăm tỷ m3 khí - Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn - Nguồn thủy năng: Dồi dào, trữ năng thủy điện có thể đạt 30 triệu KW . Tiềm năng thủy điện tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai a. Bảng tỉ trọng diện tích gieo trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước: (0,75điểm) Đơn vị: % Năm 1985 1990 1995 2000 2005 Cả nước 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Đông Nam Bộ 31,5 32,5 76,6 65,9 63,5 b. Vai trò của vùng Đông Nam Bộ đối với việc phát triển cây cao su của cả nước: - Tỉ trong diện tích trồng cao su của Đông Nam Bộ so với cả nước không ngừng tăng: 1985 chiếm 31,5%, năm 2005 chiếm 63,5 % diện tích cao su cả nước. - Đây là vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta.) Vẽ biểu đồ: Vẽ hai biểu đồ hình tròn. Mỗi năm một biểu đồ Yêu cầu: - Vẽ hai vòng tròn có bàn kính bằng nhau hoặc năm sau lớn hơn năm trước. - Chia tỷ lệ chính xác, đẹp - Có tên biểu đồ, giá trị % của mỗi hợp phần, có chú giải. - Thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 điểm Nhận xét và giải thích (1,5 điểm) Từ năm 2000 đến năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta có sự thay đổi: + Tỷ trọng khu vực nhà nước giảm 9,1% + Tỷ trọng khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 6,7% + Tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 2,4% Nguyên nhân sự thay đổi là do chính sách đa dạng hóa và đa phương hóa các thành phần kinh tế Mật độ dân số: 254 người/km2 (2006) à phân bố không đều a/ Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi: + Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số à ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 5 lần cả nước. + Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số à Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2 b/ Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị: + Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm. + Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng. Nguyên nhân: + Điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, đất,. + Điều kiện kinh tế xã hội: như sự phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, + Lịch sử của quá trình định cư - Tăng tỷ trọng khu vực II, giảm tỷ trong khu vực I. Khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhưng chưa ổn định. Năm 2005, lần lượt các khu vực I, II, III có tỷ trọng là: 21,0%; 41,0%; 38,0%. - Xu hướng chuyển dịch là tích cực, nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. - Trong từng ngành có sự chuyển dịch riêng. +Khu vực I: Giảm tỷ trọng ngành NN, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi tăng. +Khu vực II: Công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm. Đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và có sức cạnh tranh. +Khu vực III: Tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và các dịch vụ mới. 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0, 5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 1,0 đ 0,5 đ 0,5 đ 1,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ 0,5 đ 0,5 đ

File đính kèm:

  • docDE THI THU DAP AN TN THPT 2011.doc