Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2009 - 2010 môn: Địa Lí

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 ĐIỂM)

Câu I (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

1. Kể tên các tỉnh, thành phố tương đương cấp tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc đến Nam.

2. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 809 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2009 - 2010 môn: Địa Lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường PTLC II-III Trấn Yên 2 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÍ (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 ĐIỂM) Câu I (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Kể tên các tỉnh, thành phố tương đương cấp tỉnh của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc đến Nam. 2. Nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng. Câu II (3 điểm). Dựa vào bảng số liệu: Sản lượng dầu thô của Việt Nam trong thời kì 1988-2005 (Đơn vị: Triệu tấn) Năm 1988 1992 1995 1998 2001 2005 Sản lượng dầu thô (triệu tấn) 0,7 5,5 7,6 12,5 16,7 18,5 1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng dầu thô của nước ta trong thời kì 1988-2005. 2. Nêu nhận xét về sự tăng trưởng sản lượng dầu thô của nước ta. 3. Giải thích nguyên nhân. Câu III (3 điểm). Chứng minh rằng Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng. II. PHẦN RIÊNG (2 ĐIỂM) Thí sinh học theo chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn Dựa vào bảng số liệu Diện tích và sản lượng lúa nước ta qua các năm 1990-2006 Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Diện tích (nghìn ha) 6042 6765 7653 7452 7324 Sản lượng (nghìn tấn) 19225 24963 31393 34568 35849 Tính năng suất lúa nước ta qua các năm theo bảng số liệu trên. Nhận xét sự biến động năng suất lúa của nước ta giai đoạn trên, giải thích Câu IV.b. Theo chương trình nâng cao. Trình bày thực trạng sản xuất thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long. ---------Hết---------- Người ra đề Phạm Quang Hưng SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường PTLC II-III Trấn Yên 2 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2009-2010 MÔN: ĐỊA LÍ (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI Câu Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 ĐIỂM) Câu I (2 đ) 1. Kể tên các tỉnh, thành phố - Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. - Duyên hải Nam trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. 2. Nhận xét sự phân bố công nghiệp của hai vùng: - Bắc Trung Bộ với các trung tâm CN: Thanh Hoá, Tĩnh Gia, Vinh. Một số điểm CN: Quỳnh Lưu, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Huế. Trung tâm CN có quy mô lớn nhất Thanh Hoá. - DH Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Một số điểm CN: Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Tuy Hoà, Diên Khánh, Phan rang, Phan Thiết. Trung tâm CN lớn nhất là Đà Nẵng. Hầu hết các trung tâm CN và các điểm CN của cả hai vùng đều phân bố ở phía Đông, dọc theo quốc lộ 1 và đường sắt thống nhất, các cảng biển. 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 Câu II (3 đ) 1. Vẽ biểu đồ - Biểu đồ cột - Yêu cầu: + Tương đối chính xác về khoảng cách năm, tỉ lệ. + Tên biểu đồ, chú giải. * Nhận xét: - Sản lượng dầu thô liên tục tăng qua các năm (dẫn chứng). - Tốc độ tăng trưởng không đều (dẫn chứng). * Giải thích: - Là ngành công nghiệp trọng điểm, được chú trọng đầu tư. - Có trữ lượng dầu, khí phong phú ở thềm lục địa và ngoài khơi. 1,0 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu III (3 đ) * Chứng minh Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng giàu tài nguyên (1,5 đ) Khoáng sản chính: Than, sắt, thiếc, chì, kẽm, đồng, Apatit, đá vôi xi măng, - Đông Bắc: + Than (Quảng Ninh) vùng than lớn nhất và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á. Phục vụ xuất khẩu và nhiệt điện. + Mỏ khác: Sắt (Thái Nguyên, Yên Bái), thiếc, bôxit (Cao Bằng), chì-kẽm (Bắc Kạn), đồng-vàng (Lào Cai), Apatit (Lào Cai) - Tây Bắc: Một số mỏ lớn đồng-niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). * Thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về khoáng sản của vùng (1,5 đ) - Thuận lợi: + Tài nguyên khoáng sản phong phú nhất cả nước, nhiều mỏ có trữ lượng lớn. + Trên một diện tích nhất định tập trung nhiều loại khoáng sản, việc khai thác và chế biến khoáng sản có những thuận lợi hơn. Ví dụ: Đông Băc (kể tên 1 số loại khoáng sản đang khai thác mạnh) + Vùng giàu tiềm năng về thuỷ điện nhất nước, phục vụ trực tiếp cho việc khai thác khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. - Khó khăn: Việc khai thác đa số các mỏ đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao. 0,5 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 II. PHẦN RIÊNG (2 ĐIỂM) Câu IV (2 đ) IV.a. Theo chương trình chuẩn * Năng suất lúa = Sản lượng/diện tích x 10 (tạ/ha) Năm 1990 1995 1999 2003 2006 Năng suất (tạ/ha) 31,8 36,9 41 46,4 48,9 * Nhận xét: Năng suất lúa nước ta từ 1999-2006 liên tục tăng, đến 2006 đạt 48,9 tạ/ha (dẫn chứng cụ thể) * Giải thích: - Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật: Giống mới, kỹ thuật canh tác, phân bón - Chính sách nông nghiệp trong khuyến khích nhân dân sản xuất: Miễn thuế, hỗ trợ vốn, kỹ thuật 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 IV.b. Theo chương trình nâng cao - Đồng bằng bằng Cửu Long là vùng sản xuất thực phẩm lớn nhất nước, đặc biệt là thủy sản nước ngọt. - Sản lượng thuỷ sản của vùng luôn chiếm ½ sản lượng của cả nước. - Các tỉnh có sản lượng đánh bắt và nuôi trộng thuỷ sản lớn nhất của vùng cũng như cả nước năm 2005 là Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. - Các sản phẩm của ngành chăn nuôi cũng góp phần phong phú thêm nguồn thực phẩm của vùng, đáng chú ý là đàn lợn và đàn vịt. 0,5 0,5 0,5 0,5 ---------Hết----------

File đính kèm:

  • docDe tap huan-12.doc