I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8 ĐIỂM)
Câu I (3 điểm)
1. Trình bày những nét chính về địa hình của hai đồng bằng châu thổ: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long của nước ta.
2. Cho bảng số liệu sau:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990-2005.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 610 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2009 - 2010 môn thi: Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường THPT Lý thường kiệt
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn thi: Địa lý
(Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8 ĐIỂM)
Câu I (3 điểm)
Trình bày những nét chính về địa hình của hai đồng bằng châu thổ: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long của nước ta.
Cho bảng số liệu sau:
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990-2005.
Năm
1990
1995
2000
2005
Số dân thành thị (triệu người)
12,9
14,9
18,8
22,3
tỉ lệ dân thành thị (%)
19,5
20,8
24,2
26,9
Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân nước ta giai đoạn 1990-2005.
Câu II (2 điểm). Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta
giai đoạn 1995-2005.
(Đơn vị %)
Năm
Nhóm hàng
1995
1999
2000
2001
2005
Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
25,3
31,3
37,2
34,9
36,1
Hàng công nghiệp nhẹ và
tiểu thủ công nghiệp
28,5
36,8
33,8
35,7
41,0
Hàng nông, lâm, thuỷ sản
46,2
31,9
29,0
29,4
22,9
Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi giá cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá phân theo nhóm hàng nước ta giai đoạn 1995-2005.
Câu III (3 điểm). Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam (trang vùng Bắc Trung Bộ) và kiến thức đã học:
Kể tên các loại khoáng sản chính của Bắc Trung Bộ.
Trình bày sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng.
Kể tên các cửa khẩu, cảng biển của vùng.
II. PHẦN RIÊNG (2 ĐIỂM)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
Câu IV.a. Theo chương trình chuẩn
Hãy trình bày đặc điểm về nền nông nghiệp hàng hoá của nước ta.
Câu IV.b. Chương trình nâng cao
Chỉ số phát triển con người được tổng hợp từ các yếu tố nào? Vị trí của nước ta trong xếp hạng HDI và GDP trên người theo sức mua tương đương trên thế giới những năm gần đây.
-----------------------Hết-----------------------
Người ra đề
Khuất Thị Liên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường THPT Lý thường kiệt
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn thi: Địa lý
(Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI
Câu
Đáp án
Điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I
(3 đ)
1. Những nét chính về địa hình của hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long nước ta (2 điểm)
* Đồng bằng sông Hồng:
- Bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
- Đồng bằng được khai thác từ lâu và biến đổi mạnh, diện tích: 15000 km2.
- Cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển, bị chia cắt thành nhiều ô.
- Có đê, phần đất trong đê không được bồi đắp thường xuyên tạo thành các bậc ruộng bạc màu và ô trũng ngập nước. Ngoài đê, được bồi đắp phù sa hàng năm.
* Đồng bằng sông Cửu Long:
- Bồi tụ phù sa hàng năm của hệ thống sông Mê Kông. Diện tích: 40000 km2.
- Địa hình: Thấp, bằng phẳng, không có đê, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
- Mùa cạn nước triều lấn làm cho 2/3 diện tích nhiễm mặn. Mùa lũ nước ngập diện rộng.
- Các vùng trũng lớn: Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên...
2. Nhận xét (1 điểm)
- Số dân thành thị nước ta giai đoạn 1990-2005 đều tăng (dẫn chứng)
- Dân số thành thị tăng gấp 2 lần.
- Tỉ lệ dân số thành thị trong tổng số dân tăng chậm, chỉ thêm hơn 7%.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng chậm phản ánh quá trình đô thị hoá nước ta diễn ra còn chậm.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu II
(2 đ)
* Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ miền.
- Yêu cầu: Đúng, khoảng cách năm, tỉ lệ, tương đối chính xác.
- Tên biểu đồ, chú giải.
* Nhận xét:
- Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hoá phân theo nhóm hàng nước ta có sự thay đổi trong giai đoạn 1990-2005 (dẫn chứng).
- Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (dẫn chứng)
- Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm (dẫn chứng).
1,5
0,5
Câu III
(3 đ)
- Các loại khoáng sản chính của vùng: Crôm (Thanh Hoá); Thiếc (Nghệ An); Sắt (Hà Tĩnh); Titan (Hà Tĩnh, Thừa thiên-Huế); Đá vôi (Quảng Bình); Cao lanh (Thanh Hoá).
- Phân bố sản phẩm nông nghiệp chính của vùng:
+ Lúa gạo: Đồng bằng Thanh-Nghệ-Tĩnh.
+ Cao su: Quảng Bình, Quảng Trị.
+ Hồ tiêu: Quảng Trị.
+ Các sản phẩm khác: Lạc, đậu tương, thuốc lá
- Các cửa khẩu: Na Mèo (Thanh Hoá), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị).
- Các cảng biển: Vũng Áng (Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Bình), Thuận An, Chân Mây (Thừa thiên – Huế).
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
Câu IV
(2 đ)
IV.a. Đặc điểm nền nông nghiệp hàng hoá:
- Đặc trưng: Người nông dân quan tâm nhiều đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
- Mục đích: Tạo ra lợi nhuận.
- Sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên môn hoá, sử dụng nhiều máy móc, vật tư, công nghệ (trước và sau thu hoạch).
- Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.
- Sản phầm đa dạng: Lương thực, cây CN, chăn nuôi và thuỷ sản.
- Nơi sản xuất: Các vùng truyền thống sản xuất hàng hoá, gần trục giao thông, các thành phố lớn.
IV.b. Chỉ số HDI được tổng hợp bởi các yếu tố:
GNP (hoặc GDP) bình quân theo đầu người.
Chỉ số giáo dục (Được tổng hợp từ chỉ số về tỉ lệ người lớn biết chữ và tổng tỉ lệ nhập học)
Tuổi thọ bình quân.
Vị trí nước ta trong xếp hạng HDI và GDP/người theo sức mua tương đương trên thế giới:
Theo báo cáo phát triển con người năm 1999, Việt Nam đứng thứ 110 về HDI/ 174 nước. Đứng 133 về GDP thực tế đầu người.
Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 109 về HDI/ 173 nước. Đứng 118 về GDP thực tế đầu người.
Sự phát triển kinh tế đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
0,75
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
-----------------------Hết-----------------------
File đính kèm:
- de ktra dia.doc