Đề thi thử tuyển sinh đại học Vật lý - Đề số 2

1.1.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm?

 A. Động năng và thế năng có sự chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.

 B. Vận tốc biến thiên theo hàm số bậc nhất đối với thời gian.

 C. Phương trình li độ có dạng: x = A sin( ).

 D. Khi đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên, vật chuyển động chậm dần.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh đại học Vật lý - Đề số 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI GIAN: 90 PHÚT - MÃ ĐỀ: II - HỌ VÀ TÊN HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1.1.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm? A. Động năng và thế năng có sự chuyển hóa qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn. B. Vận tốc biến thiên theo hàm số bậc nhất đối với thời gian. C. Phương trình li độ có dạng: x = A sin(). D. Khi đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên, vật chuyển động chậm dần. 2.1.V Cho con lắc lò xo thẳng đứng có k = 100N/m, m = 100g. Kéo con lắc xuống khỏi VTCB một đoạn 6 cm rồi truyền cho nó một vận tốc 20 cm/s hướng lên. Chọn trục toạ độ thẳng đứng, hướng lên, gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, gốc thời gian lúc thả vật. Phương trình dao động của con lắc là: A. B. C. D. 3.1.H Một vật có khối lượng m = 400g được treo vào một lò xo có hệ số đàn hồi k = 100N/m. Kéo vật dời khỏi vị trí cân bằng 2cm rồi truyền cho nó vận tốc ban đầu v= 15 cm/s theo phương thẳng đứng. Cho = 10. Vận tốc cực đại của vật trong quá trình dao động là: A. 35p cm/s B. 5p cm/s C. 1750 cm/s D. Đáp số khác. 4.1.H Một con lắc đồng hồ chỉ đúng giờ ở mức mặt biển và ở 300 C. Thanh treo của con lắc có hệ số nở dài = 2.10-5 K-1 . Khi nhiệt độ là 200 C và cũng ở mặt biển thì đồng hồ chạy nhanh hay chậm, mỗi ngày: A. nhanh 17,28 s B. chậm 8,64 s C. chậm 17,28 s D. nhanh 8,64 s 5.1.H Một vật thực hiện hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số: x1 = 2sin2t và x2 = Biểu thức của dao động tổng hợp là: A. x = 4sin(2pt + ) B. x = 4sin(2pt + ) C. x = 4sin(2pt + ) D. x = 4sin(2pt + ) 6.1.H Điều nào sau đây SAI khi nói về đặc điểm của dao động cưỡng bức và sự tự dao động? A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực. B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc sự quan hệ giữa tần số f của ngoại lực và tần số riêng f0 của vật dao động. C. Tần số của sự tự dao động bằng tần số riêng f0 của vật dao động. D. Trong sự tự dao động cần có tác dụng của ngoại lực và biên độ của sự tự dao động phụ thuộc vào ngoại lực. 7.2.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học? A. Chu kỳ dao động của sóng là chu kì dao động chung của các phần tử vật chất có sóng truyền qua, và bằng chu kì dao động của nguồn sóng. B. Nghịch đảo của chu kì của sóng được gọi là tần số dao động của sóng. C. Vận tốc truyền pha dao động gọi là vận tốc sóng. D. Biên độ dao động của các phần tử vật chất gọi là biên độ sóng. 8.2.B Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi? A. Bước sóng. B. Tần số. C. Vận tốc. D. Năng lượng. 9.2.H Điều nào sau đây SAI khi nói về sự giao thoa sóng? A. Giao thoa là sự tổng hợp hai hay nhiều sóng khác nhau. B. Hai sóng kết hợp gặp nhau sẽ gây ra hiện tượng giao thoa. C. Quỹ tích những chỗ có biên độ sóng cực đại là một hypecbol. D. Nơi nào có giao thoa thì nơi đó có sóng. 10.2.V Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A,B dao động với tần số f = 13Hz. Tại một điểm M cách các nguồn A,B những khoảng d1 = 19cm, d2 = 21cm, sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB không có cực đại nào khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là: A. 13 cm/s. B. 26 cm/s. C. 6,5 cm/s. D. Đáp số khác. 11.3.B Dòng điện xoay chiều là dòng điện: A. do một nguồn hiệu điện thế biến thiên tuần hoàn tạo ra. B. có chiều và cường độ biến thiên. C. có chiều và cường độ biến thiên tuần hoàn. D. biến thiên điều hoà theo thời gian. 12.3.H Một tụ điện được nối vào nguồn điện xoay chiều. Nếu tần số của hiệu điện thế nguồn giảm còn giá trị cực đại của hiệu điện thế vẫn như cũ thì cường độ dòng điện hiệu dụng I và độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện sẽ như thế nào? A. I giảm, thay đổi. B. I tăng, thay đổi. C. I giảm, không đổi. D. I tăng, không đổi. B C L R A 13.3.V Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ: Cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, C=(F). Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch: u = 100sin100pt(V). Cho biến trở R thay đổi ta thấy công suất tiêu thụ trong mạch đạt giá trị cực đại Pmax khi R = 1W. Biết đoạn mạch có tính cảm kháng. L và Pmax có giá trị là: R C · · L M · B A A. ; 5000W B. ; 5000W C. ; 3000W D. ; 3000W 14.3.V Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ, trong đó cuộn dây thuần cảm, biết UAB = 50V, UAM = 50V, UMB = 60V. UR, UC có giá trị lần lượt là: A. 50V; 40V B. 40V; 30V C. 30V; 40V D. 50V; 30V 15.3.H Ở những khu nhà dùng dòng điện ba pha để thắp đèn, nếu có một pha bị nổ cầu chì thì các đèn ở hai pha còn lại sẽ: A. sáng hơn trước. B. tối hơn trước. C. sáng như cũ. D. không sáng. 16.3.B Điều nào sau đây SAI khi nói về động cơ không đồng bộ ba pha? A. Từ trường quay do ba dòng điện xoay chiều tạo ra. B. Stato gồm các cuộn dây của ba pha quấn trên các lõi sắt, bố trí trên một vành tròn, để tạo ra từ trường quay. C. Rôto hình trụ, có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép. D. Đổi chiều quay dễ dàng, bằng cách đổi hai trong ba dây pha. 17.3.B Ứng dụng của máy biến thế là: A. Dùng để tăng hiệu điện thế xoay chiều. B. Dùng để giảm hiệu điện thế xoay chiều. C. Dùng trong việc truyền tải điện năng. D. Cả A, B, C. 18.3.H Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 1860 vòng, cuộn thứ cấp có 62 vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 3000V. Nối 2 đầu cuộn thứ cấp bằng một dây dẫn có điện trở thuần là 10 W và không có độ tự cảm. Sự mất mát năng lượng trong máy biến thế là nhỏ. Cường độ hiệu dụng các dòng điện trong mạch thứ cấp và sơ cấp có giá trị lần lượt là: A. 0,3A ; 10A B. 10A ; 0,3A C. 10A ; 300A D. Đáp số khác 19.3.H Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều là: A. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều. B. Cách biến dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. C. Cách tạo ra dòng điện một chiều nhấp nháy. D. Cách biến dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. 20.4.V Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung C = 5 mF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 50mH. Tần số dao động điện từ trong mạch là: A. B. C. D. 21.4.V Cho một mạch dao động LC. Khi tụ điện có điện dung C1 thì tần số riêng của mạch là f1 = 60 mHz, khi tụ điện có điện dung C2 thì tần số riêng của mạch là f2 = 80mHz. Khi ghép nối tiếp các tụ C1 và C2 thì tần số riêng của mạch là: A. 100mHz B. 140 mHz C. 20 mHz D. 40 mHz 22.4.H Trong máy phát dao động điều hoà dùng tranzito, dao động điện từ là: A. Dao động tắt dần. B. Dao động cưỡng bức. C. Sự tự dao động. D. Dao động tự do. 23.4.B Chọn câu SAI khi nói về nguyên tắc phát và thu sóng điện từ. A. Để phát sóng điện từ ta mắc phối hợp một máy phát dao động điều hòa dùng Transistor với một ăngten. B. Máy phát dao động điều hòa dùng Transistor có cấu tạo gồm mạch dao động LC được nối với một Transistor. C. Để thu sóng điện từ ta mắc phối hợp một ăngten với một mạch dao động. D. Trong mạch dao động ở máy thu tụ điện có điện dung C (hoặc cuộn cảm có độ tự cảm L) điều chỉnh được. 24.5.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói đến các khái niệm về ánh sáng? A. Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng. B. Vật trong suốt là những vật có ánh sáng truyền qua hoàn toàn. C. Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, tia sáng là những đường thẳng. D. A, B và C đều đúng. 25.5.H Đặt một vật phẳng, nhỏ AB vuông góc với trục chính của một gương cầu lồi, cách gương 25cm. Gương có bán kính 1m. Vị trí và độ phóng đại của ảnh là: A. B. C. D. Kết quả khác. 26.5.H Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về chiết suất tuyệt đối của môi trường? A. Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường luôn lớn hơn 1, của chân không bằng 1. B. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường nào đó là chiết suất tỉ đối của nó đối với chân không. C. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường nào đó tỉ lệ thuận với vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường đó. D. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường trong suốt cho biết vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường đó nhỏ hơn vận tốc truyền ánh sáng trong chân không bao nhiêu lần. 27.5.B Điều kiện của hiện tượng phản xạ toàn phần là: A. Tia sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém. B. Góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. C. Góc tới nhỏ hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần. D. Cả A và B. 28.5.V Một lăng kính có góc chiết quang A, chiết suất n = 1,732. Chiếu một tia tới, nằm trong một tiết diện thẳng, vào một mặt bên, sao cho góc lệch của tia ló so với tia tới là cực tiểu và bằng A. Giá trị của góc tới i và góc chiết quang A là: A. i = 450; A = 600 B. i = 600; A = 450 C. i = 450; A = 450 D. i = 600; A = 600 29.5.H Một vật sáng AB = 3cm nằm vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ một khoảng 30cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm. Vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh A’B’ là: A. d’ = -60cm; Ảnh ảo; k = -2. B. d’ = 60cm; ảnh thật; k = 2. C. d’ = 60cm; ảnh thật; k = -4. D. d’ = 60cm; ảnh thật; k = -2. 30.6.H Một máy ảnh có vật kính là một thấu kính mỏng, tiêu cự f = 10cm. Người ta dùng máy này để chụp ảnh một máy bay dài 25m ở khoảng cách 5km. Độ dài của ảnh máy bay trên phim là: A. 0,5mm B. 0,5m C. 0,5cm D. 5mm 31.6.H Điều nào sau đây là SAI khi nói về cấu tạo và các đặc điểm của mắt? A. Về phương diện quang hình học, mắt giống như một máy ảnh. B. Thủy tinh thể của mắt tương tự như vật kính của máy ảnh, tức không thể thay đổi được tiêu cự. C. Bất kì mắt nào (mắt bình thường, mắt cận hay mắt viễn) đều có hai điểm đặc trưng gọi là điểm cực cận và điểm cực viễn. D. Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn của mắt ở vô cùng. 32.6.H Một người viễn thị đeo sát một kính có độ tụ +2 điốp thì nhìn rõ một vật gần nhất nằm cách mắt là 25 cm. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt người ấy là: A. OCc = 16,7cm. B. OCc = 50cm. C. OCc = 80cm. D. Một giá trị khác. 33.6.V Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm, thị kính có tiêu cự 4cm đặt cách nhau một đoạn 20,5cm. Một người có điểm cực cận xa mắt 25 cm, đặt mắt quan sát ở tiêu điểm ảnh của thị kính. Khi ngắm chừng ở điểm cực cận, vật đặt cách vật kính một khoảng là: A. 5,150240cm B. 0,051502cm C. 0,515024cm D. Một giá trị khác. 34.7.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về ánh sáng trắng và ánh sáng đơn sắc? A. Anh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. B. Chiết xuất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là giống nhau. C. Anh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính. D. Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất. 35.7.H Trong các trường hợp được nêu dưới đây, trường hợp nào liên quan đến hiện tượng giao thoa ánh sáng? A. Màu sắc sặc sở trên bong bóng xà phòng. B. Màu sắc của ánh sáng trắng sau khi chiếu qua lăng kính. C. Vệt sáng trên tường khi chiếu ánh sáng từ đèn pin. D. Bóng đen trên tờ giấy khi dùng một chiếc thước nhựa chắn chùm tia sáng chiếu tới. 36.7.H Trong thí nghiệm young về giao thoa ánh sáng đơn sắc: D = 2m; a = 1mm; = 0,6m. Tại điểm cách vân sáng trung tâm 5,4mm có vân sáng hay vân tối bậc mấy? A. Vân sáng bậc 5. B. Vân tối bậc 4. C. Vân tối bậc 5. D. Vân sáng bậc 4. 37.7.V Trong thí nghiệm young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn ảnh là D = 2m. Người ta sử dụng ánh sáng màu đỏ thì khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp trên màn là 7,6mm. Thay ánh sáng màu đỏ bằng ánh sáng trắng, khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí trên màn mà tại đó vân sáng màu đỏ trùng với vân sáng màu tím là: A. 15mm. B. 6mm. C. 15,2mm. D. Một đáp số khác. 38.7.B Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về quang phổ vạch phát xạ? A. Quang phổ vạch phát xạ do các đám khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát sáng phát ra. B. Quang phổ vạch phát xạ do các vật rắn ở nhiệt độ thấp phát sáng phát ra. C. Quang phổ vạch phát xạ do các chất lỏng ở nhiệt độ thấp phát sáng phát ra. D. Quang phổ vạch phát xạ do các vật rắn ở nhiệt độ cao phát sáng phát ra. 39.7.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về tính chất và tác dụng của tia Rơnghen? A. Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên mạnh. B. Tia Rơnghen tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm phát quang một số chất. C. Tia Rơnghen không có khả năng iôn hóa không khí. D. Tia Rơnghen có tác dụng sinh lý. 40.8.H Điều nào sau đây là SAI khi nói đến những kết qủa rút ra từ thí nghiệm với tế bào quang điện? A. Hiệu điện thế giữa A và K của tế bào quang điện luôn có giá trị âm khi dòng quang điện triệt tiêu. B. Dòng quang điện vẫn tồn tại ngay cả khi hiệu điện thế giữa A và K của tế bào quang điện bằng không. C. Cường độ dòng quang điện bão hòa không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích. D. Giá trị của Hiệu điện thế hãm phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng kích thích. 41.8.H Khi chiếu bức xạ có tần số f = 2,1.1015Hz vào katot của một tế bào quang điện thì các electron quang điện bắn ra đều bị giữ lại bởi hiệu điện thế hãm có độ lớn Uh = 6,625V. Xác định giới hạn quang điện của kim loại làm katot? A.0.06m. B.0.6m. C.0.7m. D. 0.07m. 42.8.V Kim loại dùng làm katốt của một tế bào quang điện có công thoát electron là 1,8 eV. Chiếu vào katốt một ánh sáng có bước sóng l = 600nm. Tách từ chùm eletron bắn ra một electron có vận tốc lớn nhất rồi cho bay từ A đến B trong một điện trường mà hiệu điện thế UAB = -20V. Vận tốc của eletron tại điểm B là: A. 2,76.106m/s . B. 2,67.106m/s . C. 2,67.107m/s . D. 2,76.107m/s . 43.8.B Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hiện tượng quang dẫn? A. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng. B. Trong hiện tượng quang dẫn, electron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn. C. Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tương quang dẫn là việc chế tạo đèn ống (đèn nêôn). D. Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết thành electron dẫn là rất lớn. 44.8.H Phát biểu nào sau đây là SAI với nội dung hai giả thuyết của Bohr? A. Nguyên tử chỉ tồn tại trong những trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. B. Trong các trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ hay hấp thụ năng lượng. C. Trạng thái dừng có mức năng lượng càng thấp thì càng bền vững. D. Khi chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng thấp sang trạng thái dừng có năng lượng cao, nguyên tử sẽ phát ra photon. 45.9.H Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về lực hạt nhân? A. Lực hạt nhân là loại lực mạnh nhất trong các loại lực đã biết hiện nay. B. Lực hạt nhân chỉ có tác dụng khi khoảng cách giữa hai nuclôn lớn hơn kích thước hạt nhân. C. Lực hạt nhân có bản chất là lực điện, vì trong hạt nhân các prôtôn mang điện tích dương. D. Lực hạt nhân có bản chất là lực hấp dẫn, vì trong hạt nhân các nuclôn có khối lượng. 46.9.H Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về sự phóng xạ? A. Là hiện tượng một hạt nhân tự động phóng ra những bức xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. B. Là hiện tượng một hạt nhân phóng ra những bức xạ và biến đổi thành hạt nhân khác. C. Tuân theo định luật phân rã phóng xạ. D. Là một trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân. 47.9.V Lúc đầu một mẫu Pôlôni (Po) nguyên chất có khối lượng 2g. Chất phóng xạ này phát ra hạt và biến đổi thành hạt nhân X. Tại thời điểm khảo sát người ta đếm được tỉ số giữa khối lượng X và khối lượng Pôlôni còn lại trong mẫu vật là 0,6. Cho biết chu kỳ bán rã của Pôlôni là T = 138 ngày đêm, NA = 6,02.1023 (mol-1). Tuổi của mẫu vật là: A. 9,5 ngày. B. 95,02 ngày. C. 95,19 ngày. D. Đáp số khác. 48.9.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về phản ứng hạt nhân? A. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn khối lượng. B. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn điện tích. C. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng toàn phần. D. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn số khối. 49.9.H Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hệ thức Anhstanh giữa năng lượng và khối lượng? A. Nếu một vật có khối lượng m thì nó có năng lượng E tỉ lệ với m, gọi là năng lượng nghỉ: E = mc2. B. Khối lượng và năng lượng nghỉ là những đại lượng bảo toàn. C. Năng lượng nghỉ và năng lượng thông thường là hai dạng khác biệt nhau, không thể biến đổi qua lại lẫn nhau được. D. Trong vật lí hạt nhân khối lượng của các hạt còn có thể đo bằng đơn vị MeV. 50.9.B Điều kiện đủ để phản ứng dây chuyền xảy ra là: A. Hệ số nhân nơtrôn lớn hơn hoặc bằng 1. B. Hệ số nhân nơtrôn nhỏ hơn 1. C. Khối lượng của khối hạt nhân phải đạt tới một giá trị tối thiểu, gọi là khối lượng tới hạn mh. D. Cả A và C.

File đính kèm:

  • docde thi thu dai hoc 2.doc
Giáo án liên quan