1.1.H Phương trình dao động của một dao động điều hòa có dạng: x = A sin ( ). Gốc thời gian đã được chọn vào thời điểm ứng với phương án nào sau đây?
A. Lúc chất điểm có li độ x= +A C. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. Lúc chất điểm có li độ x= -A D. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử tuyển sinh đại học Vật lý - Đề số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI GIAN: 90 PHÚT - MÃ ĐỀ: III - HỌ VÀ TÊN HS: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1.1.H Phương trình dao động của một dao động điều hòa có dạng: x = A sin (). Gốc thời gian đã được chọn vào thời điểm ứng với phương án nào sau đây?
A. Lúc chất điểm có li độ x= +A C. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
B. Lúc chất điểm có li độ x= -A D. Lúc chất điểm đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
2.1.H Một vật dao động điều hoà với phương trình: x = 10sin(pt + p/2) cm. Thời điểm vật qua vị trí x1 = 5cm theo chiều dương lần thứ hai là:
A. B. C. D.
3.1.V Một lò xo có độ cứng k. Gắn vào lò xo các vật có khối lượng m1 , m2 , m3 = m1 + m2, m4 = m1 - m2 thì chu kì dao động của các vật lần lượt là T1, T2, T3 = 4s, T4 = 3s. Lấy g = 10m/s2. T1 và T2 có giá trị lần lượt là:
A. 2,5s; s B. 12,5s ; 3,5s C. 3,5s ; 0,5s D. Đáp số khác
4.1.H Điều kiện nào phải có đề dao động của một con lắc đơn được xem là dao động điều hòa?
A. Biên độ dao động nhỏ. B. Không có ma sát
C. Chu kì không đổi. D. Biên độ dao động nhỏ và không có ma sát.
5.1.H Một vật thực hiện hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số: x1 = 4 sin (pt + ) và x2 = 4 sin (pt + p).
Biểu thức của dao động tổng hợp là:
A. x = 4sin(pt + ) B. x = 4sin(pt + ) C. x = 4sin(pt + ) D. x = 8sin(pt + )
6.1.B Điều nào sau đây SAI khi nói về đặc điểm của dao động tắt dần?
A. Có biên độ giảm dần do ma sát. B. Tùy theo lực ma sát lớn hay nhỏ dao động sẽ ngừng lại nhanh hay chậm.
C. Có tính tuần hoàn. D. Không có tính điều hoà.
7.2.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về bước sóng của sóng cơ học?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau.
B. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kì của sóng.
C. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một đơn vị thời gian.
D. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được khi mỗi phần tử vật chất thực hiện một dao động.
8.2.B Điều nào sau đây SAI khi nói về quá trình truyền sóng, năng lượng sóng và biên độ sóng?
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động và là quá trình truyền năng lượng.
B. Đối với các sóng chỉ truyền theo một phương trên một đường thẳng thì năng lượng và biên độ sóng không đổi.
C. Đối với các sóng truyền từ một nguồn điểm trên mặt phẳng, khi sóng truyền ra xa năng lượng sóng giảm tỉ lệ với quãng đường truyền sóng.
D. Đối với các sóng truyền từ một nguồn điểm trong không gian, khi sóng truyền ra xa năng lượng sóng và biên độ sóng giảm tỉ lệ với bình phương quãng đường truyền sóng.
9.2.H Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ học với hai nguồn A, B thì khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên đoạn AB dao động với biên độ cực đại là:
A. B. C. (2n+1) D. l
10.2.V Một người quan sát áp tai vào đường ray xe lửa. Ở khoảng cách 1235m, một người cầm búa gõ mạnh trên đường ray. Người quan sát nghe thấy tiếng gõ truyền trong ray 3,5s trước khi nghe thấy tiếng truyền trong không khí. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330m/s. Vận tốc truyền âm trong thép đường ray là:
A. 353 m/s. B. 171 m/s. C. 5094 m/s. D. Đáp số khác.
11.3.B Cho một khung dây kim loại diện tích S, có N vòng dây quay đều với vận tốc góc không đổi quanh trục đối xứng x’x của nó trong một từ trường đều có phương vuông góc với x’x. Chọn phát biểu SAI.
A. Hai đầu khung dây có một dòng điện biến thiên điều hoà.
B. Hai đầu khung dây có một suất điện động biến thiên điều hoà.
C. Hai đầu khung dây có một hiệu điện thế biến thiên điều hoà.
D. Từ thông qua khung biến thiên điều hoà.
12.3.H Cho một dòng điện xoay chiều có tần số f đi qua cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Tăng f lên n lần thì cảm kháng ZL sẽ:
A. tăng n lần. B. giảm n lần. C. tăng n2 lần. D. không thay đổi.
13.3.H Cho đoạn mạch RLC: R = 100(W), C = (F). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế u = 200sin100pt (V). Thay đổi L để công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại, khi đó giá trị của L và Pmax là:
A. ; 200W B. ; 100W C. ; 200W D. ; 100W
14.3.V Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ:
uAB = U0sin (100pt) (V); U0 = const; L = H, R=100W.
Tính C để hiệu điện thế hai đầu tụ cực đại.
A. F B. F C. F D. F
15.3.H Chọn phát biểu SAI khi nói về ưu điểm của dòng điện xoay chiều:
A. Dễ sản xuất hơn dòng điện một chiều; máy phát điện xoay chiều có cấu tạo đơn giản; có thể chế tạo các máy phát điện xoay chiều có công suất lớn.
B. Nhờ sự dụng máy biến thế, người ta có thể thực hiện việc truyền tải điện năng đi xa với hao phí ít.
C. Có thể biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều nhờ cái chỉnh lưu dễ dàng.
D. Được dùng để mạ điện, đúc điện, tinh chế kim loại, nạp ácquy, cung cấp điện cho động cơ điện một chiều.
16.3.H Chọn câu ĐÚNG khi so sánh rôto và stato của máy dao điện ba pha và động cơ không đồng bộ ba pha:
A. Máy dao điện ba pha và động cơ không đồng bộ ba pha có cấu tạo y hệt nhau, đều có ba cuộn dây giống nhau gắn trên phần vỏ máy và đặt lệch nhau 1200. Ở máy dao điện ba pha thì ba cuộn dây của stato là phần ứng; còn ở động cơ không đồng bộ ba pha thì ba cuộn dây của stato là phần cảm.
B. Ở động cơ không đồng bộ ba pha thì rôto là một số khung dây dẫn kín, trong đó sẽ sinh ra dòng điện cảm ứng và nó sẽ chịu tác dụng của lực từ làm cho nó quay để sinh công cơ học. Còn ở máy dao điện ba pha thì rôto là một nam châm điện và ta phải tốn công cơ học để làm nó quay.
C. Có thể biến động cơ không đồng bộ ba pha thành máy dao điện ba pha bằng cách thay rôto của động cơ bằng rôto của máy dao điện cùng trục quay.
D. Cả A, B, C đúng.
17.3.B Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC có công suất tiêu thụ P, thì:
A. R tiêu thụ một phần của P. B. L tiêu thụ một phần của P.
C. C tiêu thụ một phần của P. D. R tiêu thụ toàn bộ P.
18.3.B Cho điện trở R nối tiếp với cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L được mắc vào nguồn điện xoay chiều, thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch 4A và cường độ tức thời trong mạch chậm pha hơn hiệu điện thế giữa hai đầu mạch một góc 370 (tg370 = ). Thay L bằng tụ điện có điện dung C thì cường độ nhanh pha hơn hiệu điện thế một góc 530 (tg530 = ). Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch lúc đó là:
A. 3A B. 4A C. 2A D.1,5A
19.3.H Cuộn sơ cấp của máy biến thế có 1860 vòng, cuộn thứ cấp có 62 vòng. Đặt vào 2 đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng 3000V. Nối 2 đầu cuộn thứ cấp bằng một động cơ điện có công suất 1,5 kW và hệ số công suất cosj = 0,7. Cường độ hiệu dụng trong mạch thứ cấp là:
A. 0,714 A B. 2,1 A C. 21,4 A D. Đáp số khác
20.4.H Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện của một mạch dao động là Uo = 12V. Điện dung của tụ điện C = 4mF. Năng lượng từ của mạch dao động khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là u = 9V bằng:
A. 1,26.10-4J B. 2,88.10-4J C. 1,62.10-4J D. 0,18.10-4J
21.4.V Cho một mạch dao động LC. Khi tụ điện có điện dung C1 thì tần số riêng của mạch là f1 = 60 mHz, khi tụ điện có điện dung C2 thì tần số riêng của mạch là f2 = 80mHz. Khi ghép song song các tụ C1 và C2 thì tần số riêng của mạch là:
A. 100mHz B. 140 mHz C. 20 mHz D. 48 mHz
22.4.B Năng lượng điện từ trong mạch dao động tỉ lệ với:
A. Bình phương điện tích của tụ điện. B. Bình phương cường độ dòng điện trong mạch.
C. Bình phương hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện. D. Bình phương cường độ dòng điện cực đại trong mạch.
23.4.B Chọn câu ĐÚNG:
A. Trong mạch dao động LC lí tưởng, năng lượng của mạch giảm đều theo thời gian.
B. Điện tích và cường độ dòng điện trong mạch LC lí tưởng biến thiên điều hoà cùng tần số, cùng pha.
C. Dao động điện từ trong mạch dao động LC thực tế (có điện trở thuần) là một dao động tự do.
D. Tần số sóng điện từ phát, thu trong máy máy phát thu sóng vô tuyến có giá trị bằng tần số riêng của mạch dao động LC.
24.5.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về tương quan giữa tia phản xạ và tia tới?
A. Tia phản xạ ở trong cùng mặt phẳng với tia tới.
B. Tia phản xạ đối xứng với tia tới qua pháp tuyến của mặt phản xạ ở điểm tới.
C. Tia phản xạ và tia tới hợp với mặt phản xạ những góc bằng nhau.
D. Cả 3 kết luận trên đều đúng.
25.5.H Đặt một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm và cách gương 40 cm. A nằm trên trục chính. Gương có bán kính 60 cm. Dịch chuyển vật một khoảng 20cm lại gần gương, dọc theo trục chính. Vị trí và độ phóng đại của ảnh là:
A. d’ = 60; k = 3. B. d’ = - 60; k = 3. C. d’ = 60; k = -3. D. Kết quả khác.
26.5.B Điều nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng xảy ra khi một tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
B. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia tới và tia khúc xạ luôn có hướng khác nhau nếu góc tới nhỏ hơn 900.
C. Tia tới và tia khúc xạ luôn nằm trong hai môi trường khác nhau.
D. A, B và C đều đúng.
27.5.V Một khối thủy tinh hình hộp trong suốt có chiết suất , độ cao h, được đặt trên một mặt bàn nằm ngang. Một điểm sáng S ở ngay trên mặt đáy của khối thủy tinh. Dán vào mặt trên của khối thủy tinh một miếng kim loại hình tròn tâm O, bán kính R, sao cho OS vuông góc với mặt phân cách. Giá trị nhỏ nhất của R là bao nhiêu để mọi tia sáng từ S không cho tia nào ló ra khỏi mặt trên của khối thủy tinh?
A. B. C. D.
28.5.H Một lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất n = . Chiếu một tia tới, nằm trong tiết diện thẳng, vào một mặt bên với góc tới i1 = 450. Các góc r1; r2; i2 lần lượt nhận những giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 300; 300 và 450 B. 300; 450 và 300 C. 450; 300 và 300 D. Kết quả khác.
29.5.V Cho một hệ hai thấu kính L1 và L2 có cùng trục chính. L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 12cm. Thấu kính L2 đặt tại tiêu diện sau của L1. Trên trục chính, trước L1 đặt một điểm sáng S, cách L1 là 8cm. Độ tụ của thấu kính L2 có giá trị bao nhiêu để chùm sáng xuất phát từ S, sau khi đi qua hệ 2 thấu kính trở thành chùm sáng song song với trục chính.
A. D = -2,78 điốp. B. D = 2,5 điốp. C. D = 2,78 điốp. D. Kết quả khác.
30.6.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về máy ảnh?
A. Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu được một ảnh thật (nhỏ hơn vật) của vật cần chụp trên một phim ảnh.
B. Vật kính của máy ảnh có thể là một thấu kính hội tụ hoặc một hệ thấu kính có độ tụ dương.
C. Vật kính được lắp ở thành trước của buồng tối, còn phim được lắp sát ở thành đối diện bên trong buồng tối.
D. Vật kính của máy ảnh có thể là một hệ thấu kính có độ tụ âm.
31.6.B Kết luận nào sau đây là SAI khi so sánh mắt và máy ảnh?
A. Thủy tinh thể có vai trò giống như vật kính.
B. Con ngươi có vai trò giống như màn chắn có lỗ hở.
C. Giác mạc có vai trò giống như phim.
D. Ảnh thu được trên phim của máy ảnh và trên võng mạc của mắt có tính chất giống nhau.
32.6.H Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 50cm. Độ tụ của kính phải đeo (sát mắt) phải có giá trị nào để có thể đọc được vài dòng chữ nằm cách mắt là 30cm?
A. D = 4,86 dp. B. D = 2,86 dp. C. D = 1,3 dp D. Một giá trị khác.
33.6.V Một kính hiển vi gồm vật kính có tiêu cự 0,5cm, thị kính có tiêu cự 4cm đặt cách nhau một đoạn 20,5cm. Một người mắt không có tật, đặt mắt quan sát ở tiêu điểm ảnh của thị kính. Khi ngắm chừng ở điểm cực viễn, vật đặt cách vật kính một khoảng là:
A. 0,515625cm B. 5,15625cm C. 0,051562cm D. Một giá trị khác.
34.7.B Trong những ánh sáng sau đây, ánh sáng nào bị tán sắc khi qua lăng kính?
A. Anh sáng trắng. B. Anh sáng đỏ. C. Anh sáng vàng. D. Anh sáng tím.
35.7.H Trường hợp nào trong các trường hợp nêu sau đây, hai sóng ánh sáng là hai sóng kết hợp?
A. Hai sóng xuất phát từ hai nguồn kết hợp.
B. Hai sóng có cùng tần số, có độ lệch pha ở hai điểm xác định của sóng không đổi theo thời gian.
C. Hai sóng xuất phát từ một nguồn rồi cho truyền đi theo hai đường khác nhau.
D. A, B và C đều đúng.
36.7.H Trong thí nghiệm young về giao thoa ánh sáng đơn sắc: D = 2m; a = 1mm; = 0,6m. Vị trí vân tối bậc 4 là:
A. 1,2mm. B. 3,6mm. C. 4,2 mm. D. Một đáp số khác.
37.7.V Trong thí nghiệm young về GTAS, khoảng cách giữa hai khe là 0,9mm; khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn ảnh là 1,8m. Dùng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,400m đến 0,760m. Ở vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bứơc sóng , còn có những vân sáng của những ánh sáng đơn sắc sau đây:
A. 0,6m; 0,4m. B. 0,4m; 0,48m. C. 0,53m; 0,44m. D. Một đáp số khác.
38.7.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về phép phân tích bằng quang phổ?
A. Phép phân tích quang phổ là phép phân tích thành phần cấu tạo của các chất dựa vào việc nghiên cứu quang phổ của chúng.
B. Sử dụng phép phân tích quang phổ, có thể xác định được thành phần cấu tạo của các chất trong mẫu vật cần nghiên cứu.
C. Sử dụng phép phân tích quang phổ, có thể xác định được nhiệt độ của các chất.
D. Sử dụng phép phân tích quang phổ, người ta đã xác định được thành phần cấu tạo của Mặt trời.
39.7.B Thân thể con người ở nhiệt độ 370C phát ra bức xạ:
A. Tia Rơnghen B. Bức xạ nhìn thấy C. Tia hồng ngoại D. Tia tử ngoại.
40.8.H Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về động năng ban đầu cực đại của các electron quang điện?
A. Không phụ thuộc vào cường độ chùm sáng kích thích. B. Phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng kích thích.
C. Không phụ thuộc vào bản chất kim loại dùng làm katốt. D. Không phụ thuộc vào giá trị của hiệu điện thế hãm.
41.8.H Katot của một tế bào quang điện có công thoát electron bằng 3,55 eV. Người ta lần lượt chiếu vào katot này các bức xạ có bước sóng l1 = 0,39 mm và l2 = 0,27 mm. Với bức xạ nào thì hiện tượng quang điện xãy ra? Tính độ lớn của hiệu điện thế hãm trong trường hơp đó.
A. và 1,05V. B. và 0,05V. C. và 0,05V. D. và 1,05V.
42.8.V Chiếu bức xạ có bước sóng l = 0,533mm lên tấm kim loại có công thoát A = 3.10-19J. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào từ trường đều theo hướng vuông góc với các đường cảm ứng từ. Biết bán kính cực đại của qũy đạo của các electron là R = 22,75mm. Bỏ qua tương tác giữa các electron. Độ lớn cảm ứng từ B của từ trường là:
A. B = 2.10-4(T). B. B = 10-3(T). C. B = 2.10-5(T). D. B = 10-4(T).
43.8.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về pin quang điện?
A. Là một nguồn điện trong đó quang năng biến đổi trực tiếp thành điện năng.
B. Hoạt động dựa trên hiện tượng quang dẫn.
C. Bộ phận chính là một dung dịch axít và hai điện cực bằng kim loại.
D. Ứng dụng để chế tạo pin mặt trời lắp trên máy tính bỏ túi và vệ tinh nhân tạo.
44.8.B Các vạch trong dãy Banme thuộc vùng nào trong các vùng sau?
A. Vùng hồng ngoại. B. Vùng ánh sáng nhìn thấy.
C. Vùng tử ngoại. D. Một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy, một phần nằng trong vùng tử ngoại.
45.9.B Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về cấu tạo của nguyên tử?
A. Nguyên tử gồm một hạt nhân ở chính giữa và xung quanh là các electron .
B. Hạt nhân được cấu tạo từ các nuclon.
C. Có hai loại nuclon là prôtôn và nơtron.
D. Số nơtron trong hạt nhân bằng đúng số electrôn trong nguyên tử.
46.9.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về tia anpha?
A. Đi được tối đa 8cm trong không khí và không xuyên qua được một tấm thủy tinh mỏng.
B. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ điện, tia anpha bị lệch về phía bản âm của tụ điện.
C. Phóng ra từ hạt nhân với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.
D. Khi đi trong không khí, tia anpha làm iôn hóa không khí và mất dần năng lượng.
47.9.V Đồng vị pôlôni Po là chất phóng xạ a và biến đổi thành chì (Pb). Năng lượng tỏa ra trong phản ứng trên dưới dạng động năng của hạt a và hạt nhân chì. Giả thiết ban đầu hạt nhân pôlôni đứng yên. Cho khối lượng các hạt nhân: m(Po) = 209,9828u; m(He) = 4,0015u; m(Pb) = 205,9744u; 1u = 931. Động năng của hạt a và hạt chì có giá trị lần lượt là:
A. 1,2 MeV; 6,3 MeV. B. 1,2 MeV; 60,3 MeV. C. 0,12 MeV; 6,3 MeV. D. 6,3 MeV; 0,12 MeV.
48.9.H Bắn hạt a vào hạt nhân N thì được hạt nhân ôxy và proton sau phản ứng. Biết: ma = 4,0015u; mN = 13,9992u; mO = 16,9947u; mp = 1,0073u; 1u = 931 MeV/c2. Phản ứng là tỏa hay thu năng lượng và bằng bao nhiêu?
A. Tỏa 0,0013MeV. B. Thu 0,0013MeV. C. Tỏa 1,2103MeV. D. Thu 1,2103MeV.
49.9.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng?
A. Năng lượng tương ứng với độ hụt khối gọi là năng lượng liên kết.
B. Tỉ số giữa năng lượng liên kết và số khối A của một hạt nhân gọi là năng lượng liên kết riêng của hạt nhân đó. C. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững và ngược lại.
D. Trong vật lý hạt nhân, năng lượng của các hạt còn được đo bằng đơn vị eV hoặc MeV.
50.9.B Điều nào sau đây là SAI khi nói về sự phân hạch?
A. Là hiện tượng một hạt nhân loại rất nặng hấp thụ một nơtrôn rồi vỡ thành hai hạt nhân có số khối trung bình.
B. Thuộc loại phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng .
C. Sinh ra k = 1 nơtron.
D. Nơtrôn chậm dễ hấp thụ hơn các nơtrôn nhanh.
File đính kèm:
- de thi thu dai hoc 3.doc