Đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2008-2009 môn thi: Ngữ văn

Câu 1: 2 điểm

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án trả lời đúng nhất?

“(1) Đề tài tình mẹ con không mới, nhưng Chế Lan Viên đã làm mới cho nó một cách rất thông minh. (2)Hình tượng con cò trong ca dao đã hội nhập được cách nghĩ, cách nhìn của thời đại. (3)Tương ứng với sự đổi mới đề tài là thể loại. (4) Không nhất thiết cứ phải là ca dao mới diễn tả được nhịp điệu êm đềm của lòng yêu thương – một tình cảm vốn ít gập ghềnh gấp khúc (5)Đồng hành với sự đổi mới đề tài là bao nhiêu ý thơ, giọng thơ lúc thì thầm tâm sự, lúc đau đáu thiết tha, khi lại bồng bột dâng trào ”

(Ngữ văn 9- Từ tiếp nhận đến thực hành -Tập 2 -Trang 52 – Nhà xuất bản Giáo dục)

1) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A- Tự sự B- Miêu tả C- Nghị luận D- Biểu cảm.

2) Đoạn văn trên nói về tác phẩm nào?

A- Con cò B- Sang thu C- Ánh trăng D- Nói với con.

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2008-2009 môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs lê quý đôn TP hải dương - - - - - - - - - - - - - đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên - Năm học 2008-2009 Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 150 phút (Không kể giao đề) ( Đề thi gồm 1 trang) Câu 1: 2 điểm Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án trả lời đúng nhất? “(1) Đề tài tình mẹ con không mới, nhưng Chế Lan Viên đã làm mới cho nó một cách rất thông minh. (2)Hình tượng con cò trong ca dao đã hội nhập được cách nghĩ, cách nhìn của thời đại. (3)Tương ứng với sự đổi mới đề tài là thể loại. (4) Không nhất thiết cứ phải là ca dao mới diễn tả được nhịp điệu êm đềm của lòng yêu thương – một tình cảm vốn ít gập ghềnh gấp khúc… (5)Đồng hành với sự đổi mới đề tài là bao nhiêu ý thơ, giọng thơ lúc thì thầm tâm sự, lúc đau đáu thiết tha, khi lại bồng bột dâng trào…” (Ngữ văn 9- Từ tiếp nhận đến thực hành -Tập 2 -Trang 52 – Nhà xuất bản Giáo dục) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A- Tự sự B- Miêu tả C- Nghị luận D- Biểu cảm. Đoạn văn trên nói về tác phẩm nào ? Con cò B- Sang thu C- ánh trăng D- Nói với con. Câu văn: “Đề tài tình mẹ con không mới, nhưng Chế Lan Viên đã làm mới cho nó một cách rất thông minh ” là kiểu câu gì? Câu đơn C- Câu ghép chính phụ Câu ghép D- Câu ghép đẳng lập. Nhà thơ Chế Lan Viên đã xây dựng hình tượng con cò bằng bút pháp nghệ thuật gì? Nhân hoá C- ẩn dụ So sánh D- Hoán dụ. Một trong những đặc sắc nghệ thuật làm cho bài thơ của Chế Lan Viên gần với văn xuôi, và chính vì thế nó mang hơi hướng một bài ca (hoặc một lời ru) hiện đại? A- Nghệ thuật liên tưởng C- Sự thay đổi nhịp điệu B- Câu thơ giàu sức tạo hình D- Tính chất trữ tình. 6) Từ: “đổi mới” trong cụm từ “sự đổi mới” vốn thuộc từ loại nào? A- Danh từ B- Động từ C- Tính từ D- Lượng từ. 7) ở đây, từ “đổi mới” được dùng như từ loại nào? A- Danh từ B- Động từ C- Tính từ D- Phó từ 8) “Đôi cánh cò vốn nhỏ bé đã trở nên ấm áp mênh mông” – Lời nhận xét ấy dành cho câu thơ nào? A- Cánh cò mềm, mẹ đã sẵn tay nâng! B- Cánh cò ăn đêm, cánh cò xa tổ. C- Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi. D- Một con cò thôi - Con cò mẹ hát - Cũng là cuộc đời – Vỗ cánh qua nôi… Câu 2: 1 điểm Điền vào chỗ ….. những từ ngữ phù hợp: 1) Nhan đề “……” là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng tin yêu cuộc sống, đất nước, con người, cho ước nguyện dâng hiến trí tuệ và tâm hồn của nhà thơ … đối với cuộc đời nói chung. 2) Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là sự thống nhất giữa hai cảm hứng: Cảm hứng về…. và cảm hứng về..... . Câu 3: 2 điểm Viết về cảnh trời đất vào xuân ở đoạn trích: “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều – Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: “Từ cặp lục bát thứ nhất sang cặp lục bát thứ hai có sự biến đổi của mạch thơ; riêng cặp lục bát thứ hai đã thể hiện tài tình nghệ thuật “ thi trung hữu họa”. Em hãy viết đoạn văn nêu ý kiến của mình về nhận xét trên? Câu 4: 5 điểm Trong văn chương, có khi cùng một ý tưởng sáng tạo, nhưng cách thể hiện của mỗi tác giả lại khác nhau, điều đó tạo nên sự phong phú đa dạng của văn học. Em hãy làm rõ điều đó qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và tích chèo “Quan Âm Thị Kính” ? Hướng dẫn chấm thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn – Năm học 2008-2009 Câu 1: Đúng mỗi câu: 0,25 điểm. Tổng: 2 điểm. 1.C; 2.A; 3.D; 4.C; 5.C; 6.B; 7.A; 8.C Câu 2: Tổng: 1điểm. Mùa xuân nho nhỏ – 0,25 điểm; Thanh Hải – 0,25 điểm. Thiên nhiên – 0,25 điểm; Con người – 0,25 điểm. Câu 3: Bài viết trình bày dưới hình thức một đoạn văn, gồm các ý cụ thể như sau: - Đồng ý với nhận xét trên. ( 0,25 đ) * Sự biến đổi của mạch thơ trong cảnh đầu: + 2 câu đầu gợi dòng chảy thời gian bất tận, nhịp thơ êm xuôi:“Ngày xuân con én…ngoài sáu mươi”. Phân tích hình ảnh “chim én đưa thoi” vừa gợi mùa xuân, vừa ngụ ý mùa xuân qua nhanh (0,5đ) + 2 câu tiếp theo, mạch thơ dừng lại, mở ra một không gian mênh mông, không còn ranh giới giữa trời và đất: “ Cỏ non xanh tận chân trời…một vài bông hoa” (0,5 đ). * Nghệ thuật “Thi trung hữu họa” ở cặp thơ thứ hai: + Trời đất một màu xanh non tươi tốt của cỏ mùa xuân, làm nền cho cành lê trắng. Hai màu: xanh – trắng là những gam màu sáng tươi dịu mát, tôn nhau lên, màu trắng hoa lê làm cỏ như xanh hơn, và sắc trắng của hoa càng trở nên thanh khiết trên nền cỏ xanh mịn.( 0,25 đ) + Cách dùng từ “trắng điểm” (chứ không phải là điểm trắng) giúp ta nhận ra tín hiệu của mùa xuân ở vẻ đẹp ẩn chìm mà sống động của tạo vật vốn vô tri vô giác (0,25đ) -> khả năng rung động tinh tế của thi nhân trước cái đẹp của mùa xuân. (0,25 đ). (Tổng: 2 điểm. Không cho điểm tối đa những bài viết không trình bày dưới hình thức đoạn văn). Câu 4: - Kiểu bài: Nghị luận Chứng minh. - Phạm vi: 2 tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và tích chèo “Quan Âm Thị Kính” Bài làm gồm các ý chính sau: - Đồng ý với nhận xét trên. * Hai tác giả cùng một ý tưởng sáng tạo: (0,5đ) - Thể hiện bi kịch của người phụ nữ đức hạnh, tác giả dân gian và Nguyễn Dữ đều bày tỏ sự đồng cảm xót thương cho số phận bi thương oan trái của họ dưới chế độ phong kiến đầy rẫy bất công định kiến, qua đó lên tiếng bênh vực họ. - Hai tác giả cùng sáng tạo ra những chi tiết gây hiểu lầm để rồi dẫn đến bi kịch. * Cách thể hiện của 2 tác giả khác nhau: (1,5đ) - Chuyện người con gái Nam Xương và tích chèo Quan Âm Thị Kính là 2 tác phẩm không cùng thể loại (Văn tự sự và kịch hát dân gian). - Hai hình tượng trong 2 tác phẩm có nhiều nét tương đồng, được thể hiện trong những tình huống khác nhau : + 2 người phụ nữ đức hạnh đều chịu hàm oan, cả 2 chi tiết tình huống gây ra ngộ nhận cho chồng đều là những việc làm xuất phát từ tình yêu thương chồng tha thiết, vậy mà lại dẫn đến hiểu lầm đáng tiếc: Thị Kính cắt chiếc râu mọc ngược cho chồng trong lúc ngủ, còn Vũ Nương chỉ vào bóng mình trên vách nói với con đó là “cha Đản”. Hậu quả xảy ra ngay sau đó là hạnh phúc tình yêu, hạnh phúc gia đình tan vỡ. + Bi kịch của cả 2 người phụ nữ đều xảy ra trong hoàn cảnh gia đình 2 đôi vợ chồng không “môn đăng hộ đối”, 2 người phụ nữ đều thuộc tầng lớp nghèo hèn. - Từ đó, có thể thấy được sự phong phú đa dạng của văn chương và tài năng nghệ thuật cũng như tấm lòng của nhà văn với con người. * Bài làm mạch lạc, rõ ý, diễn đạt trôi chảy, phân tích chứng minh đầy đủ, sâu sắc: 5 điểm. Tuỳ bài hạ điểm phù hợp, bám sát vào thang điểm như trên. ---------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDe thi thu chuyen van 9 truong LQD HAI DUONG.doc