I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 : (2 điểm)
Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích “Ông già và biển cả” của nhà văn Ơ-nit Hê-minh-uê ?( Chỉ nêu, không phân tích, chứng minh)
Câu 2: (3 điểm)
“Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng”
(Lỗ Tấn)
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
II.PHẦN RIÊNG : (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau đây :
Câu 3.a :
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3.b:
Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong bài thơ”Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo .
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp thpt môn Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN : NGỮ VĂN
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1 : (2 điểm)
Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích “Ông già và biển cả” của nhà văn Ơ-nit Hê-minh-uê ?( Chỉ nêu, không phân tích, chứng minh)
Câu 2: (3 điểm)
“Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng”
(Lỗ Tấn)
Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
II.PHẦN RIÊNG : (5,0 điểm)
Thí sinh chọn một trong hai câu sau đây :
Câu 3.a :
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (SGK Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3.b:
Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong bài thơ”Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo .
----------------------HẾT---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM BỘ ĐỀ THAM KHẢO TNPT
MÔN NGỮ VĂN
I-PHẦN CHUNG:
-Câu 1: (2 điểm): HS có thể trình bày, diễn đạt nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý cơ bản sau:
+Cá kiếm là biểu tượng cho sức mạnh , vẻ đẹp kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên; vì vậy nó vừa là đối tượng chinh phục đồng thời vừa là bạn của con người.
+Cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị đồng thời cũng rất lớn lao, cao cả mà con người từng theo đuổi ít nhất một lần trong đời.
+Cá kiếm là biểu tượng của thành quả lao động, sáng tạo mà con người đạt được trải qua bao khó khăn, thử thách.
**Cách cho điểm:
-Cho ý đầu 1 điểm; 2 ý sau mỗi ý 0,5điểm.
-Nếu nêu cả 3 ý nhưng chỉ được một nửa yêu cầu hoặc mắc nhiều lỗi diễn đạt thì chỉ cho 1 điểm.
Câu 2 ( 3 điểm ):
a.Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng.
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày và diễn đạt quan điểm của mình theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích:
+Người lười biếng là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao động và làm việc.
+ Thành công là kết quả đạt được một cách mỹ mãn trong lĩnh vực nào đó mà con người theo đuổi .
èNhư vậy, Lỗ Tấn muốn nói : để thành công, người ta phải đổ mồ hôi, công sức, thời gian, trí tuệ, gian nan vất vả, thậm chí phải nếm trải những thất bại mới có được.
+Vì sao Lỗ Tấn nói “Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng”?
Vì con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa; là cả quá trình học tập, lao động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành. Không có một thành công, thành quả nào mà không phải đổi bằng mồ hôi , công sức.
-Suy nghĩ về vấn đề:
+ Câu nói của Lỗ Tấn là một chân lý, khẳng định được cái giá của sự thành công: bất cứ sự thành công nào cũng đổi bằng sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó.Lười biếng, ỉ lại, ngại khó ngại khổ sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa.
+Có những trường hợp thành công bằng con đường khác nhưng thành công đó sẽ không bền và không có ý nghĩa .
+Cần phê phán về thói lười biếng (trong công việc, học tập, lao động…)
+Mỗi người phải nắm vững chân lý này để xây dựng cho mình một phương hướng cụ thể nhằm đạt được những thành công trong cuộc sống
* Biểu điểm:
- Điểm 3: Đáp ứng tốt được những yêu cầu chính. Bố cục rõ ràng, hợp lí. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Có thể còn mắc vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu chính. Lỗi chính tả và diễn đạt không nhiều lắm.
- Điểm 1: Bài viết dưới mức trung bình. Lập luận chưa chặt chẽ còn nhiều lúng túng. Lỗi chính tả và diễn đạt nhiều.
- Điểm 0: Viết chiếu lệ hoặc viết mà nội dung không liên quan gì đến yêu cầu của đề bài.
* Lưu ý: Cần trân trọng những lí giải riêng của các em, nếu lí giải ấy hợp lí, chặt chẽ có sức thuyết phục.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm):
-Câu 3a:
Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi: phân tích được vẻ đẹp của nhân vật trong một tác phẩm.
-Kết cấu chặt chẽ,bố cục khoa học, diễn đạt mạch lạc, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà nu và nhân vật Tnú trong tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận
- Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí:
+ Khi tiếp tế cho cán bộ: dù giặc giết bà Nhan, anh Xút nhưng Tnú (lúc bấy giờ còn nhỏ) không sợ. Tnú vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ.
+ Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu đến chảy máu.
+ Khi đi liên lạc không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, không lội chỗ nước êm mà “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như con cá kình”. Bởi theo Tnú những chỗ nguy hiểm giặc “không ngờ” đến. Bị giặc phục kích bắt, Tnú nuốt luôn thư vào bụng và quyết không khai .
- Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng
+ Tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm.
+ Trung thành tuyệt đối với cách mạng : khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết : “người cộng sản không thèm kêu van”.
- Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận
+ Tnú là một người sống rất nghĩa tình : trong tình yêu thương với vợ con; trong nghĩa tình với quê hương, bản làng...
+ Lòng căm thù ở Tnú mang đậm chất Tây Nguyên: Tnú mang trong tim ba mối thù : Thù của bản thân; Thù của gia đình; Thù của buôn làng
- Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời
+Bàn tay trung thực, bàn tay nghĩa tình (khi học chữ, khi ôm vợ con ..)
+ Bàn tay là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm hận sôi trào (bàn tay bị kẻ thù đốt cháy)
+Đó cũng là bàn tay trừng phạt, bàn tay trả thù (bàn tay chiến đấu bóp chết kẻ thù).
- Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”.
+ Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân Strá khi chưa giác ngộ chân lý (bà Nhan, anh Xút).
+ Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xôman đã cầm vũ khí đứng lên. Cuộc đời bi tráng của Tnú là sự chứng minh cho chân lí : phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng.
+ Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu tranh đến với cách mạng của làng Xôman nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung.
Đánh giá chung về nhân vật và giá trị của tác phẩm.
-Câu 3b:
a-Yêu cầu về kỹ năng:
+Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ, khai thác vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trên các phương diện.
+Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b-Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày, diễn đạt nhiều cách khác nhau song cần làm rõ những ý cơ bản sau:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhấn mạnh vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong bài thơ.
-Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca :
+Vẻ đẹp của một chiến sĩ đấu tranh cho tự do, công lý, cho cách tân của nghệ thuật.
+Vẻ đẹp của một nghệ sĩ tài năng gắn với tiếng đàn ghi-ta trong tình yêu tự do, yêu thiên nhiên, yêu quê hương, xứ sở, yêu đất nước Tây Ban Nha .
+Vẻ đẹp thể hiện ngay cả ở cái chết bi tráng , cái chết làm kinh hoàng cả đất nước Tây Ban Nha.
+Vẻ đẹp bất tử của Lor-ca cùng tiếng đàn : không thể chôn vùi tiếng đàn, không thể chôn vùi nghệ thuật, tiếng đàn vẫn lan tỏa, bất tử…
-Những thủ pháp nghệ thuật:
+Bút pháp hiện đại với những vần thơ tượng trưng , siêu thực qua những hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng.
+Hình tượng tiếng đàn song song với hình tượng Lor-ca xuyên suốt bài thơ…
+Bài thơ giàu nhạc tính với nghệ thuật trùng điệp, ngắt nhịp tự do, chuỗi âm thanh li la li la vang vọng.
-Đánh giá : Thanh Thảo thành công khi khắc họa vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca .Hình tượng Lor-ca bừng sáng vẻ đẹp người chiến sĩ đấu tranh cho tự do và người nghệ sĩ trên con đường cách tân nghệ thuật .Qua đó thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của Thanh Thảo đối với nhà thơ- người chiến sĩ Tây Ban Nha giàu khát vọng cao đẹp.
** Biểu điểm chung (câu 3a và 3b):
- Điểm 5: Đáp ứng tốt những yêu cầu chính. Bố cục rõ ràng, hợp lí. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Có thể còn mắc vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản đáp ứng những yêu cầu chính. Lỗi chính tả và diễn đạt không nhiều lắm.
- Điểm 2-1: Bài viết dưới trung bình, Lập luận chưa chặt chẽ, còn nhiều lúng túng. Lỗi chính tả và diễn đạt quá nhiều.
- Điểm 0: Viết chiếu lệ, hoặc viết mà nội dung không liên quan gì đến yêu cầu của đề bài .
**Lưu ý:
Cần khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cách lý giải riêng mà vẫn hợp lý , thuyết phục ./.
File đính kèm:
- VAN 12 DE 3 THI THU TN 2013.doc