Câu 1: Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích
A. sựhình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
B. nguyên nhân phát sinh biến dịvà cơchếdi truyền các biến dị.
C. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật.
D. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng.
Câu 2:Trong kĩthuật cấy gen, thao tác cắt tách đoạn ADN được thực hiện nhờenzim
A. restrictaza. B. ADN- pôlimeraza. C. ligaza. D. ARN - pôlimeraza.
Câu 3:Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tốxã hội đóng vai trò
chủ đạo
A. từgiai đoạn người cổtrở đi. B. từgiai đoạn vượn người hoá thạch trở đi.
C. từgiai đoạn người tối cổtrở đi. D. trong giai đoạn vượn người hoá thạch
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông - Môn thi: Sinh học - Bổ túc - Mã đề thi 854, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1/4 - Mã đề thi 854
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2008
Môn thi: SINH HỌC - Bổ túc
Thời gian làm bài: 60 phút.
Mã đề thi 854
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:.............................................................................
..
Câu 1: Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích
A. sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật.
B. nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C. nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật.
D. nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng.
Câu 2: Trong kĩ thuật cấy gen, thao tác cắt tách đoạn ADN được thực hiện nhờ enzim
A. restrictaza. B. ADN- pôlimeraza. C. ligaza. D. ARN - pôlimeraza.
Câu 3: Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò
chủ đạo
A. từ giai đoạn người cổ trở đi. B. từ giai đoạn vượn người hoá thạch trở đi.
C. từ giai đoạn người tối cổ trở đi. D. trong giai đoạn vượn người hoá thạch.
Câu 4: Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở
A. thế hệ F1. B. thế hệ F2. C. tất cả các thế hệ. D. thế hệ F3.
Câu 5: Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có
A. ba nhiễm sắc thể 21. B. ba nhiễm sắc thể 23.
C. ba nhiễm sắc thể 15. D. ba nhiễm sắc thể 16.
Câu 6: Theo quan niệm hiện đại, nguồn nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến và biến dị xác định. B. đột biến và biến dị tổ hợp.
C. biến dị xác định. D. thường biến.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây là thích nghi kiểu hình?
A. Một loài sâu ăn lá có màu xanh lục ngay từ khi mới sinh ra.
B. Con tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
C. Con bọ lá có cánh giống lá cây.
D. Con bọ que có thân và các chi giống cái que.
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về trẻ đồng sinh?
A. Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về kiểu gen.
B. Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ một hợp tử.
C. Trẻ đồng sinh cùng trứng luôn luôn cùng giới tính.
D. Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác giới tính hoặc cùng giới tính.
Câu 9: Đột biến gen phụ thuộc vào
A. số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
B. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
C. số lượng cá thể trong quần thể.
D. số lượng cá thể trong quần thể và số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
Câu 10: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến gen?
A. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 11: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương
đối của alen A và alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,8; a = 0,2. B. A = 0,2; a = 0,8. C. A = 0,3; a = 0,7. D. A = 0,4; a = 0,6.
Trang 2/4 - Mã đề thi 854
Câu 12: Phép lai nào sau đây là phép lai kinh tế?
A. Bò Hônsten Hà Lan giao phối với nhau.
B. Bò vàng Thanh Hoá giao phối với nhau.
C. Bò vàng Thanh Hoá giao phối với bò Hônsten Hà Lan.
D. Lợn Ỉ Móng Cái giao phối với nhau.
Câu 13: Khâu đầu tiên trong kĩ thuật cấy gen là
A. tách ADN nhiễm sắc thể ra khỏi tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
B. cắt ADN của tế bào cho và ADN của plasmit ở những điểm xác định.
C. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
D. nối đoạn gen cần ghép vào plasmit, tạo nên ADN tái tổ hợp.
Câu 14: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ưu thế lai?
A. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết. B. Giao phối cận huyết ở động vật.
C. Lai khác dòng. D. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
Câu 15: Theo quan niệm hiện đại, trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố sinh học đóng vai
trò chủ đạo trong giai đoạn
A. người cổ đại. B. người vượn.
C. người hiện đại. D. vượn người hoá thạch.
Câu 16: Trong giảm phân hình thành giao tử, nếu phát sinh đột biến gen thì tên gọi dạng đột biến đó
là
A. đột biến tiền phôi. B. đột biến giao tử.
C. đột biến xôma. D. đột biến xôma và đột biến tiền phôi.
Câu 17: Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta chia
lịch sử sự sống thành các đại theo thứ tự:
A. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh và đại Tân sinh.
B. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
C. đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
D. đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về các cơ chế cách li?
A. Cách li địa lí và cách li sinh thái kéo dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và cách li di truyền, đánh
dấu sự xuất hiện của loài mới.
B. Có các dạng cách li: cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền.
C. Các cơ chế cách li là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá.
D. Sự cách li ngăn ngừa giao phối tự do nhờ đó củng cố, tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong
quần thể gốc.
Câu 19: Trong chọn giống vật nuôi, để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó, người ta dùng
phương pháp
A. lai khác thứ. B. lai khác dòng.
C. lai khác loài. D. giao phối cận huyết.
Câu 20: Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến
A. lặp đoạn nhiễm sắc thể 20. B. mất đoạn nhiễm sắc thể 21.
C. mất đoạn nhiễm sắc thể 23. D. lặp đoạn nhiễm sắc thể 23.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến?
A. Thường biến là loại biến dị di truyền qua sinh sản hữu tính.
B. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình
phát triển cá thể.
C. Thường biến là loại biến dị không di truyền qua sinh sản hữu tính.
D. Thường biến là loại biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định.
Trang 3/4 - Mã đề thi 854
Câu 22: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự chi
phối của
A. biến dị, di truyền.
B. quá trình đột biến, quá trình giao phối và các cơ chế cách li.
C. quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. quá trình đột biến, quá trình giao phối và sự phân li tính trạng.
Câu 23: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen (đột biến không
liên quan đến bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)?
A. Mất một số cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Mất một cặp nuclêôtit. D. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thể đa bội?
A. Thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
B. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng là một bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n.
C. Trong thể đa bội, bộ nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng có số lượng nhiễm sắc thể là 2n + 2.
D. Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đa bội lẻ.
Câu 25: Quan niệm nào sau đây có trong học thuyết của Lamac?
A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá
trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
B. Biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ theo những hướng không xác
định là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá.
C. Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử
tương đối ngắn, có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
D. Những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động
vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
Câu 26: Tiến hóa lớn là quá trình hình thành
A. các cá thể thích nghi nhất. B. nòi mới.
C. loài mới. D. các nhóm phân loại trên loài.
Câu 27: Trong lai tế bào sinh dưỡng, một trong các phương pháp để tăng tỉ lệ kết thành tế bào lai,
người ta thả vào môi trường nuôi dưỡng
A. các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính. B. các hoocmôn phù hợp.
C. các enzim phù hợp. D. dung dịch cônsixin.
Câu 28: Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của
quá trình tiến hoá?
A. Đột biến gen. B. Biến dị xác định. C. Biến dị tổ hợp. D. Thường biến.
Câu 29: Trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí là nhân tố
A. tạo ra các biến dị tổ hợp.
B. trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
C. chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
D. không có vai trò gì đối với quá trình chọn lọc kiểu gen.
Câu 30: Tế bào sinh dưỡng của một cơ thể bị đột biến có số lượng nhiễm sắc thể là 2n - 1. Tên gọi
của thể đột biến này là
A. thể tam bội. B. thể khuyết nhiễm. C. thể ba nhiễm. D. thể một nhiễm.
Câu 31: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
Câu 32: Theo Kimura, nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử là
A. sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự
nhiên.
B. quá trình tích luỹ các đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
C. sự đào thải các đột biến có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Trang 4/4 - Mã đề thi 854
Câu 33: Một trong những vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hoá là
A. định hướng quá trình tiến hoá.
B. thúc đẩy sự phân li tính trạng.
C. tạo nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.
D. tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
Câu 34: Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có kiểu gen Aa. Sau 5 thế hệ tự thụ phấn, tính
theo lí thuyết thì tỉ lệ thể đồng hợp (AA và aa) trong quần thể là
A. 1 - (1/2)5. B. 1/5. C. (1/4)5. D. (1/2)5.
Câu 35: Nguyên nhân gây bệnh máu khó đông ở người đã được phát hiện nhờ phương pháp
A. nghiên cứu phả hệ.
B. nghiên cứu tế bào.
C. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
D. nghiên cứu trẻ đồng sinh và nghiên cứu tế bào.
Câu 36: Lai xa là phép lai giữa
A. hai hoặc nhiều thứ có nguồn gen khác nhau.
B. các dạng bố mẹ thuộc hai giống thuần chủng khác nhau.
C. các dạng bố mẹ thuộc hai loài khác nhau hoặc thuộc các chi, các họ khác nhau.
D. một giống cao sản với một giống địa phương có năng suất thấp thuộc cùng một loài.
Câu 37: Trong kỹ thuật cấy gen, người ta thường sử dụng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận vì E.coli
A. có cấu trúc đơn giản. B. chưa có nhân chính thức.
C. dễ nuôi cấy, sinh sản rất nhanh. D. có rất nhiều trong tự nhiên.
Câu 38: Nhân tố qui định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể là
A. quá trình giao phối. B. chọn lọc tự nhiên. C. các cơ chế cách li. D. quá trình đột biến.
Câu 39: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể trong
thể tứ nhiễm (2n + 2) của loài này là
A. 22. B. 48. C. 28. D. 26.
Câu 40: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống trên Quả Đất, trong giai đoạn tiến hoá hoá
học có sự
A. hình thành các cơ thể sống đầu tiên từ các chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
B. tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức sinh học.
C. hình thành mầm sống đầu tiên từ chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
D. tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hoá học.
-----------------------------------------------
----------------------------------------------------- HẾT ----------
File đính kèm:
- DeCtSinhBt_M854.pdf