Đề thi trắc nghiệm Cuộc thi Vật lý Việt Nam Cup

A. Lời giớithiệu

1. Cộng đồngVậtLý Việt Nam – Physics Vi etnam Communi t y

2. Cuộc thi VậtLý Việt Nam Cup(VLVNC)

B. Đề thi VLVNCnăm 2006

1. Tuần 1 : HàNội Amsterdam vs. ChuyênLýTổngHợp

2. Tuần 2: QuốcHọc Huế vs. ChuyênBắc Giang

3. Tuần 3: Chuyên Yên Bái vs. ChuyênThái Nguyên

4. Tuần 3: Ứng Hòa B HàTây vs. Chuyên Quảng Trị

5. Tuần 5: Chuyên QuảngBình vs. Lê Quý Đôn ĐàNẵng

6. Tuần 6: Tuần thi tổnghợp

7:Tuần 7:Lục NamBắc Gi ang vs. Thủ Khoa Nghĩa An Gi ang

8:Tuần 8 : Lê Quý Đôn Khánh Hòa vs. Hiệp Hòa 1Bắc Gi ang

9. Tứkết 1 : LQĐ Khánh Hòa v. HàNội Amsterdam

10. Tứkết 2: ChuyênThái Nguyên vs. QuốcHọc Huế

11. Tứkết 3: ChuyênLýTổngHợp vs. Chuyên QuảngBình

12. Tứkết 4:Lục NamBắc Gi ang vs. Chuyên QuảngTrị

13. Bánkết 1 : HàNội Amsterdam vs. Chuyên QuảngTrị

14. Bánkết 2 : ChuyênLýTổngHợp vs. QuốcHọc Huế

15. Chungkết : HàNội Amsterdam vs. ChuyênLýTổngHợp

C. Đề thi VLVNC 2007

0. Tuần Demo trắc nghiệm

1. Tuần 1 : Chuyên QuảngBình vs. PhổThôngNăng Khiếu HCM

2. Tuần 2: Nguyễn ứcCảnhThái Bình vs. Lê Quý ĐônBình ịnh

3. Tuần 3: ồng Xoài Bình Phước vs. Lê Quý Đôn HàTây

4. Tuần 4: HàNội Amsterdam vs. Chuyên LýTổngHợp

5. Tuần 5: Chuyên Hà Nam vs. ChuyênTháiBình

6. Tuần 6: DuyTân Phú Yên vs. LêHồng Phong HCM

7. Tuần 7. ĐôLương 1 Nghệ An vs. LamSơnThanh Hóa

8. Tuần Pl ayofftứkết

9. Tứkết 1. PhổThôngNăng Khiếu HCM vs. Lê Quý ĐônBình ịnh

10. Tứkết 2. HàNội Amsterdam vs. Lê Quý Đôn HàTây

11. Tứkết 3. ChuyênTháiBình vs. Chuyên Hà Nam

12. Tứkết 4. ĐôLương 1 Nghệ An vs. LêHồng Phong HCM

13. Bánkết 1. Lê Quý Đôn HàTây vs. Lê Quý ĐônBình ịnh

14. Bánkết 2. ChuyênTháiBình vs. LêHồng Phong HCM

15. Chungkết . Lê Quý Đôn HàTây vs. LêHồng Phong HCM

D. Đáp án

pdf110 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề thi trắc nghiệm Cuộc thi Vật lý Việt Nam Cup, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi trắc nghiệm Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup A. Lời giới thiệu 1. Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community 2. Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup (VLVNC) B. Đề thi VLVNC năm 2006 1. Tuần 1 : Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp 2. Tuần 2: Quốc Học Huế vs. Chuyên Bắc Giang 3. Tuần 3: Chuyên Yên Bái vs. Chuyên Thái Nguyên 4. Tuần 3: Ứng Hòa B Hà Tây vs. Chuyên Quảng Trị 5. Tuần 5: Chuyên Quảng Bình vs. Lê Quý Đôn Đà Nẵng 6. Tuần 6: Tuần thi tổng hợp 7: Tuần 7: Lục Nam Bắc Giang vs. Thủ Khoa Nghĩa An Giang 8: Tuần 8 : Lê Quý Đôn Khánh Hòa vs. Hiệp Hòa 1 Bắc Giang 9. Tứ kết 1 : LQĐ Khánh Hòa v. Hà Nội Amsterdam 10. Tứ kết 2: Chuyên Thái Nguyên vs. Quốc Học Huế 11. Tứ kết 3: Chuyên Lý Tổng Hợp vs. Chuyên Quảng Bình 12. Tứ kết 4: Lục Nam Bắc Giang vs. Chuyên Quảng Trị 13. Bán kết 1 : Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Quảng Trị 14. Bán kết 2 : Chuyên Lý Tổng Hợp vs. Quốc Học Huế 15. Chung kết : Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp C. Đề thi VLVNC 2007 0. Tuần Demo trắc nghiệm 1. Tuần 1 : Chuyên Quảng Bình vs. Phổ Thông Năng Khiếu HCM 2. Tuần 2: Nguyễn Đức Cảnh Thái Bình vs. Lê Quý Đôn Bình Định 3. Tuần 3: Đồng Xoài Bình Phước vs. Lê Quý Đôn Hà Tây 4. Tuần 4: Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp 5. Tuần 5: Chuyên Hà Nam vs. Chuyên Thái Bình 6. Tuần 6: Duy Tân Phú Yên vs. Lê Hồng Phong HCM 7. Tuần 7. Đô Lương 1 Nghệ An vs. Lam Sơn Thanh Hóa 8. Tuần Playoff tứ kết 9. Tứ kết 1. Phổ Thông Năng Khiếu HCM vs. Lê Quý Đôn Bình Định 10. Tứ kết 2. Hà Nội Amsterdam vs. Lê Quý Đôn Hà Tây 11. Tứ kết 3. Chuyên Thái Bình vs. Chuyên Hà Nam 12. Tứ kết 4. Đô Lương 1 Nghệ An vs. Lê Hồng Phong HCM 13. Bán kết 1. Lê Quý Đôn Hà Tây vs. Lê Quý Đôn Bình Định 14. Bán kết 2. Chuyên Thái Bình vs. Lê Hồng Phong HCM 15. Chung kết . Lê Quý Đôn Hà Tây vs. Lê Hồng Phong HCM D. Đáp án E. Lời cảm ơn A. Lời giới thiệu 1. “ Vatlyvietnam”(1) – Những bước đi đầu tiên của cộng đồng Vật Lý ảo Việt Nam …được nhen nhóm từ diễn đàn PhysicsVn của một nhóm sinh viên học Vật Lý, sau gần bốn năm, “Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community” đã dần trở thành nơi liên kết những bạn trẻ yêu vật lý, học vật lý, làm vật lý… Sự ra đời … Câu chuyện bắt đầu từ một nhóm học sinh sinh viên của trường Đại học Khoa học Tự nhiên, với ý định tạo ra một nơi trao đổi và thảo luận về vật lý khi thành lập diễn đàn PhysicsVn vào cuối năm 2002. Chỉ trong một thời gian ngắn, diễn đàn vật lý đầu tiên của Việt Nam này đã thu hút được đông đảo thành viên là các bạn đang học vật lý trong nước, các du học sinh và một số nhà nghiên cứu trẻ tuổi. Những chủ đề tranh luận được đưa ra khi ấy có khi chỉ là một vài bài toán vật lý đại cương, rồi đến nghịch lý EPR trong cơ học lượng tử, cho tới cả những vấn đề mới mẻ nhất của vật lý học như máy tính lượng tử, lý thuyết dây và công nghệ vật liệu. Có lẽ chính không khí tranh luận sôi nổi, sự tham gia nhiệt tình, vô tư của các bạn học sinh và sinh viên trong những ngày đầu khó khăn chập chững đã là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của một diễn đàn non trẻ: diễn đàn vật lý đầu tiên và cũng là diễn đàn khoa học chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam (2) Nhưng không chỉ dừng lại ở một diễn đàn trao đổi vật lý - một diễn đàn của những người có một niềm đam mề chung - những người làm PhysicsVn ngày ấy còn ấp ủ hi vọng xây dựng nên một cộng đồng Vật Lý ảo Việt Nam. Và chẳng biết từ lúc nào, ý tưởng về một “Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community” đã dần được hình thành ... và phát triển ... Việc chuyển hướng phát triển của PhysicsVn từ diễn đàn sang một tổ chức cộng đồng khoa học ảo được đánh dấu trước tiên bằng sự kiện đổi tên miền từ PhysicsVn thành Vatlyvietnam và cho ra đời trang chủ - bộ mặt - đưa tin tức, bài viết cùng với các hoạt động vật lý. Những bài viết của Vatlyvietnam được lấy và dịch chủ yếu từ các tạp chí khoa học nổi tiếng trên thế giới như Physics Today, PhysicsWeb, American Scientific và những tạp chí tiếng Việt uy tín như Vật Lý Ngày Nay, Tia Sáng… Chỉ với một đội ngũ biên tập viên ít ỏi, “trái tay” và nhận lương “tinh thần” cùng “đam mê”, việc đảm bảo một số lượng dịch và sưu tầm bài viết cũng như đưa tin đều đặn có thể xem là một thành công không nhỏ của Vatlyvietnam. Bên cạnh việc đăng bài cùng tin tức, không thể không nhắc đến những hoạt động và phong trào vật lý được phát động bởi Vatlyvietnam. Chỉ trong một thời gian ngắn, Vatlyvietnam đã tổ chức và hợp tác rất nhiều hoạt động vật lý được đông đảo các bạn yêu và học vật lý tham gia hưởng ứng như thành lập nhóm dịch sách PhysicVn Team cùng với cuốn sách đầu tiên được đặt hàng bởi Nhà xuất bản Trẻ, thành lập Câu lạc bộ Thiên Văn học với nhiều buổi sinh hoạt học và quan sát bầu trời , phối hợp tổ chức cuộc thi Khám phá Thiên Văn, Vật Lý Vui (3), PhysicsVn E-Olympiad… Đặc biệt, cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup đã tổ chức được 2 năm, là cuộc thi vật lý online đầu tiên giữa các trường phổ thông trong cả nước và thu hút được sự nhiệt tình của hầu như tất cả các trường phổ thông có phong trào vật lý mạnh như khối Chuyên Lý Đại học Khoa học Tự Nhiên, Chuyên Lý Hà Nội – Amsterdam, Quốc học Huế, Lê Quí Đôn (Quảng Trị), Lê Quý Đôn Bình Định, Lê Hồng Phong HCM… cùng với triển vọng và những dự định ấp ủ. Có thể nói, được nhen nhóm từ diễn đàn PhysicsVn của một nhóm sinh viên học Vật Lý, sau gần bốn năm, “Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community” đã dần trở thành nơi liên kết những bạn trẻ yêu vật lý, học vật lý và làm vật lý. Là một cộng đồng ảo, nó đã đáp ứng tốt được nhu cầu phục vụ với đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên có chung niềm đam mê bộ môn khoa học nghiên cứu và tìm hiểu bàn chất của tự nhiên này. Dự định sắp tới của Vatlyvietnam là tạo ra một trang web mà như một quản trị mạng của họ nói: đó sẽ là địa chỉ “vật lý cho tất cả mọi người”. Mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng việc đổi hướng nội dung các bài và tin tức trên trang chủ để tiếp cận với đối tượng không chỉ là những người học và yêu vật lý mà còn cả những độc giả có rất ít kiến thức về vật lý nhưng quan tâm tới khoa học và muốn tìm hiểu tin tức, bài viết dưới dạng “phổ cập kiến thức khoa học”. Tìm được chỗ đứng trong học sinh, sinh viên và những nhà khoa học trẻ tuổi, Vatlyvietnam giờ đây chỉ còn thiếu một chút sự quan tâm của những nhà vật lý thực sự - những người đang chèo lái con thuyền vật lý nước nhà - dành cho cộng đồng vật lý trẻ tuổi; và do đó một trong những hoạt động sẽ được Vatlyvietnam tổ chức trong tương lai là Giao lưu và gặp với những nhà khoa học. Đây sẽ là cầu nối giữa các thế hệ làm nghiên cứu, giữa những người yêu khoa học và những người làm khoa học và cũng chính là góp phần thực hiện cho mục tiêu “vật lý cho tất cả mọi người” mà Vatlyvietnam hướng tới. Và ấp ủ lớn nhất của Vatlyvietnam mà nói ra có vẻ hơi xa vời: một địa chỉ gặp gỡ giữa những nhà nghiên cứu và những nhà sản xuất, giữa những người đề xuất công nghệ và những người tìm công nghệ… Điều đó có viễn tưởng quá không ? Liệu một cộng đồng “ảo” có thể làm được một việc “thật” đến như thế không ? Vật Lý liệu có thể có ý nghĩa trong cuộc sống đến thế ? Chúng ta có quyền mơ mộng, bởi thật đơn giản, chúng ta là những nhà vật lý… Xin khép lại bài viết giới thiệu về “cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community” bằng một trích đoạn trong bức thư ngỏ mà Vatlyvietnam gửi tới các bạn yêu và làm vật lý trong cả nước: “ …..Trong khi ở các lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ đều có những cộng đồng lớn mạnh và vững chắc thì đáng buồn thay, mỗi người làm công tác vật lý đều rất cô độc. Khi có khó khăn, không biết kêu gọi sự hỗ trợ từ đâu; khi có thành công cũng không biết phải chia sẻ cùng ai. Qua đó mới thấy việc thành lập một cộng đồng những người công tác trong ngành vật lý, và mở rộng ra là những người yêu thích vật lý là cần thiết biết bao. Xuất phát từ thực trang như vậy, chúng tôi, những người bạn cùng sở thích vật lý, quen biết với nhau từ diễn đàn điện tử Physicsvn quyết định cùng chung sức với nhau và kêu gọi sự chung sức của mọi người để cùng xây dựng nên một cộng đồng chung cho chúng ta – cộng đồng của những người Việt Nam yêu thích vật lý, và làm Vật Lý – nền tảng cho vật lý Việt Nam phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng sánh vai cùng bạn bè quốc tế: Cộng đồng “ Vật Lý Việt Nam” Hy vọng rằng các bạn sẽ cùng chia sẻ quyết tâm, mơ ước và đam mê cùng với chúng tôi và tham gia vào xây dựng “Vật Lý Việt Nam” “ (Trích “thư ngỏ” của vatlyvietnam) Nguyễn Hải Sơn Sinh viên trường Đại học Sư Phạm Paris (École Normale Supérieure de Paris) Thành viên ban quản trị “Cộng đồng Vật Lý Việt Nam – Physics Vietnam Community” ----------------------------- 2. Cuộc thi Vật Lý Việt Nam Cup (VLVNC) Bạn là học sinh, sinh viên được tiếp xúc với internet hàng ngày, hàng tuần, chắc các bạn đều đã nghe đến các cuộc thi được tổ chức trên mạng, như cuộc thi vật lý vui của diễn đàn olympiad.net, cuộc thi giải toán VMEO của diendantoanhoc.net hay cuộc thi khám phá thiên văn do diễn đàn Vật lý Việt nam và diễn đàn olympiad đồng tổ chức. Các cuộc thi đó, với tinh thần vừa học vừa chơi, đã mang đến cho các bạn nhiều điều thú vị. Các bạn đã được gặp gỡ, giao lưu với nhiều bạn trẻ khác trong cũng như ngoài nước. Song có một điều mà các cuộc thi trên vẫn chưa làm được, đó là các cuộc thi này vẫn chỉ mang tính cá nhân, chưa thực sự kết hợp được sức mạnh tập thể. Đây chính là kinh nghiệm để diễn đàn vật lý bàn thảo và xây dựng một mô hình cuộc thi online mới. Vật lý Việt Nam Cup chính là một mô hình được giới thiệu. Nơi mà bạn có thể vừa thể hiện tính kỹ thuật cá nhân, thông qua phần thi trắc nghiệm trực tuyến 1-1 trên yahoo messeger, vừa kết hợp được tinh thần và sức mạnh tập thể, thông qua phần giải bài tập theo tuần trên diễn đàn. Kết quả của cả hai phần thi trắc nghiệm và giải bài tập sẽ đánh giá đúng mực trình độ và kiến thức của các đội. Các bạn, sẽ chính là những người thay mặt toàn thể trường mình, thi đấu với các trường bạn trong cả nước, với tình thần học hỏi và giao lưu, nhưng cũng không thiếu phần quyết liệt và căng thẳng. Chiến thắng sẽ thuộc về tập thể tài năng và đoàn kết nhất. Chú thích: (1): www.vatlyvietnam.org (2): Hiện nay đã có Diễn đàn Toán học, Diễn đàn Sinh học và Diễn đàn Hóa học Việt Nam (3): Cuộc thi Khám Phá Thiên Văn và Vật Lý Vui được phối hợp tổ chức bởi Vatlyvietnam và diễn đàn Olympia Đề thi trắc nghiệm, trận 1 – VLVN CUP 2006 Hà Nội Amsterdam vs. Chuyên Lý Tổng Hợp Alligator, Bunhia,Vatly Câu 1 Một vật ở trạng thái cân bằng khi tổng hợp lực ( forces) của nó bằng 0 . Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 2 Một quả bóng tennis được đặt trên đỉnh một quả bóng đá , và cùng được thả xuống đất. Quả bóng đá chạm đất với vận tốc V, hỏi vận tốc lớn nhất mà quả bóng tennis bật lại từ quả bóng đá là bao nhiêu ? A. V B. 2V C. 3V D. 4V E. 5V Câu 3 Một chiếc máy khoan có lực xoắn là 3Nm khi quay 100 vòng / phút . Hỏi công suất tối thiểu của máy đó bằng bao nhiêu ? A. 3000 W B. 300 W C. 30 W D. 3 W Câu 4: Hiện tượng cực quang aurora chỉ có thể quan sát được tại : A. Bắc cực của trái đất B. Nam cực của trái đất C. Đường xích đạo D. Gần vị trí cực từ của bất kỳ thiên thể nào có khí quyển E. Tại vị trí gần cực từ của bất kỳ thiên thể nào. Câu 5 Trong các máy gia tốc lớn dùng để gia tốc các chùm ion, hoặc các chùm electron tới các năng lượng rất cao, các chùm hạt cuối cùng với năng lượng rất cao này sẽ có nhiệt độ : A. Rất cao bởi vì năng lượng của chùm là rất cao B. Chỉ có nhiệt độ cao cỡ nhiệt độ ban đầu C. Cả 2 đều đúng Câu 6 Nếu máy bay đang bay trên cao mà bị sét đánh thì : A. Sẽ có một cường độ dòng điện lớn chạy vào trong máy bay. B. Không hề gì vì máy bay rất kín nên không thể lọt vào được C. Không hề gì vì cường độ dòng điện trong lòng một vấn dẫn kín sẽ bằng 0 . Câu 7 Sóng âm là sóng dọc : A. Luôn đúng B. Luôn sai C. Tuỳ vào môi trường Câu 8: Một mạch điện có trở thuần R dài L với hiệu điện thế V ở hai đầu .Khi có ion đập vào nó ở một điểm trên trở thuận R thì lập tức ở 2 đầu sẽ có 2 tín hiệu V1 và V2 . Bằng cách đo hai tín hiệu này người ta có thể biết được vị trí tương đối nơi hạt ion đập vào điện trở thuần R. Nếu V1 = 3V2 thì : A. Hạt tới vị trí cách đầu 1 : L/3 B. Hạt tới vị trí các đầu 2 : L/4 C. Hạt tới vị trí các đầu 2 : 2L/5 Câu 9 Cho hai buồng chứa hai khí khác nhau có cùng áp suất . Nếu bỏ vách ngăn ra thì A. Entropy do việc trộn hai khí này sẽ tăng B. Entropy do việc trộn hai khí này sẽ giảm C. Entrophy do việc trộn hai khí này sẽ không đổi . Câu 10 ( câu cuối cùng) Trong dây dẫn điện và trong các tế baò, các xung điện được truyền với vận tốc A. Bằng vận tốc ánh sáng B. Bằng hoặc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng C. Luôn nhỏ hơn vận tốc ánh sáng Đề thi trắc nghiệm tuần 2- VLVNC 2006 Quốc Học Huế vs. Chuyên Bắc Giang Hellophyiscs,Bunhia,Vatly Câu 1 : Nếu công của ngoại lực tác dụng vào một hệ, giúp di chuyển một vật từ điểm A tới điểm B trong không gian, bằng 0 , thì mệnh đề nào sau đây là đúng : A) Ngoại lực được bảo toàn B) Không có lực ma sát ngoại tác dụng vào . C) Thế năng của hệ không đổi D) Động năng của hệ ở điểm A bằng với điểm B. Câu 2 : 2 quả bóng giống nhau được tung thẳng lên trời . Quả bóng đầu tiên có vận tốc ban đầu bằng 2 lần quả bóng thứ 2. Độ cao lớn nhất mà quả bóng có vận tốc lớn đạt được so với độ cao của quả bóng còn là là : A) Căn bậc 2 lần quả bóng còn lại B) 2 lần quả bóng còn lại C) 4 lần quả bóng còn lại D) 8 lần quả bóng còn lại. Câu 3 : Tưởng tượng bạn đang ngồi trên một chiếc xe đạp . Để xe đạp di chuyển có gia tốc về phía trước bạn phải tác dụng một lực xoắn vào ổ đĩa . Hỏi lực xoắn đó có hướng thế nào so với bạn : A) Phía trước B) Phía sau C) Bên phải D) Bên trái Câu 4 : Hiện tượng các chớp sáng xanh khi quan sát mặt trời vào lúc hoàng hôn là do : A) Hiện tượng tán xạ ánh sáng B) Hiện tượng sinh lý của mắt C) Cả 2 nguyên nhân trên Câu 5 : Trạm thu và chuyển sóng radio với bước sóng dài dùng các ăngten không phải là gương nhẵn bóng mà chỉ là các ăng ten dạng lưới kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng radio. Mặc dù ăng tên không cần nhẵn bóng nhưng vẫn phản xạ được sóng vì : A) Khái niệm nhắn rất tương đối, nếu kích thước gồ ghề nhỏ hơn nhiều so với bước sóng thì vật vẫn được coi là nhẵn đối với sóng đó. B) Sóng radio dài là một sóng đặc biệt C) Đối với sóng dài radio, ăng tên dạng lưới là một cấu trúc rất tốt dùng để phản xạ. Câu 6 : Nguyên nhận gây giật điện ở các mạch điện dân dụng là do : A) Dòng điện B) Hiệu điện thế C) Cả 2 Câu 7 : Ánh sáng trắng của mặt trời làm nóng được cốc nước, quá trình vật lý thực sự là do : A) Cốc nước hấp thụ tất cả các ánh sáng trắng B) Cốc nước hấp thụ chủ yếu là các ánh sáng tím có năng lượng cao C) Cốc nước hấp thụ chủ yếu các sóng hồng ngoại Câu 8 : Khi một electron quay tròn, trong mọi trường hợp nó đều phát ra bức xạ điện từ : A) Đúng B) Sai Câu 9 : Trong thí nghiệm Young về các vân giao thoa, với 2 khe nhỏ A và B, 2 khe nhỏ này : A) Chỉ cho ánh sáng lọt qua B) Có vai trò như là 2 nguồn sáng kết hợp C) Có kích thước tuỳ ý Câu 10 ( câu cuối ) Lớp vỏ của mặt trời có nhiệt độ là A) 6000*C B) 1000000*C C) 15 000 000 *C Đề thi trắc nghiệm tuần 3 – VLVNC 2006 Chuyên Yên Bái vs. Chuyên Thái Nguyên Hellophysics,Bunhia Câu 1 : Khi hơi nước chuyển thành nước : a) Nó sẽ hấp thụ nhiệt b) Nó sẽ toả nhiệt c) Nhiệt độ của nó tăng d) Nhiệt độ của nó giảm. Câu 2: Khi tác dụng một xung có cường độ 10 N.s vào một vật có khối lượng là 2 kg đang đứng yên, thì vật đó sẽ có a) vận tốc là 20 m/s b) động lượng là 20 kg.m/s c) vận tốc là 10 m/s d) động lượng là 10 kg.m/s Câu 3: Nguyên tử khối của Argon (Ar) lớn gấp 2 lần nguyên tử khối của Neon (Ne). Tại điều kiện áp suất và nhiệt độ tiêu chuẩn, tỉ số vận tốc truyền âm trong Ar so với trong Ne là: a) 2 b) Căn (2) c) 1 d) 1/ căn(2) e) ½ Câu 4: Hiệu ứng điện quang có thể được giải thích bằng: a) Thuyết điện từ của ánh sáng b) Thuyết tương đối đặc biệt c) Nguyên lý chồng chập d) Ngoài 3 đáp án trên Câu 5: Tương tác yếu nhất trong 4 tương tác của tự nhiên đó là: a) Tương tác hấp dẫn b) Tương tác điện từ c) Tương tác hạt nhân mạnh d) Tương tác hạt nhân yếu Câu 6: Nguyên nhân chính dẫn đến sự mất nhiệt của trái đất là do: a) Trái đất dẫn nhiệt b) Hiện tượng đối lưu c) Hiện tượng bức xạ d) Cả 3 nguyên nhân trên Câu 7: Một tiếng động được truyền từ trong lòng nước lên trên mặt nước, một phần tiếng động đó chuyển thành âm thanh trong không khí. Khi âm thanh truyền từ nước lên không khí thì: a) tần số và bước sóng của nó không đổi b) tần số không đổi nhưng bước sóng thì giảm c) tần số không đổi nhưng bước sóng thì tăng d) tần số tăng , bước sóng giảm e) tần số giảm, bước sóng tăng Câu 8: Một thí nghiệm 2 kheYoung được đặt trong một phòng kín có thể rút hết được không khí.Ban đầu, thí nghiệm được đo khi buồng có chứa không khí, các vân giao thoa có thể quan sát được. Sau đó rút dần không khí ra khỏi buồng thì: a) Các vân giao thoa vẫn không đổi b) Các vân giao thoa rời xa nhau c) Các vân giao thoa lại gần nhau d) Các vân giao thoa biến mất hoàn toàn e) Các vân giao thoa chuyển dần thành màu đỏ Câu 9: Nguyên lý bất định cho rằng: không thể đo được chính xác vận tốc và vị trí của một vât trong một hệ vi mô. Theo nguyên lý này, biên độ dao động nguyên tử trong một chất rắn ở nhiệt độ 0 tuyệt đối sẽ: a) nhỏ hơn kT rất nhiều b) tỉ lệ với độ bất định của động lượng c) không thể bằng 0 d) phụ thuộc vào thời điểm quan sát e) tỉ lệ với nguyên tử khối Câu 10: Khái niệm supernova gắn với a) Sự hình thành của một ngôi sao b) Sự sụp đổ của một ngôi sao ở bên trong một ngôi sao lùn đen c) Cái chết của một ngôi sao Đề thi trắc nghiệm tuần 4 – VLVNC 2006 Ứng Hòa B vs. Chuyên Quảng Trị Bunhia,Vatly Câu 1 : Một vật được treo bằng một sợi dây đàn hồi , dao động với chu kỳ 10 giây. Nếu gấp đôi chiều dài của sợi dây đó thì chu kỳ mới của nó sẽ là : a) 7 giây b) 10 giây c) 14 giây d) 20 giây Câu 2 : Một tàu vũ trụ hình bánh xe bán kính R quay với vận tốc góc Omega và vận tốc dài V. Số vòng mà nó đạt được sau khi di chuyển một khoảng cách D là : a) Omega.D/2.Pi.V b) R.Omega/V c) V/ 2.Pi.Omega.R d) V/ Omega. D Câu 3 : Một người phụ nữa ăn một quả chuối có dinh dưỡng là 100 kcal. Nếu năng lượng này được sử dụng để nâng người này lên khỏi mặt đất thì chiều cao đó sẽ là : a) 0,7 m b) 7 m c) 70 m d) 700 m Câu 4 : Khi cao su được để ở nhiệt đố - 75*C , nó sẽ : a) Thành đá b) Mềm ra c) Dễ gẫy d) Không có biến đổi vật lý gì . Câu 5 Một điện tích di chuyển vuông góc với 1 từ trường . Hiệu ứng của trường sẽ làm thay đổi : a) Điện tích của hạt b) Vận tốc của hạt c) Khối lượng của hạt d) Năng lượng của hạt e) Không thay đổi gì Câu 6 : Một chiếc bút chì dài 10 cm được đặt thẳng đứng 100 cm trước thấu kính có tiêu cự là + 50 . Hình ảnh của bút chì sẽ có : a)5 cm chiều dài và thẳng đứng b)5 cm chiều dài và lộn ngược c)10 cm chiều dài và thẳng đứng d)10 cm chiều dài và lộn ngược Câu 7 : Bước sóng Broglie của một hạt : a) tỉ lệ thuận với động lượng của nó b) tỉ lệ thuận với năng lượng của nó c) tỉ lệ nghịch với động lượng của nó d) tỉ lệ nghịch với năng lượng của nó Câu 8 : Đại lượng lượng tử xung lượng của một electron nguyên tử : a) Không bị lượng tử hoá b) Chỉ lượng tử hoá độ lớn c) Chỉ lượng tử hoá hướng d) Lượng tử hoá cả hướng và độ lớn Câu 9 : Dạng vô định hình của chất rắn có cấu trúc giống với cấu trúc của a) Tinh thể có liên kết cộng hoá trị b) Tinh thể ion c) Bán dẫn d) Chất lỏng Câu 10 : Năng lượng của mặt trời là do: a) Phản ứng hạt nhân tạo ra b) Phản ứng phóng xạ tạo ra c) Quá trình tạo thành Heli từ Hidro d) Quá trình tạo thành Hidro từ Heli Đề thi trắc nghiệm tuần 5 – VLVNC 2006 LQĐ Đà Nẵng vs. Chuyên Quảng Bình Bunhia Câu 1 : Dung dịch nào sau đây có sức căng mặt ngoài lớn nhất : a) Nước lạnh b) Nước nóng c) Nước xà phòng d) Rượu Câu 2 Một sợi dây đồng có chiều dài 1m ở nhiệt độ 20* C. Hỏi ở nhiệt độ bao nhiêu thì chiều dài của nó giảm đi 1 mm so với chiều dài ban đầu a) 0*C b) -39*C c) -79*C d) -90*C Câu 3 Một người ì, ( ít hoạt động) tiêu thụ khoảng 6 triệu Joul một ngày. Năng lượng này tương đương với : a) 60 W b) 70W c) 335 W d) 600 W Câu 4 Động cơ nào sau đây có hiệu suất sinh công thấp nhất : a) Động cơ ga ( xăng, dầu) b) Động cơ Diesel c) Động cơ turbin ( tuôc bin) gió d) Động cơ Carnot Câu 5 Nam châm vĩnh cửu được tạo bởi: a) Vật liệu từ thuận b) Vật liệu từ nghịch c) Vật liệu từ d) Cả 3 trường hợp trên Câu 6 Một hạt nhân dư neutron có thể phân rã phóng xạ cùng với việc giải phóng a) 1 neutron b) 1 proton c) 1 electron d) 1 positron Câu 7 4 mảnh sắt được nung ở nhiệt độ khác nhau. Mảnh ở trong nhiệt độ lớn nhất có màu: a) Trắng b) Đỏ c) Vàng d) Tím Câu 8 Khi 2 hay nhiều nguyên tử kết hợp lại với nhau thành một phân tử bền, thì a) Nó hấp thụ năng lượng b) Nó giải phóng năng lượng c) Năng lượng của nó không đổi d) Phụ thuộc vào từng điều kiện khác nhau Câu 9 Các electron trong một nguyên tử có cùng: a) Vận tốc b) Độ lớn của |Spin| c) Quỹ đạo d) Số lượng tử Câu 10 “ Mọi vật tồn tại bởi vì chúng ta tồn tại “.Đây là a) Vũ trụ quan của đạo Phật b) Hệ quả của thuyết Big Bang c) Hệ quả của thuyết hợp nhất lớn d) Thuyết vị nhân. Đề thi trắc nghiêm tuần 6 – VLVC 2006 Tuần thi tổng hợp Bunhia Câu 1 Một vận động viên trượt băng nghệ thuật trượt với động năng (1/2) I Omega^2. Cô dang rộng cánh tay để giảm mô men quán tính xuống còn (1/4) I . Vận tốc góc mới của cô là : a) Omega/4 b) Omega/2 c) Omega d) 2 Omega e) 4 Omega Câu 2 Một quả bóng khối lượng m được gắn vào một sợi dây, có 1 đầu cố định. Quả bóng quay theo vòng tròn bán kính R,với phương thẳng đứng . Bỏ qua lực cản của không khí, độ chênh lệch của lực căng tại đỉnh và đáy của vòng tròn là : a) mg b) 2 mg c) 4 mg d) 6 mg e) 8 mg Câu 3 Câu 4 Gia tốc trọng trường trên mặt trăng là 1,6 m/s^2 . Bán kính của mặt trăng là 1,7 x 10^6 m . Chu kỳ của vệ tinh trong quỹ đạo tầng thấp của mặt trăng là : a) 1,0 x 10^3 giây b) 6,5 x 10^3 giây c) 1,1 x 10^3 giây d) 5,0 x 10^6 giây e) 7,1 x 10^12 giây Câu 5 Câu 6 Một khối than hồng có công suất toả nhiệt là P ở nhiệt độ T. Khi nhiệt độ giảm xuống còn T/2 , thì công suất mà khối than hồng giải phóng sẽ bằng : a) P b) P/2 c) P/4 d) P/8 e) P/16 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Ở nửa đầu của thế kỷ thứ 19, có một định luật mới của vật lý ra đời mang tên « « Phân bố Bose- Einstein « « . Định luật này giải thích : a) Sự giãn nở của thời gian của các hạt trong lớp hạ nguyên tử b) Làm sao năng lượng được trao đổi giữa các hạt khí c) Mối quan hệ giữa năng lượng và khối lượng ở nhiệt độ cực thấp d) Sự hoạt động của chất rắn ở nhiệt độ cực thấp. Câu 10 Độ sáng thường được miêu tả bằng giá trị âm, đó là do : a) Các nhà khoa học miêu tả độ sáng dựa trên logarit âm của cơ sở 10 b) Các nhà thiên văn dựa trên cách xây dựng của các nhà chiêm tinh c) Giá trị của độ sáng được các nhà khoa học ngày nay mở rộng ra theo cả 2 chiều so với giá trị của các nhà triết học Hy Lạp đã đặt ra. d) Người Ai Cập cổ không có khái niệm về số âm. Đề thi trắc nghiệm tuần 7 – VLVC 2006 Thủ Khoa Nghĩa An Giang vs. Lục Nam Bắc Giang Bunhia Câu 1 Nước nặng deuterium là nước có a) Khối lượng riêng lớn hơn nước thường b) Nhẹ hơn nước triterium c) Có công thức phân tử là D_2O d) Cả 3 đáp án trên Câu 2 Một người đàn ông nặng 800 N ở trên mặt đất, khi người ấy ở trên một tàu vũ trụ, cách mặt đất một khoảng bằng chính bán kính của trái đất, thì trọng lượng của người đó là a) 200 N b) 400 N c) 800 N d) 0 N Câu 3 Độ sâu của nước, nơi mà khối lượng riêng của nước nặng hơn 1% so với nước trên bề mặt của nó là a) 2,3 x 10^ 2 m b) 2,3 x 10^ 3 m c)

File đính kèm:

  • pdfDe thi trac nghiem cuoc thi vat ly VN cup.pdf
Giáo án liên quan