Câu 1: Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là
A. Au. B. Fe. C. Cu. D. Al.
Câu 2: Để điều chế Ca từ CaCl2 người ta sử dụng phương pháp nào sau đây
A. Nhiệt luyện B. Thuỷ luyện
C. Điện phân nóng chảy D. Điện phân dung dịch
3 trang |
Chia sẻ: manphan | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn hóa thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT VĨNH VIỄN
LỚP 12 A1
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN HÓA
Thời gian làm bài: 60 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 209
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Câu 1: Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là
A. Au. B. Fe. C. Cu. D. Al.
Câu 2: Để điều chế Ca từ CaCl2 người ta sử dụng phương pháp nào sau đây
A. Nhiệt luyện B. Thuỷ luyện
C. Điện phân nóng chảy D. Điện phân dung dịch
Câu 3: Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do:
A. Trong tinh thể kim loại có các electron chuyển động tự do.
B. Trong tinh thể kim loại có nhiều electron độc thân.
C. Trong tinh thể kim loại có các ion dương chuyển động tự do.
D. Trong tinh thể có nhiều ion dương kim loại
Câu 4: Cho dãy các kim loại : Ag, Cu, Al, Mg. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là
A. Al B. Mg C. Cu D. Ag
Câu 5: Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp
A. thủy luyện. B. điện phân nóng chảy.
C. điện phân dung dịch. D. nhiệt luyện.
Câu 6: Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4. Nêú biết khối lượng Cu bám trên lá sắt là 9,6g thì khối lượng lá sắt sau khi ngâm tăng thêm bao nhiêu gam so với ban đầu?
A. 9,6g B. 8,4g C. 6,4g D. 1,2g
Câu 7: Phương pháp nhiệt luyện thường dùng để điều chế
A. Các kim loại hoạt động trung bình và yếu
B. Các kim loại hoạt động mạnh như Ca, Na, Al
C. Các kim loại hoạt động yếu
D. Các kim loại hoạt động trung bình
Câu 8: Cho 21,6g một kim loại chưa biết hoá trị tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít N2O (đktc). Kim loại đó là
A. Zn B. Mg C. Na D. Al
Câu 9: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Al(OH)3 B. Al2O3 C. NaCl D. FeCl3
Câu 10: Một hỗn hợp X gồm Na và Ba có khối lượng là 32g. X tan hết trong nước cho ra 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng Na và Ba có trong hỗn hợp lần lượt là
A. 2,8g và 29,2g B. 2,3g và 29,7g C. 4,6g và 27,4g D. 2,7g và 29,3g
Câu 11: Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong m gam X là
A. 11,2 gam. B. 5,6 gam. C. 16,8 gam. D. 2,8 gam.
Câu 12: Khi điện phân dung dịch hỗn hợp MgCl2, FeCl3, CuCl2 thì thứ tự bị khử tại catốt là
A. Fe3+, Cu2+, Fe2+, H2O B. Fe3+, Cu2+, Fe2+, Mg2+
C. Cu2+, Fe3+, Mg2+, H2O D. Fe3+, Cu2+, Mg2+, H2O
Câu 13: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Au B. Cs C. Ag D. W
Câu 14: Cho 1,35g hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch phản ứng là
A. 5,69g B. 9,48g C. 3,79g D. 8,53g
Câu 15: Để tách lấy Ag ra khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag ta dùng lượng dư dung dịch
A. HNO3 B. HCl C. Fe2(SO4)3 D. NaOH
Câu 16: Cho một lá đồng vào 20 ml dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy lá đồng rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 gam. Nồng độ mol của dung dịch AgNO3 là
A. 1M. B. 2,6M. C. 1,5M. D. 0,9M.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.
B. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.
C. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.
D. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Câu 18: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+ trong dung dịch?
A. Cu B. Fe C. Mg. D. Ag
Câu 19: Để tách riêng các chất khỏi hỗn hợp gồm Fe, Cu, Al cần phải dùng các hoá chất nào sau đây là thích hợp nhất:
A. H2O và H2SO4 B. HCl và CuCl2
C. NaOH và HCl D. dung dịch HCl và HNO3
Câu 20: Dãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử: Fe2+/Fe (1), Zn2+/Zn (2), Cu2+/Cu (3), Ag+/Ag (4), Fe3+/Fe2+ (5) theo chiều tăng dần tính oxi hoá của dạng oxi hoá và giảm dần tính khử của dạng khử là
A. (4), (5), (2), (3), (1) B. (2), (1), (3), (5), (4)
C. (1), (3), (2), (4), (5) D. (3), (1), (2) , (4), (5)
Câu 21: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung
dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Ag B. Al C. Zn D. Fe
Câu 22: Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 36,2. B. 22,0. C. 22,4. D. 28,4.
Câu 23: Ở điều kiện thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. FeCl3 B. ZnCl2 C. MgCl2 D. NaCl
Câu 24: Điểm giống nhau giữa ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá là:
A. Đều bị tác dụng của O2 không khí
B. Đều có sự trao đổi electron nên phát sinh dòng điện
C. Đều xảy ra phản ứng oxi hoá - khử
D. Đều chỉ xảy ra với kim loại nguyên chất
Câu 25: Cho các kim loại Mg, Al, Pb, Cu, Ag. Các lim loại đẩy được Fe ra khỏi Fe(NO3)3 là
A. Pb và Al B. Mg và Al C. Al, Cu và Ag D. Mg, Pb và Cu
Câu 26: Cho các kim loại sau: Al, Ag, Cu, Zn, Ni. Số kim loại đẩy được Fe ra khỏi muối Fe(III) là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 27: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại?
A. Li. B. Xe. C. K D. Na.
Câu 28: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau khi hoàn toàn hết 34,5g Na trong 150g nước là
A. 32,79% B. 28,27% D, 32,52% C. 27,90%
Câu 29: Hoà tan hết 7,3g hỗn hợp Na, Al (dạng bột) cho vào nước chỉ thu được dung dịch nước lọc và 0,25 mol H2. Số mol Na trong hỗn hợp là
A. 0,1mol B. 0,2mol C. 0,125mol D. 0,25mol
Câu 30: Cho dư hỗn hợp Na, Mg vào 73,6g dung dịch H2SO4 26,63% thì thể tích khí H2 thoát ra (ở đktc )là
A. 38,08 lit B. 4,48lít C. 33,60lít D. 4,57lít
Câu 31: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là
A. tính oxi hoá.
B. vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử.
C. bị khử.
D. bị oxi hoá.
Câu 32: Hoàn toàn hỗn hợp A gồm 13,7 g Ba và 8,1 g Al vào một lượng nước có dư hì thể tích khí thoát ra ở đktc là
A. 15,68 lít. B. 12,32 lít C. 2,24 lít D. 8,96 lít
Câu 33: Cho từ từ bột sắt vào 50ml dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi
dung dịch mất màu xanh. Lượng mạt sắt đã dùng là
A. 6,4g B. 1.6g C. 0,056g D. 0,56g
Câu 34: Khí CO và H2 không thể dùng làm chất khử để điều chế kim loại nào sau đây
A. Sn B. Al C. Fe D. Cu
Câu 35: Cho 14,5g hỗn hợp Mg, Fe tác dụng dung dịch H2SO4 loãng, dư thoát ra 6,72lít H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m (g) muối khan. m có giá trị là
A. 33,4g B. 43,3g C. 34,3g D. 33,8g
Câu 36: Cho các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Zn – Fe; Mg – Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4
Câu 37: Dãy cation kim loại được xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa từ trái sang phải là:
A. Cu2+, Fe2+, Mg2+ B. Cu2+, Mg2+, Fe2+ C. Mg2+, Cu2+, Fe2+ D. Mg2+, Fe2+, Cu2+
Câu 38: Cho dãy các kim loại: Na, Ba, Al, K, Mg. Số kim loại trong dãy phản ứng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kết tủa là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 39: Cho 3,45g một kim loại tác dụng với H2O sinh ra 1,68lít H2 (đktc). Kim loại đó có thể là kim loại nào trong các kim loại sau:
A. Na B. Li C. Rb D. K
Câu 40: Cho dãy các kim loại: Na, K, Mg, Be. Số kim loại trong dãy phản ứng mạnh với H2O ở điều kiện thường là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- KIEM TRA HOA 12 DAI CUONG KIM LOAI.doc