Câu 1: . Hệ thực vật phát triển ổn định ở kỉ:
A. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh. B. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sin.
C. Kỉ thứ 3, đại Tân sinh. D. Kỉ thứ 4, đại Tân sinh.
Câu 2: Số liên kết hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào trong trường hợp thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác;
A. Giảm một liên kết.
B. Không thay đổi.
C. Tăng một liên kết hoặc không đổi.
D. Có thể tăng hoặc giảm một liên kết hoặc không đổi.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học 12 - Mã đề thi 132, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN I
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: 60 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: . Hệ thực vật phát triển ổn định ở kỉ:
A. Kỉ Tam điệp, đại Trung sinh. B. Kỉ Phấn trắng, đại Trung sin.
C. Kỉ thứ 3, đại Tân sinh. D. Kỉ thứ 4, đại Tân sinh.
Câu 2: Số liên kết hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào trong trường hợp thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác;
A. Giảm một liên kết.
B. Không thay đổi.
C. Tăng một liên kết hoặc không đổi.
D. Có thể tăng hoặc giảm một liên kết hoặc không đổi.
Câu 3: . Trong loài thấy có hai loại tinh trùng với kí hiệu gen trên nhiễm sắc thể là:
AB CD EG HI X và ab cd eg hi Y. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài bằng bao nhiêu:
A. 10. B. 5. C. 9. D. 18
Câu 4: . Tế bào sinh dưỡng của cơ thể lai xa chứa:
A. Hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội khác nguồn.
B. Hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội cùng nguồn.
C. Hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội khác nguồn.
D. Hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội cùng nguồn.
Câu 5: . Ở người những tính trạng nào là tính trạng trộí:
A. Môi dày, lông mi dài, da đen, mũi cong, tóc thẳng.
B. Lông mi ngắn, tóc thẳng, môi dày, mũi cong, da trắng.
C. Tóc quăn, da trắng, môi mỏng mũi cong, lông mi ngắn.
D. Tóc quăn, da đen, lông mi dài, mũi cong, môi dày.
Câu 6: . Khó khăn chủ yếu trong việc nghiên cứu di truyền ở người là:
A. Không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến.
B. Sinh sản chậm, đẻ ít.
C. Có hệ thần kinh nhạy cảm.
D. Số lượng nhiểm sắc thể khá nhiều ( 2n = 46) và kích thước nhỏ, ít sai khác về hình dạng, kích thước.
Câu 7: . Quan niệm của Lamac về chiều hướng tiến hoá của sinh vật:
A. Tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp và hoàn thiện.
B. A và B
C. Sinh vật ngày càng đa dạng và phong phú.
D. Sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường.
Câu 8: . Lai xa là hình thức lai giữa các dạng bố mẹ thuộc:
A. 2 dòng khác nhau. B. 2 giống khác nhau.
C. 2 loài khác nhau. D. 2 thứ khác nhau.
Câu 9: Giới hạn của năng suất cây trồng do yếu tố nào quy định:
A. Kĩ thuật sản xuất. B. Môi trường xác định.
C. Giống. D. Mức phản ứng.
Câu 10: . Khẳng định nào sau đây không đúng về tia tử ngoại:
A. Dùng để gây đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
B. Có bước sóng ngắn, có khả năng xuyên sâu vào trong cơ thể.
C. Có tác dụng kích thích nhưng không gây ion hoá các nguyên tử.
D. Dùng cho các đối tượng vi sinh vật, bào tử.
Câu 11: .Về mặt di truyền học, phương pháp lai cải tiến giống làm:
A. Tăng tỉ lệ các kiểu gen thích nghi.
B. Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
C. Ban đầu tăng tỉ lệ thể dị hợp sau đó tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp.
D. Ban đầu tăng tỉ lệ thể đồng hợp sau đó tăng dần tỉ lệ thể dị hợp.
Câu 12: : Quan điểm hiện đại xem phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của:
A. Cacbon. B. Axitnuclêic
C. Prôtêin D. Prôtêin và axitnuclêic
Câu 13: . Sơ đồ nào mô tả quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái:
A. Quần thể gốc ® điều kiện sinh thái ® nòi sinh thái ® loài mới.
B. Quần thể gốc ® điều kiện sinh thái ® nòi địa lí® loài mới.
C. Quần thể gốc ® điều kiện địa lí ® nòi sinh thái ® loài mới.
D. Quần thể gốc ® nòi sinh thái ® loài mới.
Câu 14: . Loại biến dị không liên quan đến biến đổi vật chất di truyền:
A. Đột biến gen. B. Biến dị tổ hợp.
C. Đột biến nhiễm sắc thể. D. Thường biến.
Câu 15: . Dạng cá có thể vừa hô hấp bằng mang, vừa hô hấp bằng phổi là:
A. Cá giáp có hàm, cá sụn. B. Cá phổi, cá xương.
C. Cá vây chân, cá phổi. D. Cá giáp không hàm, cá vây chân.
Câu 16: . Đột biến là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá vì:
A. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể.
B. Đa số là đột biến gen lặn, tồn tại ở trạng thái dị hợp nên không biểu hiện ra kiểu hình.
C. Tỉ lệ giao tử mang đột biến trong quần thể khá lớn.
D. Giá trị thích nghi của 1 đột biến có thể thay đổi tuỳ thuộc tổ hợp gen và môi trường.
Câu 17: Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi trong vòng mấy đời:
A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.
Câu 18: . Plasmit là những cấu trúc di truyền có mặt ở trong:
A. Nhiễm sắc thể của vi khuẩn. B. Tế bào chất của vi khuẩn.
C. Ti thể, lạp thể của tế bào động vật. D. Nhiễm sắc thể của tế bào động vật.
Câu 19: . Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật:
A. Thao tác trên vật liệu di truyền ở cấp tế bào.
B. Thao tác trên vật liệu di truyền của vi khuẩn.
C. Thao tác trên vật liệu di truyền ở cấp phân tử.
D. Chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận nhờ plasmit.
Câu 20: . Protêin và axit nuclêic có rất nhiều dạng khác nhau nhưng lại rất đặc thù do:
A. Thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
B. Thực hiện nhiều chức năng khác nhau trong cơ thể.
C. Được cấu tạo từ nhiều nguyên tố hoá học.
D. Có cấu tạo đa phân tử.
Câu 21: . Bệnh hồng cầu lưỡi liềm liên quan với dạng đột biến:
A. Đột biến gen trên nhiểm sắc thể giới tính. B. Đột biến thể tam nhiễm ở cặp 13 - 15
C. Đột biến thể 1 nhiễm ở cặp 21 D. Đột biến gen trên nhiểm sắc thể thường.
Câu 22: Dạng đột biến nào gây hậu quả nhiều nhất đến cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó quy định:
A. Thay thế hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit. B. Thêm hoặc mất 1 cặp nuclêôtit.
C. Thay thế hoặc đảo 1 cặp nuclêôtit. D. Đảo hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit.
Câu 23: . Một nhóm các cá thể sinh vật có khả năng giao phối với nhau mà chúng có thể hoặc không thể sống cùng một nơi thì được gọi là:
A. Quần thể. B. Loài. C. Dòng giống. D. Quần xã.
Câu 24: Vai trò của đột biến gen đối với chọn giống:
A. Tăng tính đa dạng của sinh vật dẫn tới sự phân li tính trạng.
B. Dùng phương pháp gây đột biến nhân tạo để tạo giống.
C. Làm tăng tính đa dạng của sinh vật tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
D. Làm cho một gen có thêm nhiều alen mới.
Câu 25: : Ong mật phân hoá thành: Ong chúa, ong thợ và ong đực là bằng chứng cho sự chọn lọc xảy ra ở cấp độ:
A. Quần thể B. Dưới cá thể C. Cá thể D. Trên cá thể
Câu 26: . Trong kĩ thuật cấy gen, Enzim Restrictaza có khả năng:
A. Nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit ở những nuclêôtit xác định.
B. Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những nuclêotit xác định.
C. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và plasmit ra khỏi tế bào.
D. Nhận biết và cắt ADN ở những nuclêôtit xác định.
Câu 27: : Trong các loài thực vật sau đây loài thực vật nào có khả năng hình thành loài mới khó khăn nhất:
A. Loài mà hoa của nó thích nghi với việc tự thụ phấn
B. Loài mà hoa của nó thíchnghi với lối thụ phấn nhờ gió
C. Loài mà hoa của nó thích nghi với lối thụ phấn nhờ côn trùng
D. Loài mà hoa của nó thích nghi với lối thụ phấn nhờ nước
Câu 28: Về mặt di truyền học, trường hợp cơ thể sinh vật bị mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể tương đồng nào được gọi là:
A. Thể không nhiễm. B. Thể tam nhiễm.
C. Thể đơn bội. D. Thể khuyết nhiễm.
Câu 29: Thể dị bội nào hầu như không thấy ở người:
A. OX. B. OY. C. XXX. D. XXY.
Câu 30: . Điều kiện cần thiết để mỗi nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến, làm cho kiểu gen sai khác ngày càng nhiều là:
A. Cách li địa lí kéo dài. B. Cách li di truyền kéo dài.
C. Cách li sinh sản kéo dài. D. Cách li sinh thái kéo dài.
Câu 31: Cơ chế phát sinh thể đa bội là:
A. Do bộ nhiễm sắc thể tăng lên gấp bội. B. Một số cặp nhiễm sắc thể không phân li.
C. Tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li. D. Rối loạn enzim phân bào.
Câu 32: : Điều nào sau đây là sai khi nói về di truyền ở người:
A. Tính trạng màu mắt không phụ thuộc vào điều kiện môi trường
B. Những đứa trẻ đồng sinh cùng trứng thì có cùng giới tính
C. Con cái thì có cùng nhóm máu với bố mẹ
D. Một số bệnh di truyền có thể chữa được triệu chứng
Câu 33: . Đacuyn là người đầu tiên dùng khái niệm:
A. Biến dị cá thể. B. Biến dị tổ hợp. C. Biến dị biến đổi. D. Biến dị di truyền.
Câu 34: Phương pháp chính xác nhất để phát hiện các thể đa bội là:
A. Quan sát hình thái. B. Phân tích tế bào.
C. Đếm số nhiễm sắc thể. D. Lai với cơ thể lưỡng bội thuần chủng.
Câu 35: . Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình tiến hoá tiền sinh học là:
A. Xuất hiện cơ chế tự sao chép. B. Xuất hiện các enzim.
C. Hình thành các côaxecva. D. Hình thành lớp màng bán thấm.
Câu 36: : Điểm giống nhau giữa quần thể tự phối và quần thể giao phối là:
A. Cấu trúc di truyền không thay đổi qua các thế hệ.
B. Càng về sau tỉ lệ kiểu gen đồng hợp càng tăng, kiểu gen dị hợp càng giảm.
C. Tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó không thay đổi qua các thế hệ.
D. Làm cho quần thể phân hoá thành các dòng thuần khác nhau.
Câu 37: . Trong lai kinh tế, phổ biến ở nước ta hiện nay là:
A. Lai giữa con cái địa phương với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.
B. Sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạp và kĩ thuật giữ tinh đông lạnh.
C. Lai giữa con cái cao sản thuộc giống thuần nhập nội với con đực địa phương.
D. Dùng con lai F1 để làm sản phẩm và nhân giống.
Câu 38: . Một gen có 3 alen trên NST thường, trong quần thể có thể tạo tối đa bao nhiêu kiểu gen:
A. 12. B. 6. C. 3. D. 9.
Câu 39: Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể sau, dạng nào thường gây hậu quả lớn nhất:
A. Chuyển đoạn không tương hỗ. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 40: . Theo Đacuyn, nhân tố tiến hoá cơ bản nhất là:
A. Quá trình giao phối. B. Chọn lọc nhân tạo.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Quá trình đột biến.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
File đính kèm:
- 132.doc