Đề thi trắc nghiệm môn: Vật lí 8 - Đề 1

Câu 1: Biết năng suất tỏa nhiệt của than bùn là q = 1,4.107J/kg. Hỏi nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12kg than bùn là bao nhiêu?

A. 16,8.107kJ B. 16,8.106kJ C. 16,8.107J D. 16,8.106J

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.

B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

C. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách.

D. Các phát biểu A, B và C đều đúng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi trắc nghiệm môn: Vật lí 8 - Đề 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BẰNG AN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN: VẬT LÍ 8 Thời gian làm bài: 45 phút; (20 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 801 Họ và tên :......................................................Lớp:......... Câu 1: Biết năng suất tỏa nhiệt của than bùn là q = 1,4.107J/kg. Hỏi nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12kg than bùn là bao nhiêu? A. 16,8.107kJ B. 16,8.106kJ C. 16,8.107J D. 16,8.106J Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử. B. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. Câu 3: Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt nào đã xảy ra? A. bức xạ nhiệt; dẫn nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời. B. dẫn nhiệt C. bức xạ nhiệt D. đối lưu. Câu 4: Tại sao đường tan trong nước nóng nhanh hơn so với khi nó tan trong nước lạnh? A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên nước bay hơi nhanh hơn. B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và đường chuyển động chậm hơn. C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao nên các phân tử đường có thểbị các phân tử nước hút mạnh. D. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và đường chuyển động chậm hơn. Câu 5: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Lò xo để tự nhiên ở độ cao so với mặt đất B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất. C. Viên đạn đang bay. D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất. Câu 6: Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Lực đẩy tác dụng lên miếng sắt khi nhúng chìm trong nước ( d = 10000N/m3) sẽ nhận giá trị nào trong các gía trị nào trong các giá trị sau: A. 15N B. 25N C. 20N D. 10N Câu 7: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều 20giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Công và công suất của người kéo là: A. A = 1440J; P = 72W B. A = 1460J; P = 73W C. A = 1420J; P = 71W D. Một cặp giá trị khác. Câu 8: Độ lớn của công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau: A. Khối lượng riêng của vật và quãng đường vật đi được. B. Trọng lượng riêng của vật và lực tác dụng lên vật. C. Lực tác dụng lên vật và thời gian chuyển động của vật. D. Lực tác dụng vào vật và độ dời của vật. Câu 9: Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. A. 5700J B. 5700kJ C. 57000J D. 57000kJ Câu 10: Đầu tàu hỏa kéo tao xe với F = 5000N làm toa xe đi được 100m. Công của lực kéo của đầu tàu là: A. 400kJ B. 600kJ C. 300kJ D. 500kJ Câu 11: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên? A. Nhiệt độ của ba miếng bằng nhau. B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng chì. C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất, rồi đến miếng đồng, miếng nhôm. D. nhiệt độ của miếng đồng cao nhất, rồi đến miếng nhôm, miếng chì. Câu 12: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất ? Hãy chọn câu đúng nhất A. Jun trên giây(J/S) B. oát( W ) C. kilôoát( kW ) D. Cả ba đơn vị trên Câu 13: Phát biểu nào sau đây là đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng? A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng. B. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại. C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn D. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng. Câu 14: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng? A. Do hiện tượng đối lưu. B. Do hiện tượng bức xạ nhiệt. C. Do nhiện tượng truyền nhiệt D. Do hiện tượng dẫn nhiệt. Câu 15: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt được truyền từ vật nào sang vật nào? A. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. B. Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. C. Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn D. Cả A, B và C trả lời đều đúng. Câu 16: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguồi từ 800C xuống 200C. hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ? Biết cđồng = 380J/kg.K và cnước = 4200J/kg.K. A. Q = 114000J; t = 5,430C. B. Q = 11400J; t = 54,30C. C. Q = 11400J; t = 5,430C. D. Q = 1140J; t = 5,430C. Câu 17: Tại sao dùng bếp than có lợi hơn dùng bếp củi? A. Vì than rẻ tiền hơn B. Vì năng suất tỏa nhiệt của than lớn hơn củi. C. Vì than dễ đun hơn củi. D. Vì than có nhiều nhiệt lượng hơn củi Câu 18: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ B. Khối lượng C. Thể tích D. Nhiệt năng Câu 19: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2lít nước ở 250C. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Biết cnhôm = 880J/kg.K; cnước = 4200J/kg.K. A. 66300kJ B. 663000J C. 663000kJ D. 66300J Câu 20: Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Khối lượng của vật, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của vật. B. Độ tăng nhiệt độ của vật. C. Nhiệt dung riêng của chất làm vật. D. Khối lượng của vật. ----------- HẾT ----------

File đính kèm:

  • docVL11HK2KT45_VL8_801.doc
Giáo án liên quan