Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2011 môn: Địa lí; Khối: C

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)

Câu I (2,0 điểm)

1. Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên ở nước ta. Cho biết nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam.

2. Tóm tắt nội dung chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. Vì sao phải thực hiện chiến lược đó?

Câu II (3,0 điểm)

1. Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

2. Trình bày thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển ngành kinh tế ở Tây Nguyên. Nêu sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh cao đẳng năm 2011 môn: Địa lí; Khối: C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011 Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên ở nước ta. Cho biết nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam. Tóm tắt nội dung chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta. Vì sao phải thực hiện chiến lược đó? Câu II (3,0 điểm) Chứng minh nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch. Trình bày thuận lợi về tự nhiên đối với việc phát triển ngành kinh tế ở Tây Nguyên. Nêu sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu III (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TÍNH ĐẾN NGÀY 01/01/2009 Đơn vị: nghìn ha Loại đất Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Cả nước Đất nông nghiệp 742 1479 9599 Đất lâm nghiệp 130 5551 14758 Đất chuyên dùng và đất ở 378 426 2263 Đất khác 246 2688 6485 Tổng 1496 10144 33105 Theo Niên giám thống kê 2009, Nhà xuất bản Thống kê, 2010 Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước theo bảng số liệu. Nêu sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất của hai vùng trên và cho biết vì sao có sự khác nhau đó. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) Tóm tắt những thay đổi và nêu nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của tài nguyên sinh vật nước ta. Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ, phát triển vốn rừng. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta. Cho biết những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện. BÀI GIẢI GỢI Ý I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) 1. a) Biểu hiện Địa hình: * Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi - Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá. - Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô. - Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu. - Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn. *Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến hàng trăm mét. Sông ngòi: -Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Con sông có chiều dài hơn 10 km, nước ta có 2.360 con sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông. -Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. Tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn. -Chế độ nước theo mùa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô. Chế độ mưa thất thường cũng làm cho chế độ dòng chảy của sông ngòi cũng thất thường. Đất đai: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá trình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh tạo nên lớp đất dày. Mưa nhiều rửa trôi các chất ba-zơ dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ ô-xít sắt và ô-xít nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Loại đất này gọi là đất feralit đỏ vàng. Sinh vật: - Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh là cảnh quan chủ yếu ở nước taà các loài nhiệt đới chiếm ưu thế. Thực vật phổ biến là các loài thuộc các họ cây nhiệt đới như: họ Đậu, Dâu tằm, DầuĐộng vật trong rừng là các loài chim, thú nhiệt đới - Có sự xuất hiện các thành phần cận nhiệt đới và ôn đới núi cao. b) Nguyên nhân Lãnh thổ kéo dài 15 vĩ tuyến. Sự tăng lượng bức xạ Mặt Trời từ Bắc vào nam. Sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc từ Bắc vào Nam. 2. a)Nội dung chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta: -Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ gia tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình. -Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng. -Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị. -Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp. -Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp ở nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước. b) Vì: Thực hiện chiến lược trên nhằm sử dụng hợp lý nguồn lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách triệt để. Câu II (3,0 điểm) 1. Nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển ngành du lịch: phong phú và đa dạng a.Tài nguyên du lịch tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật. -Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hình Caxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẽ Bàng -Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu. -Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống sông Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng). Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách. -Tài nguyên sinh vật có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia. b.Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác -Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên. -Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa quốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương -Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch. 2. a) Thuận lợi về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên Vùng Tây nguyên bao gồm các tỉnh : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; điện tích tự nhiên gần 54,7 nghìn Km2, số dân gàn 4,9 triệu người, chiếm 16,5% diện tích và 5,8% số dân cả nước (năm 2006). - Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển. Khối các cao nguyên xếp tầng đồ sộ này nằm sát Duyên hải Nam Trung Bộ dài mà hẹp, liền kế với Đông Nam Bộ, lại giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchea. Chính vì thế, Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế. -Tây Nguyên là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và xây dựng kinh tế. -Tây Nguyên tiếp giáp Lào, Campuchia ở phía tây, nên thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, đặc biệt là quan hệ hợp tác trong tiểu vùng Mêkông. - Đất đai: đất ba dan màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng với diện tích lớn. Khí hậu: cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao. - Rừng: có diện tích và độ che phủ lớn nhất nước Þ đem lại cho Tây Nguyên những tiềm năng to lớn về lâm nghiệp và nông nghiệp. - Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể. Trữ năng thủy diện trên các sông Xê Xan, Xrê Pok và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn. b) Sự khác nhau về thế mạnh tự nhiên để phát triển cây công nghiệp của Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ. + Tây Nguyên: - Đất bazan màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng với diện tích lớn. - Khí hậu: tích chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài, thuận lợi để phơi sấy và bảo quản sản phẩm. - Do ảnh hưởng của độ cao nên trồng được các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), còn có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè). + Trung du miền núi Bắc Bộ: - Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, đất phù sa cổ . - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hóa theo độ cao. Có thể trồng những cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi...). Câu III: 1 – Vẽ biểu đồ: Phương án 1: Xử lý bảng số liệu: (Đơn vị: %) Loại đất Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Cả nước Đất nông nghiệp 7,7 15,4 100 Đất lâm nghiệp 0,9 37,6 100 Đất chuyên dùng và đất ở 16,7 18,8 100 Bảng số liệu thể hiện tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở của Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ so với cả nước. Gọi R1 là bán kính vòng tròn thể hiện diện tích đất chuyên dùng và đất ở của cả nước, R1 = 1 Gọi R2 là bán kính vòng tròn thể hiện diện tích đất chuyên dùng và đất ở của cả nước, R2 = Gọi R1 là bán kính vòng tròn thể hiện diện tích đất chuyên dùng và đất ở của cả nước, R3==2,6 Vẽ 3 biểu đồ tròn theo bán kính đã tính, trong mỗi vòng tròn sẽ có tỉ lệ đất ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ và các vùng khác. Phương án 2: Có thể vẽ 3 biểu đồ cột 100% 2 – Nhận xét: Xử lí bảng số liệu: Loại đất Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi Bắc Bộ Đất nông nghiệp 49,6 14,6 Đất lâm nghiệp 8,7 54,7 Đất chuyên dùng và đất ở 25,3 4,2 Đất khác 16,4 26,5 Tổng 100 100 Cơ cấu sử dụng đất của Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ năm 2009 Sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở Đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ: + Đồng bằng sông Hồng: chiếm tỉ trọng lớn nhất là đất nông nghiệp 49,6%, kế đó là đất chuyên dùng và đất ở 25,3%, chiếm tỉ trọng lớn thứ ba là các loại đất khác 16,4% chiếm tỉ trọng thấp nhất là đất lâm nghiệp 8,7% diện tích của vùng + Trung du và miền núi Bắc Bộ: chiếm tỉ trọng lớn nhất là đất lâm nghiệp 54,7%, kế đó là các loại đất khác 26,5%, chiếm tỉ trọng lớn thứ 3 là đất nông nghiệp, 14,6% và chiếm tỉ trọng thấp nhất là đất chuyên dùng và đất ở 64,2% diện tích của vùng. Có sự khác nhau về cơ cấu sử dụng đất ở 2 vùng vì: + Sự khác nhau về vị trí địa lý và địa hình + Đồng bằng sông Hồng Tỉ trọng diện tích đất nông nghiệp lớn nhất vì đây là vùng phát triển nông nghiệp lâu đời, là vùng trọng điểm về lượng thực, thực phẩm thứ 2 của nước ta sau Đồng bằng sông Cửu Long Đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỉ trọng cao thứ 2 vì đây là vùng có dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước và cũng là vùng phát triển công nghiệp thứ hai của nước sau Đông Nam Bộ. + Trung du và miền núi Bắc Bộ: Đất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất vì đây là vùng địa hình trung du và miền núi có diện tích lớn nhất trong các vùng nông nghiệp Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp hơn do sự hạn chế của địa hình Đất chuyên dùng và đất ở chiếm tỉ trọng thấp nhất vì đây là vùng dân cư thưa thớt, công nghiệp chưa phát triển II. Phần riêng. Phần tự chọn (2,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm) a) Những thay đổi và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tài nguyên sinh vật nước ta: Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm, nhưng hiện nay tài nguyên sinh vật đang bị suy giảm vì: - Khai thác tài nguyên sinh vật vượt quá mức sinh sản của sinh vật. - Rừng bị giảm diện tích, sinh vật mất nơi cư trú. - Ô nhiễm và tình trạng mất cân bằng sinh thái cũng de dọa sự sông của sinh vật. - Tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, đồng thời còn làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen. - Nguồn tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt nguồn hải sản của nước ta cũng bị giảm sút rõ rệt. Vùng biển Tây Nam, nơi có nguồn hải sản rất lớn thì sản lượng đánh bắt cá, tôm cũng giảm sút đáng kể. Đó là hậu quả của sự khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước, nhất là vùng cửa sông, ven biển. b) Ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển vốn rừng: Giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các sinh vật quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát. Câu IV b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm) Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta: + Thuận lợi: Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp điện lực. - Tiềm năng về thủy điện của nước ta rất lớn. Về lý thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh. Tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%). - Hàng loạt nhà máy thủy điện có công suất lớn đang hoạt động như Hòa Bình (trên sông Đà, 1.920 MW), Yaly (trên hệ thống sông Xê Xan, 720 MW), Trị An (trên sông Đồng Nai, 400 MW), Hàm Thuận – Đa Mi (trên sông La Ngà; Hàm Thuận 300 MW, Đa Mi 175 MW), Đa Nhim (trên sông Đa Nhim, 160 MW), Thác Bà (trên sông Chảy, 110 MW) Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhiều nhà máy khác, trong đó lớn nhất là nhà máy thủ điện Sơn La trên sông Đà với công suất 2.400 MW. - Cơ sở nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là than, chủ yếu từ các mỏ tại Quảng Ninh. Còn ở miền Trung và miền Nam lại dựa vào nguồn dầu khí. Từ sau năm 1995, có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuốc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau. - Ngoài ra còn các nguồn năng lượng khác ở dạng tiềm năng như: năng lượng Mặt Trời rất dồi dào vì nước ta nằng trong vùng nội chí tuyến, nguồn năng lượng gió, nguồn năng lượng địa nhiệt, nguồn năng lượng hạt nhân. +Khó khăn: Mặc dù có tiềm năng lớn nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao. Cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn đầu tư còn hạn chế. Trình độ quản lý chưa cao. Những ưu điểm và hạn chế của các công trình thủy điện: + Ưu điểm: Sử dụng nguồn nước tự nhiên nên giá thành rẻ. Không gây ô nhiễm môi trường. Ngòai ra còn có ý nghĩa điều tiết dòng chảy, kiểm soát lũ, phát triển giao trông vận tải đường thủy, nuôi thủy sản, du lịch và cung cấp nước tưới. + Hạn chế: Lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên: nguồn nước, khí hậu, địa hình. Xa nơi tiêu thụ, làm biến đổi môi trường tự nhiên. Đầu tư lớn về vốn và kĩ thuật. Nguyễn Thị Lành (Trường THPT Lạc Hồng – TP.HCM)

File đính kèm:

  • docGoi y Giai Dia Cao Dang 2011.doc