Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn môn thi: Vật Lý

Câu 1:

 Có một bình nhiệt lượng kế đựng M = 120g nước ở nhiệt độ t0 và hai viên bi bằng đồng giống hệt nhau được giữ ở nhiệt độ t = 900C. Thả viên bi thứ nhất vào bình nhiệt lượng kế, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là t1 = 200C. Sau đó tiếp tục thả viên bi thứ hai vào bình thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là t2 = 250C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Cho nhiệt dung riêng của nước là C1 = 4180J/kg.K, nhiệt dung riêng của đồng là C2 = 380J/kg.K.

1. Tính khối lượng của mỗi viên bi đồng

2. Tính nhiệt độ t0 ban đầu của nước

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lê Quý Đôn môn thi: Vật Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN QUẢNG TRỊ Khóa ngày 10/7/2009 ®Ò chÝnh thøc MÔN THI: VẬT LÝ Thêi gian lµm bµi 150 phót (kh«ng kÓ giao ®Ò) Câu 1: Có một bình nhiệt lượng kế đựng M = 120g nước ở nhiệt độ t0 và hai viên bi bằng đồng giống hệt nhau được giữ ở nhiệt độ t = 900C. Thả viên bi thứ nhất vào bình nhiệt lượng kế, khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước trong bình là t1 = 200C. Sau đó tiếp tục thả viên bi thứ hai vào bình thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là t2 = 250C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường. Cho nhiệt dung riêng của nước là C1 = 4180J/kg.K, nhiệt dung riêng của đồng là C2 = 380J/kg.K. Tính khối lượng của mỗi viên bi đồng Tính nhiệt độ t0 ban đầu của nước Câu 2: Đặt một vật AB có độ cao h vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tiêu cự f, A trên trục chính và cách thấu kính một khoảng bằng hai lần tiêu cự. O F’ A’ F B’ Hình 1 Vẽ và nêu cách dựng ảnh A’B’ của AB cho bởi thấu kính. Xác định độ cao của ảnh theo h và khoảng cách giữa vật và ảnh theo f. Di chuyển vật AB đến vị trí khác sao cho ảnh A’B’ là ảnh ảo nằm tại tiêu điểm F (hình 1). Vẽ và nêu cách dựng vật AB. Tính độ cao h của vật và khoảng cách từ vật đến thấu kính. Biết A’B’ có độ cao h’ = 2cm và f = 12cm. Câu 3: Trong sơ đồ mạch điện (hình 2): R1 = 10, R2 = 5, R3 = R4 = 20, ampe kế có điện trở nhỏ không đáng kể chỉ 2A, hiệu điện thế U không đổi. Tính điện trở tương đương của mạch điện. Vẽ chiều dòng điện qua các điện trở. Hỏi ampe kế chỉ cường độ dòng điện qua những điện trở nào? Tính cường độ dòng điện qua các điện trở và hiệu điện U giữa hai đầu mạch điện. Câu 4: B C H h D A y x Hình 3 Có hai bạn, một nam và một nữ, tham gia vào một trò chơi phối hợp như sau: Hai bạn cùng xuất phát từ vị trí A. Bạn nữ chạy theo đường AB song song với bờ song xy, bạn nam chạy ra bờ sông múc một xô nước rồi chạy đến trao cho bạn nữ tại C. Bạn nữ nhận xô nước rồi tiếp tục chạy về đích B (hình 3). Biết hai bạn đến C cùng một lúc và thời gian bạn nam chạy đi múc nước và thời gian chạy về trao cho bạn nữ là bằng nhau. Tính đoạn đường AC và thời gian bạn nữ chạy từ A đến B. Cho vận tốc của bạn nam và bạn nữ lúc không xách nước lần lượt là V1 = 4,00m/s và V2 = 2,00m/s; vận tốc của bạn nam và bạn nữ lúc xách nước lần lượt là V’1 = 2,53m/s và V’2 = 1,00m/s; khoảng cách AB = 100m và AB cách bờ sông xy một đoạn h = 30m. Bỏ qua thời gian mức nước, trao và nhận xô nước. Câu 5: Người ta dùng một động cơ điện để kéo một thùng gỗ có trọng lượng P = 2000N lên cao h = 2m theo một mặt phẳng nghiêng với vận tốc không đổi v = 0,2m/s (hình 4). Biết công suất cơ học do động cơ sinh ra là P = 200W. Tính lực F do động cơ kéo thùng gỗ. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng trong hai trường hợp: Bỏ qua mọi ma sát. Lực ma sát giữa thùng gỗ và mặt phẳng nghiêng là Fms = 0,25P. 3. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng trong trường hợp câu 2b. -----------------Hết-----------------

File đính kèm:

  • docDE THI CHUYEN LI TRUONG THPT LE QUY DON NAM 2009.doc