Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2008 - 2009 môn thi: Ngữ văn

 I. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm, tổng 3,0 điểm)

 Ghi lại chữ cái của câu trả lời đúng nhất:

 1. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân được viết theo thể loại nào?

 A. Tiểu thuyết C. Hồi kí

 B. Truyện ngắn D. Tuỳ bút

 2. Truyện ngắn Làng viết theo đề tài gì?

 A. Người trí thức C. Người nông dân

 B. Người phụ nữ D. Người lính

 3.Tác giả đã đặt ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình?

 A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe, nhờ người khác đọc.

 B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư.

 C. Bà chủ nhà hay nhòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai.

 D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng Chợ Dầu của mình.

 4. Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì?

 A. Để tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình.

 B. Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện.

 C. Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ

 D. Để mong con hiểu nỗi lòng ông.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2008 - 2009 môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V_KTBKI10_08.Doc Mã kí hiệu Đ02V-O8-KTBK I L10 Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Năm học 2008 - 2009 Môn thi : Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút(không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 8 câu trắc nghiệm, 1câu tự luận, có 3 trang) I. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm, tổng 3,0 điểm) Ghi lại chữ cái của câu trả lời đúng nhất: 1. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân được viết theo thể loại nào? A. Tiểu thuyết C. Hồi kí B. Truyện ngắn D. Tuỳ bút 2. Truyện ngắn Làng viết theo đề tài gì? A. Người trí thức C. Người nông dân B. Người phụ nữ D. Người lính 3.Tác giả đã đặt ông Hai vào một tình huống như thế nào để ông tự bộc lộ tính cách của mình? A. Ông Hai không biết chữ, phải đi nghe, nhờ người khác đọc. B. Tin làng ông theo giặc mà tình cờ ông nghe được từ những người tản cư. C. Bà chủ nhà hay nhòm ngó, nói bóng gió vợ chồng ông Hai. D. Ông Hai lúc nào cũng nhớ tha thiết cái làng Chợ Dầu của mình. 4. Mục đích của việc ông Hai trò chuyện với đứa con út là gì? A. Để tỏ lòng yêu thương một cách đặc biệt đứa con út của mình. B. Để cho bớt cô đơn và buồn chán vì không có ai để nói chuyện. C. Để thổ lộ nỗi lòng và làm vơi bớt nỗi buồn khổ D. Để mong con hiểu nỗi lòng ông. 5. Dòng nào dưới đây nói đầy đủ nhất về tính cách của ông Hai trong tác phẩm. A. Yêu và tự hào về làng quê của mình. B. Căm thù giặc Tây và những kẻ theo Tây làm Việt gian. C. Thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng và lãnh tụ. D. Cả A,B, C đều đúng. 6. Tâm lý của nhân vật chính trong tác phẩm được tác giả miêu tả bằng cách nào? A. Bằng hành động, cử chỉ B. Bằng những lời nói độc thoại C. Bằng những lời nói đối thoại D. Cả A, B, C đều đúng. 7. Nhận định nào nói đúng nhất các loại ngôn ngữ được sử dụng trong truyện Làng? A. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. B. Ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật. C. Ngôn ngữ trần thuật D. Cả A, B, C đều đúng. 8. Đoạn văn: “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” sử dụng hình thức nghệ thuật nào? A. Đối thoại C. Độc thoại nội tâm B. Độc thoại D. Không sử dụng hình thức nào trên. 9. Dòng nào nêu đúng các từ địa phương được dùng trong truyện Làng: A. Bực cửa, thầy, (chẳng có gì) sất, trầu B. Bực của, trầu, thầy C. Trầu, bực cửa, thầy D. Thầy, bực cửa, (chẳng có gì) sất, trầu 10. Dòng nào nêu nhận xét không phù hợp với những nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm? A. Xây dựng tình huống tâm lý đặc sắc. B. Miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng nhân vật. C. Sử dụng chính xác ngôn ngữ nhân vật quần chúng. D. Giọng văn giàu màu sắc trữ tình, biểu cảm. 11. Câu nào sau đây là lời đối thoại: A. – Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! B. – Hà, nắng gớm, về nào C. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư D. Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. 12. Qua truyện ngắn Làng có thể thấy nhà văn Kim Lân là người như thế nào? A. Am hiểu sâu sắc con người và thế giới tinh thần của con người, đặc biệt là người nông dân. B. Yêu thiết tha làng quê đất nước, thuỷ chung với kháng chiến và cách mạng. C. Căm thù giặc Pháp và những kẻ làm Việt gian. D. Cả A, B, C đều đúng. II. Phần tự luận: (7 điểm). Trình bày những cảm nhận của mình về tình cảm cha con sâu sắc trong hoàn cảnh éo le của hai nhân vật Ông Sáu và bé Thu qua đoạn trích đã học trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn nguyễn Quang Sáng. Mã kí hiệu Hướng dẫn chấm thi tuyển sinh Lớp 10 thpt Đ02V-O8-KTBK I L10 Năm học 2008- 2009 Môn: Ngữ Văn Thời gian 120 phút I. Phần trắc nghiệm: ( 3 điểm) Mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C C C D D D C D D B D II. Phần tự luận: (7 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Đúng phương pháp tạo lập một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện. - Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: Trình bày những cảm nhận của mình về tình cảm cha con sâu sắc trong hoàn cảnh éo le của hai nhân vật Ông Sáu và bé Thu qua đoạn trích đã học trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn nguyễn Quang Sáng. - Những cảm nhận của thí sinh cần phải xuất phát từ cốt truyện, nhân vật chi tiết tình tiết… - Kĩ năng hành văn cách cảm thụ tác phẩm. 2. Yêu cầu về nội dung: Thí sinh có thể có nhiều cách diễn đạt miễn là đảm bảo những nội dung sau: * Nói qua về nội dung của tác phẩm và chỉ rõ hai tình huống: - Tình huống thứ nhất: Ông Sáu khát khao về gặp con nhưng bé Thu kiên quyết không nhận cha.Khi gặp thì cha đã đi. - Tình huống thứ hai: Ông Sáu làm Lược ngà tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao cho con. * Những biểu hiện của tình cha con: - Nhân vật Thu là những cử chỉ lời nói khi gặp cha và khi nhận cha(chọn những chi tiết tiêu biểu xúc động) - Nhân vật ông Sáu: tâm trạng, thái độ, hành động với con. * Thí sinh cảm nhận được tình cha con cảm động trong hoàn cảnh eo le của thời kì chiến tranh. Tình huống đưa ra rất phù hợp, hấp dẫn. Từ câu chuyện này rút ra bài học cho bản thân. 3. Đáp án biểu điểm: - Điểm 5- 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, diễn đạt tốt có cảm nhận sâu sắc. Còn một vài sai xót trong diễn đạt. - Điểm 4-3: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, diễn đạt còn một vài sai xót. -

File đính kèm:

  • docDe thi tyen sinh vao 10.doc