Câu II (4 điểm):
1. Trình bày phương pháp hóa học để tách các chất trong hỗn hợp: Fe2O3, CuO.
2. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn sau bằng CO2 và H2O:
NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4.
Câu III (2 điểm):
1. Làm bay hơi 30 gam nước từ dung dịch có nồng độ là 15%, được dung dịch mới có nồng độ 18%. Xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.
1 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2012-2013 môn thi : hóa học (chuyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH PHƯỚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN THI : HÓA HỌC (chuyên)
Thời gian làm bài : 120 phút
Câu I (2 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:
H2 + A B
B + MnO2 A + C + D
A + C B + E
A + NaOH G + C + M
(Biết A, B, C, D, E, G, M là những chất khác nhau).
Câu II (4 điểm):
1. Trình bày phương pháp hóa học để tách các chất trong hỗn hợp: Fe2O3, CuO.
2. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn sau bằng CO2 và H2O:
NaCl, Na2CO3, BaCO3, BaSO4.
Câu III (2 điểm):
1. Làm bay hơi 30 gam nước từ dung dịch có nồng độ là 15%, được dung dịch mới có nồng độ 18%. Xác định khối lượng của dung dịch ban đầu.
2. Phân bón A có chứa 80% amoni nitrat. Phân bón B có chứa 82% canxi nitrat. Biết rằng trong phần còn lại của hai loại phân bón trên là các chất không chứa nitơ. Theo em nếu cần cung cấp cho cây trồng cùng một lượng nitơ thì khối lượng phân nào dùng ít hơn? Tại sao?
Câu IV (3 điểm):
Hòa tan hoàn toàn 31,6 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và FeCO3 bằng axit HCl dư thu được 6,72 lit CO2 (đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được m gam muối khan.
a. Tính m.
b. Cho toàn bộ khí CO2 ở trên hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 a mol/l thu được 20 gam kết tủa. Tìm a.
Câu V (3 điểm):
Để tác dụng hết 16 gam oxit kim loại cần 6,72 lit H2 (đktc). Mặt khác, hoà tan hoàn toàn lượng kim loại thu được bằng 400ml dung dịch HCl 1M vừa đủ. Xác định công thức của oxit kim loại ban đầu.
Câu VI (2 điểm):
Đốt cháy hoàn toàn 22,4 lit hỗn hợp khí X gồm C2H2, CH4 và CO ta thu được 33,6 lit CO2.
a. Tính % thể tích của C2H2 trong hỗn hợp X.
b. Theo em 1 lit hỗn hợp khí X nặng hay nhẹ hơn 1 lit hỗn hợp khí Y có =20. Giải thích.
Biết các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu VII (4 điểm):
1. Một trong các phương pháp sản xuất rượu etylic là lên men tinh bột. Phần còn lại sau khi chưng cất lấy rượu etylic gọi là bỗng rượu. Hãy giải thích tại sao bỗng rượu để trong không khí lại bị chua và khi dùng bỗng rượu này để nấu canh thì lại thấy có mùi thơm. Viết phương trình phản ứng (nếu có).
2. Tách hoàn toàn lượng rượu etylic có trong 500 ml rượu etylic 11,50 khỏi dung dịch và đem rượu thu được lên men thành axit axetic. Cho hỗn hợp sau phản ứng tác dụng hết với Na (dư) thu được 16,8 lit H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8g/ml.
a. Tính hiệu suất của phản ứng lên men rượu thành axit.
b. Đốt cháy hoàn toàn lượng axit axetic thu được ở trên. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Hỏi khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.
---HẾT---
(Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học)
Họ và tên thí sinh:………………………………….......................... SBD:……………
File đính kèm:
- Chuyen Tinh Binh Phuoc 1213.doc