Đề thi vào lớp 10 chuyên lý 2010

Câu 1. Cho mạch điện như hình vẽ bên. Nguồn có hiệu điện thế U không đổi. Ampe kế có điện trở không đáng kể. Khóa S ở các vị trí 1, 2, 3 thì ampe kế lần lượt chỉ 9mA; 11mA; 6mA.

a. Bằng lập luận hãy chỉ rõ số chỉ của ampe kế tương ứng với từng vị trí của khóa S.

b. Biết điện trở R1 = 2010 Ω. Tính điện trở R2; R3.

Câu 2. Một HS thực hiện một thí nghiệm sau: thả một quả cầu nhôm có nhiệt độ t vào bình chứa đầy nước ở nhiệt độ to. Sau khi cân bằng nhiệt thì nước trong bình có nhiệt độ t1. Lặp lại thí nghiệm, nhưng lần này thả cùng một lúc hai quả cầu như trên vào bình, sau khi cân bằng nhiệt nước trong bình có nhiệt độ t2. Bỏ qua nhiệt dung của bình, hao phí nhiệt ra môi trường. Cho nhiệt dung riêng của nước là Co; khối lượng riêng của nước là Do; khối lượng riêng của nhôm là D.

1. Tính nhiệt dung riêng C của nhôm theo Co; Do; D; to; t; t1 và t2.

2. Thay số Co = 4200 (J/kg.K); Do = 1000 (kg/m3); D = 2700 (kg/m3); to = 20°C; t = 100°C; t1 = 24,9°C; t2 = 30,3°C.

 

docx7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi vào lớp 10 chuyên lý 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN LÝ 2010 Ngày thi: 12/6/2010 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) R2 R1 1 3 A 2 U R3 Câu 1. Cho mạch điện như hình vẽ bên. Nguồn có hiệu điện thế U không đổi. Ampe kế có điện trở không đáng kể. Khóa S ở các vị trí 1, 2, 3 thì ampe kế lần lượt chỉ 9mA; 11mA; 6mA. a. Bằng lập luận hãy chỉ rõ số chỉ của ampe kế tương ứng với từng vị trí của khóa S. b. Biết điện trở R1 = 2010 Ω. Tính điện trở R2; R3. Câu 2. Một HS thực hiện một thí nghiệm sau: thả một quả cầu nhôm có nhiệt độ t vào bình chứa đầy nước ở nhiệt độ to. Sau khi cân bằng nhiệt thì nước trong bình có nhiệt độ t1. Lặp lại thí nghiệm, nhưng lần này thả cùng một lúc hai quả cầu như trên vào bình, sau khi cân bằng nhiệt nước trong bình có nhiệt độ t2. Bỏ qua nhiệt dung của bình, hao phí nhiệt ra môi trường. Cho nhiệt dung riêng của nước là Co; khối lượng riêng của nước là Do; khối lượng riêng của nhôm là D. 1. Tính nhiệt dung riêng C của nhôm theo Co; Do; D; to; t; t1 và t2. A B M Hình 2 2. Thay số Co = 4200 (J/kg.K); Do = 1000 (kg/m3); D = 2700 (kg/m3); to = 20°C; t = 100°C; t1 = 24,9°C; t2 = 30,3°C. Câu 3. Cho sơ đồ quang học như hình vẽ 2. A là giao của tia tới và tiêu diện trước của thấu kính hội tụ; B là giao của tia ló với tiêu diện sau; M là giao của tia ló với trục chính. 1. Hãy khôi phục lại vị trí của quang tâm, các tiêu điểm và đường đi của tia sáng. 2. Giả sử tia tới và tia ló hợp với trục chính những góc bằng nhau; khoảng cách AB = 40cm. Tìm tiêu cự của thấu kính và khoảng cách từ M đến quang tâm. 0 90 150 F(N) Hình 3 h(cm) 15 30 Câu 4. Đặt thẳng đứng khối trụ kim loại đồng chất vào trong bình chứa có đáy nằm ngang. Đổ từ từ nước vào bình. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp lực khối trụ tác dụng lên đáy bình và độ cao của mực nước trong bình như hình vẽ 3. 1. Xác định chiều cao, diện tích đáy khối trụ, khối lượng riêng chất làm khối trụ. 2. Đặt khối trụ nằm ngang rồi xả dần nước ra ngoài bình qua một van ở đáy bình. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của áp lực khối trụ tác dụng lên đáy bình và độ cao của mực nước trong bình. Điền các giá trị cần thiết trên đồ thị. Câu 5. Một đường dây điện thoại đôi nối độ dài giữa A và B cách nhau 5km. Khi mưa bão đường dây chập tại vị trí C. Để tìm vị trí chập người ta mắc nguồn 24V, ampe kế lí tưởng vào mạch. Số chỉ của ampe kế ứng với ba trường hợp ở đầu B khi để hở, nối với nhau qua điện trở Ro = 9W, chập trực tiếp tương ứng là 0,3A; 0,4A; 0,6A. Hãy tính chiều dài AC; điện trở R chỗ chập và điện trở mỗi mét dây? KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN 2010 Môn thi: VẬT LÝ Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 22/6/2010 Bài 1: (4 điểm) Một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 25 cm. Vật thật AB đặt vuông góc với trục chính trước thấu kính, A nằm trên trục chính và cách thấu kính 30 cm. a. Vẽ hình sự tạo ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (theo đúng tỉ lệ kích thước đã cho). Dùng các phép tính hình học, tìm khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính và tỉ số A'B'/AB. b. Di chuyển vật AB ra xa thấu kính một đoạn, vẫn giữ AB vuông góc với trục chính và A nằm trên trục chính. Hỏi ảnh A’B’ ở vị trí mới là ảnh thật hay ảnh ảo, di chuyển lại gần hay ra xa thấu kính và có chiều cao tăng lên hay giảm đi so với ảnh cũ? A B R1 R3 Đ R2 M Hình 1 Bài 2: (4 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Mạch được nối với một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi UAB = 11,4 V. Cho biết R1 = 1,2 Ω, R2 = 6 Ω. R3 là một biến trở. Trên bóng đèn Đ có ghi 6V – 3W. a. Cho R3 = 12 Ω, tìm công suất tiêu thụ của đèn Đ. b. Tìm R3 để đèn Đ sáng đúng định mức. Bài 3: (4 điểm) Cho mạch điện gồm ba điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp. Mạch được nối với một nguồn điện có hiệu điện thế U không đổi. Biết công suất tiêu thụ của ba điện trở R1, R2 và R3 lần lượt là P1 = 1,35 W, 0,45 W và 2,7 W. a. Tìm các tỉ số R2 so với R1 và R3 so với R1. b. Nếu ba điện trở R1, R2, R3 mắc song song nhau rồi cũng nối với nguồn hiệu điện thế không đổi U thì công suất tiêu thụ của mỗi điện trở là bao nhiêu? c. Tìm R1, R2, R3 nếu biết U = 30 V. Bài 4: (4 điểm) Một bình nhiệt lượng kế có khối lượng mo, nhiệt dung riêng co và nhiệt độ ban đầu là to. Người ta đổ vào bình một lượng nước nóng có khối lượng m, nhiệt dung riêng c và nhiệt độ t. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của bình tăng thêm 6°C so với ban đầu. Người ta lại tiếp tục đổ vào bình một lượng nước nóng thứ hai cũng có khối lượng m, nhiệt dung riêng c và nhiệt độ t. Khi có cân bằng nhiệt lần thứ hai, nhiệt độ của bình tăng thêm 4°C so với khi có cân bằng nhiệt lần thứ nhất. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ thống bình nhiệt lượng kế và nước với môi trường xung quanh. a. Tính tỉ số . b. Tiếp tục đổ vào bình một lượng nước nóng thứ ba cũng có khối lượng m, nhiệt dung riêng c và nhiệt độ t. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của bình tăng thêm bao nhiêu so với khi có cân bằng nhiệt lần hai? A B C Hình 2 Bài 5: (4 điểm) Hai người ban đầu ở các vị trí A và B trên hai con đường thẳng song song nhau và cách nhau đoạn l = 540 m, AB vuông góc với hai con đường. Giữa hai con đường là một cánh đồng. Người thứ nhất chuyển động trên đường từ A với vận tốc v1 = 4 m/s. Người thứ hai khởi hành từ B cùng lúc với người thứ nhất và muốn chuyển động đến gặp người này. Vận tốc chuyển động của người thứ hai khi đi trên cánh đồng là v2 = 5 m/s và khi đi trên đường là v’ = 6,5 m/s. A B D Hình 3 M a. Người thứ hai đi trên cánh đồng từ B đến C và gặp người thứ nhất tại C như hình 2. Tìm thời gian chuyển động của hai người khi đến C và khoảng cách AC. b. Người thứ hai đi trên đường từ B đến M rồi đi trên cánh đồng từ M đến D và gặp Người thứ nhất tại D như hình 3, sao cho thời gian chuyển động của hai người đến lúc gặp nhau là ngắn nhất. Tìm thời gian chuyển động này và các khoảng cách BM, AD. KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN 2010 Môn thi: VẬT LÝ Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm) Hai oto xuất phát cùng lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20 km, chuyển động cùng chiều từ A đến B với vận tốc lần lượt là 40 km/h và 30 km/h. a. Xác định khoảng cách hai xe sau 1,5h và sau 3h. b. Xác định vị trí gặp nhau của hai xe. Câu 2. (2 điểm) Một bếp dầu đun sôi một lít nước đựng trong ấm nhôm nặng 300 g, sau thời gian t1 = 10 phút thì nước sôi. Nếu dùng bếp và ấm như trên đun sôi 2 lít nước thì bao lâu nước sôi? Biết nhiệt do bếp tỏa ra đều với công suất tỏa nhiệt không đổi, nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là c1 = 4200J/kg.K và c2 = 880 J/kg.K. A R2 R3 R4 R1 M N Câu 3. (2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = R2 = 12Ω, R3 = R4 = 24Ω, ampe kế có điện trở không đáng kể. a. Số chỉ của ampe kế là IA = 0,35A. Tính hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch MN. b. Nếu hoán đổi vị trí hai điện trở R2 và R4 thì số chỉ ampe kế là bao nhiêu? Câu 4. (2 điểm) Một dây dẫn có điện trở R = 100Ω. a. Phải cắt dây thành hai đoạn có điện trở R1 và R2 như thế nào để khi mắc chúng song song thì có điện trở tương đương là lớn nhất? b. Phải cắt dây thành bao nhiêu đoạn giống nhau để khi ghép chúng song song thì điện trở tương đương có giá trị là 4Ω. Câu 5. (2 điểm) Một vật thật đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh thật cao gấp hai lần vật và ảnh này cách thấu kính 30 cm. a. Xác định vị trí vật và tiêu cự thấu kính. b. Xác định lại kết quả bằng phép vẽ. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT 2011 Môn: VẬT LÝ (chuyên) Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2 điểm) Hai ô tô xuất phát từ hai vị trí A và B cách nhau 20km, chuyển động thẳng đều cùng chiều nhau theo hướng AB. Nếu hai xe xuất phát cùng lúc thì sau 4 giờ hai xe gặp nhau tại M. Nếu xe xuất phát từ A muộn hơn 1 giờ so với xe xuất phát từ B thì hai xe gặp nhau tại N. Biết khoảng cách MN = 30km. Xác định vận tốc mỗi xe. Câu 2: (2 điểm) Dùng một cái ca để múc một loại nước nóng cho vào nhiệt lượng kế. Ban đầu nhiệt lượng kế chưa chứa chất lỏng nào. Lần thứ nhất, đổ một ca nước nóng vào, sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt lượng kế tăng thêm 3°C. Lần thứ hai đổ tiếp 2 ca nước nóng vào, sau khi cân bằng nhiệt thì thấy nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm 2°C. Lần thứ ba đổ tiếp 3 ca nước nóng vào, sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nhiệt lượng kế tăng thêm bao nhiêu độ? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của hệ với môi trường. Câu 3: (2,5 điểm) Vật sáng AB cao 4cm đặt vuông góc với trục chính một thấu kính hội tụ (A nằm trên trục chính) cho ảnh cao 8cm trên màn cách vật một đoạn 180cm. a. Xác định tiêu cự của thấu kính. b. Giữ nguyên vị trí vật và thấu kính, không dùng màn, nhưng nghiêng vật AB về phần thấu kính một góc 45° so với trục chính. Tính kích thước ảnh lúc này. A50 V50 A49 A2 A1 V49 V2 V1 + – Câu 4: (2 điểm) Cho mạch điện có 50 vôn kế giống nhau và 50 ampe kế giống nhau mắc với nhau như hình vẽ. Biết số chỉ của vôn kế V1 là 4 V, số chỉ của ampe kế A1 là 25 mA, số chỉ của ampe kế A2 là 24 mA. Tính tổng số chỉ của 50 vôn kế trong mạch. Câu 5: (1,5 điểm) Hãy nêu một phương án xác định nhiệt dung riêng của dầu ăn bằng các dụng cụ sau: cân Rôbecvan không có các quả cân, nhiệt kế, nhiệt lượng kế đã biết nhiệt dung riêng là c1, nước đã biết nhiệt dung riêng là c2, bình đun, hai cốc đun giống nhau và bếp điện. ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM 2011 Môn: Vật Lý (chuyên) Ngày thi: 07/7/2011 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm) Hai chiếc xe cùng khởi hành lúc 7 giờ từ hai địa điểm A và B cách nhau 120 km. Xe thứ nhất đi từ A đến B với vận tốc 35 km/h. Xe thứ hai đi từ B đến A với vận tốc 45 km/h. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. Câu 2. (2 điểm) A B O Hai quả cầu nhôm giống hệt nhau được treo vào hai đầu A và B của một thanh kim loại mảnh nhẹ. Thanh được giữ thăng bằng nhờ dây mắc tại điểm O (hình vẽ). Biết OA = OB = l = 25 cm. Nhúng quả cầu ở đầu A vào chậu đựng chất lỏng ta thấy thanh AB mất thăng bằng để thanh thăng bằng trở lại phải dịch chuyển điểm treo O về phía B một đoạn x = 2,5 cm. Tìm khối lượng riêng của chất lỏng, biết khối lượng riêng của nhôm là D = 2,7 g/cm3. Câu 3. (2 điểm) Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35°C thì phải cho bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15°C? Biết khối lượng riêng của nước là D = 1000 kg/m3. Bỏ qua nhiệt lượng truyền ra môi trường xung quanh. Câu 4. (2 điểm) Hai điện trở R1 và R2 (R1 < R2) được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế U = 90 V. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở thì cường độ dòng điện qua các điện trở là 1 A, nếu mắc song song hai điện trở thì cường độ dòng điện qua mạch chính là 4,5 A. a. Tính giá trị của điện trở R1, R2. b. Hai điện trở R1, R2 là hai dây nikêlin có cùng chiều dài. Hãy so sánh đường kính tiết diện của hai dây nikêlin. Câu 5. (2 điểm) A B A' B' Vật sáng AB đặt trước một thấu kính, AB vuông góc với trục chính, A nằm trên trục chính. Ảnh của AB qua thấu kính là A'B' như hình vẽ. a. Hỏi A'B' là ảnh thật hay ảnh ảo? Vì sao? b. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vì sao? c. Vẽ và nêu cách vẽ để xác định vị trí quang tâm và tiêu điểm của thấu kính. d. Cho biết A'B' = 2AB và AA' = 30 cm. Tìm tiêu cự của thấu kính.

File đính kèm:

  • docxĐỀ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN LÝ 2010.docx