Kiến thức
Biết được:
- Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
Hiểu được: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Để thiết kế đề kiểm tra trước tiên nắm được chuẩn kiến thức và kĩ năng chương Oxi-Lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.Để thiết kế đề kiểm tra trước tiên nắm được chuẩn kiến thức và kĩ năng chương Oxi-Lưu huỳnh.
Chủ đề
Mức độ kiến thức cần đạt
1.Oxi-ozon
Kiến thức
Biết được:
- Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi.
Hiểu được: Oxi và ozon đều có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi, ozon.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Tính % thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp .
2.Lưu huỳnh
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
- Tinh chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.
Hiểu được: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá( tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.
3.H2S,SO2,SO3
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.
Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3.
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.
4.H2SO4 và muối sunfat
Kiến thức
Biết được:
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
Hiểu được:
- H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...)
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
2.Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng trên ta thiết kế ma trận đề kiểm tra.
Ma trận đề kiểm tra TNKQ -chương 6-Oxi-Lưu huỳnh.
Nội dung
Mức độ nội dung
Biết
Hiểu
Vận dụng
Tổng
1.Oxi-ozon
2
(0,5)
3
(0,25)
1
(0,5)
6
(2,25)
2.Lưu huỳnh
1
(0,5)
3
(0,25)
2
(0,5)
6
(2,5)
3.H2S,SO2,SO3
2
(0,25)
5
(0,25)
3
(0,25)
9
(2,25)
4.H2SO4 và muối sunfat
1
(0,5)
4
(0,25)
3
(0,5)
8
(3)
6
(2,5)
15
(3,75)
9
(3,75)
30
(10)
3.Căn cứ ma trận đề xây dựng khung đề kiểm tra.
Câu 1.Phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là
A.2H2O điện phân 2H2 + O2 ↑ C.5nH2O + 6n CO2 quang hợp (C6H10O5)n + 6nO2
B.2KMnO4→ K2MnO4 +MnO2 + O2↑ D. 2KI + O3 + H2O →I2 + 2KOH + O2
Câu 2.Sự có mặt của ozon trên thượng tầng khí quyển rất cần thiết, vì
A. ozon làm cho trái đất ấm hơn.
B. ozon ngăn cản oxi không cho thoát ra khỏi mặt đất.
C. ozon hấp thụ tia cực tím.
D. ozon hấp thụ tia đến từ ngoài không gian để tạo freon.
Câu 3. Điều kiện để bột sắt tác dụng với bột lưu huỳnh cho sunfua sắt là:
Đốt cháy hỗn hợp C.Để hỗn hợp trong không khí ẩm
Để hỗn hợp ngoài nắng D.Để hỗn hợp ở nhiệt độ thấp
Câu 4.Cho 14.7g axit sunfuric loãng tác dụng với Fe dư (Fe=56). Tính thể tích khí bay ra vào cho biết tên chất khí.
1,68 lít H2 B.3,36 lít SO2 C.3,36 lít H2 D.1,68 lít SO2
Câu 5 Những kim loại nào sau đây không phản ứng trực tiếp với oxi
A - Na, Mg, Al, Zn B - Ag, Au, Pt C - Ba, Cu, Fe D - Hg, Ca, Mn, Li
Câu 6 khi nhiệt phân 24,9 gam KClO3 theo phương trình phản ứng
2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑
Thể tích khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn là ( K=39 ,Cl=35,5)
A-4,48lít B-6,72lít C- 2,24 lít D-8,96 lít
Câu 7 Đồng tác dụng với axit sunfuric trong điều kiện nào để cho SO2 ?A.H2SO4 loãng,nhiệt độ thường C. H2SO4 loãng,nhiệt độ 100 0C
B.H2SO4 đậm đặc và đun nóng D.H2SO4 loãng
Câu 8 Trong các phản ứng sau đây,phản ứng nào không thể xảy ra được
A. H2SO4 + dung dịch BaCl2 C. H2SO4 + dung dịch Na2SO4
B. H2SO4 + dung dịch Na2CO3 D.A H2SO4 + dung dịch NaOH
Câu 9 Cho các phản ứng sau:
a.2SO2 + O2 t0,xúc tác 2 SO3 b.SO2 + 2H2S →3S + 2H2O
c.SO2 + Br2 + 2H2O →H2SO4 + 2HBr d.SO2 + NaOH →NaHSO3
Chọn phản ứng chứng minh SO2 có tính khử
A.a,c,d B. a,b,d C. a,c D.a,d
Câu 10 Trong số các câu sau đây,câu nào không đúng?
A.Lưu huỳnh là một chất rắn màu vàng.
B.Lưu huỳnh không tan trong nước
C.Lưu huỳnh nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp
D.Lưu huỳnh không tan trong dung môi hữu cơ.
Câu 11Có bao nhiêu mol FeS2 tác dụng với oxi để thu được 64g khí SO2 theo phương trình phản ứng
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8 SO2
A.0,4 B.1,2 C. 0,5 D.0,8
Câu 12 Một lít nước ở điều kiện tiêu chuẩn hòa tan tối đa 2,3 lit khí hiđro sunfua.Nồng độ phần trăm(%) của H2S trong dung dịch thu được là xấp xỉ:
A.0,23% B.2,3% C.0,35% D.3,5%
Câu 13.Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:
A.H2S và CO2 B.H2S và SO2 C.SO3 và CO2 D.SO2 và CO2
Câu 14.Cho V lít khí SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch brom dư.Thêm dung dịch BaCl2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 2,33g kết tủa.V nhận giá trị nào trong số các phương án sau:
A.0,112 lít B.0,224 lít C.1,12 lít D.2,24 lít Câu 15.Thêm từ từ dung dịch BaCl2 vào 300ml dung dịch Na2SO4 1M cho đến khi khối lượng kết tủa bắt đầu không đổi thì dừng lại hết 50ml.Nồng độ mol/l của dung dịch BaCl2 là:
A.6,0M B.0,6M C.0.06M D.0.006M
Câu 16.Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào bình đựng 300ml dung dịch NaOH 0,5M.Cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn.Giá trị của m là bao nhiêu gam?
A.1,15 B.11,5 C 15,1 D.1.51
Câu 17 Công thức hóa học nào sau đâu không phải là của thạch cao?
A.CaSO4 B.CaSO4.2H2O C.CaCO3.MgCO3 D.2CaSO4.H2O
Câu 18.Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các lọ đựng riêng biệt SO2 và CO2?
A.dung dịch brom trong nước C.dung dịch Ba(OH)2
B.dung dịch NaOH D.dung dịch Ca(OH)2
Câu 19.Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phương trình phản ứng nào?
A/ .S + O2 = SO2 ↑ C/ S + 3 O=SO3
B/ S + ½ O = SO D/ S + O2 = SO + ½ O2 ↑
Câu 20. Khí clo oxi hóa dung dịch hidro sunfua H2S cho một lớp lưu huỳnh trắng hơi vàng và hidroclorua. Tính thể tích clo cần để oxi hóa 1 lít H2S
1 lít B.2 lít C.0.5 lít D.0,05 lít
Câu 21. Hai oxit SO2 và SO3 của lưu huỳnh được gọi là oxit axit vì:
dung dịch trong nước tạo thành bazơ
dung dịch trong nước tạo thành 2 axit tương ứng
dung dịch trong nước tạo thành cùng 1 axit
dung dịch trong nước tạo thành oxit
Câu 22.. Axit sunfuric đậm đặc đun nóng tác dụng với sắt sinh ra chất khí có tính chất
A.làm bùng cháy que diêm gần tắt C.làm mất màu cánh hoa hồng
C.làm đục nước vôi D.làm quỳ tím chuyển sang màu xanh
Câu 23.Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với khí oxi ?
A. Oxi có nhiệt độ hóa lỏng thấp :–183 oC. C. Oxi là khí hơi nặng hơn không khí.
B. Oxi ít tan trong nước. D. Oxi là chất khí ở nhiệt độ thường.
Câu 24.Axit sunfuric tác dụng với NaCl cho ta 1 tấn Na2SO4. Tính khối lượng axit sunfuric cần dùng.
A.69kg B.690kg C.345kg D. 34,5kg
Câu 25.Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là một chất rắn có một trong những tính chất sau đây:
Cách điện, cách nhiệt C.Không giòn, khó biến thành bột
Rất dẻo, kéo sợi và dát mỏng được D.Có ánh kim
Câu 26.Hidrosunfua là 1 axit
Có tính khử mạnh C.Có tính oxi hóa mạnh
Có tính axit mạnh D.Tất cả đều sai
Câu 27.Phản ứng của lưu huỳnh và đồng ở nhiệt độ cao tạo ra hợp chất gì?
A.Sunfat B.Sunfit C.Clorit D.Sunfua
Câu 28.Lưu huỳnh tác dụng với nhôm theo phản ứng nào sau đây
Al + S AlS C.2Al + 3S Al2S3
2Al + S Al2S D. Al +6 S AlS6
Câu 29.Những nguy hại nào có thể xảy ra khi tầng ozon bị thủng
A. sẽ làm không khí trên thế giới thoát ra bên ngoài.
B. sẽ làm thất thoát nhiệt trên toàn thế giới.
C. tia tử ngoại gây tác hại cho con người sẽ lọt xuống mặt đất.
D. không xảy ra được quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 30.C. Lưu huỳnh đioxit không dùng để
A.tẩy màu B.điều chế axit sunfuric C.để oxi hóa clo D.chất chống nấm mốc
4.Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1
B
11
C
21
B
2
C
12
C
22
C
3
A
13
D
23
B
4
C
14
B
24
B
5
B
15
A
25
C
6
B
16
B
26
A
7
B
17
C
27
B
8
C
18
A
28
C
9
A
19
A
29
D
10
C
20
A
30
C
File đính kèm:
- KT 45P OS Co ma tran.doc