Đề thu thử môn Địa lý khối 12 năm học 2012

Câu I : (3,0đ)

Cho bảng số liệu sau :

Số lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta ( Đơn vị : người)

Năm Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

1999 24 806 361 5 126 170 5 914 821

2009 25 731 627 9 668 662 12 282 045

1. Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi qui mô và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta vào năm 1999 và năm 2009.

2. Nhận xét và giải thích.

Câu II : (2,0đ)

Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy nêu cơ cấu và nhận xét về cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta vào năm 2007.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thu thử môn Địa lý khối 12 năm học 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THU THỬ MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 12 NĂM HỌC 2012 MÔN : ĐỊA LÝ Thời gian 90 phút (không tính thời gian phát đề) PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH ( 8,0 điểm) Câu I : (3,0đ) Cho bảng số liệu sau : Số lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta ( Đơn vị : người) Năm Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 1999 24 806 361 5 126 170 5 914 821 2009 25 731 627 9 668 662 12 282 045 Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi qui mô và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta vào năm 1999 và năm 2009. Nhận xét và giải thích. Câu II : (2,0đ) Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam, hãy nêu cơ cấu và nhận xét về cơ cấu giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta vào năm 2007. Câu III : (3,0đ) Chứng minh ngành công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. Tại sao diện tích cây công nghiệp lâu năm trong những năm gần đây tăng nhanh. PHẦN RIÊNG (2,0đ) Học sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu ( Câu IV.a hoặc câu IV.b) Câu IV.a : Theo chương trình chuẩn Sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy : Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Kể tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ của Đông Nam Bộ. Nêu những nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước. Câu IV.b : Theo chương trình nâng cao : Trình bày khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có năng suất thấp hơn đồng bằng sông Hồng ? Giáo viên ra đề : Phan Vũ Phúc Trường : THPT THẠNH HÓA-LONG AN Wed : vuphucpro.com.vn V. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM – HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Nội dung Điểm PHẦN BẮT BUỘC : 8,0Đ I 1 @ Xử lí số liệu : 0,5 Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế nước ta (%) Năm Tổng số Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ 1999 100,0 69,2 14,3 16,5 2009 100,0 53,9 20,3 25,8 @ Vẽ biểu đồ có 2 bán kính khác nhau : ( Các dạng biểu đồ khác không cho điểm) 1,5 -Hình tròn năm 2009 có bán kính lớn hơn hình tròn của năm 1999. - Tên biểu đồ - Chú thích. - Số liệu của từng thành phần kinh tế trong hình tròn. ( Nếu thiếu hoặc sai sót hay không chính xác mỗi ý trừ 0,25đ) 20,3 25,8 53,9 16,5 69,2 14,3 Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế nước ta. 2 Nhận xét và giải thích 1,0 @ Nhận xét : Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta đang có sự chuyển biến theo hướng : + Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm : 15,3% từ năm 1999 đến năm 2009. + Tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng tăng : 6% từ năm 1999 đến năm 2009 + Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng : 9,3% từ năm 1999 đến 2009. -> Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu hướng chung, tuy nhiên nước ta sự chuyển biến này còn chậm. @ Giải thích : Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Điều đó đã dẫn tới sự chuyển dịh lao động giữa các ngành kinh tế. 0,5 0,5 II @ Giá trị xuất khẩu : Cơ cấu : + Công nghiệp nặng và khoáng sản : 34,3% + Công nghiêph nhẹ và tiểu thủ công nghiệp : 42,6% + Nông, lâm sản : 15,4% + Thủy sản : 7,7% - Nhận xét: Cơ cấu hàng xuất khẩu nghiêng về hàng chưa qua chế biến hoặc mới sơ chế. Vì thế hiệu quả kinh tế chưa cao. @ Giá trị nhập khẩu : Cơ cấu : + Máy móc, thiết bị, phụ tùng : 28,6% + Nguyên, nhiên liệu : 64,0% + Hàng tiêu dùng : 7,4% Nhận xét : Cơ cấu hàng nhập khẩu tỉ trọng của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu chiếm ưu thế tuyệt đối để phục vụ cho lợi ý sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1,0 0,75 0,25 1,0 0,75 0,25 III 1 Chứng minh ngành công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta. 2,0 @ Thế mạnh lâu dài : -Nguồn năng lượng phong phú : + Than trữ lượng lớn : Quảng Ninh + Dầu, khí : trữ lương lớn, ở các bể trầm tích lục địa phía Nam. + Tiềm năng thủy điện lớn : hơn 30 triệu kw, tập trung trên hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai... + Các nguồn năng lượng khác : gió, thủy triều, năng lượng mặt trời.... Thị trường tiêu thụ rộng lớn với nhu cầu ngày càng tăng. @ Mang lại hiệu quả cao : Đã và đang hình thành mạng lưới các nhà máy điện cùng với hệ thống đường dây tải điện cao áp 500kv. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội. Phục vụ các ngành kinh tế khác. @ Tác động đến các ngành kinh tế khác : Phát triển điện đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm... phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 1,0 0,5 0,5 2 @ Diện tích cây công nghiệp lâu năm trong những năm gần đây tăng nhanh vì : Là sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Phát huy thế mạnh sẵn có ở các khu vực trung du và miền núi nước ta : đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực.... Bảo vệ môi trường, tài nguyên. Giải quyết việc làm cho người lao động. Nâng cao, đời sống nhân dân. Góp phần phân bố lại dân cư, lao động Thị trường tiêu thụ rộng lớn. ( Mỗi ý đúng 0,25đ, nhưng tổng số điểm không vượt quá 1,0đ) 1,0 PHẦN TỰ CHỌN : 2,0Đ IV.a 1 Phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. 1,0 @ Khả năng : Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m, phát triển chăn nuôi trâu bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa dê @ Hiện trạng : + Trâu, bò thịt : nuôi rộng rãi nhất là trâu. Đàn trâu chiếm hơn ½ đàn trâu cả nước. + Bò sữa : Mộc Châu (Sơn La) + Đàn bò : 16% đàn bò cả nước (2005) 0,5 0,5 2 Kể tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ của Đông Nam Bộ. Nêu những nguyên nhân làm cho Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển mạnh nhất cả nước. 1,0 @ Các trung tâm công nghiệp từ nhỏ đến lớn : + Quy mô rất lớn ( trên 50 tỉ đồng) : T.p Hồ Chí Minh. + Quy mô lớn ( 10 – 50 tỉ đồng) : Biên Hòa, Vũng Tàu + Quy mô vừa : ( 3 – 9,9 tỉ đồng) : Thủ Dầu Một 0,5 @ Nguyên nhân : + Vị trị địa lí + Vùng có nguồn nguyên, nhiên liệu dồi dào + Dân cư và lao động tốt + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chấ vững mạnh + Cơ chế chính sách phát triển kinh tế năng động + Vùng thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất trong các vùng của cả nước. ( Đúng 2 ý được 0,25đ, nhưng tổng điểm không vượt quá 0,5đ 0,5 IV.b Trình bày khả năng sản xuất lương thực, thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có năng suất thấp hơn đồng bằng sông Hồng ? @ Về lương thực : + Có diện tích đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp lớn nhất nước ta. + Đất phù sa bồi đắp, lại không bị con người can thiệp quá sớm, đất đai màu mỡ. + Các điều kiện và tài nguyên thiên nhiên khác : khí hậu, nguồn nước....thích hợp cho trồng lúa. @ Về thực phẩm : + Vùng biển rộng, đường bờ biển thuận lợi cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. + Trữ lượng cá lớn  + Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, các bãi triều rộng, các cửa sông rộng, rừng ngập mặn -> Thuận lợi cho ngành thủy sản. + Sự dư thừa về lương thực -> phát triển chăn nuôi lợn và gia cầm. @ Trở ngại lớn nhất : sự nhiễm mặn, nhiễm phèn của đất trong lúc nước ngọt lại không đủ vào mùa khô. Ngoài ra, tình trạng độc canh và phát triển chậm của một số ngành kinh tế khác ảnh hưởng tới việc sản xuất lương thực của vùng. @ Nguyên nhân đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa cao hơn đồng bằng sông Cửu Long : - Đồng bằng sông Hồng dân cư có trình độ thâm canh cây lúa cao hơn đồng bằng sông Cửu Long. - Cơ sở vật chất kĩ thuật tốt hơn -> thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm canh. - Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp hơn, khả năng mở rộng diện tích đất trồng lúa rất hạn chế, để đảm bảo lương thực phục vụ nhu cầu, nhân dân trong vùng phải đẩy mạnh thâm canh. 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5

File đính kèm:

  • docDe thi thu lop 12 mon dia.doc