Đề trắc nghiệm Sinh học (gồm 40 câu hỏi)

Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi:

1. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến là

 A. giao phối. B. đột biến. C. các cơ chế cách li. D. chọn lọc tự nhiên.

2. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

 A. 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa. B. 0,64 AA : 0,04Aa : 0,32 aa.

 C. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa. D. 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04 aa.

3. Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa, tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 4 là:

 A. 0,4375 AA: 0,125 Aa: 0,4375aa B. 0,2 AA: 0,4 Aa: 0,4aa

 C. 0,25 AA: 0,5 Aa: 0,25aa D. 0,375 AA: 0,25 Aa: 0,375aa

4. Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là

 A. quá trình đột biến. B. quá trình giao phối.

 C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.

5. Người đầu tiên đưa ra khái niệm “Biến dị cá thể” là

 A. Menđen. B. Lamac. C. Đacuyn. D. Moocgan.

6. Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là

 A. quá trình đột biến B. cơ chế cách ly.

 C. quá trình giao phối. D. quá trình chọn lọc tự nhiên.

7. Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là:

 A. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên B. Quá trình đột biến và quá trình giao phối

 C. Quá trình đột biến và các cơ chế cách li D. Quá trình đột biến và biến động di truyền

 

doc37 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề trắc nghiệm Sinh học (gồm 40 câu hỏi), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề Trắc nghiệm sinh học (Gồm 40 câu hỏi) đề số 01: Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 1. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến là A. giao phối. B. đột biến. C. các cơ chế cách li. D. chọn lọc tự nhiên. 2. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,04 AA : 0,64 Aa : 0,32 aa. B. 0,64 AA : 0,04Aa : 0,32 aa. C. 0,32 AA : 0,64 Aa : 0,04 aa. D. 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04 aa. 3. Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa, tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 4 là: A. 0,4375 AA: 0,125 Aa: 0,4375aa B. 0,2 AA: 0,4 Aa: 0,4aa C. 0,25 AA: 0,5 Aa: 0,25aa D. 0,375 AA: 0,25 Aa: 0,375aa 4. Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hoá là A. quá trình đột biến. B. quá trình giao phối. C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên. 5. Người đầu tiên đưa ra khái niệm “Biến dị cá thể” là A. Menđen. B. Lamac. C. Đacuyn. D. Moocgan. 6. Nhân tố qui định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là A. quá trình đột biến B. cơ chế cách ly. C. quá trình giao phối. D. quá trình chọn lọc tự nhiên. 7. Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là: A. Quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên B. Quá trình đột biến và quá trình giao phối C. Quá trình đột biến và các cơ chế cách li D. Quá trình đột biến và biến động di truyền 8. Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự A. cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối. B. mất cân bằng thành phần kiểu hình trong quần thể giao phối. C. ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối. D. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể giao phối. 9. Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến, tần số tương đối của các alen A và a là: A : a = 0,6:0,4. Tần số tương đối của alen A : a ở các thế hệ sau sẽ là: A. A : a = 0,5:0,5. B. A : a = 0,6:0,4. C. A : a = 0,8:0,2. D. A : a = 0,7:0,3. 10. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 cá thể. Trong đó 100 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn aa thì số cá thể có kiểu gen dị hợp Aa trong quần thể là: A. 900 B. 1800 C. 8100 D. 9900 11. Theo Dac- Uyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình: A. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật B. đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật C. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật D. vừa đào thải những biến dị bất lợi, tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật 12. Các nòi, các loài phân biệt nhau bằng: A. Sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ B. Các đột biến gen lặn C. Một số các đột biến lớn D. Các đột biến nhiễm sắc thể 13. Dạng cách ly nào đánh dấu sự hình thành loài mới? A. Cách ly sinh thái. B. Cách ly địa lý và cách ly sinh thái. C. Cách ly sinh sản và cách ly di truyền. D. Cách ly địa lý. 14. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là: A. Quy định chiều hướng của quá trình tiến hoá B. Làm cho tần số tương đối của các alen của mỗi gen biến đổi theo một hướng xác định C. Phân hoá khả năng sống sót của những cá thể thích nghi nhất D. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể 15. Đóng góp quan trọng nhất trong học thuyết Lamac là A. bác bỏ vai trò của thượng đế trong việc sáng tạo ra các loài sinh vật. B. nêu được vai trò của chọn lọc tự nhiên trong lịch sử tiến hóa. C. chứng minh sinh giới là kết quả của quá trình phát triển từ đơn giản đến phức tạp. D. giải thích sự đa dạng của sinh giới bằng thuyết biến hình. Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 1. Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở: A. chỉ có ở thực vật bậc cao. B. thực vật và động vật ít di động. C. chỉ có ở động vật bậc cao. D. thực vật và động vật. 2. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở: A. động vật bậc cao. B. thực vật và động vật. C. động vật kí sinh D. thực vật 3. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài giao phối có quan hệ thân thuộc là: A. Di truyền B. Sinh thái C. Hình thái D. Sinh lí- hóa sinh 4. Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định: A. Quá trình hình thành loài mới B. Quá trình giao phối C. Quá trình phân ly tính trạng D. Quá trình đột biến 5. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc là: A. Sinh thái B. Sinh lí- hóa sinh C. Di truyền D. Hình thái 6. Nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là: A. đột biến, di truyền, giao phối. B. cách ly, chọn lọc tự nhiên, phân ly tính trạng. C. đột biến, chọn lọc tự nhiên. D. đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên. 7. Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong thiên nhiên là: A. nòi sinh thái B. nòi địa lí C. nòi sinh học D. quần thể 8. Phát biểu không đúng về quá trình hình thành loài mới là: A. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí diễn ra chậm chạp trong thời gian dài B. Hình thành loài mới bằng con đường địa lí thường gặp ở cả động vật và thực vật C. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật, từ đó tạo ra loài mới D. ẩttong những điều kiện địa lí khác nhau, CLTN đã tích luỹ các biến dị và đột biến theo những hướng khác nhau 9. Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước là do: A. CLTN đã đào thải những dạng kém thích nghi và chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất B. Kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi khi điều kiện sống thay đổi C. CLTN là nhân tố quyết định hướng tiến hoá của sinh giới D. Đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định 10. Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là: A. thích nghi ngày càng hợp lí B. tổ chức ngày càng cao C. ngày àng hoàn thiện D. ngày càng đa dạng và phong phú 11. Một quần thể bố có 70 con lông vàng, 70 con lông lang trắng đen, 35 con lông đen. Biết kiểu gen BB quy định lông vàng , Bb quy định lông lang trắng đen, bb lông đen. f các alen trong quần thể là: A. B=0,6; b=0,4 B. B=0,8; b=0,2 C. B=0,4; b=0,6 D. B=0,2; b=0,8 12. Màu sắc hoa do 1 gen quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng. Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng Hacdi – Venbec: A. 70% cây hoa đỏ, 30% hoa trắng B. 50% cây hoa đỏ, 50% hoa trắng C. 100% cây hoa trắng D. 60% cây hoa đỏ, 40% hoa trắng 13. Một quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa, tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ thứ 4 là: A. 0,25 AA: 0,5 Aa: 0,25aa B. 0,375 AA: 0,25 Aa: 0,375aa C. 0,2 AA: 0,4 Aa: 0,4aa D. 0,4375 AA: 0,125 Aa: 0,4375aa 14. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền có 5000 cá thể. Trong đó 50 cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn aa thì số cá thể có kiểu gen dị hợp Aa trong quần thể là: A. 90 B. 810 C. 180 D. 900 15. Một quần thể có 301 cây hoa đỏ: 402 cây hoa hồng: 304 hoa trắng. Quần thể tuân theo định luật Hecdi – Vanbec. Tỉ lệ kiểu hình của một quần thể sau một thế hệ ngẫu phối: A. 75% hoa đỏ : 25% trắng B. 25% hoa đỏ : 50% hoa hồng: 25% trắng C. 50% hoa đỏ : 50% trắng D. 30% hoa đỏ : 40% hoa hồng: 30% trắng đề Trắc nghiệm sinh học (Gồm 40 câu hỏi) đề số 02: Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 1. Nguyên nhân chính làm cho loài người không bị biến đổi thành loài nào khác là: A. con người ngày nay đã có cấu trúc cơ thể hoàn hảo nhất. B. loài người có hệ thống tín hiệu thứ 2 rất phát triển C. loài người bằng khả năng của mình có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh tháI đa dạng và không bị phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. D. thiếu những điều kiện lịch sử nhất định. 2. Đa số đột biến là có hại vì A. làm mất đi nhiều gen. B. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng. C. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường. D. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể. 3. Thành phần kiểu gen của quần thể có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu như A. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên, các cơ chế cách ly. B. chọn lọc tự nhiên, môi trường, các cơ chế cách ly. C. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên, môi trường. D. đột biến và giao phối, chọn lọc tự nhiên. 4. Giả sử trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc và đột biến . Tần số là các alen A/a = 0,4/ 0,6.Tần số của các alen A và a ở F4 là: A. A/a = 0,4/ 0,6 B. A/a = 0,5/ 0,5 C. A/a = 0,8/ 0,2 D. A/a = 0,7/ 0,3 5. Các nòi, các loài phân biệt nhau bằng: A. Các đột biến NST B. Sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ C. Một số các đột biến lớn D. Các đột biến gen lặn 6. Nếu trong một quần thể có tỷ lệ các kiểu gen là: 0,42AA : 0,46Aa : 0,12aa. Thì tần số tương đối của các alen sẽ là: A. A = 0,65; a = 0,35 B. A = 0,60; a = 0,40 C. A = 0,42; a = 0,12 D. A = 0,88; a = 0,12 7. Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các loài giao phối có quan hệ thân thuộc là: A. Di truyền B. Hình thái C. Sinh thái D. Sinh lí- hóa sinh 8. Trong lịch sử tiến hoá, những sinh vật xuất hiện sau mang nhiều đặc điểm hợp lí hơn những sinh vật xuất hiện trước là do: A. CLTN đã đào thải những dạng kém thích nghi và chỉ giữ lại những dạng thích nghi nhất B. CLTN là nhân tố quyết định hướng tiến hoá của sinh giới C. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động nên các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện ngay cả khi hoàn cảnh sống ổn định D. kết quả của vốn gen đa hình, giúp sinh vật dễ dàng thích nghi khi điều kiện sống thay đổi 9. Theo quan niệm của Đacuyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo. B. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật. C. phát sinh các biến dị cá thể. D. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên. 10. Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật để hình thành loài bằng con đường địa lý là A. môi trường sống khác xa nhau đã gây ra những biến đổi khác nhau. B. những điều kiện cách ly địa lý. C. du nhập gen từ những quần thể khác. D. nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi. 11. Trong một quần thể thực vật cây cao trội hoàn toàn so với cây thấp. Quần thể luôn đạt trạng thái cân bằng Hacđi- Van béc là quần thể có A. 1/2 số cây cao, 1/2 số cây thấp. B. toàn cây thấp. C. 1/4 số cây cao, còn lại cây thấp. D. toàn cây cao. 12. Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì: A. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên. B. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên. C. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố. D. hoàn toàn khác nhau về hình thái. 13. Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. 14. Theo quan niệm của Lamac, tiến hoá là A. sự phát triển có kế thừa lịch sử, theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. B. sự hình thành nhiều loài mới từ một vài dạng tổ tiên ban đầu. C. sự hình thành các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật. D. tăng trưởng số lượng cá thể của quần thể. 15. Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì A. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng. B. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao. C. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen. D. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới. 16. Với sự kiện nào, có thể nói quá trình phát sinh loài người đã hoàn thành? A. sự xuất hiện của người Crômanhôn B. sự xuất hiện của người Xinantrôp C. sự xuất hiện của người Pitêcantrôp D. sự xuất hiện của người Nêanđectan 17. Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. B. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. C. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ. 18. Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài A. đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên B. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. C. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau. D. được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau. 19. Theo quan niệm của Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể. B. cá thể. C. nhễm sắc thể. D. giao tử. 20. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là A. phân hoá khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau. B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. quy định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể. 21. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là A. có sự cách ly hình thái với các cá thể cùng loài. B. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài. C. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá. D. bộ nhiễm sắc thể của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc. 22. Dạng vượn người hóa thạch sống ở thời kỳ: A. cuối kỷ thứ ba B. cuối kỷ Tam điệp C. cuối kỷ thứ tư D. cuối kỷ Phấn trắng 23. Cá thể không thể là đơn vị tiến hoá vì A. mỗi cá thể chỉ có một kiểu gen, khi kiểu gen đó bị biến đổi, cá thể có thể bị chết hoặc mất khả năng sinh sản, đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài. B. đời sống cá thể có giới hạn, còn quần thể thì tồn tại lâu dài C. cá thể không đa hình về kiểu gen và kiểu hình. D. cá thể có thể không xảy ra đột biến nên không tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá đa hình về kiểu gen và kiểu hình. 24. Sự thích nghi của một cá thể theo học thuyết Đác Uyn được đo bằng A. số lượng bạn tình được cá thể đó hấp dẫn. B. mức độ sống lâu của cá thể đó. C. số lượng con cháu của cá thể đó sống sót để sinh sản. D. sức khoẻ của cá thể đó. 25. Thường biến không phải là nguồn nguyên liệu của tiến hoá vì A. chỉ giúp sinh vật thích nghi trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của điều kiện sống. B. đó chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen. C. phát sinh do tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh. D. chỉ phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. 26. Loài mới được hình thành là do: A. Thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu bị biến đổi theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. B. Kiểu gen của quần thể bị đột biến qua quá trình chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành loài mới. C. Loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm vùng lãnh thổ mới D. Thành phần kiểu gen của quần xã sinh vật bị biến đổi, qua cách li địa lí dẫn đến hình thành loài mới 27. Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật A. có khả năng di chuyển. B. cơ chế xác định giới tính rất phức tạp. C. có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp. D. cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp. 28. Tiến hoá lớn là quá trình A. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. hình thành loài mới. 29. Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ A. quần thể. B. loài. C. cơ thể. D. phân tử. 30. Những điểm giống nhau giữa người và thú chứng minh: A. người và vượn người có quan hệ thân thuộc rất gần gũi B. người và vượn người nagỳ nay tiến hoá theo hai hướng khác nhau C. quan hệ nguồn gốc giữa người và động vật có xương sống D. vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người 31. Theo Kimura sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các A. đột biến không có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. đột biến trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. biến dị có lợi không liên quan gì tới chọn lọc tự nhiên. 32. Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì A. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn. B. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên. C. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen. D. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau. 33. Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là: A. tổ chức ngày càng cao B. thích nghi ngày càng hợp lí C. ngày càng đa dạng và phong phú D. ngày càng hoàn thiện 34. ở sinh vật lưỡng bội các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì A. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp. B. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đều biểu hiện ra kiểu hình. C. các alen lặn tần số đáng kể. D. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp. 35. Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là: A. Ôxtralôpitec B. Crômanhôn C. Đriôpitec D. Parapitec 36. Theo Đác Uyn loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian A. và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống. C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. 37. Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành A. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài. B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suát cao. C. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. D. những biến dị cá thể. 38. Đác Uyn quan niệm biến dị cá thể là A. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. D. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. 39. Tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. C. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. hình thành các nhóm phân loại trên loài. 40. Nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá là: A. Thường biến B. đột biến gen C. đột biến NST D. Biến dị tổ hợp đề Trắc nghiệm sinh học (Gồm 40 câu hỏi) đề số 03: Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 1. Trong 2 loại đột biến trội và lặn, loại đột biến có vai trò quan trọng hơn trong tiến hóa là: A. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và sẽ tràn lan trong quần thể nhờ quá trình giao phối B. Đột biến lặn, vì nó ít nghiêm trọng và không di truyền được C. Đột biến trội , vì nó là nguồn nguyên liệu chủ yếu D. Đột biến trội , vì nó biểu hiện ngay ra kiểu hình trong đời cá thể 2. Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm ở người có số lượng NST là: A. 3 B. 45 C. 49 D. 47 3. Mức phản ứng của cơ thể được qui định bởi: A. Điều kiện môi trường B. Thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cơ thể C. Phản ứng của kiểu gen trước môi trường D. Kiểu gen của cơ thể 4. Cơ chế phát sinh thể một nhiễm và thể ba nhiễm liên quan đến sự không phân li của: A. 2 cặp NST B. 3 cặp NST C. 1 cặp NST ở thể một nhiễm và 3 cặp NST ở thể ba nhiễm D. 1 cặp NST 5. Thường biến có tính chất: A. Xuất hiện ngẫu nhiên ở từng cá thể, tương ứng với điều kiện môi trường B. Không làm biến đổi kiểu gen nên không di truyền C. Xuất hiện đồng loạt, phổ biến, theo hướng xác định D. Xuất hiện lẻ tẻ, gián đoạn , vô hướng 6. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là: A. Đột biến sôma. B. Đột biến tiền phôi. C. Đột biến trong hợp tử. D. Đột biến giao tử. 7. Dạng đột biến cấu trúc NST gây hậu quả lớn nhất là: A. Lặp đoạn NST B. Mất đoạn NST C. Chuyển đoạn nhỏ NST D. Đảo đoạn NST 8. Đột biến gen là: A. Biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 hoặc 1 vài cặp nuclêôtit, xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN B. ADN bị đứt đoạn, mất hoặc thay thế, đảo vị trí một vài cặp nuclêôtit C. Biến đổi trong cấu trúc của gen, không quan sát được ở kính hiển vi D. Là loại đột biến xảy ra tại 1 điểm nào đó trên phân tử ADN 9. Thể đột biến là: A. Những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào mang đột biến B. Trạng thái cơ thể của cá thể bị đột biến C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể D. Chỉ những cá thể mang đột biến giúp phân biệt với cá thể không mang đột biến 10. Trong chọn giống, để loại bỏ những gen không mong muốn, con người đã ứng dụng loại đột biến: A. Lặp đoạn NST B. Chuyển đoạn tương hỗ C. Chuyển đoạn không tương hỗ D. Mất đoạn NST 11. Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội do: A. Một hay một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến đa bội B. Hợp tử bị đột biến đa bội C. Tế bào sinh dục bị đột biến khi thực hiện giảm phân D. Một nhóm tế bào sinh dưỡng bị biệt hóa theo hướng bất thường 12. Cácpêsencô(1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ và cải bắp như thế nào? A. Lai cải bắp với cải củ, sau đó đa bội hoá cây lai B. Đa bội hoá dạng cải bắp C. Lai cải bắp với cải củ D. Đa bội hoá dạng cải củ 13. Giả thuyết về trạng thái siêu trội cho rằng cơ thể lai có các tính trạng tốt nhất có kiểu gen là A. AA B. aa C. AAAA D. Aa 14. ở thực vật, để củng cố 1 đặc tính mong muốn người ta cho tiến hành: A. Lai khác dòng B. Lai khác thứ C. Lai thuận nghịch D. Tự thụ phấn 15. ở thực vật, để duy trì và củng cố ưu thế lai người ta sử dụng phương pháp: A. Sử dụng hình thức sinh sản sinh dưỡng. B. Lai luân phiên, F1 được đem lai với cơ thể bố hoặc mẹ. C. Sử dụng hình thức lai hữu tính giữa các cá thể F1. D. Cho F1 thực hiện việc tự thụ phấn. 16. Trong kĩ thuật lai tế bào, các tế bào trần là: A. Các tế bào sinh dục tự do được lấy ra khỏi cơ quan sinh dục. B. Các tế bào sôma tự do được tách ra khỏi tổ chức sinh dưỡng. C. Các tế bào khác loài đã hòa nhập để trở thành tế bào lai. D. Các tế bào đã được sử lí hóa chất làm tan màng tế bào. 17. Để cải tạo giống lợn ỉ, người ta đã cho lai con cái ỉ với con đực Đại bạch. Nếu lấy hệ gen của Đại bạch làm tiêu chuẩn thì thế hệ F4, tỉ lệ gen của Đại bạch là: A. 50% B. 93,75% C. 87,5% D. 75% 18. Lai xa là hình thức: A. Lai khác loài. B. Lai kinh tế. C. Lai khác giống. D. Lai khác thứ. 19. Kĩ thuật di truyền là kĩ thuật được: A. Thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử. B. Thao tác trên tế bào. C. Thao tác trên NST. D. Thao tác trên gen. 20. Hạt phấn của loài A có n=5 nhiễm sắc thể thụ phấn cho noãn của loài B có n=7 nhiễm sắc thể. Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm sắc thể là: A. 24 B. 12 C. 14 D. 10 21. Chồng và vợ đều bị mù màu. Họ sinh được một trai, một gái , sự biểu hiện tính trạng này ở các con của họ là: A. Trai bình thường, gái mù màu B. Cả hai cùng bị mù màu C. Cả hai bình thường D. Trai mù màu, gái bình thường 22. Trong các bệnh di truyền ở người bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm là do: A. gen đột biến trội gây nên B. Đột biến số lượng NST gây nên C. Đột biến cấu trúc NST gây nên D. tương tác của nhiều gen gây nên 23. Dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học là: A. Xuất hiện các sinh vật đơn giản đầu tiên. B. Xuất hiện các qui luật chọn lọc tự nhiên. C. Xuất hiện các hệ tương tác đại phân tử giữa prôtêin- axit nuclêic. D. Xuất hiện các hạt côaxecva. 24. Các tổ chức sống là hệ mở vì: A. Luôn có sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. B. Các chất hữu cơ trong cơ thể sống ngày càng phức tạp. C. Các chất hữu cơ trong cơ thể sống ngày càng nhiều. D. Các chất vô cơ trong cơ thể sống ngày càng nhiều. 25. Tên các kỉ được đặt dựa vào: A. Tên của địa phương nơi người ta nghiên cứu đầu tiên lớp đất thuộc kỉ đó. B. Tên của lớp đất đá điển hình và tên của địa phương nơi người ta nghiên cứu đầu tiên lớp đất thuộc kỉ đó.

File đính kèm:

  • docThi thu tot nghiep 2009Sinh.doc