Câu 1 (3,0 điểm):
a) Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. b) Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Vì sao?
Câu 2 (3,5 điểm):
Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V), khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:
Thể đột biến Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I II III IV V
a 3 3 3 3 3
b 3 2 2 2 2
c 1 2 2 2 2
a) Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
b) Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c?
4 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án học sinh giỏi Sinh học 9 năm học 2013- 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NÔNG CỐNG
TRƯỜNG THCS MINH THỌ
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 09 tháng 12 năm 2013
Câu 1 (3,0 điểm):
a) Nêu nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. b) Biến dị tổ hợp là gì? Nó xuất hiện ở hình thức sinh sản nào? Vì sao?
Câu 2 (3,5 điểm):
Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu I, II, III, IV, V), khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 3 thể đột biến (kí hiệu a, b, c). Phân tích bộ NST của 3 thể đột biến đó thu được kết quả sau:
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
a
3
3
3
3
3
b
3
2
2
2
2
c
1
2
2
2
2
a) Xác định tên gọi của các thể đột biến trên? Cho biết đặc điểm của thể đột biến a?
b) Nêu cơ chế hình thành thể đột biến c?
Câu 3(4,5điểm):
a. Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ cơ thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài không được duy trì ổn định?
b. Kiểu gen BbDd cho các loại giao tử nào? Nếu có sự rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng trong lần giảm phân I thì kiểu gen trên có thể cho ra các loại giao tử nào?
Câu 4 (4,0 điểm): Một phân tử ADN có tỉ lệ phần trăm nucleotit loại T = 20% tổng số nucleotit của ADN.
a) Tính tỉ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit còn lại.
b) Nếu số lượng nucleotit loại X = 3000 , hãy tính số lượng mỗi loại nucleotit còn lại.
c) Tính số liên kết hiđrô của phân tử ADN.
d) Tính chiều dài và khối lượng của phân tử ADN.
Câu 5 (2,0 điểm):Ở lúa nước có bộ NST 2n = 24. Xét một tế bào của loài trải qua nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Hãy tính:
a) Số tế bào con được sinh ra .
b) Số NST đơn chứa trong các tế bào con.
c) Môi trường cần phải cung cấp bao nhiêu NST đơn cho quá trình trên.
d) Có bao nhiêu thoi phân bào bị hủy qua cả quá trình trên.
Câu 6 (3,0 điểm)
Trâu đực trắng (1) giao phối với trâu cái đen (2) đẻ lần thứ nhất được một nghé trắng (3) và lần thứ 2 là một nghé đen (4). Con nghé đen lớn lên giao phối với một trâu đực đen (5) sinh ra một nghé trắng (6). Xác định kiểu gen của 6 con trâu nói trên
Họ tên học sinh: ................................................................Số báo danh: ......................
PHÒNG GD&ĐT NÔNG CỐNG
TRƯỜNG THCS MINH THỌ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học
Câu
Nội dung
Điểm
1
(3,0 điểm)
a. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm sau:
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
b. Biến dị tổ hợp là: Sự tổ hợp lại các tính trạng của P biểu hiện các kiểu hình khác P.
Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính vì:
Sinh sản hữu tính phải dựa vào hai quá trình giảm phân và thụ tinh.
- Trong quá trình giảm phân do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST đồng dạng dẫn đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen hoặc do sự trao đổi chéo diễn ra ở kì trước I của giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử.
- Trong quá trình thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái đã tạo thành nhiều hợp tử mang các kiểu gen khác P và biểu hiện thành kiểu hình khác P.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
2
(3,5 điểm)
a) Tên gọi của 3 thể đột biến
+ Thể đột biến a có 3n NST: Thể tam bội .
+ Thể đột biến b có (2n + 1) NST: Thể dị bội (2n + 1) hay thể tam nhiễm
+ Thể đột biến c có (2n - 1) NST: Thể dị bội (2n – 1) hay thể một nhiễm
- Đặc điểm của thể đột biến a:
+ Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng => thể đa bội có quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn => kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt.
+ Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật.
b) Cơ chế hình thành thể đột biến c:
+ Trong giảm phân, cặp NST số 1 nhân đôi nhưng không phân ly tạo thành 2 loại giao tử (n + 1) và (n – 1) NST.
+ Khi thụ tinh, giao tử (n–1) kết hợp với giao tử (n) tạo thành hợp tử (2n–1) NST => phát triển thành thể dị bội (2n – 1).
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
3
(4,5 điểm)
a. Cơ chế duy trì ổn định bộ NST
* Đối với sinh vật sinh sản vô tính:
- Trong sinh sản vô tính thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm tế bào của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh.
- Nguyên phân đảm bảo cho hai tế bào con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế nào bố mẹ (quá trình nguyên phân).
* Đối với sinh sản hữu tính:
- Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
- Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ một hợp tử. Nhờ quá trình nguyên phân hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử ( 2n)
- Khi hình thành giao tử nhờ quá trình giảm phân các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với bộ NST của tế bào sinh dưỡng
- Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài
* Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định đó là do tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở một hay một số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST.
b. Kiểu gen sẽ cho 4 loại giao tử: BD, Bd, bD, bd.
- Các loại giao tử tạo ra do rối loạn: có 10 loại
BbDd, O; BbD, d; Bbd, D; BDd, b; bDd, B.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
4
(4,0 điểm)
a. Tỉ lệ phần trăm mỗi loại nucleotit còn lại.
Theo NTBS ta có: % A = % T = 20%
Mặt khác % T+ %X = 50% -> % G = % X = 50% - 20% = 30%.
b. Ta có X = 30% = 3000. Tổng số nucleotit của ADN là: N= 3000 x 100/ 30 = 10000.
- Vậy số nucleotit mỗi loại của ADN là :
A = T = 20% x 10000 = 20000
G = X = 30000.
c. Số liên kết H = 2A + 3G = 2. 20000 + 3. 30000 = 130000.
d. Chiều dài của gen = 100000/2 x 3,4 = 50000 .3,4 =170000
Khối lượng của gen 100000 . 300 = 30000000
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
1,0 đ
5
(2,0 điểm)
a. Số tế bào con được sinh ra . 24 = 16 tế bào.
b. Số NST đơn chứa trong các tế bào con.16 x 24 = 384.
c. Số NST đơn cho quá trình trên. (24 – 1) x 24 = 360.
d. Số thoi phân bào bị hủy qua quá trình trên. (24 – 1) = 15.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
6
(3,0 điểm)
Xét phép lai: nghé đen (4) giao phối với 1 con trâu đực đen (5) sinh ra 1 nghé trắng (6) à Lông đen là trội so với lông trắng.
Quy ước gen:
Gen A quy định lông đen
Gen a quy định lông trắng
à Trâu đực trắng (1), nghé trắng (3), nghé trắng (6) có kiểu gen: aa
Nghé đen (4) là con của trâu đực trắng (1) à nghé đen (4) nhận 1 giao tử a của trâu đực trắng (1) à nghé đen (4) có kiểu gen: Aa
Nghé trắng (3) là con của trâu cái đen (2) à Trâu cái đen (2) cho nghé trắng (3) 1 giao tử a à trâu cái đen (2) có kiểu gen: Aa
Nghé trắng (6) là con của trâu đực đen (5) à Trâu đực đen (5) cho nghé trắng (6) 1 giao tử a à trâu đực đen (5) có kiểu gen: Aa
0, 5 đ
0,25 đ
0,75 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Hết
File đính kèm:
- De + dap an HSG sinh (13-14).doc