ĐỀ và ĐÁP ÁN:
Câu 1:
a) Hãy vẽ một sơ đồ về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở bán cầu Bắc. Trên sơ đồ có ghi chú các chi tiết sau:
+ Hướng tự quay của Trái Đất (0,25đ)
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (0,25đ)
+ Tia sáng Mặt Trời giữa trưa chiếu thẳng góc xuống bề mặt Trái Đất vào các ngày 21/3; 22/6; 23/9; 22/12 (0,25đ)
+ Các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí (0,25đ)
+ Các mùa: xuân, hạ, thu, đông (0,25đ)
9 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 797 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án Kiểm tra Địa lý Khối 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỉnh : Phú Yên
Trường : THPT chuyên Lương Văn Chánh
Môn : Địa lý Khối 10.
Tên giáo viên biên soạn : Nguyễn Thị Yến Nhi.
Số mật mã:
Phần này là phách
Số mật mã:
ĐỀ và ĐÁP ÁN:
Câu 1:
a) Hãy vẽ một sơ đồ về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở bán cầu Bắc. Trên sơ đồ có ghi chú các chi tiết sau:
+ Hướng tự quay của Trái Đất (0,25đ)
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (0,25đ)
+ Tia sáng Mặt Trời giữa trưa chiếu thẳng góc xuống bề mặt Trái Đất vào các ngày 21/3; 22/6; 23/9; 22/12 (0,25đ)
+ Các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí (0,25đ)
+ Các mùa: xuân, hạ, thu, đông (0,25đ)
+ Các đường: xích đạo, chí tuyến (Bắc, Nam) vòng cực (Bắc, Nam), cực Bắc, cực Nam (0,25đ)
b) Trình bày hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (2,5đ)
Mỗi hệ quả (0,5đ)
Câu 2:
a) Trình bày các nhân tố hình thành khí hậu? (1đ)
b) Người ta phân chia các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất như thế nào? (2đ)
Mỗi đới (0,5đ)
c) Liên hệ ở Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các loại gió mùa nào?
Vào khoảng thời gian nào ? Đặc điểm chủ yếu về thời tiết, khí hậu của mỗi mùa đó (1đ)
Câu 3:
Nêu khái niệm về sự phân bố dân cư cho biết tình hình phân bố dân cư trên thế giới. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Vẽ biểu đồ trong, so sánh diện tích, dân số giữa 2 miền: đồng bằng và miền núi, trung du nước ta. (1đ)
PHẦN NÀY LÀ PHÁCH
Vùng
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Đồng bằng
85.000
57,1
Miền núi, trung du
245.000
15,4
+ Qua đó rút ra nhận xét. (1đ)
Khái niệm (0,5đ) tình hình phân bố (0,75đ) nhân tố ảnh hưởng (0,75đ)
Câu 4:
a) Hãy vẽ sơ đồ quy trình luyện kim đen (1đ)
b) So sánh sự khác nhau giữa 2 ngành công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu (1,5đ)
c) Tại sao ngành công nghiệp chế tạo máy được xem là “quả tim của ngành công nghiệp nặng” (1,5đ)
Câu 5:
Chứng minh rằng ở các nước đang phát triển việc phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành chính trong nông nghiệp là điều không dễ dàng ? (4đ)
-----------------------------------
PHẦN NÀY LÀ PHÁCH
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) Vẽ sơ đồ về sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
HÌNH VẼ
b) Hệ quả sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
- Trái Đất có hình cầu, trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc bằng 66033’. Vì vậy đã sinh ra nhiều hệ quả.
- Sinh ra các mùa:
+ Từ ngày 21/03/ đến ngày 23/9: Nửa cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nhiều hơn, nên thời gian này là mùa nóng ở nửa cầu Bắc và mùa lạnh ở nửa cầu Nam.
+ Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 năm sau: Nửa cầu Nam chúc về từ phía Mặt Trời nhiều hơn, nên thời gian này là mùa nóng ở nửa cầu Nam và mùa lạnh ở nửa cầu Bắc.
- Ngày dài đêm ngắn tuỳ theo mùa.
+ Vào mùa nóng ở nửa cầu Bắc, từ 21/3 đến 23/9, do vòng phân chia sáng tối ở phía sau cực Bắc, nên nửa cầu Bắc có ngày dài, đêm ngắn và nửa cầu. Nam ngày ngắn, đêm dài.
+ Vào mùa nóng ở nửa cầu Nam: Nửa cầu Nam phơi ra ánh sáng mặt trời nhiều hơn, vì vòng phân chia sáng tối ở phía sau cực Nam, nên nửa cầu Nam có ngày dài, đêm ngắn và nửa cầu Bắc có ngày ngắn, đêm dài.
- Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến. Do trái đất hình cầu, trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’, nên có thời gian (21/3 à 23/9) nửa cầu Bắc phơi ra ánh sáng mặt trời nhiều hơn, nên tia sáng mặt trời giữa trưa, lần lượt chiếu thẳng góc vào xích đạo vào ngày 21/3, rồi lại. chiếu thẳng xuống chí tuyến Bắc (ngày 22/6) sau đó lại về xích đạo và chiếu thẳng góc xuống xích đạo và ngày 23/9, rồi lần lượt thẳng góc xuống miền xích đạo về chí tuyến Nam (22/12) và từ chí tuyến Nam lại quay về xích đạo vào ngày 21/3 năm sau(từ 23/9 – 21/3: Trái đất ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời). Như vậy trong một năm tia sáng Mặt Trời giữa trưa, lần lượt chiếu thẳng góc xuống khu vực chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. Có hiện tượng này là do chuyển động của
PHẦN NÀY LÀ PHÁCH
Trái Đất sinh ra, chứ không phải tia sáng mặt trời di chuyển chiếu xuống các khu vực khác nhau trên Trái Đất. Đó là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
- Chênh lệch thời gian giữa nửa năm mùa nóng và nửa năm mùa lạnh.
+ Do quỹ đạo chuyển động của Trái Đất hình elip, Mặt Trời lại nằm ở một trong hai tiêu điểm nên khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời trong năm có khác nhau.
Khi Trái Đất ở điểm cận nhật, khoảng cách đó là 0,98 đơn vị thiên văn, khi ở điểm viễn nhật là 1,02 đơn vị thiên văn.
+ Từ 23/9 đến 21/3 vìø Trái Đất ở gần Mặt Trời, chịu lực hút của Mặt Trời lớn, nên vận tốc trên quỹ đạo cũng lớn nên 2 mùa thu, đông ngắn có 179 ngày.
+ Từ 21/3 đến 23/9 (mùa nóng). Trái Đất ở xa Mặt Trời, chịu lực hút nhỏ hơn, vận tốc trên quỹ đạo giảm, vì vậy thời gian này (xuân, hạ) kéo dài tới 186 ngày, chênh lệch với hai mùa thu – đông 7 ngày.
- Các đới nhiệt trên Trái Đất:
+ Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam, mọi điểm trong năm đều có hai lần Mặt Trời chiếu thẳng góc nên nóng suốt năm, vì vậy gọi là nhiệt đới.
+ Từ chí tuyến Bắc về vòng cực Bắc, từ chí tuyến Nam về vóng cực Nam, có 4 mùa rõ rệt, nóng lạnh điều hoà, đó là ôn đới.
+ Từ vòng cực Bắc về cực Bắc và từ vòng cực Nam về cực Nam, suốt năm rất lạnh nên gọi là hàn đới.
Câu 2:
a) Các nhân tố hình thành khí hậu:
+ Phân tích năng lượng nhiệt của bức xạ mặt trời không đều theo độ vĩ.
+ Hoàn lưu khí quyển dẫn đến việc phân bố độ ẩm, và hoạt động tuần hoàn của các vành đai gió.
+ Tính chất mặt đệm: Đại dương – lục địa.
- Người ta phân chia các đới khí hậu và kiểu khí hậu trên Trái Đất như sau:
+ Ở mỗi bán cầu (Bắc, Nam) có 4 đới khí hậu chính, 3 đới chuyển tiếp và các kiểu khí hậu.
+ Bốn đới khí hậu:
1- Đới khí hậu xích đạo:
+ Phân bố: Khoảng giữa các vĩ độ 50 Bắc và Nam, ở hai bên đường xích đạo.
+ Nhiệt độ, độ ẩm quanh năm lớn. Nhiệt độ trung bình tháng từ 250C à 280C.
PHẦN NÀY LÀ PHÁCH
+ Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 3000 mm.
+ Thời tiết nóng ẩm chiếm ưu thế, có gió và mưa dông thường xuyên.
2- Đới khí hậu nhiệt đới:
+ Đới này có cả ở hai bán cầu, chiếm một diện tích rộng lớn ở hai bên đường chí tuyến.
+ Có mùa khô hanh rõ rệt, và một mùa mưa. Nhiệt độ trung bình tháng 5 khoảng 180C.
+ Lượng mưa trung bình từ 1000 à 1500mm/năm
Trong đới có 3 kiểu khí hậu khác nhau.
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Kiểu khí hậu nhiệt đới khô
+ Kiểu khí hậu hoang mạc.
3- Đới khí hậu ôn đới:
+ Chiếm một diện tích rộng lớn ở bán cầu Bắc, từ 400B đến 600B. Ở Nam Bán Cầu có diện tích nhỏ.
+ Nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa khoảng 1000mm/năm.
+ Trong năm có 4 mùa rõ rệt, gió Tây chiếm ưu thế.
Đới này có 3 kiểu khí hậu.
+ Ôn đới hải dương bờ Tây lục địa.
+ Ôn đới lục địa.
+ Ôn đới bờ đông lục địa.
4- Khí hậu hàn đới:
+ Ở vĩ độ 700B đến cực Bắc. Ở bán cầu Nam, đới này gồm toàn bộ lục địa Nam Cực.
+ Nhiệt độ quanh năm thấp, mùa hạ lạnh và nhiều sương mù.
Ba đới khí hậu chuuyển tiếp:
+ Đới khí hậu cận xích đạo.
+ Đới khí hậu cận nhiệt gồm 3 kiểu khí hậu: Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải, kiểu khí hậu cận nhiệt ẩm ở bờ đông các lục địa, kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải.
+ Đới khí hậu cận cực:
*Liên hệ Việt Nam:
PHẦN NÀY LÀ PHÁCH
Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa với 2 mùa.
+ Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với đặc điểm chủ yếu lạnh khô, ít mưa.
+ Gió mùa Tây Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 với đặc điểm chủ yếu là nóng, ẩm, mưa nhiều.
Câu 3:
a) Khái niệm: Sự phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự giác hoặc tự phát trên lãnh thổ nhất định phù hợp với điều kiện sống và yêu cầu xã hội.
b) Tình hình phân bố dân cư:
- Hiện nay, con người sinh sống hầu như khắp nơi trên Trái Đất.
- Tuy nhiên sự phân bố dân cư không đều.
+ Các vùng tập trung dân cư đông đúc.
Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á.
Châu Âu (trừ bán đảo Xcandinavi)
Hạ lưu sông nin (Châu Phi)
+ Một số vùng dân cư thưa thớt.
Bán đảo ven Bắc băng Dương.
Vùng Xibia và biển Đông của Nga.
Các hoang mạc.
Các núi cao trên 5000m
Các vùng rừng rậm ở Amadôn, xích đạo Châu Phi.
c) Các nhân tố ảnh hưởng:
Tự nhiên:
+ Khí hậu.
+ Địa hình, đất đai.
+ Nước
+ Khoáng sản
Các nhân tố kinh tế xã hội
+ Trình độ phát triển kinh tế – xã hội.
+ Tính chất nền kinh tế.
+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.
PHẦN NÀY LÀ PHÁCH
+ Các luồng di cư.
Vẽ biểu đồ:
Quy đổi ra số liệu:
Khu vực
Diện tích %
Dân số %
Đồng bằng
26,2%
78,8%
Miền núi và CN
72,8%
21,2%
VẼ HÌNH
* Nhận xét:
+ Dân số ở đồng bằng: đông gấp 4 lần dân số ở miền núi và cao nguyên.
+ Diện tích miền núi và cao nguyên: rộng hơn 3 lần diện tích đồng bằng.
+ Mật độ dân cư ở đồng bằng cao hơn miền núi và cao nguyên.
* Giải thích:
Sự phân bố dân cư không đồng đều do:
+ Điều kiện tự nhiên ở đồng bằng nhiều thuận lợi hơn so với miền núi và cao nguyên, do đó mà dân cư tập trung đông ở đồng bằng.
+ Đồng bằng được khai thác sớm và lâu hơn miền núi và cao nguyên.
+ Ở đồng bằng, kinh tế phát triển mạnh mẽ, có dân cư đông, có lao động đông, nhiều trung tâm kinh tế, nhiều thành phố hơn miền núi và cao nguyên.
Câu 4:
a) Sơ đồ quy trình luyện kim đen
LÒ CAO
LUYỆN THÉP
CÁN THÉP
Thép thành phẩm
Thép
Gang trắng
Quặng sắt
Than cốc
Đá vôi
Gang xám
PHẦN NÀY LÀ PHÁCH
b) So sánh:
Luyện kim đen
Luyện kim màu
+ Sản xuất ra gang và thép
+ Sản xuất ra kim loại không sắt như đồng
+ Nguyên liệu chủ yếu là quặng sắt
+ Nguyên liệu chủ yếu là quặng đa kim
+ Cơ sở chế tạo máy, máy công cụ, chế tạo đầu máy xe lửa, toa xe, tàu thuỷ, máy nông nghiệp
+ Cơ sở của ngành chế tạo máy đặc biệt là chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện tử, công nghiệp hoá chất.
+ Qui trình công nghệ gồm 1 giai đoạn là luyện kim đen
+ Qui trình công nghệ gồm 2 giai đoạn làm giàu quặng và luyện kim màu.
c) Ngành công nghiệp chế tạo máy được xem là “quả tim” của ngành công nghiệp nặng.
Vì máy móc là phương tiện để nâng cao năng suất lao động, nó trang bị công cụ sản xuất cho tất cả các ngành kinh tế. Máy móc ngày càng chiếm vị trí quan trọng, trong hệ thống các ngành công nghiệp và được coi là chỉû tiêu để đánh giá trình độ phát triển các ngành công nghiệp của một quốc gia.
Câu 5:
Ở các nước đang phát triển việc đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành chính, trong nông nghiệp nhưng không dễ thực hiện vì:
+ Thiếu vốn đầu tư (0,5đ)
+ Trình độ khoa học kỹ thuật thấp, lai tạo giống kém (0,5đ)
+ Cơ sở hạ tầng còn hạn chế (0,5đ)
+ Dịch vụ thú y lạc hậu (0,5đ)
+ Đồng cỏ tự nhiên còn ít, cỏ tạp nhiều, chất lượng không cao (0,5đ)
+ Sức mua trong nước kém (0,5đ)
+ Sản xuất kém chất lượng, khó cạnh tranh với các nước khác (0,5đ)
+ Lương thực chưa đủ cho con người, chưa dư thừa để chăn nuôi (0,5đ)
(kèm theo dẫn chứng)
========================
File đính kèm:
- DE THI DIA LY 11 DAP AN.doc