Địa lí kinh tế – Xã hội Việt Nam

Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về nguồn lực phát triển KT-XH giữa vùng BTB và DHNTB?

Trả lời:

 BTB và DHNTB là hai vùng kinh tế quan trọng của nước ta, xét về nguồn lực phát triển KT-XH thì hai vùng có những điểm giống và khác nhau như sau:

1. Giống nhau:

a. Nguồn lực về Tự nhiên và TNTN:

* Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:

- Cả hai vùng đều nằm ở duyên hải miền Trung, lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam và hẹp ngang.

- Cả hai là cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, phía Tây với Biển Đông nên có điều kiện để giao lưu về mọi mặt KT-XH với các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Kông và các vùng kinh tế khác trong nước.

* Địa hình:

 Cả hai vùng đều có sự phân hóa về mặt địa hình từ Tây sang Đông là: vùng núi, vùng gò đồi, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, vùng biển và hải đảo -> có điều kiện để phát triển về nông – lâm – ngư nghiệp.

 

doc10 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí kinh tế – Xã hội Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ KINH TẾ – XÃ HỘI VIỆT NAM Câu 1: So sánh sự giống nhau và khác nhau về nguồn lực phát triển KT-XH giữa vùng BTB và DHNTB? Trả lời: BTB và DHNTB là hai vùng kinh tế quan trọng của nước ta, xét về nguồn lực phát triển KT-XH thì hai vùng có những điểm giống và khác nhau như sau: 1. Giống nhau: a. Nguồn lực vềâ Tự nhiên và TNTN: * Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: - Cả hai vùng đều nằm ở duyên hải miền Trung, lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam và hẹp ngang. - Cả hai là cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc với các vùng kinh tế phía Nam, phía Tây với Biển Đông nên có điều kiện để giao lưu về mọi mặt KT-XH với các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Kông và các vùng kinh tế khác trong nước. * Địa hình: Cả hai vùng đều có sự phân hóa về mặt địa hình từ Tây sang Đông là: vùng núi, vùng gò đồi, đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, vùng biển và hải đảo -> có điều kiện để phát triển về nông – lâm – ngư nghiệp. * Khí hậu: Cả hai vùng đều thuộc tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta, lượng nhiệt ẩm tương đối lớn -> thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng trọt. Tuy nhiên, đây cũng là hai vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai rất lớn như hạn hán, bão, lũ lụt * Nguồn nước: - Lãnh thổ hai vùng đều hẹp ngang và hướng nghiêng của địa hình là từ đông sang tây do đó sông ngòi có đặc điểm ngắn, nhỏ và dốc, chế độ nước thay đổi theo mùa rất rõ rệt, mùa Khô lưu lượng nước hạ thấp nên thường gây thiếu nước trong SX và đời sống của nhân dân, mùa Mưa lưu lượng nước dâng cao và thường gây lũ lụt. - Sông ngòi có độ dốc lớn nên có tiềm năng về thủy điện. * TN khoáng sản: Cả hai vùng đều ít TN khoáng sản. * TN Sinh vật : - Trên đất liền, cả hai vùng đều có diện tích rừng khá lớn, hệ động – thực vật khá phong phú. - Dưới nước, cả hai vùng đều nằm ven biển nên nguồn hải sản khá phong phú và đa dạng. => Phát triển lâm, ngư nghiệp và du lịch * TN đất: - Ở vùng đồi núi chủ yếu là đất Feralit, thích hợp để phát triển cây công nghiệp, cây ăn và trồng rừng. - Ở vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa cát pha thích hợp để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. b. Nguồn lực KT-XH (nhân văn): * Con người: - Cả hai vùng có dân số khá đông, lực lượng lao động dồi dào. Người dân có truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, phòng chống thiên tai và cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. - Có nền văn hóa phát triển lâu đời đã hình thành nên các phong tục, tập quán mang bản sắc văn hóa đặc trưng. * Cơ sở hạ tầng: - Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện, có nhiều di tích lịch sử – văn hóa có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học và du lịch (hình thành “con đường du lịch di sản Miền Trung” gồm: Phong Nha- Kẻ Bàng -> Cố Đô Huế -> Hội An -> Mỹ Sơn) - Nhiều khu công nghiệp lớn đã và đang được hình thành như: Bến Thủy, Vũng Aùng, Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất 2. Khác nhau: Vùng Bắc Trung Bộ Vùng DHNTB a. Nguồn lực vê Tự nhiên và TNTN: * Vị trí đại lí và phạm vi lãnh thổ: Nằm ở phía Bắc, có đường biên giới với Lào khá dài, là cầu nối các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông với biển Đông . * Địa hình: Độ cao địa hình vùng núi cao hơn với dãy Trường Sơn Bắc đồ sộ, đồng bằng rộng và ít bị chia cắt hơn. * Khí hậu: - Mùa Hạ: chịu ảnh hưởng của phơn Tây Nam (gió Lào) nên khí hậu khô nóng -> Thiếu nước trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. - Mùa Đông: Chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh và mưa phùn. - Thiên tai diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn như: bão, lũ lụt, hạn hán, rét hại => Gây khó khăn đối với đời sống và sản xuất của nhân dân. * Nguồn nước: - Có nhiều sông lớn hơn (sông Mã, sông Cả, Sông Gianh, sông Hương) đã tạo nên những đồng bằng khá lốn (Thanh Nghệ Tĩnh). - Nguồn thủy năng ít hơn. * TN khoáng sản: Khoáng sản phong phú và đa dạng hơn như sắt, crom, đá quý, đá vôi * TN sinh vật: - Trên đất liền: Diện tích rừng lớn hơn với nhiều vườn Quốc gia như: Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch Mã. - Dưới nước: Tài nguyên sinh vật biển không phong phú bằng DHNTB. * TN đất: Diện tích đất phù sa lớn và màu mỡ hơn nên diện tích cây lương thực được mở rộng. b.Nguồn lực về KT-XH (nhân văn): * Con người: Cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống thiên tai và sản xuất lương thực. * Cơ sở hạ tầng: Chưa phát triển bằng DHNTB, ở đây có nhiều di tích lịch sử- văn hóa như Kim Liên, cố đô Huế là điều kiện để phát triển du lịch. a. Nguồn lực vê Tự nhiên và TNTN: * Vị trí đại lí và phạm vi lãnh thổ: -Nằm ở phía Nam, là cầu nối Tây Nguyên với biển Đông. - Có 2 quần đảo lớn: Hoàng Sa (Đà Nẵng) và Trường Sa (Khánh Hòa). * Địa hình: Địa hình vùng núi thấp hơn, đồng bằng hẹp và bị chia cắt nhiều, địa hình bờ biển bị chia cắt mạnh tạo ra nhiều vũng vịnh (Dung Quất, Vân Phong)-> xây dựng các hải cảng. * Khí hậu: - Mùa Hạ: lượng mưa khá lớn, nhiệt độ cao. Đặc biệt khu vực cực Nam có hiện tượng hoang mạc hóa đang diễn ra khá nhanh -> đất bị thoái hóa. - Mùa Đông: ít chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết không lạnh -> thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp - Thiên tai diễn ra không thường xuyên bằng, mức độ ảnh hưởng ít hơn, chủ yếu là lũ lụt và hạn hán. * Nguồn nước: - Sông nhỏ hơn (sông Thu Bồn, Sông Ba). - Sông ngòi có nguồn thủy năng khá lớn vì các sông bắt nguồn từ Tây Nguyên có độ dốc khá lớn. * TN khoáng sản: Khoáng sản ít hơn, tuy nhiên vùng có nhiều đồng muối lớn, các suối nước khoáng, cát thủy tinh * TN sinh vật: - Trên đất liền: Diện tích rừng ít hơn. - Dưới nước: Tài nguyên sinh vật biển phong phú hơn so với BTB với các ngư trường lớn: Hoàng Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận. * TN đất: Diện tích đất phù sa ít hơn, khu vực cực Nam đang diễn ra hiện tượng Hoang mạc hóa. b.Nguồn lực về KT-XH (nhân văn): * Con người: Có kinh nghiệm trong nghề biển, nhạy bén với sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường. * Cơ sở hạ tầng: - Phát triển hơn BTB với các khu kinh tế lớn như Đà Nẵng, Dung Quất, Chu Lai, - Đà Nẵng là Thành phố trực thuộc Trung ương, là đầu mối GT quan trọng của miền Trung và cả nước (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không). - Nổi tiếng với nền văn minh Cham-pa với hêï thống di tích đền tháp kéo dài từ Quảng Nam đến Bình Thuận, có nhiều bãi biển đẹp thu hút du khách. ------------------------------ Câu 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau về nguồn lực phát triển KT-XH giữa vùng ĐBSH và ĐBSCL? Trả lời: ĐBSH và ĐBSCL là hai vùng kinh tế quan trọng của nước ta, xét về nguồn lực phát triển KT-XH thì hai vùng có những điểm giống và khác nhau như sau: 1. Giống nhau: a. Nguồn lực về Tự nhiên và TNTN: * Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: - Cả hai vùng đều nằm ở hạ lưu các sông lớn, tiếp giáp với biển Đông và các vùng kinh tế khác trong nước nên có điều kiện để giao lưu về mọi mặt KT-XH. - Có diện tích đất liền và vùng biển rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội. - Là hai vùng trọng điểm nông nghiệp lớn nhất nước ta. * Địa hình: - Cả hai vùng đều là đồng bằng châu thổ, độ cao địa hình thấp, độ nghiêng không lớn. - Hệ thống sông ngòi chằng chịt. * Khí hậu: Cả hai vùng đều thuộc tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta, lượng nhiệt ẩm tương đối lớn -> thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng trọt. Tuy nhiên, đây cũng là hai vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai rất lớn như hạn hán, lũ lụt * Nguồn nước: - Hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều hệ thống sông lớn nên nguồn nước dồi dào kể cả nước mặt và nước ngầm. - Sông ngòi có giá trị về mặt bồi đắp phù sa, cung cấp nước cho sinh hoạt và SX, cải tạo đất, đánh bắt - nuôi trồng thủy sản và GTVT. * TN khoáng sản: - TN khoáng sản khó phong phú, chủ yếu là than bùn, than mỡ, sét- cao lanh, đá vôi. - Thềm lục địa có tiềm năng dầu khí khá lớn. * TN Sinh vật : - Trên đất liền, cả hai vùng đều có diện tích rừng khá lớn, hệ động – thực vật khá phong phú. - Dưới nước, cả hai vùng đều nằm ven biển nên nguồn hải sản khá phong phú và đa dạng. => Phát triển lâm, ngư nghiệp và du lịch * TN đất: - Chủ yếu là đất phù sa thích hợp để phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. - Diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặ khá lớn. b. Nguồn lực KT-XH (nhân văn): * Con người: - Cả hai vùng có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Người dân có truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, phòng chống thiên tai và cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất. - Có nền văn hóa phát triển lâu đời đã hình thành nên các phong tục, tập quán mang bản sắc văn hóa đặc trưng. * Cơ sở hạ tầng: - Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện, có nhiều di tích lịch sử – văn hóa có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học và du lịch. - Nhiều khu công nghiệp đã và đang được hình thành. 2. Khác nhau: Vùng ĐBSH Vùng ĐBSCL a. Nguồn lực vê Tự nhiên và TNTN: * Vị trí đại lí và phạm vi lãnh thổ: - Nằm ở phía Bắc, hạ lưu sông Hồng, tiếp giáp với nhiều vùng kinh tế trong nước -> giao lưu kinh tế – xã hội. - Diện tích nhỏ hơn vùng ĐBSCL (khoảng 1,5 triệu ha). - Là vùng trọng điểm nông nghiệp lớn thứ hai cả nước. - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. * Địa hình: Độ cao và độ nghiêng địa hình lớn hơn ĐBSCL, có hệ thống đê ngăn lũ tỏa khắp tạo thành các ô trên bề mặt đồng bằng rất điển hình. * Khí hậu: - Mùa Hạ: Thường bị thiếu nước cả nước mặt và nước ngầm do khí hậu khô nóng, tuy nhiên do tác động của gió Đông Nam nên lượng mưa khá lớn. - Mùa Đông: Chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh giá và mưa phùn -> phát triển được các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới. - Thiên tai diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn như: bão, lũ lụt, hạn hán, rét hại-> ảnh hưởng lớn đến SX và sinh hoạt của nhân dân. * Nguồn nước: - Sông ngòi nhỏ và ít hơn ĐBSH ( hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình) - Sông ngòi chủ yếu có giá trị cung cấp nước, phù sa và GTVT. * TN khoáng sản: Khoáng sản chủ yếu là đá vôi, sét – cao lanh, than nâu * TN sinh vật: - Trên đất liền: Diện tích rừng khá lơn với nhiều vườn Quốc gia như: Tam Đảo, Cúc Phương, Cát Bà, diện tích rừng ngập mặn không lớn => phát triển du lịch và nghiên cứu khoa học. - Dưới nước: Tài nguyên sinh vật biển không phong phú bằng ĐBSCL. * TN đất: - Diện tích đất phù sa không lớn bằng ĐBSCL và phân bố thành đất phù sa trong đê và ngoài đê. - Rìa đồng bằng phía tây có đất feralit, ven biển đất nhiễm mặn ít hơn. b.Nguồn lực về KT-XH (nhân văn): * Con người: - Nguồn lao động có tay nghề khá đông, người dân cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống thiên tai và đặc biệt là thâm canh lúa nước. - Chủ yếu là dân tộc Kinh sinh sống, mật độ dân số cao hơn nhiều so với ĐBSCL. - Lịch sử phát triển của vùng lâu đời nên đã hình thành nên nhiều bản sắc văn hóa mang đậm sắc dân tộc (lễ hội, chèo, tuồng, dân ca, quan họ) => phát triển du lịch * Cơ sở hạ tầng: - Phát triển bằng khá hoàn thiện, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước với các loại hình giao thông: đường sắt, đường sông, đường biển, đường bộ , đường hàng không). Hà Nội là thủ đô của nước ta – là TT chính trị, văn hóa, kinh tế – xã hội lớn của cả nước. - Ở đây có nhiều di tích lịch sử- văn hóa, là cái nôi của văn hóa người Việt => phát triển du lịch a. Nguồn lực vê Tự nhiên và TNTN: * Vị trí đại lí và phạm vi lãnh thổ: -Nằm ở phía Nam, hạ lưu sông Mê Kông, tiếp giáp với Cam-pu-chia và ĐNB -> giao lưu kinh tế – xã hội với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông cũng như các vùng kinh tế khác trong nước. - Diện tích lớn gấp gần 3 lần vùng ĐBSH (khoảng 4 triệu ha). - Là vùng trọng điểm nông nghiệp lớn nhất cả nước. - Nằm gần đường biển Quốc tế quan trọng (Thái Bình Dương sang Aán Độ Dương và ngược lại) * Địa hình: Độ cao và độ nghiêng địa hình nhỏ hơn ĐBSH, có hệ thống đầm phá chạy dọc ven các sông lớn và ven biển. Về mùa khô thường bị thủy triều xâm nhập sâu vào trong đất liền. * Khí hậu: Mang đặc trưng kiểu khí hậu Cận xích đạo, quanh năm lượng mưa khá lớn, nhiệt độ cao, không có mùa Đông lạnh vì ít chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc -> phát triển các lọai cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của nhân dân - Hàng năm có mùa lũ (mùa nước nổi) kéo dài 4-5 tháng gây khó khăn cho sinh hoạt và SX nông nghiệp, tuy nhiên đây là điều kiện thuận lợi để vùng thau chua, rửa mặn các vùng đất bị nhiễm phèn, mặn; bồi đắp phù sa và khai thác thủy sản. * Nguồn nước: - Sông ngòi lớn và dày đặc hơn (sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ). - Sông ngòi có giá trị lớn về GTVT, cung cấp nước cho nông nghiệp, cải tạo đất phèn – mặn, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. * TN khoáng sản: Khoáng sản chủ yếu là muối, than bùn, dầu mỏ, sét – cao lanh, cát sỏi * TN sinh vật: - Trên đất liền: Điển hình với hệ sinh thái rừng tràm và rừng ngập mặn rộng lớn với hệ động vật phong phú và đa dạng (các tràm chim, sân chim)=> phát triển du lịch và nghiên cứu khoa học. - Dưới nước: Tài nguyên sinh vật biển phong phú hơn so với ĐBSH với ngư trường lớn: Cà Mau – Kiên Giang. * TN đất: - Diện tích đất phù sa lớn hơn, chủ yếu phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu - Ven biển diện tích đất nhiễm mặn khá lớn. b.Nguồn lực về KT-XH (nhân văn): * Con người: Có kinh nghiệm trong nghề biển, nhạy bén với sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường. - Trình độ dân trí còn thấp, lực lượng lao động có tay nghề còn thiếu. - Có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ me, Hoa, Chăm, mật độ dân số thấp hơn ĐBSH. - Lịch sử phát triển vùng muộn hơn nên bản sắc văn hóa chưa phong phú như vùng ĐBSH. * Cơ sở hạ tầng: - Chưa phát triển mạnh như ĐBSH, hệ thống giao thông phổ biến là giao thông đường thủy và đường bộ. - Di tích lịch sử – văn hóa ít hơn, gắn liền với các chiến khu trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước => phát triển du lịch. ---------------------------------Câu 3: So sánh sự giống nhau và khác nhau về nguồn lực phát triển KT-XH giữa vùng Tây Nguyên và TD&MNBB? Trả lời: Tây Nguyên và TDMNBB là hai vùng kinh tế quan trọng của nước ta, xét về nguồn lực phát triển KT-XH thì hai vùng có những điểm giống và khác nhau như sau: 1. Giống nhau: a. Nguồn lực về Tự nhiên và TNTN: * Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: - Cả hai vùng đều nằm tiếp giáp với nhiều quốc gia và các vùng kinh tế khác trong nước nên có điều kiện để giao lưu về mọi mặt KT-XH. - Có diện tích rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế- xã hội. - Là hai vùng phát triền cây công nghiệp lớn của nước ta. * Địa hình: Cả hai đều là vùng miền núi, địa hình cao, có sự chia cắt phức tạp, có nhiều cao nguyên rộng lớn. * Khí hậu: Cả hai vùng đều thuộc tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta, lượng nhiệt ẩm tương đối lớn. Đặc biệt khí hậu có sự phân hóa theo độ cao địa hình rất rõ nét -> thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhất là trồng trọt (trồng được nhiều loại cây nhiệt đới, cận nhiệt) và du lịch nghỉ mát( Sa pa, Đà Lạt). Tuy nhiên, đây cũng là hai vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai rất lớn như hạn hán, lũ lụt * Nguồn nước: - Hệ thống sông ngòi khá nhiều với nhiều hệ thống sông lớn. - Sông ngòi có giá trị cung cấp nước cho sinh hoạt và SX và thủy điện * TN khoáng sản: - TN khoáng sản khó phong phú, đa dạng và có trữ lượng lớn. * TN Sinh vật : - Cả hai vùng đều có diện tích rừng khá lớn, hệ động – thực vật khá phong phú, đa dạng => Phát triển lâm và du lịch * TN đất: Chủ yếu là đất đỏ ba dan và đất feralit thích hợp để phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. b. Nguồn lực KT-XH (nhân văn): * Con người: - Cả hai vùng có dân số tương đối ít, mật độ dân số thấp. Người dân có truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, có nhiều kinh nghiệp trong canh tác nông nghiệp gắn với địa hình núi dốc. - Có nhiều dân tộc cùng chung sống, có nền văn hóa phát triển lâu đời đã hình thành nên các phong tục, tập quán mang bản sắc văn hóa đặc trưng. * Cơ sở hạ tầng: - Cơ sở hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện, có nhiều di tích lịch sử – văn hóa có giá trị về mặt nghiên cứu khoa học và du lịch. 2. Khác nhau: Vùng TD&MNBB Vùng Tây Nguyên a. Nguồn lực vềâ Tự nhiên và TNTN: * Vị trí đại lí và phạm vi lãnh thổ: - Nằm ở phía Bắc, tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và nhiều vùng kinh tế khác trong nước -> giao lưu kinh tế – xã hội. - Có vùng biển ở phía Đông Nam giàu tiềm năng (vùng biển Quảng Ninh). - Quảng Ninh là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. * Địa hình: - Chủ yếu là địa hình núi cao, độ cao và độ nghiêng địa hình lớn hơn Tây Nguyên, có nhiều dãy núi cao như: Hoàng Liên Sơn, Con Voi, địa hình bị cắt xẻ mạnh. Xen kẽ có các cao nguyên đá vôi rộng lớn (Mộc Châu, Đồng Văn) - Hướng chạy của núi chủ yếu là TB-ĐN và Vòng cung. - Dạng địa hình Cácxtơ khá phổ biến tạo nên nhiều phong cảnh kì thú có giá trị lớn về mặt khoa học và du lịch như Hạ Long, Tam Thanh, Hương Tích, Ba Bể - Giữa núi có nhiều cánh đồng lớn như Mường Than, Than Uyên, Nghĩa Lộ. * Khí hậu: - Mùa Hạ: Aûnh hưởng của gió Tây Nam nên thời tiết kho nóng -> thường bị thiếu nước cả nước mặt và nước ngầm, tuy nhiên những khi chịu sự tác động của gió Đông Nam thì có mưa khá lớn. - Mùa Đông: Chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên thời tiết lạnh giá và mưa phùn -> phát triển được các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới (thả dược, chè, hồi, sa nhân, đào, mận) - Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao và hướng sườn rõ rệt hơn, nhất là vào mùa đông. - Thiên tai diễn ra thường xuyên và mạnh mẽ hơn như: lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, rét hại-> gây thiệt hại lớn đến SX, tài sản, tính mạng của nhân dân. * Nguồn nước: - Sông ngòi nhiều và lớn hơn Tây Nguyên (sông Đà, sông Thao, sông Lô, Sông Gâm, sông Kì Cùng- Bằng Giang). - Hướng chảy của sông gồm hai hướng chính là hướng TB-ĐN (sông Đà, sông Thao, sông Chảy) và hướng vòng cung (sông Lô, sông Gâm, sông Thương, sông Lục Nam). - Sông ngòi có giá trị cung cấp nước và Thủy điện lớn hơn Tây Nguyên, là nơi có các nhà máy thủy điện đã và đang xây sựng lớn nhất nước ta như: Hòa Bình, Sơn La, Thác Bà, Na Hang... * TN khoáng sản: Khoáng sản phong phú và đa dạng nhất nước ta, với các mỏ khoáng lớn như: Than đá, sắt, đồng, chì, kẽm, apatit. => phát triển công nghiệp nặng, hóa chất * TN sinh vật: - Trên đất liền: Diện tích rừng khá lớn với nhiều hệ sinh thái: rùng nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới núi cao, có nhiều vườn Quốc gia như: Hoàng Liên Sơn, Ba Bể, diện tích rừng ngập mặn không lớn (ở vùng biển Quảng Ninh) - Dưới nước: Tài nguyên sinh vật biển khá phong phú (các loại hải sản). * TN đất: - Diện tích đất feralit rộng lớn, ở các cao nguyên đá vôi có đất feralit phát triển trên đá vôi. Đặc biệt ở trên các dãy núi cao có đất mùn núi cao => thuận lợi để trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu như chè, hồi, sa nhân - Các cánh đồng giữa núi là đất phù sa màu mỡ (Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ) thích hợp để trồng cây lương thực. b.Nguồn lực về KT-XH (nhân văn): * Con người: - Nguồn lao động có tay nghề khá đông, trình độ dân trí cao hơn, người dân cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, có nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống thiên tai và canh tác nông nghiệp trên đất dốc (làm ruộng bậc thang). - Các dân tộc kinh sinh sống là: Kinh, Mông, Nùng, Thái, Tày, - Dân số và mật độ dân số lớn hơn Tây Nguyên. - Lịch sử phát triển của vùng lâu đời nên đã hình thành nên nhiều bản sắc văn hóa mang đậm sắc dân tộc (lễ hội du Xuân, múa Xòe, múa Sạp, chợ tình, chợ phiên) => phát triển du lịch * Cơ sở hạ tầng: - Phát triển bằng khá hoàn thiện, mạng lưới giao thông có nhiều loại hình: đường sắt, đường sông, đường biển, đường bộ , đường hàng không). Vùng có nhiều cửa khẩu Quốc tế lớn nhất nước ta như: Móng Cái, Tân Thanh, Lào Cai, Tây Trang - Có nhiều khu công nghiệp đã và đang hình thành. - Ở đây có nhiều di tích lịch sử- văn hóa, là cái nôi của văn hóa người Việt và là Chiến khu trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước => phát triển du lịch a. Nguồn lực vê Tự nhiên và TNTN: * Vị trí đại lí và phạm vi lãnh thổ: -Nằm ở miền núi Trường Sơn Nam, tiếp giáp với Lào, Cam-pu-chia và nhiều vùng kinh tế khác trong nước -> giao lưu kinh tế – xã hội với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Kông cũng như các vùng kinh tế khác trong nước. - Đây là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển. * Địa hình: - Chủ yếu là cao nguyên Ba dan xếp tầng, cao ở phía Bắc và Phía Nam, thấp ở giữa, hướng nghiêng về phía Tây (nghiêng về phía Hạ Lào vào Đông Bắc Cam-pu-chia). - Trên bề mặt có nhiều đỉnh núi cao như Lang- bi-ang, Chư – Yang – sin * Khí hậu: - Thuộc kiểu khí hậu Cận xích đạo, có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. Mùa khô thiếu nước trầm trọng, mùa mưa kéo dài, không có mùa Đông lạnh vì không chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc -> phát triển các lọai cây nhiệt đới có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, tiêu, điều - Khí hậu phân hóa theo độ cao nhưng không rõ rệt bằng TD&MNBB ( thích hợp để trồng các loại rau quả cận nhiệt và ôn đới như cải bắp, cà rốt, khoai tây, su hào) - Thiên tai chủ yếu là hạn hạn và lũ quét. * Nguồn nước: - Sông ngòi ít và nhỏ hơn TD&MNBB (sông Xê-xan, Xre-pốk). - Hướng chảy của sông gồm hai hướng chính là chảy về phía Tây (sông Xê-xan, Xre-pốk) và chảy về phía Đông- Đông Nam (Sông Ba, Đồng Nai) - Sông ngòi có giá trị cung cấp nước và Thủy điện khá lớn nhưng không bằng TD&MNBB, các nhà máy thủy điện khá lớn như: Y-a-ly, Đrây-hơ-linh * TN khoáng sản: Khoáng sản ít hơn, chủ yếu là Bô-xít nhưng chưa được khai thác nhiều. * TN sinh vật: Diện tích rừng tự nhiên lớn nhất n

File đính kèm:

  • docDia lí KT-XH VN (vung KT).doc
Giáo án liên quan