Địa lí tỉnh Quảng Trị

Trên lãnh thổ Việt Nam, Quảng Trị nằm ở đoạn thắt lại trên chiều dài Bắc- Nam, chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước. Hình thế Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn ra biển Đông bao la. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa đã chọn Quảng Trị làm thủ phủ. Trải qua nhiều thay đổi về tên gọi cũng như địa giới, năm 1831 (thời vua Minh Mạng), địa danh "tỉnh Quảng Trị" đã chính thức được ghi vào danh mục các đơn vị hành chính của nước ta. Trong thời kì chống Mỹ, Quảng Trị bị chia cắt làm hai miền. Từ năm 1976-1989, Quảng Trị cùng Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh được sát nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7/1989 Quốc hội nước CHXHCNVN (kỳ họp thứ V, khoá VIII) đã quyết định tái lập Quảng Trị thành đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc Trung ương như ngày nay với diện tích tự nhiên là 4746,4 km2, dân số có 596.619 người (thống kê năm 2001), sinh sống tại 8 huyện, 2 thị xã gồm 139 xã phường và thị trấn. Lãnh thổ Quảng Trị là địa bàn cư trú của 3 dân tộc: người Việt (Kinh), người Bru-Vân Kiều và người Pa Cô- Tà Ôi.

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Địa lí tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ TỈNH QUẢNG TRỊ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ Trên lãnh thổ Việt Nam, Quảng Trị nằm ở đoạn thắt lại trên chiều dài Bắc- Nam, chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước. Hình thế Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, nhìn ra biển Đông bao la. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa đã chọn Quảng Trị làm thủ phủ. Trải qua nhiều thay đổi về tên gọi cũng như địa giới, năm 1831 (thời vua Minh Mạng), địa danh "tỉnh Quảng Trị" đã chính thức được ghi vào danh mục các đơn vị hành chính của nước ta. Trong thời kì chống Mỹ, Quảng Trị bị chia cắt làm hai miền. Từ năm 1976-1989, Quảng Trị cùng Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh được sát nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên. Tháng 7/1989 Quốc hội nước CHXHCNVN (kỳ họp thứ V, khoá VIII) đã quyết định tái lập Quảng Trị thành đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc Trung ương như ngày nay với diện tích tự nhiên là 4746,4 km2, dân số có 596.619 người (thống kê năm 2001), sinh sống tại 8 huyện, 2 thị xã gồm 139 xã phường và thị trấn. Lãnh thổ Quảng Trị là địa bàn cư trú của 3 dân tộc: người Việt (Kinh), người Bru-Vân Kiều và người Pa Cô- Tà Ôi. Tọa độ địa lý Cực Bắc tại thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh: 17010’23” vĩ bắc; 106059’29” kinh đông. Cực Nam tại xã A Bung, huyện Đakrông: 16018’30” vĩ bắc; 107002’52” kinh đông Cực Đông tại thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng: 16045’14” vĩ bắc; 1070 23’09” kinh đông Cực Tây tại bản Cù Bai, xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa: 16055’22” vĩ bắc; 106031’01” kinh đông Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 79 km. Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế với chiều dài 107.5 km. Phía Đông giáp biển Đông trên chiều dài 75 km. Phía Tây giáp nước CHDCND Lào với đường biên giới dài 186.8 km. Tuy với diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, giao lưu giữa hai miền Bắc Nam, cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía Tây bán đảo Đông Dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Cửa khẩu Thương Mại Lao Bảo - hành lang kinh tế Đông Tây ra cảng Cửa Việt. Thị xã Đông Hà nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Trị, một đầu mối giao thông quan trọng trên con đường giao thương Bắc Nam, giữa Việt Nam, Lào và Thái Lan thông qua QL 1A, QL 9 với cửa khẩu Lao Bảo. Trên biển, cách đất liền 30 km là huyện Đảo Cồn Cỏ anh hùng trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nay lại có những vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước ĐỊA HÌNH Địa hình Quảng Trị phân cắt ra 3 bậc địa hình chia thành như sau: 1. Địa hình núi: Độ phân cắt sâu lớn hơn 150m. Địa hình núi ở Quảng Trị hướng thống trị là tây bắc - đông nam, thuộc phần giữa của Trường Sơn Bắc. Dãy Trường Sơn chạy dài liên tục từ miền tây Nghệ An - Hà Tĩnh, Quảng Bình với độ cao trên 2000m, đến Quảng Trị độ cao giảm xuống còn 1700m; điểm thấp nhất ở Khe Sanh (Hướng Hoá) cao khoảng 500m. Qua Quảng Trị địa hình tiếp tục nâng cao dần đến 1100 - 1200m ở khu vực phía tây Huế và kết thúc của Trường Sơn Bắc là khối núi Bạch Mã cao trên dưới 2000m. Như vậy, địa hình núi Quảng Trị là điểm thấp nhất của dãy Trường Sơn Bắc và bị phân cắt thành các khối núi riêng biệt, nhưng vẫn giữ được hướng chung của toàn bộ dãy Trường Sơn-hướng Tây Bắc-Đông Nam. Từ bắc xuống nam bao gồm các khối núi sau: ٠ Khối núi thấp Động Vàng Vàng, Động Châu nằm sát ranh giới giữa Quảng Bình-Quảng Trị, là đường chia nước giữa hệ thống Bến Hải và sông Đại Giang. ٠ Dãy và khối núi Sa Mui-Voi Mẹp là đường chia nước của hệ thống sông đổ ra Biển Đông (Bến Hải, Cam Lộ, Thạch Hãn) và đổ ra sông Mê Kông (Sê Pon), ở đây có một loạt đỉnh cao trong khoảng 1300-1500m, đỉnh cao nhất là Voi Mẹp 1739m. ٠ Dãy và khối núi Đá Bàn: Nằm giữa sông Thạch Hãn và Đắc Krông là một dải chạy liên tục, đường chia nước thẳng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. ٠ Sát biên giới Việt-Lào là dãy Động Dang, là đường chia nước giữa sông Đăc Krông với sông Sê Pôn với một loạt đỉnh cao trên 1000m. Tóm lại, địa hình Quảng Trị thuộc đoạn núi Trường Sơn, có độ cao thuộc loại núi thấp, bị chia cắt thành các khối và dãy núi riêng biệt, giữa các khối núi đó là các thung lũng, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu đông tây và nam bắc Một điểm cần lưu ý là đường phân thuỷ chính của hệ thống sông đổ ra Biển Đông và đổ vào sông Mê Kông không hoàn toàn trùng với bề mặt các sống núi cao nhất, vì vậy trong địa phận Quảng Trị bao gồm sườn Đông Trường Sơn và một phần tây Trường Sơn, Chính đặc điểm này dẫn đến hiện tượng phân hoá cảnh quan của Quảng Trị rất rõ nét. 2. Địa hình đồi: Địa hình đồi được phân biệt với địa hình núi và địa hình đồng bằng bởi độ phân cắt sâu từ 15 - 100m.Nhìn chung địa hình đồi ở Quảng Trị có độ cao tuyệt đối không vượt quá 200m, trong đó đồi cao có độ cao tuyệt đối 100-200m, đồi thấp có độ cao 20-100m. Nét độc đáo của địa hình đồi Quảng Trị là các đồi cao thường có dạng bát úp, đồi thấp là các dãy đồi. Đồi ở Quảng Trị có đặc điểm phân bố thành dải kéo dài dọc theo chân núi như ở phía tây Vĩnh Linh và Gio Linh. Phía tây Đông Hà chủ yếu là đồi thấp còn vùng phía tây Hải Lăng bao gồm cả đồi cao và đồi thấp. Các đồi này được thành tạo do phân cắt xâm thực, vì vậy hướng của dãy đồi thường có dạng kéo dài vuông góc với đường bờ biển. Trong thực tế việc xác định một cách rõ ràng ranh giới đồi thấp và đồi cao là khó khăn bởi lẽ chúng chuyển tiếp rất từ từ 3. Địa hình đồng bằng: Địa hình đồng bằng được tách ra theo chỉ số phân cắt sâu của địa hình (nhỏ hơn 15m). Đồng bằng ở Quảng Trị có độ cao tuyệt đối từ 0-15m, đôi chỗ đến 20m; có thể phân chia ra 2 loại: đồng bằng thấp (có độ cao tuyệt đối 5m). Đồng bằng Quảng Trị là một phần của dải đồng bằng ven biển Bình - Trị - Thiên. Đặc điểm chung của dải đồng bằng này là chúng có dạng kéo dài lòng máng với một bên là đồi và một bên là các dải đụn cát cao ĐỊA CHẤT Quảng Trị là một tỉnh của miền Trung, là một trong những khu vực thuộc cấu trúc địa chất Trung Trung Bộ, có những nét đặc thù trong tổng thể bức tranh địa chất chung toàn vùng. Tổng thể cấu trúc địa chất được mô tả bằng 27 phân vị địa tầng và 9 phức hệ magma có tuổi từ Proterozoi muộn đến Kainozoi. Giới paleozoi-phụ giới hạ. Bản đồ địa chất tỉnh Quảng Trị Phức hệ Khâm Đức (PR3-Î1 kđ) Hệ tầng Núi Vú (PR3-Î1 nv) Hệ tầng Tiên An (PR3-Î1ta) Giới Paleozoi Hệ Cambri-ordovic Hệ tầng A Vương (Î2-O1av) 0m. Giới Paleozoi Hệ ordovic-silur Hệ tầng Long Đại (O1-S1 lđ) Hệ Silur, thống thượng Hệ tầng Đại Giang (S2đg) Hệ Devon, thống hạ Hệ tầng Tân Lâm (D1tl) Hệ Devon, thống trung-thượng Hệ tầng Cù Bai (D2-3cb) Hệ Permi không phân chia Hệ tầng Động Toàn (P đt) hệ Permi, thống trên Hệ tầng Cam Lộ (P2 cl) Giới mesozoi Hệ Trias, thống trung Hệ tầng Động Hà (T2 (?)đh) hệ Jura Hệ Jura, thống hạ-trung Hệ tầng A Ngo (J1-2 an) Hệ Jura-Hệ Kreta Hệ tầng Đakrông (J3-K1đr) Hệ Kreta Hệ tầng Mụ Gia (K mg) Giới Kainozoi Hệ Neogen Hệ tầng Gio Việt (N gv) Hệ tầng Cồn Cỏ (N cc) Hệ Đệ Tứ (Q) Thống Pleistocen Phụ thống dưới (QI) Phụ thống giữa-trên (QII-III) Phụ thống trên-phần cao (QIII2) Thống Holocen (QIV) Phụ thống dưới-giữa (QIV1-2) Phụ thống giữa (QIV2) Phụ thống giữa-trên (QIV2-3) Phụ thống trên (QIV2-3) Các trầm tích Đệ Tứ không phân chia 1/ Trầm tích biển-gió Holocen (mvQIV): 2/ Trầm tích hỗn hợp sông, sườn tích, tàn tích hệ Đệ Tứ (adpQ): Magma xâm nhập Các thành tạo Trước Cambri. Các thành tạo Paleozoi muộn-Mesozoi sớm. Các thành tạo Mesozoi muộn-Kainozoi. I. Xâm nhập Trước Cambri: 1/ Phức hệ Tà Vi (nPR3tv).. 2/ Phức hệ Trà Bồng (dgPR3tb).. 3/ Phức hệ Chu Lai (gmPR3-Î1cl).. II. Các thành tạo xâm nhập Paleozoi muộn - Mesozoi sớm: 1/ Phức hệ Quế Sơn (d-dg-g P2-T1 qs). 2/ Phức hệ Chà Vằn (na T3cv).. 3/ Phức hệ Hải Vân (gaT3hv). III/ Các thành tạo xâm nhập Mesozoi muộn-Kainozoi: 1/ Phức hệ Xi Pa (gP K xp). 2/ Phức hệ Măng Xim (gx P mx).. IV- Các đai mạch không phân chia tuổi: 1/ Diabas. 2/ Lamprophyr. 3/ Aplit granit. 4/ Pegmatit. ĐẤT Phân loại đất Quảng Trị Năm 1991 tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1: 100.000. Đã xác lập được 11 nhóm đất với 32 loại đất khác nhau: 1. Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển- Arenosols (Ar) 2. Đất mặn - Salic Fluvisols (Fls) 3. Đất phèn - Thionic Fluvisols (Flt) 4. Nhóm đất phù sa - Fluvisols (Fl) 5. Đất lầy và đất than bùn - Gleysols and Histosols (Gl-hs) 6. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ - Acrisols (Ac) 7. Đất đen - Luvisols (Lv) 8. Đất đỏ vàng - Acrisols (Ac) 9. Đất mùn vàng đỏ trên núi - Humic Acrisols (Acu) 10. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ - Gleysols (Gl) 11. Đất xói mòn trơ sỏi đá - Leptosols (Lp) Kết luận 1. Đất Quảng Trị bao gồm chủ yếu những nhóm và loại (đơn vị) đất ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới có cường độ phong hoá mạnh bao gồm các nhóm : Acrisols, Ferralsols,... Ngoài ra có ít diện tích không liên quan đến địa đới như các nhóm Fluvisols, Luvisols, gleysols, arenosols... 2. Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và sản xuất hiện tại, tỉnh Quảng Trị đã hình thành 11 nhóm đất, 32 đơn vị đất và 54 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng, là cơ sở để hoàn thiện hệ thống lâm - nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. 3. Những nhóm đất và loại đất ảnh hưởng với độ dốc khá cao : 25o chiếm 33,93% (161.015 ha) đều chịu tác động của quá trình hình thành đất theo bề mặt và bề sâu. Sự di chuyển sét theo chiều sâu khá rõ tạo nên tầng B Ferralit (đất Ferralsols) và tầng B Argic (đất Acrisols) chiếm ưu thế, đặc trưng của đất nhiệt đới ẩm. 4. Trong 11 nhóm đất : Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất 357.191 ha (bằng 75,27% diện tích tự nhiên), nhóm đất phù sa 40.492 ha (8,53%), nhóm đất cát 34.732 ha (7,32%), nhóm đất mặn và đất phèn 1.848 ha (0,39%), nhóm đất xám bạc màu 1.304 ha (0,27%),và nhóm đất mùn vàng đỏ 10.871 ha (2,29%). 5. Những nhóm đất tuy có diện tích nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp ở Quảng Trị như nhóm đất phù sa vì chúng nằm ở địa hình thấp bằng, gần nguồn nước, thuận tiện trong việc canh tác. Kiến nghị 1. Quá trình rửa trôi, thoái hoá đất diễn ra rất sâu sắc ở hầu hết các loại đất trong tỉnh. Đặc biệt là ở những vùng đất dốc nhiều, độ che phủ của thực vật kém nó phản ánh rõ xu thế tăng dần về độ chua, giảm dần về hàm lượng cation kiềm trao đổi. Cần phủ xanh đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng độ che phủ. 2. ở Quảng Trị đất đỏ vàng (feralit) trên các loại đá mẹ khác nhau có cường độ phong hoá rất mạnh, tầng đất dày, cấu trúc đoàn lạp, độ xốp khá, là một trong những loại đất tốt vì vậy ưu tiên phát triển những cây dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, chè, hạt tiêu (đặc biệt là loại đất phát triển trên đá bazan). 3. Khai thác triệt để nhóm đất phù sa cho việc trồng cây lương thực và cay rau màu bằng con đường thâm canh tăng vụ, đầu tư thủy lợi, cải tiến giống, mùa vụ... 4. Việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý ngoài mục đích hiệu quả kinh tế cao, còn đòi hỏi đến hiệu quả về môi trường sinh thái bền vững KHÍ HẬU Bản đồ phân vùng khí hậu nông nghiệp Nhiệt độ trung bình năm: 24-26oC. Mùa đông nhiệt độ tối thấp tuyệt đối khoảng 10-15oC. Mùa hè nhiệt độ tối cao tuyệt đối lên tới 39-42oC, thường xảy ra vào thời kì có gió tây nam khô nóng, vùng núi nhiệt độ giảm rõ rệt, ở độ cao 1000m chỉ còn 30-34oC. Nhiệt độ mặt đất có thể lên tới 68-70oC. Trị số nhiệt độ này đã vượt giới hạn trên của nhiều loài cây trồng ở vùng nhiệt đới, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng. Mùa lạnh ở Quảng Trị bắt đầu từ cuối tháng XI, kết thúc vào cuối tháng II năm sau. Riêng vùng Lao Bảo kết thúc sớm hơn 30 ngày. Mùa nóng ở Quảng Trị bắt đầu vào giữa tháng IV và kết thúc vào giữa tháng X, vùng thung lũng và núi thấp kết thúc sớm hơn khoảng 2 tháng. Biên độ nhiệt năm phía bắc Quảng Trị lớn hơn phía nam, đồng bằng hải đảo lớn hơn vùng núi. Tổng số giờ nắng trung bình năm: 1500-2000 giờ. Mùa đông nhiều mây và thời gian chiếu sáng ban ngày ngắn nên số giờ nắng ít, trung bình hàng tháng dưới 100 giờ. Mùa hạ lượng mây ít, thời gian chiếu sáng dài nên trung bình mỗi tháng có 180-250 giờ nắng. Độ ẩm tuyệt đối trung bình năm ở đồng bằng và trung du đạt 25-26 mb, vùng núi giảm xuống còn 23-24 mb. Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80-85%. Những ngày ảnh hưởng của gió tây nam khô nóng, độ ẩm tương đối thấp nhất giảm xuống 28-32%. Mùa đông, tuy độ ẩm không khí trung bình lớn nhưng độ ẩm thấp nhất trong ngày có thể giảm xuống rất thấp còn 16-20% do có đợt không khí cực đới khô tràn sâu xuống phía nam. Lượng mưa trung bình năm: 2000-3000 mm. Điều kiện địa lý, địa hình và tác động của gió mùa là các yếu tố quyết định đến lượng và chế độ mưa của Quảng Trị. Nằm ở hai sườn Đông và Tây của dãy Trường Sơn nên Quảng Trị có chế độ mưa khá đặc biệt so với chế độ mưa của các tỉnh miền Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ. Vào mùa hạ gió mùa Tây Nam, sau khi vượt dãy Trường Sơn, do hiệu ứng "phơn" đã đem đến cho Quảng Trị loại hình thời tiết nắng nóng và khô. Mùa mưa ở Quảng Trị từ tháng VIII đến tháng XII, vùng núi thấp phía tây Trường Sơn mùa mưa từ tháng IV hoặc tháng V đến tháng XI, lượng mưa từ 1800 - 2100 mm chiếm 80 - 90% lượng mưa năm. Đây chính là điểm khác biệt giữa phần đông và tây Quảng Trị. Khi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ đang mùa khô thì phần phía Tây Trường sơn thuộc Quảng Trị lượng mưa bắt đầu giảm. Đặc biệt từ tháng IX-XI hầu khắp lãnh thổ đều xảy ra mưa lớn với lượng mưa đạt từ 1100 - 1650 mm chiếm 55 - 66% lượng mưa năm 70 - 80% lượng mưa mùa. Đây là thời kỳ có lượng mưa lớn nhất trong năm do sự hoạt động xen kẽ và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hệ thống thời tiết phía Nam như bão, dải hội tụ nhiệt đới..., giữa khối không khí nóng ẩm phía Nam và khối không khí lạnh ở phía Bắc. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của lượng mưa vào nguồn cung cấp ẩm cũng không quan trọng bẵng những tác nhân gây mưa gắn liền với các điều kiện địa lý, địa hình của địa phương. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự lệch pha trong mùa mưa của tỉnh từ mùa hạ sang mùa thu và từ đông sang tây. Mùa khô bắt đầu từ tháng I hoặc tháng II đến tháng VII gồm đại bộ phận đất đai ở các vùng trung du-đồi gò và vùng đồng bằng ven biển, vùng cát trắng ven biển, hải đảo với tổng lượng đạt từ 400 - 700 mm chiến 23 -30% lượng mưa năm. Vùng núi thấp - thung lũng phía tây của tỉnh mùa khô bắt đầu từ tháng XII - IV năm sau với tổng lượng mưa từ 19-20% lượng mưa năm. Vùng phía đông thời kỳ từ tháng II-IV các vùng trung du, đồi gò và vùng đồng bằng ven biển có lượng mưa rất thấp,chỉ đạt 130 - 170 mm chiếm 6 - 7% tổng lượng mưa năm Tháng VI- VII là thời kỳ hoạt động cực thịnh của gió tây nam khô nóng nên lượng mưa cũng bị giảm đi. Vùng phía tây thuộc Khe Sanh, Tà Rụt có lượng mưa ít từ tháng XII đến tháng IV do sự chi phối của địa hình với dải Trường Sơn có đèo Lao Bảo chạy qua, những dãy núi cao (Sa Mùi, Voi Mẹp ..... ) như một bức thành chắn ngang ở phía Tây Bắc và Bắc nên vùng này trở nên khuất gió đối với gió mùa đông bắc. Do vậy, từ tháng XI, XII trở đi lượng mưa ở đây giảm nhanh rõ rệt. Về mùa hạ, vùng này là vùng đón gió với gió mùa Tây Nam, các khối không khí nóng ẩm từ phía nam đi lên đã cho lượng mưa khá lớn trước khi vượt qua núi xuống phía Đông của tỉnh, nên mùa mưa ở đây bắt đầu khá sớm, từ tháng IV hoặc tháng V. Tuy lượng mưa dồi dào như vậy, nhưng trên thực tế sản xuất nông nghiệp vẫn thiếu nước nghiêm trọng, do lượng mưa phân bố không đều, thường từ tháng II - IV và tháng VI - VIII lượng mưa ít nên các cây trồng đều thiếu ẩm, đặc biệt là các cây trồng cạn. SÔNG NGÒI Bản đồ dữ liệu thủy văn Quảng Trị Sông ngòi Quảng Trị có ba hệ thống sông chính: Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu (Mỹ Chánh). Đặc điểm chung của các hệ thống sông ở đây là ngắn dưới 100km, hướng chảy từ tây sang đông, độ dốc trung bình khoảng 13-25 m/km, lòng sông hẹp, nhiều ghềnh thác. Mật độ sông ngòi toàn tỉnh vào khoảng 0,8-1km/km2, tăng dần từ đông sang tây: đồng bằng mật độ sông ngòi 0,4-0,5 km/km2, miền núi đạt trên 1 km/km2.Hệ thống sông Bến Hải: Sông Bến Hải dài 65 km, lưu vực có diện tích khoảng 809 km2, bắt nguồn từ khu vực Động Châu có độ cao 1257 m. Lưu lượng trung bình năm 43,4 m3/s. Sông đổ ra biển ở Cửa Tùng, đoạn dọc vĩ tuyến 17 lịch sử. Bản đồ mạng lưới thuỷ văn lưu vực sông Thạch Hãn Hệ thống sông Thạch Hãn: Hệ thống sông Thạch Hãn có quy mô lớn nhất, chiều dài 155 km, diện tích lưu vực 2660 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình năm 130 m3/s. Hệ thống sông Thạch Hãn có hai chi nhánh lớn là sông Hiếu Giang ở phía bắc và sông Thạch Hãn ở phía nam, gặp nhau tại Thượng Nghĩa, đổ ra biển tại Cửa Việt. Sông Thạch Hãn ở phía nam có quy mô lớn hơn bắt nguồn từ các dãy núi lớn Động Sa Mui, Động Voi Mẹp (nhánh Rào Quán), Động Ba Lê, Động Dang (nhánh Đakrông). Hiện đang xây dựng nhà máy thủy điện Rào Quán trên lưu vực nhánh Rào Quán tại khu vực xã Làng Miệt. Hệ thống sông Ô Lâu: Hệ thống sông này hợp bởi hai nhánh sông chính là Ô Lâu ở phía nam và sông Mỹ Chánh ở phía bắc. Tổng lưu vực của hai sông khoảng 900 km2, chiều dài 65 km. Sông đổ vào phá Tam Giang thuộc địa phận Thừa Thiên-Huế. Ngoài ra còn có các hệ thống sông phía tây giáp biên giới Việt-Lào thuộc hệ thống sông MêKông. Hệ thống suối: Hệ thống suối phát triển rất mạnh ở phần thượng nguồn, tạo nên mạng lưới khá dày đặc. Các thung lũng suối phần lớn rất hẹp, độ dốc lớn tạo ra nhiều thác cao hàng trăm mét và phân bậc phức tạp. THỰC VẬT Các kiểu thảm thực vật ở tỉnh Quảng Trị A. Thảm thực vật tự nhiên: Phát sinh bởi các nhóm nhân tố sinh thái tự nhiên và phục hồi, hoang hoá sau nhân tác. I. Thảm thực vật ngập mặn (Quần hệ rừng ngập mặn). 1. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới ngập mặn với quần xã cây lá rộng, ưu thế gồm các loài Bần, Trang, Sú (Sonneratia caseolaris, Kandelia candel, Aegiceras corniculatum). 2. Trảng cây bụi ngập mặn thứ sinh với quần xã cây lá rộng ưu thế Sú, Vẹt, Ô rô (Aegiceras corniculatum, Bruguiera gymnorhiza, Acanthus ilicifolius) có nguồn gốc từ quần xã rừng rậm tương ứng. II. Thảm thực vật thuỷ sinh nước ngọt (Quần hệ thuỷ sinh nước ngọt). 1. Các quần xã thực vật thuỷ sinh với các loài Sen Nelumbo nucifera, Súng Nymphaea pubescens, Bèo cái Pistia stratiotes, Rau dừa Ludwigia adscendens, Rong tóc tiên Hydrilla verticillata, Nhĩ cán Utricularia aurea. III. Thảm thực vật trên cát ven biển (Quần hệ thực vật cát ven biển) 1. Trảng cỏ tiên phong trên cát mới hình thành ven biển ưu thế Cỏ chông Spinifex littereus, Rau muống biển Ipomoea pes-caprea. 2. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới trên dải cát cố định ven biển với quần xã cây lá rộng ưu thế Tràm Syzygium cinereum, Tra Hibiscus tiliaceus, Cui Heritiera littoralis, Hếp Scaevola taccata, Dủ dẻ Rawenhoffia siamensis. 3. Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh nhiệt đới trên đụn cát và dải cát ven biển với quần xã cây lá rộng ưu thế Dứa dại Pandanus tectorius, Hếp Scaevola taccata, Tra Hibiscus tiliaceus... 4. Trảng cỏ xen cây bụi thấp trên cát khô ven biển. Các loài ưu thế gồm: Mao đỏ Germainia capitata, Mao tái Eriachne pallescens, Hải Đằng Catharanthus roseus, Chổi xể Baeckea frutescens. 5. Trảng cỏ trên dải cát trũng, ngập nước tạm thời với quần xã ưu thế Bần thảo Eremochloa ophiuroides, An điền Hedyotis simplicissima. IV. Thảm thực vật vùng đồi núi thoát nước. Gồm 2 quần hệ IV.1. Thuộc đai đất thấp (Quần hệ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đất thấp £ 700m).Quần hệ này gồm 3 quần hệ phụ: IV.1.a. Trên đất hình thành từ đá Bazan (Quần hệ phụ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng, trên đất Feralit hình thành từ đá Bazan, thoát nước và các kiểu thứ sinh thay thế). 1. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng, ít bị tác động với các quần xã ưu thế: Gụ Sindora tonkinensis, Xoay Dialium cochinchinensis, Lim xẹt Peltophorum pterocarpum, Huỷnh Tarrietia cochinchinensis, Vấp Mesua ferrea, Sau sau Liquidambra formosana, Bằng lăng Lagerstroemia calyculata. 2. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng thứ sinh phục hồi hoặc bị tác động mạnh với các quần xã ưu thế Bằng lăng Lagerstroemia calyculata, Thành ngạnh Cratoxylon formosum, Hu Mallotus paniculatus, Sau sau Liquidambra formosana, Dẻ Castanopsis tribuloides. 3. Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh cây lá rộng, có cây gỗ rải rác với các quần xã ưu thế: Sau sau Liquidambra formosana, Thành ngạnh Cratoxylon polyanthum, Lá nến Macaranga denticulata, Sim Rhodomyrtus tomentosa, Mua Melastoma candidum, Bọ nẹt Alchornia rugosa, Găng Randia spinosa, Hoắc quang Wendlandia paniculata. 4. Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh không có cây gỗ với quần xã ưu thế: , Mua Melastoma candidum, Sim Rhodomyrtus tomentosa, Cỏ Lào Eupatorium odoratum, Hoắc quang Wendlandia paniculata, Găng Randia spinosa. 5. Trảng cỏ thứ sinh với quần xã ưu thế: cỏ Tranh Imperata cylindrica, Lách Neyraudia reynaudiana, Chè vè Miscanthus sinensis. IV.1.b. Trên đất hình thanh từ đá vôi (Quần hệ phụ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng, cứng, trên đất Feralit hình thành từ đá Vôi và các kiểu thứ sinh thay thế). 1. Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh, cây lá rộng, cứng với quần xã ưu thế Ô rô Streblus ilicifolia, Huyết giác Dracaena cochinchinensis, Ficus spp. IV.1.c. Trên đất hình thành từ các loại đá mẹ khác (Quần hệ phụ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đất Feralit hình thành từ các loại đá mẹ khác, trừ đá Vôi và Bazan, thoát nước, và các kiểu thứ sinh thay thế). 1. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng, ít bị tác động với các quần xã ưu thế: Huỷnh Heritiera cochinchinensis, Gội Amoora gigantea, Sao mặt quỉ Hopeamollissima, Bưởi bung Macclyrodendron oligophlebia, Bứa Garcinia planchonii, Muồng đen Cassia siamea, các loài Sung, Đa Ficus spp. 2. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, cây lá rộng, thứ sinh hay ít bị tác động mạnh với quần xã ưu thế: Ràng ràng Ormosia laoensis, Muồng đen Cassia siamea, Dẻ Castanopsis indica, Chẹo tía Engelhardtia chrysolepis, Hu Mallotus paniculatus, Săng lẻ Lagerstroemia tomentosa, Thành ngạnh Cratoxylon formosum. 3. Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng có cây gỗ rải rác với quần xã ưu thế: Hu Mallotus paniculatus, Thành ngạnh Cratoxylon polyanthum, Thao kén Helicteres angustifolia, Mán đỉa Archidendron clypearia, Lá nến Macaranga denticulata, Sim Rhodomyrtus tomentosa, Mua Melastoma candidum, Mâm xôi Rubus cochinchinensis. 4. Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh cây lá rộng không có cây gỗ, với quần xã ưu thế: Sim Rhodomyrtus tomentosa, Mua Melastoma candidum, Cỏ Lào Eupatorium odoratum, Chổi xể Bacckea frutescens. 5. Trảng cỏ thứ sinh với quần xã ưu thế: Lau Saccharum spontaneum, Cỏ Tranh Imperata cylindrica, Chè vè Miscanthus sinensis. IV.2. Thuộc đai núi thấp (Quần hệ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi thấp từ 700-1700m). IV.2.a. Quần hệ phụ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên núi thấp, đất hình thành từ các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá Vôi và Bazan) và các kiểu thứ sinh thay thế. 1. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, nguyên sinh hay ít bị tác động với quần xã ưu thế: Dẻ núi Quercus gemmiflora, Dẻ lá tre Q. bambusaefolia, Dẻ Thoreli Q. thorelli, Sồi đỏ Lithocarpus corneus, Sồi láng Lithocarpus pseudosundaicus, Sồi nam L. annamensis và các loài Giổi Michelia sp., Paramichelia sp., các loài Re Cinnamomum spp., Bời lời Litsea sp., Kháo Phoebe sp. 2. Trảng cây bụi thứ sinh thường xanh với quần xã ưu thế Kháo Phoebe sp., Lá nến Macaranga denticulata, cỏ Lào Eupatorium odoratum , Ngấy Rubus sp., Đỗ quyên Rhododendron spp. 3. Trảng cỏ thứ sinh với quần xã ưu thế cỏ Tranh Imperata cylindrica, cỏ Lô Themeda gigantea, cỏ Trấu Apluda mutica + cỏ Lào Eupatorium odoratum. B. Thảm thực vật nhân tác: I. Các quần xã cây trồng lâu năm 1. Cao su Hevea brassiliensis 2. Thông Pinus merkusiana 3. Cà phê Coffea spp. 4. Phi lao Casuarina equisetifolia 5. Mít + Tiêu Artocarpus heterophyllus + Piper nigrum 6. Cây gỗ lá rộng khác (các loài Bạch đàn Eucalyptus spp., Keo lá tràm Acacia auriculaeformis, Keo tai tượng A. oraria , Trẩu Vercinia montana... 7. Cây trồng lâu năm khu dân cư nông thôn (Mít Artocarpus heterophyllus, Xoan Melia azedarach, Dừa Cocos nucifera, Xoài Mangifera indica, Tre Bambusa spp., Vú sữa Chrysophyllum cainito, Đu đủ Caria papaya, các loài Chanh, Cam Citrus spp., Chuối Musa spp...) 8. Cây trồng lâu năm khu dân cư đô thị (Xà cừ Khaya senegalensis, Bàng Terminalia catappa, các loài Keo Acacia spp., các loài Muồng Cassia spp., Phượng vĩ Delonix regia, Trứng cá Muntingia calabura, Bằng lăng Lagerstroemia speciosa. II. Các quần xã cây trồng hàng năm. 9. Lúa nước Oryza sativa 10. Cây trồng cạn hàng năm trên đụn cát và đất phù sa alluvi (Ngô Zea mays, Củ từ Dioscorea esculenta var. fasciculata, rau màu các loại...) 11. Chuối trồng tập trung vùng đồi xen rải rác rau màu hoặc không (Chuối lai Musa paradisiaca). 12. Cây trồng cạn hàng năm và cây công nghiệp ngắn ngày trên đất thoát nước vùng đồi (Đỗ đậu các loại, Sắn Manihot esculenta, Ngô Zea mays, Rau màu...) 13. Nương rẫy tạm thời (Lúa Oryza spp., Sắn Manihot esculenta, Ngô Zea mays...)

File đính kèm:

  • docDia li dia phuongDia li tinh Quang Tri.doc
Giáo án liên quan