Địa lí tự nhiên dại cương

Câu 1 : Xác định tọa độ địa lí của điểm A ở BBC hoặc NBC khi biết độ cao của Mặt Trời trên đường chân trời và giờ của địa phương có kinh độ xác định.

1. Công thức tổng quát

Với h0 : góc tới

 : vĩ độ của địa điểm cần tính

 : góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng xích đạo

- Trường hợp ngày 21/3 và 23/9 : h0 = 900 -

- Trường hợp ngày 22/6 :

+ Nửa cầu bắc : h0 = 900 - + 23027 = 900 - h0 + 23027

+ Nửa cầu Nam : h0 = 900 - - 23027 = 900 - h0 - 23027

- Trường hợp ngày 22/12 :

+ Nửa cầu nam : h0 = 900 - + 23027 = 900 - h0 + 23027

+ Nửa cầu bắc : h0 = 900 - - 23027 = 900 - h0 - 23027

2. Một số ví dụ

 

doc48 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 845 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Địa lí tự nhiên dại cương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TRÁI ĐẤT – CÁC CHUYỂN ĐỘNG VÀ HỆ QUẢ Câu 1 : Xác định tọa độ địa lí của điểm A ở BBC hoặc NBC khi biết độ cao của Mặt Trời trên đường chân trời và giờ của địa phương có kinh độ xác định. Công thức tổng quát Với h0 : góc tới j : vĩ độ của địa điểm cần tính a : góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời với mặt phẳng xích đạo Trường hợp ngày 21/3 và 23/9 : h0 = 900 - j Trường hợp ngày 22/6 : Nửa cầu bắc : h0 = 900 - j + 23027’ Þ j = 900 - h0 + 23027’ Nửa cầu Nam : h0 = 900 - j - 23027’ Þ j = 900 - h0 - 23027’ Trường hợp ngày 22/12 : Nửa cầu nam : h0 = 900 - j + 23027’ Þ j = 900 - h0 + 23027’ Nửa cầu bắc : h0 = 900 - j - 23027’ Þ j = 900 - h0 - 23027’ Một số ví dụ VD1 : Xác định tọa độ vị trí của A (trong vùng nội chí tuyến), biết rằng độ cao của Mặt Trời lúc 12h trưa ở đó vào ngày 22/6 là 87035’ và giờ ở đó nhanh hơn kinh tuyến gốc là 7h03’ Xác định vĩ độ của A: A nằm ở vĩ độ bắc vì A vào ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn hơn 66033’ (bắc xích đạo) jA = a - (900 – h0) = 23027’ – (900 – 87035’) = 21002’B Xác định kinh độ của A : A có kinh độ đông vì A có giờ sớm hơn so với giờ ở kinh tuyến gốc. lA = 7h30’ x 150 = 105045’Đ Þ Tọa độ địa lý của A [21002’B, 105045’Đ] VD2 : Xác định tọa độ địa lí của A (BBC) khi độ cao của Mặt Trời trên đường chân trời tại A lúc 12h trưa ngày 22/6 là 41030’B và ở Việt Nam (1050Đ) lúc đó là 7h20’ Xác định vĩ độ của A: Vào ngày 22/6 góc tới tại điểm A là 41030’ nên vị trí nằm ngoài chí tuyến Bắc hA = 900 - j + 23027’ Þ jA = 900 – h0 + 23027’ = 900 – 41033’ + 23027’ = 71057’B Xác định kinh độ của A : Giờ điểm A chênh lệch so với Việt Nam : 12h – 7h20’ = 4h40’ Số kinh độ chênh lệch : 4h40’ x 150 = 700 Do A có giờ sớm hơn Việt Nam nên nằm về phía đông so với Việt Nam Kinh độ của A : lA = 1050 + 700 = 1750Đ Þ Tọa độ địa lý của A [71057’B, 1750Đ] VD3 : Xác định tọa độ của A (NBC) khi độ cao của Mặt Trời trên đường chân trời ở A lúc 12h ngày 22/12 là 45030’N lúc giờ GMT là 15h30’. Xác định vĩ độ của A: Vào ngày 22/12 góc tới tại điểm A là 45030’ nên vị trí nằm ngoài chí tuyến Nam hA = 900 - j + 23027’ Þ jA = 900 – h0 + 23027’ = 900 – 45030’ + 23027’ = 67057’B Xác định kinh độ của A : Giờ điểm A chênh lệch so với giờ gốc : 15h30’ – 12h = 3h30’ Số kinh độ chênh lệch : 3h30’ x 150 = 52030’ Do A có giờ chậm hơn giờ kinh tuyến gốc nên A nắm bên trái kinh tuyến gốc Kinh độ của A : lA = 00 - 52030’ = - 52030’ ĩ 52030’T Þ Tọa độ địa lý của A [67057’B, 52030’T] Câu 2 : Tại sao trên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau và sự thay đổi mùa trong năm? Nhịp điệu mùa thể hiện như thế nào trong sự phân hóa các thành phần và quá trình địa lý tự nhiên? Vẽ hình : Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau Hiện tượng chênh lệch độ dài ngày và đêm trong các ngày 21/3, 22/6; 23/9 và 22/12 ở xích đạo, các chí tuyến và vòng cực. Ởû xích đạo : tất cả các ngày trên đều có giờ chiếu sáng là 12h. Do trục Trái Đất và đường phân chia sáng tối luôn luôn gặp nhau ở xích đạo, nên ngày và đêm dài bằng nhau. Ở các chí tuyến Bắc, Nam và vòng cực: Ngày 21/3 và 23/9 đều có giờ chiếu sáng trong ngày là 12h. do vào các ngày này, Trái Đất hướng cả hai nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với xích đạo nên mọi nơi có số giờ chiếu sáng như nhau (12giờ), ngày và đêm dài bằng nhau. Ngày 22/6 và ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau: Ngày 22/6 Ở chí tuyến Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 13,5 giờ, ngày dài hơn đêm. Ở chí tuyến Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 10,5 giờ, đêm dài hơn ngày. Ở vòng cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm Ở vòng cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày. Nguyên nhân : ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng – tối, nên có hiện tượng ngày dài 24h. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng – tối nên có hiện tượng đêm dài 24h. Ngày 22/12 : hiện tượng chênh lệch ngày và đêm diễn ra hoàn toàn ngược lại với ngày 22/6 Hiện tượng ngày – đêm dài, ngắn khác nhau theo mùa. Do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau. Từ ngày 22/3 đến ngày 23/9 : bán cầu Bắc hướng về phía Mặt trời, vòng phân chia sáng – tối đi qua sau cực Bắc và trước cực Nam. Phần diện tích được chiếu sáng lớn hơn phần bị khuất trong bóng tối. Vì thế nên ngày dài hơn đêm. Vào ngày Hạ chí (22/6), Mặt Trời lên thiên đỉnh lúc 12h trưa tại chí tuyến Bắc, tất cả các địa điểm ở BBC có ngày dài nhất trong năm. Từ ngày 23/9 đến ngày 21/3 : bán cầu Bắc ở xa Mặt Trời, tại mọi địa điểm đều có đêm dài hơn ngày. Càng gần cực Bắc, đêm càng dài, ngày càng ngắn. Ngày Đông chí (22/12), ở vĩ tuyến 66033’B, đêm dài 24h, không có ngày Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trên Trái Đất theo vĩ độ Độ dài ngày – đêm có sự thay đổi khi đi từ xích đạo về cực. Vào mùa hạ, càng đi về phía cực ngày càng dài ra và đêm ngăùn lại. Mùa đông ngược lại, càng đi về phía cực thì độ chênh lệch ngày đêm càng lớn và cực sẽ có 6 tháng ngày và 6 tháng đêm. Sự thay đổi mùa trong năm Nguyên nhân sinh ra các mùa trong năm Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo nên trong khi chuyển động, các bán cầu Bắc và Nam lần lượt hướng về phía Mặt trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết trong từng thời kì của năm, tạo nên các mùa. Sự thay đổi mùa trong năm Ở bán cầu Bắc, trong các nước ôn đới có sự phân hóa khí hậu ra 4 mùa rõ rệt. Theo dương lịch, thời gian các mùa như sau: Mùa xuân : từ 21/3 đến ngày 22/6. Lúc này, mặt trời di chuyển dần từ xích đạo lên chí tuyến bắc, lượng nhiệt dần tăng lên, ngày cũng dài thêm ra. Mặt đất bắt đầu tích lũy nhiệt, nên nhiệt độ chưa cao. Mùa hạ : từ ngày 22/6 đến ngày 23/9. Lúc này mặt trời từ chí tuyến bắc chuyển dần về xích đạo. Mặt đất vừa tích lũy nhiệt qua mùa xuân, lại nhận thêm được bức xạ lớn nên nóng, nhiệt độ tăng cao. Mùa thu : từ ngày 23/9 đến ngày 22/12. Lúc này, Mặt trời bắt đầu chuyển từ xích đạo về chí tuyến nam, lượng bức xạ tuy có giảm, nhưng mặt đất còn dự trữ được lượng nhiệt lớn trong mùa trước, nên nhiệt độ vẫn chưa thấp lắm. Mùa đông : từ ngày 22/12 đến ngày 21/3. Lúc này, mặt trời đã từ chí tuyến nam trở về xích đạo, lượng bức xạ tuy có tăng lên chút ít, nhưng mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ nên trở nên rất lạnh. Những vùng nằm trong vùng nội chí tuyến, quanh năm nhận được lượng nhiệt gần như nhau nên sự phân hóa 4 mùa không rõ rệt Ở nam bán cầu có mùa hoàn toàn trái ngược với bắc bán cầu Nhịp điệu mùa trong sự phân hóa các thành phần và quá trình địa lý tự nhiên Nhịp điệu mùa chỉ thể hiện rõ nét ở vùng ôn đới thuộc hai bán cầu Đối với sinh vật Nhịp điệu mùa ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi của thực vật. Vào mùa xuân khi thời tiết chuyển từ lạnh sang mát mẽ thì cây cối đâm chồi nảy lộc. Vào mùa hè khi thời tiết trở nên ấm áp thì cây cối xanh tốt. Qua mùa thu khi thời tiết chuyển lạnh thì lá cây bắt đầu rụng. Đến mùa đông thời tiết lạnh lẽo cây hầu như rụng hết lá Đối với động vật, tùy theo mùa các loài động vật có các hình thức sống khác nhau cho phù hợp. Vào mùa xuân cho đến mùa thu là thời kì động vật hoạt động mạnh mẽ, sinh con. Đến mùa đông phần lớn các loài động vật vào thời kì ngủ đông hay di cư về vùng cận nhiệt và nhiệt đới để tránh rét. Đối với thủy văn. Đối với vùng ôn đới, do có 4 mùa rõ nét nên ảnh hưởng lớn đến chế độ nước: Vào mùa xuân khi thời tiết trở nên ấm áp, băng tuyết bắt đầu tan chảy, lượng nước của sông tăng cao Vào hè , thu lượng nước của sông có được chủ yếu do mưa Cuối thu và vào đông, phần lớn diện tích mặt nước bị đóng băng Đối với vùng nhiệt đới nơi mùa không thể hiện rõ nét thì nước sông lớn nhất vào mùa mưa, còn vào mùa khô thì nước cạn Tuỳ theo mùa mà lượng nước ngầm trong đất cũng cao thấp khác nhau. Thổ nhưỡng Phần lớn đất miền ôn đới vào mùa đông bị đóng băng, khả năng sử dụng rất thấp Vào mùa xuân, hạ, thu, đất tan băng có khả năng sử dụng cao Khí hậu Vào mùa đông, do lượng nhiệt thấp, khí hậu trở nên lạnh lẽo, vùng ôn đới có tuyết rơi và đóng băng Vào mùa hè, do lượng nhiệt cao, nhiệt độ không khí tăng cao nên khí hậu trở nên ấm áp ôn hòa hơn ở các vùng gần cực, có vùng khác khí hậu nóng bức như ở vùng nhiệt đới Vào mùa xuân và thu, lượng nhiệt của hai bán cầu nhận được như nhau, khí hậu trở nên ôn hòa. Câu 3 : Tại sao Cách mạng tháng Mười Nga lại tổ chức kỉ niệm vào ngày 7/11 hàng năm ? Khái quát lịch sử hình thành dương lịch Cách đây 42 thế kỉ, người Ai Cập căn cứ vào thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời để tính năm, tháng vì thế gọi là dương lịch. Một năm dương lịch có 365 ngày, có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày và 10 ngày là một tuần; thừa 5 ngày làm lễ cuối năm Thực tế Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trọn một vòng mất 365 ngày 5h 48’ 46’’ (hay 365,2422 ngày) gọi là năm thiên văn. Dùng năm thiên văn làm lịch sẽ không tiện vì vậy người ta lấy số nguyên là 365 ngày làm thời gian của một năm. Nhưng như thế thì năm lịch lại ngắn hơn năm thiên văn gần ¼ ngày. Cứ 4 năm lại ngắn hơn một ngày. Sau một số năm thì càng sai nhiều so với chu kì thật của Trái Đất. Năm 45 TCN, Hoàng đế La Mã là Jules Cesar cho sửa lại lịch cũ; quyết định cứ 4 năm thì thêm 1 ngày cho năm cuối để bù vào phần thiếu hụt đó. Năm đó gọi là năm nhuận (366 ngày). Năm nhuận là năm mà con số của năm chia hết cho 4. Theo lịch Cesar, mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ có 31 ngày, tháng chẵn có 30 ngày. Như thế mỗi năm dư ra 1 ngày. Do đó người ta đã cắt bới 1 ngày của tháng 2, vì thế tháng 2 chỉ còn 29 ngày. Đó là lịch Julien. Hoàng đế Auguste của La Mã sinh vào tháng 8 là tháng chẵn chỉ có 30 ngày. Để biểu thị sự tôn nghiêm Auguste đã lấy đi 1 ngày của tháng 2 cho tháng 8; từ đó tháng 8 có 31 ngày còn tháng 2 chỉ còn 28 ngày. Năm nhuận thì tháng 2 có 29 ngày. Tuy nhiên lịch Julien - Cesar vẫn dài hơn lịch thiên văn là 11’44’’( một năm = 365,25 ngày, mỗi năm sai lệch so với thực tế 0,0078 ngày). Sau 384 năm, lịch lại chậm mất đi 3 ngày. Năm 325, hội nghị Kitô giáo quy định lập lại lịch Julien, với cách tính một tuần có 7 ngày tương ứng với 7 thiên thể. Lễ phục sinh là ngày 21/3 Năm 1582, theo quan sát thì ngày xuân Phân là 11/3 thay vì phải là ngày 21/3, chậm mất 10 ngày. Để loại bỏ bất hợp lý này, giáo hoàng La Mã Gregore III quyết định sửa lại lịch cho ngày Phục Sinh hợp với ngày 21/3, bằng cách cho lịch nhanh hơn 10 ngày - đổi ngày 5/10/1582 thành ngày 15/10/1582 và từ đó về sau, cứ 400 năm lại bới đi 3 ngày nhuận. Từ đó, năm nhuận là năm mà con số của nó chia hết cho 4, riêng đối với những năm chứa số nguyên thế kỉ (năm chẵn trăm) thì phải chia hết cho 400. VD : trong các năm chứa số nguyên thế kỉ 1600, 1700, 1800, 1900, 2000, 2100, 2200 thì các năm không nhuận là 1700, 1800, 1900, 2100. Lịch này vẫn đưỡc sử dụng cho đến ngày nay. Giải thích nguyên nhân sai lệch Khoảng những năm 250 – 300 SCN giáo hội La Mã chia rẽ thành hai phái là Chính Thống giáo ở phía đông thuộc Đông Aâu và Nga ngày nay và Thiên Chúa Giáo ở Rome có sự đối lập sâu sắc. Chính vì vậy, năm 1582 khi giáo hoàng La Mã Gregore III quyết định sửa lại lịch, tăng thêm 10 ngày so với lịch Julien tại nước Nga Chính Thống giáo vẫn sử dụng lịch Julien có sai lệch 10 ngày so với thực tế lúc đó. Cho đến trước CM Tháng Mười Nga, nước Nga Sa Hoàng vẫn sử dụng lịch cũ nên số ngày sai lệch lớn. Nên cách mạng tháng 10 diễn ra vào ngày 7/11/1917 năm thực tế thì theo lịch Julien mà Nga Sa Hoàng sử dụng là 24/10/1917, sai lệch đi nửa tháng. Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công thì nước Nga mới sửa lại lịch và lấy ngày 7/11 hàng năm là ngày là ngày kỉ niệm cách mạng thành công. Câu 4 : Thế nào là chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Ý nghĩa địa lý? Vẽ đường biểu kiến của Mặt trời? Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời Chuyển động biểu kiến là chuyển động thấy bằng mắt, nhưng không thực có. Trong một năm, những tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất tại các địa điểm trong khu vực giữa hai chí tuyến. Chuyển động này gọi là chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Hiện tượng xảy ra như sau: Ngày 21/3, Mặt Trời ở xích đạo, tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến của bề mặt đất ở xích đạo (mặt trời lên thiên đỉnh ở xích đạo) Sau ngày 21/3, mặt trời di chuyển dần lên chí tuyến bắc và lên thiên đỉnh ở chí tuyến bắc vào ngày 22/6 Sau ngày 22/6, mặt trời lại chuyển động dần về xích đạo, lên thiên đỉnh ở xích đạo lần 2 vào ngày 23/9 Sau ngày 23/9, mặt trời tử xích đạo chuyển dần về chí tuyến nam và lên thiên đỉnh ở chí tuyến nam vào ngày 22/12 Sau ngày 22/12, mặt trời lại chuyển động về xích đạo, rối lại lên chí tuyến bắc. Cứ như vậy lập đi lập lại từ năm này qua năm khác, đó chính là chuyển động biểu kiến hàng năm của hai mặt trời giữa hai chí tuyến. Nguyên nhân : Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’ (nghĩa là trục của Trái Đất luôn tạo với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo một góc 23027’), nên từ ngày 22/3 đến 22/9 bán cầu B ngả về phía Mặt Trời; từ 24/9 đến 20/3 bán cầu N ngả về phí MT. cũng vì chính độ nghiêng trên nên phạm vi giữa hai vĩ độ 23027’ B và N là giới hạn xa nhất mà tia sáng MT có thể tạo được góc 900 với tiếp tuyến bề mặt đất lúc 12h trưa. Chính vì vậy mà đứng ở bề mặt đất ta thấy hàng năm dường như Mt chỉ di động giữa hai chí tuyến. Ýù nghĩa địa lý. Các địa điểm nằm trong phạm vi hai đường chí tuyến (vùng nội chí tuyến) sẽ có 2 lần MT lên thiên đỉnh trong năm Ngay 2 đường chí tuyến, mỗi năm chỉ có một lần MT lên thiên đỉnh. Ơû những địa điểm ngoài 2 đường chí tuyến về cực, quanh năm không bao giờ thấy MT lên thiên đỉnh, càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ. Mô hình đường biểu kiến của Mặt Trời Một số bài tập vẽ chuyển động biểu kiến của Mặt Trời ở các điểm cho sẵn tọa độ Thiên đỉnh B N Đông chí Phân điểm Hạ chí Ngày Đêm Ngày Phân điểm : a = 900 – 160 = 740 Ngày Đông chí : a = 900 – h – 23027’ Þ 900 – 160 – 23027’ = 50033’ Ngày Hạ chí : a = 900 – h + 23027’ Þ 900 – 160 + 23027’ = 97027’ Huế 160B TP.HCM (10030’B) Thiên đỉnh Hạ chí Phân điểm Đông chí Ngày Ngày Phân điểm : a = 900 – 100 30’ = 79030’ Ngày Đông chí : a = 900 – h – 23027’ Þ 900 – 10030’ – 23027’ = 56003’ Ngày Hạ chí : a = 900 – h + 23027’ Þ 900 – 100 30’ + 23027’ = 102057’ N B Đêm Vòng cực Bắc (66033’) Ngày Phân điểm : a = 900 – 66033’ = 23027’ Ngày Đông chí : a = 900 – h – 23027’ Þ 900 – 66033’ – 23027’ = 00 Ngày Hạ chí : a = 900 – h + 23027’ Þ 900 – 66033’ + 23027’ = 46054’ Thiên đỉnh B N Phân điểm Hạ chí Ngày Đêm Đông chí Cực Bắc (900) Thiên đỉnh B N Đông chí Phân điểm Hạ chí Ngày Đêm Ngày Phân điểm : a = 900 – 900 = 00 Ngày Đông chí : a = 900 – h – 23027’ Þ 900 – 900 – 23027’ = - 23027’ Ngày Hạ chí : a = 900 – h + 23027’ Þ 900 – 900 + 23027’ = 23027’ Xích đạo Ngày Phân điểm : a = 900 – 00 = 900 Ngày Đông chí : a = 900 – h – 23027’ Þ 900 – 00 – 23027’ = 66033’ Ngày Hạ chí : a = 900 – h + 23027’ Þ 900 – 00 + 23027’ = 113027’ Thiên đỉnh B N Đông chí Phân điểm Hạ chí Ngày Đêm Địa điểm ở 300B Ngày Phân điểm : a = 900 – 300 = 600 Ngày Đông chí : a = 900 – h – 23027’ Þ 900 – 300 – 23027’ = 36033’ Ngày Hạ chí : a = 900 – h + 23027’ Þ 900 – 300 + 23027’ = 83027’ Thiên đỉnh B N Đông chí Phân điểm Hạ chí Ngày Đêm Vòng cực Nam Ngày Phân điểm : a = 900 – 66033’ = 23027’ Ngày Hạ chí : a = 900 – h – 23027’ Þ 900 - 66033’ – 23027’ = 00 Ngày Đôngï chí : a = 900 – h + 23027’ Þ 900 – 66033’ + 23027’ = 46054’ Thiên đỉnh N B Đông chí Phân điểm Hạ chí Ngày Đêm Câu 5 : Giải thích sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng) trong một tháng âm lịch. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. Sự thay đổi hình dạng của Mặt Trăng (tuần trăng)trong một tháng âm lịch. Mặt Trăng là một quả cầu tròn, một thiên thể không tự phát sáng. Ánh sáng mà ta nhìn thấy được phản chiếu từ Mặt Trời. Như vậy, khi phần trăng được chiếu sáng quay về phía chúng ta thì ta mới nhìn thấy trăng. Song phần nhìn thấy luôn thay đổi. Sự thay đổi tuần hoàn này trong một tháng âm lịch gọi là tuần trăng. Chu kì tuần trăng bằng 29,5 ngày đêm trên Trái Đất. Thời gian này được gọi là tháng giao hội (là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà mặt trời và mặt trăng ở cùng một phía đối với Trái Đất và vết chiếu của Mặt Trăng lên mặt phẳng hoàng đạo nằm trên đường thẳng nối tâm mặt trời và tâm trái đất). Do Trái Đất chuyển động quanh mặt trời, còn mặt trăng lại quay xung quanh trái đất nên vị trí tương đối của mặt trăng đối với mặt trời và trái đất thay đổi. Đó chính là nguyên nhân tạo nên các tuần trăng. Ngày cuối tháng âm – dương lịch, mặt trăng ở vị trí giao hội (giữa mặt trời và trái đất), phía mặt trăng quay về trái đất không được mặt trời chiếu sáng. Lúc đó ta không thấy trăng, đó là ngày sóc. Ngày đầu tháng, trăng chếch một chút so với mặt trời, do đó có một phần được chiếu sáng, có hình lưỡi liềm, đó là trăng non. Vào khoảng ngày 7 và 8 âm – dương lịch, mặt trăng đến vị trí vuông góc với đường nối tâm trái đất và mặt trời, nó quay một nửa phần được mặt trời chiếu sáng về phía trái đất, ta nhìn thấy trăng có hình bán nguyệt, đó là trăng thượng huyền. Vào ngày 14 và 15, mặt trăng, mặt trời ở vị trí xung đối (mặt trăng đối diện với mặt trời). Mặt trăng hướng toàn bộ phần được chiếu sáng về phía trái đất, nên ta thấy trăng tròn, đó là ngày vọng. Vào ngày 23 âm – dương lịch, mặt trăng lại đến vị trí vuông góc với đường nối tâm trái đất và tâm mặt trời, ta lại thấy hình bán nguyệt – đó là trăng hạ huyền. Qua ngày hạ huyền, trăng lại tiếp tục nhỏ dần thành hình lưỡi liềm rồi tới cuối tháng lại không có trăng. Mối quan hệ của tuần trăng với thủy triều. Do trái đất và mặt trăng đều quay xung quanh tâm chung của hệ thống mặt trăng và trái đất nên đã sinh ra lực li tâm, lực này đồng đều ở khắp mọi nơi trên Trái Đất và có hướng ngược về phía mặt trăng. Ở tâm trái đất, lực hấp dẫn của mặt trăng bằng lực lực li tâm. Ở điểm hướng về mặt trăng lực hấp dẫn lớn hơn li tâm. Ở điểm đối diện thì lực li tâm lớn hơn lực hấp dẫn. Tác động qua lại giữa lực hấp dẫn của mặt trăng và lực li tâm đã sinh ra hiện tượng thủy triều. Kết quả là vật chất trên trái đất có xu hướng dâng cao ở cả hai phía : phía hướng về mặt trăng và hướng đối diện. Hiện tượng sóng triều biểu hiện rõ nhất là ở các đại dương. Ở phía nửa Trái Đất hướng về mặt trăng, lực hấp dẫn của mặt trăng lớn hơn lực li tâm, còn ở phía nửa không hướng về mặt trăng thì lực li tâm lớn hơn lực hấp dẫn. Tại điểm hướng về mặt trăng, vì ở gần mặt trăng nên lực hấp dẫn lớn nhất, do đó triều cao nhất (nước ở C và D dồn đến). Tại điểm đối diện (B) lực li tâm lớn hơn lực hút, nên thủy triều cũng dân cao. Khối lượng của mặt trời rất lớn so với trái đất, nhưng vì mặt trời ở xa nên lực hấp dẫn của mặt trời với trái đất chỉ bằng ½, 17 lần lực hấp dẫn của mặt trăng. Tuy vậy lực hấp dẫn của mặt trời cũng góp phần sinh ra thủy triều. Khi mặt trời, trái đất và mặt trăng thẳng hàng mà mặt trăng ở giữa (ngày trăng non hay ngày sóc), thì mặt trăng và mặt trời đều hút nước về cùng một hướng; khi đó thủy triều lên cao nhất. Khi 3 thiên thể thẳng hàng nhưng trái đất ở giữa (ngày trăng tròn hay ngày vọng) thì mặt trăng và mặt trời đều hút nước về phía mình; tuy hút về 2 hướng khác nhau song nước triều cũng lên cao. Những lúc mặt trời, mặt trăng và trái đất vuông góc với nhau (thượng huyền hoặc hạ huyền) thì hai lực hút của mặt trăng và mặt trời phân tán theo hai hướng vuông góc nhau, do đó nước triều lên và xuống ít nhất, đó là thời kì nước kém PHẦN 2 : THẠCH QUYỂN Câu 1 : Giải thích sự thành tạo và phát triển của địa hình bề mặt Trái Đất bằng thuyết kiến tạo mảng Thuyết kiến tạo mảng Thuyết kiến tạo mảng (hay còn gọi là thuyết tách giãn đáy đại dương, hoặc thuyết kiến tạo toàn cầu) là luận thuyết bàn về sự chuyển động của các mảng lục địa và đại dương. Thuyết này ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Wegener (1880 – 1930). Thuyết “lục địa trôi” được A.Wegener công bố năm 1915 dựa vào những chứng cớ : sự khớp nhau của các đường bờ biển (bờ đông của Nam Mỹ và bờ tây của châu Phi), sự khớp nhau về đá và cấu trúc địa chất (đá có tuổi carbon của nước Anh và dãy Apalat ở Mỹ), các lớp phủ bazan ở Grenlend và các đảo ở Bắc Mỹ. Những luận điểm cơ bản của thuyết kiến tạo mảng Vỏ Trái Đất và phần trên của Bao manti chia thành các mảng thạch quyển. Bề mặt của trái đất hiện nay được chia làm 7 mảng lớn : mảng Á – Âu, mảng Thái Bình Dương, mảng Bắc Mỹ, mảng Nam Mỹ, mảng Phi, mảng Aán Độ và mảng Nam Cực, ngoài ra còn nhiều mảng nhỏ. Mảng Thái Bình Dương chỉ gồm có đáy đại dương, còn các mảng khác vừa có lục địa, vừa có đại dương. Trước khi tách giãn các lục địa, các lục địa đã gộp lại với nhau và hình thành siêu lục địa Pangea và một đại dương toàn cầu Panthalasa. Cách đây khoảng 300 triệu năm, dưới tác động của các dòng lực đối lưu xảy ra ở phần trên của bao manti siêu lục địa Pangea tách thành hai đại lục là Larasia ở bắc bán cầu và Gondwana ở nam bán cầu. Các lục địa tiếp tục tách giãn: Laurasia tách thành Bắc Mỹ và lục địa Á – Aâu; Gondwana tách thành Nam Mỹ, châu Phi, châu Úc, và lục địa Nam Cực. Các mảng lục địa và mảng Thái Bình Dương dưới tác dụng c

File đính kèm:

  • docDE CUONG CAU HOI ON TAP DIA LY TU NHIEN DAI CUONG.doc