1. Vai trò
- Công nghiệp năng lượng bao gồm hàng loạt các ngành công nghiệp
khác nhau, từ khai thác các dạng năng lượng (như than, dầu mỏ, khí
đốt.) cho đến sản xuất điện năng. Nó có thể được chia thành hai nhóm
ngành: khai thác nhiên liệu và sản xuất điện năng.
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng
và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển
nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng.
22 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Địa lý nâng cao: địa lí ngành công nghiệp năng lượng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÝ NÂNG CAO: ĐỊA LÍ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
1. Vai trò
- Công nghiệp năng lượng bao gồm hàng loạt các ngành công nghiệp
khác nhau, từ khai thác các dạng năng lượng (như than, dầu mỏ, khí
đốt...) cho đến sản xuất điện năng. Nó có thể được chia thành hai nhóm
ngành: khai thác nhiên liệu và sản xuất điện năng.
Công nghiệp năng lượng là một trong những ngành kinh tế quan trọng
và cơ bản của một quốc gia. Nền sản xuất hiện đại chỉ có thể phát triển
nhờ sự tồn tại của ngành năng lượng.
Là động lực cho các ngành kinh tế, công nghiệp năng lượng được coi
như bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất. Việc
phát triển ngành công nghiệp này kéo theo hàng loạt các ngành công
nghiệp khác như công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất vật liệu xây
dựng.
Công nghiệp năng lượng cũng thu hút những ngành công nghiệp sử
dụng nhiều điện năng như luyện kim màu, chế biến kim loại, chế biến
thực phẩm, hoá chất, dệt... Vì thế, công nghiệp năng lượng có khả năng
tạo vùng rất lớn nếu như nó nằm ở vị trí địa lí thuận lợi.
- Thông qua chỉ số tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người, có
thể phán đoán trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật và văn hoá của một
quốc gia.
Trong nhiều thế kỉ qua, mức tiêu dùng than, dầu mỏ, khí đốt của nhân
loại tăng lên nhanh chóng. Từ năm 1990 đến nay, cứ mỗi năm bình quân
một người tiêu thụ khoảng 1,6 tấn dầu quy đổi, tức là gấp khoảng 25 lần
trọng lượng của bản thân.
Nhìn chung mức tiêu dùng năng lượng bình quân theo đầu người trong
vòng 20 năm qua tăng lên rõ rệt trên phạm vi toàn thế giới, song có sự
khác biệt khá lớn giữa các quốc gia. Các nước kinh tế phát triển ở châu
Âu, Bắc Mỹ và những nước có thu nhập cao có mức tiêu dùng năng
lượng bình quân theo đầu người lớn nhất; trong khi đó những nước
nghèo ở châu Phi và Nam á có mức tiêu dùng thấp nhất. Sự chênh lệch
giữa nước có mức tiêu dùng năng lượng cao nhất và thấp nhất lên tới 45
lần. Chỉ số này ở Việt Nam là 521 kg/người.
2. Cơ cấu sử dụng năng lượng
Công nghiệp năng lượng hiện đại là một hệ thống phức tạp bao gồm
nhiều ngành, cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất và đời sống. Trong
thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển của ngành công
nghiệp này có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ, cơ cấu và sự phân bố của
nền kinh tế.
Tài nguyên năng lượng của thế giới rất phong phú và đa dạng. Ngoài
nguồn năng lượng truyền thống như củi, gỗ, than, dầu mỏ, khí đốt, đá
cháy, con người đã phát hiện và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng
mới, có hiệu quả cao như năng lượng thuỷ triều, năng lượng hạt nhân,
năng lượng mặt trời, địa nhiệt, năng lượng gió và năng lượng sinh khối...
Những tác động về mặt môi trường sinh thái cũng những tiến bộ về khoa
học công nghệ đã làm tăng việc sử dụng các nguồn năng lượng mới.
Trên cơ sở đó, cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới đã có nhiều thay
đổi theo thời gian.
- Năng lượng truyền thống (củi, gỗ) là nguồn năng lượng đã được con
người sử dụng từ thời xa xưa với xu hướng tỷ trọng ngày càng giảm
nhanh chóng, từ 80% năm 1860 xuống 25% năm 1920 và sau 1 thế kỉ
nữa thì vai trò của nó hầu như không đáng kể (2%). Đây là xu hướng
tiến bộ vì củi, gỗ thuộc loại tài nguyên có thể phục hồi được nhưng rất
chậm. Nếu con người tiếp tục đốt củi thì chẳng bao lâu Trái đất sẽ hết
màu xanh và như vậy, đất đai sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu sẽ nóng lên,
ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhân loại.
- Than đá là nguồn năng lượng hoá thạch, có thể phục hồi nhưng rất
chậm. Than được biết từ rất sớm và cho đến nay vẫn tiếp tục được sử
dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Tỷ trọng của than trong cơ cấu
sử dụng năng lượng tăng nhanh vào những năm cuối thế kỉ XIX (44%
năm 1880 lên 58% năm 1900), đạt cực đại vào đầu thế kỉ XX (68% năm
1920) gắn liền với những thay đổi về quy trình của công nghiệp luyện
kim (thay thế than củi bằng than cốc), sự ra đời của máy hơi nước và
việc sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá học. Từ nửa sau thế
kỉ XX, tỷ trọng của than trong cơ cấu năng lượng bắt đầu giảm nhanh
một phần do việc khai thác và sử dụng than gây suy thoái và ô nhiễm
môi trường (đất, nước, không khí), song quan trọng hơn vì đã có nguồn
năng lượng khác hiệu quả hơn thay thế.
- Dầu mỏ, khí đốt là nguồn năng lượng mới, chỉ thực sự được sử dụng
nhiều vào nửa sau thế kỉ XX, từ 2% năm 1860 lên 4% năm 1900, 26%
năm 1940 và 44% năm 1960 rồi đạt cực đại vào thập kỉ 80 gắn liền với
sự phát triển của ngành giao thông, công nghiệp hoá chất, đặc biệt là hoá
dầu. Bước sang đầu thế kỉ XXI, vai trò của dầu mỏ bắt đầu giảm do có
nhiều nguyên nhân: xung đột và khủng hoảng về dầu lửa giữa các nước
sản xuất và các nước tiêu thụ dầu, ô nhiễm môi trường do khai thác, sử
dụng và vận chuyển dầu gây ra (nước, không khí, biển...), mức khai thác
quá lớn dẫn tới sự cạn kiệt nguồn năng lượng này (dự báo với nhịp độ
khai thác như hiện nay, chỉ đến năm 2030 là cạn kiệt) và quan trọng hơn
là do đã tìm được các nguồn năng lượng mới thay thế.
- Năng lượng nguyên tử, thuỷ điện được sử dụng từ những năm 40 của
thế kỉ XX, tăng chậm và giữ ở mức 10- 14% tổng năng lượng sử dụng
của toàn thế giới. Dự báo tỷ trọng của nó sẽ đạt 22% ở thập niên 20 của
thế kỉ XXI và có xu hướng giảm dần từ nửa sau thế kỉ XXI vì nhiều lý
do.
Năng lượng hạt nhân có nhiều lợi thế, cho hiệu suất cao, tạo ra nguồn
điện độc lập với các nguồn nhiên liệu than, dầu, khí đốt, ít phụ thuộc vào
vị trí địa lí. Song độ không an toàn và rủi ro là khá lớn. Đó là việc vận
hành đòi hỏi điều kiện chuyên môn ngặt nghèo, yêu cầu đội ngũ chuyên
gia có trình độ chuyên môn cao cũng như sự nan giải trong việc xử lý sự
cố và chất thải.
Thuỷ điện là nguồn năng lượng tái tạo với khả năng rất lớn. Song việc
xây dựng nhà máy đòi hỏi vốn đầu tư nhiều, thời gian xây dựng và khả
năng thu hồi vốn lâu. Đó là chưa kể việc phải di dân rất tốn kém và
những thay đổi về môi trường sinh thái có thể xảy ra do hình thành các
hồ chứa nước lớn.
- Các nguồn năng lượng mới đều là các nguồn năng lượng sạch, có thể
tái tạo như khí sinh học, gió, địa nhiệt, mặt trời, thuỷ triều... Tuy mới
được sử dụng từ những năm cuối của thế kỉ XX, nhưng đây sẽ là nguồn
năng lượng tiềm tàng của nhân loại. Do sự cạn kiệt của các nguồn tài
nguyên năng lượng không tái tạo, các nguồn năng lượng mới sẽ trở
thành nguồn năng lượng cơ bản ở cả các nước phát triển và đang phát
triển từ nửa sau của thế kỉ XXI.
+ Năng lượng sinh khối là khí sinh vật được tạo ra từ việc lên men các
phế thải hữu cơ nông nghiệp và sinh hoạt, nhằm một mặt đảm bảo nhu
cầu đun nấu, thắp sáng cho cư dân nông nghiệp và mặt khác, góp phần
bảo vệ môi trường nông thôn.
+ Năng lượng mặt trời được sử dụng dưới hai dạng điện và nhiệt. Đây là
nguồn năng lượng vô tận để đun nước, sưởi ấm, sấy nông sản, pin quang
điện... phục vụ cho các ngành kinh tế và đời sống. ở nước ta, nguồn năng
lượng này mới bước đầu được khai thác với quy mô nhỏ, thí dụ như pin
mặt trời phục vụ các chiến sĩ ở quần đảo Hoàng Sa.
+ Nguồn năng lượng gió trong thiên nhiên là rất lớn. Việc khai thác và
đưa vào sản xuất điện năng đã và đang được tiến hành ở nhiều nước như
Tây Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ, ấn Độ...
+ Năng lượng địa nhiệt ở sâu trong lòng đất cũng được khai thác và sử
dụng dưới dạng nhiệt và điện. Tiềm năng địa nhiệt ở một số nước rất lớn
(như Aixơlen, Hy Lạp, Pháp, Italia, Hoa Kỳ, Nhật Bản...) đã tạo điều
kiện cho việc khai thác rộng rãi nguồn năng lượng này.
3. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng
Cơ cấu tiêu thụ năng lượng trên thế giới rất khác nhau giữa các nhóm
nước. Mức tiêu thụ năng lượng có thể được coi là một trong những chỉ
tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một nước. Các nước kinh tế
phát triển đã tiêu thụ tới quá nửa tổng số năng lượng được sản xuất ra
trên thế giới. Trong khi đó, các nước đang phát triển với diện tích lớn,
dân số đông, nhưng chỉ tiêu thụ khoảng 1/3. Mặc dù trong những năm
tới, cơ cấu tiêu thụ năng lượng giữa các nhóm nước có sự thay đổi,
nhưng không đáng kể.
4. Các ngành công nghiệp năng lượng
a) Khai thác than
- Trong cơ cấu sử dụng năng l¬ượng, than được coi là nguồn năng
l¬ượng truyền thống và cơ bản. Than được sử dụng rộng rãi trong sản
xuất và đời sống. Trước đây, than được dùng làm nhiên liệu trong các
máy hơi nước, đầu máy xe lửa; sau đó, than được dùng làm nhiên liệu
trong các nhà máy nhiệt điện, than được cốc hoá làm nhiên liệu cho
ngành luyện kim. Gần đây, nhờ sự phát triển của công nghiệp hoá học,
than được sử dụng như là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra nhiều loại
dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo, thuốc hiện và hãm ảnh...
- Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu
mỏ và khí đốt. Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ
lượng có thể khai thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than tập trung
chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung
ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), LB
Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng Đônbat), CHLB Đức, ấn
Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang Quinslan và Niu Xaoên), Ba Lan...
- Phụ thuộc vào khả năng sinh nhiệt, hàm lượng cácbon và độ tro, người
ta phân thành nhiều loại than. Mỗi loại than có những ưu, nhược điểm
riêng và nhìn chung, không thể thay thế cho nhau được.
+ Than nâu là một khối đặc hay xốp, màu nâu, hiếm có màu đen hoàn
toàn, thường không có ánh. Than nâu có độ cứng kém, khả năng sinh
nhiệt tương đối ít, chứa nhiều tro (đôi khi đến 40%), độ ẩm cao (35%) và
có lưu huỳnh (1- 2%), mức độ biến chất thấp. Khi để lâu ngày thành
đống, than bị ôxi hoá, vụn ra thành bột, sinh nhiệt làm cho than tự bốc
cháy. Tính chất này gây khó khăn nhiều cho việc bảo quản. Do khả năng
sinh nhiệt thấp nên than nâu ít khi được vận chuyển xa, thường sử dụng
trong nhiệt điện, cho sinh hoạt, hoặc biến than thành nhiên liệu dạng khí.
+ Than đá thường có màu đen, hiếm hơn là màu đen hơi nâu, có ánh mờ.
Than đá rất giòn. Có nhiều loại than đá khác nhau tuỳ thuộc vào các
thuộc tính của chúng. Khi đem nung không đưa không khí vào (đến 900-
1100°C), than sẽ bị thiêu kết thành một loại cốc rắn chắc và xốp.
+ Than gầy (hay nửa antraxit) hoàn toàn không bị thiêu kết, không thành
cốc, mà có dạng bột, mức độ biến chất cao nhất cùng với antraxit. Than
gầy được dùng chủ yếu làm nhiên liệu nồi hơi và cho các nhà máy nhiệt
điện.
+ Than khí là loại than có khả năng sản ra một lượng khí thắp lớn. Sử
dụng giống như than gầy.
+ Than antraxit có màu đen, ánh kim, đôi khi có ánh ngũ sắc. Đây là loại
than không có ngọn lửa, cháy khó và cần thông gió mạnh mới cháy
được. Nó có khả năng sinh nhiệt lớn hơn mọi loại than khác nên được
dùng chủ yếu làm nhiên liệu nhiệt lượng cao. Than không tự bốc cháy
nên có thể để chất đống lâu ngày, có độ bền cơ học cao, không bị vỡ vụn
trong khi chuyên chở.
Ngoài ra còn có một số loại than khác (như than bùn...), song giá trị kinh
tế thấp.
- Tình hình khai thác và tiêu thụ than:
+ Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát
triển từ nửa sau thế kỉ XIX. Sản lượng than khai thác được rất khác nhau
giữa các thời kì, giữa các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, có
xu hướng tăng lên về số lượng tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ
tăng trung bình là 5,4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950- 1980 đạt
7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn
1,5%/năm. Mặc dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây hậu quả
xấu đến môi trường (đất, nước, không khí...), song nhu cầu than không
vì thế mà giảm đi.
+ Các khu vực và quốc gia khai thác nhiều than đều thuộc về các khu
vực và quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới. Sản lượng than tập
trung chủ yếu ở khu vực châu á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nga và một
số nước Đông Âu.
Các nước sản xuất than hàng đầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, ấn Độ,
Ôxtrâylia, Nga, chiếm tới 2/3 sản lượng than của thế giới. Nếu tính cả
một số nướcc như Nam Phi, CHLB Đức, Ba Lan, CHDCND Triều
Tiên... thì con số này lên đến 80% sản lượng than toàn cầu.
Công nghiệp khai thác than ra đời trước tiên ở Anh vào đầu thế kỉ XIX.
Sau đó, người ta tìm thấy nhiều than ở Hoa Kỳ, ấn Độ, Canađa. Vì thế
các quốc gia này lần lượt dẫn đầu về sản lượng than khai thác được của
thế giới. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hàng loạt bể than khổng lồ đã
được phát hiện ở Êkibát, Nam Yacút, Đônbát (Liên Xô cũ), ở Ba Lan,
Đông Đức. Trong nhiều năm, Liên Xô dẫn đầu về sản lượng than. Từ
sau năm 1990 do những biến động về chính trị và kinh tế nên sản lượng
than ở Đông Âu và Liên Xô cũ bị giảm sút.
Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, việc tìm ra những mỏ than lớn ở Trung
Quốc đã giúp nước này đứng đầu thế giới về khai thác than, vượt trên cả
Hoa Kỳ.
+ Thị trường than quốc tế mới chỉ chiếm trên 10% sản lượng than khai
thác. Việc buôn bán than gần đây phát triển nhờ thuận lợi về giao thông
đường biển, song sản lượng than xuất khẩu không tăng nhanh, chỉ dao
động ở mức 550 đến 600 triệu tấn/năm. Từ nhiều năm nay, Ôxtrâylia
luôn là nước xuất khẩu than lớn nhất thế giới, chiếm trên 35% (210 triệu
tấn năm 2001) lượng than xuất khẩu. Tiếp sau là các nước Trung Quốc,
Nam Phi, Hoa Kỳ, Inđônêxia, Côlômbia, Canađa, Nga, Ba Lan... Các
nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Pháp,
Italia, Anh... có nhu cầu rất lớn về than và cũng là các nước nhập khẩu
than chủ yếu.
+ ở Việt Nam, than có nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở
Quảng Ninh (90% trữ lượng than cả nước). Trữ lượng than của nước ta
ước chừng hơn 6,6 tỷ tấn, trong đó trữ lượng có khả năng khai thác là
3,6 tỷ tấn (đứng đầu ở Đông Nam á). Sản lượng và xuất khẩu than tăng
nhanh trong những năm gần đây.
b) Khai thác dầu mỏ
- Dầu mỏ và các sản phẩm của nó được dùng làm nhiên liệu chiếm vị trí
số một trong số các loại nhiên liệu do dễ sử dụng, vận chuyển và có khả
năng sinh nhiệt cao (10.000- 11.500 kcal/kg). Việc sử dụng dầu mỏ rất
thuận tiện, dễ dàng cơ khí hoá trong khâu nạp nhiên liệu vào lò và vào
động cơ. Nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. Một số sản
phẩm chế biến từ dầu mỏ như xăng, dầu hoả, gazolin, dầu xôla là những
nhiên liệu quý được sử dụng cho các động cơ đốt trong, có hiệu suất sử
dụng nhiên liệu tương đối cao. Mazut nhận được khi chưng cất dầu mỏ
là nhiên liệu cho nồi hơi.
Những tính chất vật lý và hoá học của dầu mỏ đã mở ra khả năng to lớn
cho việc sử dụng dầu mỏ và các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ. Dầu mỏ
không chỉ là nhiên liệu, mà còn là nguyên liệu quý giá cho công nghiệp
hoá học để sản xuất ra vô số sản phẩm có các thuộc tính rất khác nhau.
Từ dầu mỏ và các sản phẩm của nó, ngoài nhóm nhiên liệu (xăng, dầu
hoả...) và dầu bôi trơn, người ta còn thu được parafin, naptalin, vazơlin,
các chất tẩm vào gỗ để chống mục, chất sát trùng, thuốc nhuộm cho
công nghiệp dệt, chất nổ, chế phẩm dược, các chất thơm, nhựa, rượu,
cao su tổng hợp... Dầu mỏ được coi là "vàng đen" của đất nước.
- Nhờ những tiến bộ về khoa học công nghệ mà con người ngày càng
phát hiện thêm nhiều mỏ dầu- khí mới, làm cho trữ lượng của chúng
tăng lên đáng kể. Theo đánh giá của các chuyên gia, trữ lượng ước tính
của dầu mỏ từ 400 đến 500 tỷ tấn, còn trữ lượng chắc chắn khoảng 140
tỷ tấn và khoảng 190 nghìn tỷ m3 khí đốt.
Trung Đông là khu vực có tiềm năng cực lớn về dầu mỏ và chiếm tới
65% trữ lượng của thế giới. Tiếp theo nhưng với trữ lượng nhỏ hơn
nhiều là châu Phi (9,3%), Liên Xô cũ và Đông Âu (7,9%), Trung và
Nam Mỹ (7,2%). Nếu phân theo nhóm nước thì hơn 80% trữ lượng dầu
mỏ toàn cầu tập trung ở các nước đang phát triển. Trữ lượng khí đốt
nhiều nhất cũng thuộc về Trung Đông, Liên Xô cũ và Đông Âu, châu
Phi và Viễn Đông- ASEAN.
Những quốc gia đứng đầu về trữ lượng dầu mỏ là ả Rập Xêut (36,2 tỷ
tấn), Irắc (15,6 tỷ tấn), Côoét (13,3 tỷ tấn), Các tiểu vương quốc ả Rập
(13,5 tỷ tấn), Iran (12,1 tỷ tấn), Vênêduêla (10,8 tỷ tấn), LB Nga (9,7 tỷ
tấn). Ngoài ra, một số nước Trung á thuộc Liên Xô cũ, Tây Phi, Bắc và
Nam Mỹ cũng có trữ lượng đáng kể.
Kể từ cuộc khủng hoảng vào những năm 70 của thế kỷ XX cho đến nay,
dầu mỏ vẫn là mặt hàng chiến lược trong cán cân quyền lực toàn cầu.
Các cuộc chiến tranh giữa Iran và Irắc, chiến tranh vùng vịnh, cuộc
chiến của Mỹ ở Apganixtan, Irắc, kể cả nội chiến ở Ăngôla, xung đột
biên giới ở các nước Nam Mỹ... có nhiều nguyên nhân, nhưng thực chất
đa phần gắn với dầu mỏ.
- Trong điều kiện thuận lợi, trải qua những biến đổi địa chất, dầu mỏ
được tạo thành tích tụ ở các lớp đá phù hợp (côlectơ) có độ nứt nẻ hay
có độ rỗng và có khả năng chứa dầu. Sự tích tụ dầu trong các côlectơ
được gọi là vỉa dầu. Tập hợp các vỉa dầu ở một khu vực nhất định của vỏ
Trái Đất tạo nên mỏ dầu. Dầu có thể di chuyển theo các khe nứt hay lỗ
rỗng của đá giúp cho việc khai thác được dễ dàng. Người ta khai thác
dầu từ các giếng với lỗ khoan hẹp khoan trong đá cho tới vỉa chứa dầu.
Sau khi khoan tới vỉa chứa dầu, dầu thô được hút lên mặt đất. Khi vỉa
dầu còn đủ áp lực thì dầu theo giếng đi lên và tràn ra mặt đất. Khi áp
suất trong vỉa tụt xuống, giếng không tự phun được, người ta phải dùng
bơm. Dầu từ vỉa được hút và bơm lên các bể chứa rồi được vận chuyển
bằng đường ống tới các trung tâm lọc, hoá dầu.
- Từ khi đặt mũi khoan đầu tiên ở Drake (Hoa Kỳ) năm 1859, nhờ những
thuộc tính quí báu của mình mà dầu mỏ đã nhanh chóng thay thế than và
chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay trên thế
giới. Trong vòng hơn 50 năm qua, sản lượng dầu khai thác tăng lên liên
tục.
Sản lượng dầu khai thác được tập trung chủ yếu ở các nước đang phát
triển. Năm 2003 các nước OPEC chiếm 39% sản lượng dầu của thế giới,
các nước công nghiệp phát triển chỉ có 28,2% và các nước còn lại (bao
gồm Nga, Trung Quốc và các nước khác) là 32,8%.
Các nước đứng đầu về khai thác dầu mỏ là ả Rập Xêút, Nga, Hoa Kỳ,
Iran, Trung Quốc...
- Công việc thăm dò, khai thác và lọc hoá dầu đòi hỏi trình độ khoa học
công nghệ cao, vốn đầu tư lớn, khả năng quản lí giỏi về kinh tế. Vì thế,
việc điều hành, quản lí công tác thăm dò khai thác và chế biến dầu hiện
nay là độc quyền của một số công ty và tập đoàn dầu khí lớn như
EXXON, Shell, Mobil, Chevron, Texaco, ENI (Italia), BP, Total... Các
nước đang phát triển giàu nguồn tài nguyên này như Trung Đông, Nam
Mỹ, Đông Nam á... đều phải hợp tác, liên doanh và chia sẻ quyền lợi với
các công ty dầu mỏ hàng đầu thế giới.
- Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới nói chung và từng quốc gia nói
riêng ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và của
cuộc sống xã hội.
Nhu cầu dầu mỏ ở các nước phát triển là rất lớn, trong khi trữ lượng lại
chỉ có hạn. Vì thế, các nước này thường xuyên phải nhập dầu chủ yếu từ
các nước đang phát triển ở Trung Đông, Bắc Phi và Nam Mỹ. Các nước
dẫn đầu về xuất khẩu dầu mỏ là ả Rập Xêút, Nga, Na Uy, Iran,
Venêduêla...
- Khai thác dầu khí là ngành công nghiệp rất non trẻ ở Việt Nam. Năm
1986, những tấn dầu thô đầu tiên đã được khai thác ở vùng thềm lục địa
phía Nam và từ đó đến nay, ngành công nghiệp này dần dần trở thành
ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước. Nước ta xếp thứ 31 trong
danh sách 85 nước có khai thác dầu khí. Tổng trữ lượng dự báo về dầu
khí là khoảng 5- 6 tỷ tấn dầu qui đổi, trong đó trữ lượng đã thăm dò là từ
1,5 đến 2,0 tỷ tấn. Đến ngày 28/11/2001, nước ta đã khai thác được 100
triệu tấn dầu.
c. Công nghiệp điện lực
- Công nghiệp điện lực là một ngành tương đối trẻ, được phát triển mạnh
mẽ trong vòng 40 năm trở lại đây. Điện là cơ sở chủ yếu để phát triển
nền công nghiệp hiện đại, là nội dung cơ bản để thực hiện cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật về mặt công nghệ (cắt kim loại bằng tia lửa
điện, dùng phương pháp hàn điện thay phương pháp tán...). Điện năng là
nguồn động lực quan trọng của nền sản xuất cơ khí hoá, tự động hoá, là
nền tảng của mọi sự tiến bộ kỹ thuật trong công nghiệp cũng như các
ngành kinh tế khác, kể cả trong quản lý kinh tế hiện đại.
Việc sử dụng rộng rãi điện năng trong các quy trình công nghệ cho phép
rút ngắn thời gian sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng
sản phẩm. Công nghiệp điện lực trở thành một nhân tố quan trọng trong
phân bố công nghiệp hiện đại, quyết định mức độ tập trung công nghiệp
ở những vùng giàu nguồn tài nguyên năng lượng.
Vai trò to lớn của ngành điện đã được V.I. Lênin khẳng định "Một nền
đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại và có khả năng cải tạo
nông nghiệp, đó là điện khí hoá cả nước” (Lênin toàn tập, tập 32, NXB
Sự thật, Hà Nội 1970, trang 595). Chính Người đã đưa ra câu nói nổi
tiếng: Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xôviết cộng với điện khí hoá
toàn quốc.
- Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật
+ Điện là loại năng lượng không thể tồn kho, nhưng lại có khả năng vận
chuyển xa bằng đường dây cao thế.
Khác với các sản phẩm khác, điện không thể tích luỹ được khi sản xuất
ra. Nếu không sử dụng ngay, điện năng sẽ bị tiêu hao hết. Điện có khả
năng tải xa với tốc độ nhanh, tuy có bị tiêu hao ở mức độ nhất định. Tuy
nhiên, việc sử dụng điện lại không đồng đều theo thời gian (trong năm,
nhất là trong ngày, có những thời gian cao điểm). Do đó, trong việc phân
bố, muốn đạt hiệu quả cao, tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và giúp
các nhà máy điện có thể hỗ trợ nhau trong sản xuất, cần phải xây dựng
màng lưới điện thống nhất giữa các nhà máy điện với nhau và giữa
chúng với khu vực tiêu thụ. Rõ ràng, mạng lưới điện quốc gia có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng.
Vì lí do đó, nước ta đã xây dựng đường dây tải điện siêu cao áp 500
kilôvôn từ Hoà Bình đến trạm Phú Lâm (thành phố Hồ Chí Minh) dài
1.448 km vào năm 1994. Trong những tháng đầu của năm 2004, chúng
ta tiếp tục khánh thành đường dây 500 kilôvôn đi qua 7 tỉnh từ Phú Lâm
đến Plâycu dài 554 km.
+ Các nhà máy điện có công suất lớn, thiết bị hiện đại, màng lưới phân
phối rộng thì giá thành một đơn vị điện năng sẽ thấp.
Trong thực tiễn sản xuất, muốn hạ giá thành cần phải biết kết hợp khéo
léo giữa các yếu tố: công suất lớn, thiết bị hiện đại, màng lưới tải điện và
vùng tiêu thụ rộng.
+ Nhà máy nhiệt điện có thời gian xây dựng ngắn, hết ít vốn, nhưng giá
thành một đơn vị điện năng lại cao. Ngược lại, nhà máy thuỷ điện có
thời gian xây dựng dài hơn, hết nhiều vốn hơn nhưng giá thành một đơn
vị điện năng lại thấp hơn nhiều.
Thời gian xây dựng nhà máy nhiệt điện thường nhanh chóng, có tác
dụng phục vụ kịp thời cho nhu cầu về điện. Tuy nhiên, nhà máy nhiệt
điện sử dụng khối lượng nhiên liệu khá lớn (muốn có 1 kwh điện cần
0,4- 0,5 kg than tiêu chuẩn), nhiều khi lại phải chuyên chở từ xa tới làm
cho giá thành một đơn vị điện năng cao gấp nhiều lần so với thuỷ điện.
Các nhà máy thuỷ điện mặc dù đòi hỏi thời gian xây dựng tương đối lâu
với số vốn đầu tư nhiều, nhưng sau khi đã hoàn thành thì những chi phí
khác không đáng kể. Hơn nữa, một lợi thế đáng kể của hồ chứa là có thể
sử dụng tổng hợp nguồn nước (ngăn lũ, tưới ruộng, nuôi cá, vận tải
đường thuỷ, du lịch...). Vì vậy, trong việc phát triển và phân bố công
nghiệp điện lực cần kết hợp phát triển cả nhiệt điện lẫn thuỷ điện.
Công nghiệp điện lực yêu cầu khối lượng nhiên liệu lớn, khó chuyên chở
(đặc biệt là than bùn và đá cháy), hoặc phải dựa trên cơ sở thuỷ năng
không di chuyển được. Do đó, những nhà máy điện lớn thường được
phân bố tại nơi có sẵn nhiên liệu (nhà máy nhiệt điện), hoặc những nơi
có sẵn nguồn thuỷ năng (nhà máy thuỷ điện).
- Cơ cấu sản xuất điện năng trên thế giới có sự khác nhau đáng kể giữa
các nguồn. Điện được sản xuất ra từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt
điện, thuỷ điện, điện nguyên tử, điện từ tua bin khí, dầu mỏ..., song chủ
yếu vẫn từ nhiệt điện, mặc dù cơ cấu này có sự thay đổi ít nhiều theo
thời gian và không gian.
Thông thường, các nước có nhiều than thì xây dựng các nhà máy nhiệt
điện (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, LB Nga, ấn Độ, CHLB Đức,
Anh, Italia, Nam Phi, Hàn Quốc...), các nước giàu thuỷ năng thì phát
triển thuỷ điện (Canađa, Braxin, Trung Quốc, Hoa Kỳ, LB Nga, Nauy,
Nhật Bản, Thuỵ Điển, Pháp, ấn Độ...), còn các quốc gia có nền kinh tế
phát triển và công nghệ tiên tiến thì chú trọng đến điện nguyên tử (Hoa
Kỳ, Pháp, Nhật Bản, CHLB Đức, LB Nga, Hàn Quốc, Anh, Canada,
Ucraina, Thuỵ Điển...). Tuy nhiên, do tính an toàn chưa thật cao và cả
những sự cố đã xảy ra nên nhiều nước còn dè dặt trong việc phát triển
điện nguyên tử. Các nguồn điện khác như điện mặt trời, thuỷ triều, sức
gió, địa nhiệt... chiếm tỷ trọng không đáng kể và phần lớn thuộc về các
nước phát triển.
- Sản lượng điện của thế giới tăng lên rất nhanh trước nhu cầu phát triển
của nền kinh tế và mức sống ngày càng cao của dân cư. Trong vòng 50
năm qua, sản lượng điện toàn cầu tăng trên 15 lần, trung bình mỗi năm
tăng hơn 30%.
Mười nước nói trên cùng với chín nước tiếp theo (Italia, Tây Ban Nha,
Oxtrâylia, Ucraina, Thuỵ Điển, Ba Lan, Nauy, Mêhicô, Hàn Quốc) đã
chiếm đại bộ phận sản lượng điện của thế giới
Sản lượng điện bình quân theo đầu người cũng là một trong những chỉ
tiêu quan trọng dùng để đo trình độ phát triển và văn minh của các quốc
gia.Nhìn chung, sản lượng điện bình quân theo
File đính kèm:
- ĐỊA 12 NÂNG CAO - CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG.docx