Định hướng ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn lớp 12 THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên năm học 2012 - 2013

1. Mục tiêu:

- Để tạo điều kiện giúp giáo viên bộ môn Ngữ văn tỉnh Cao Bằng thực hiện tốt nhiệm vụ ôn thi tốt nghiệp lớp 12 đạt hiệu quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT; GDTX năm học 2012- 2013, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, phối hợp với tổ cốt cán môn Ngữ văn biên soạn và định hướng ôn thi tốt nghiệp lớp 12 cho giáo viên trong tỉnh.

- Hội thảo hướng tới mục tiêu trao đổi, thảo luận, thống nhất với giáo viên bộ môn Ngữ Văn hướng ôn thi tốt nghiệp lớp 12 bậc THPT; GDTX nhằm nâng cao hiệu quả trong kỳ thi tốt nghiệp năm học 2012- 2013 cho học sinh.

2. Nội dung:

- Tài liệu biên soạn: Tổ cốt cán môn Ngữ văn biên soạn bám sát tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng (CKTKN) của Bộ GD&ĐT và phân phối chương trình (PPCT) giảng dạy đã được qui định; Bên cạnh đó, tài liệu dựa vào cấu trúc đề thi tốt nghiệp lớp 12 THPT; GDTX trong năm 2012 và 2013 để biên soạn.

- Cấu trúc và nội dung định hướng ôn theo dạng các chuyên đề về: Nghị luận xã hội; Thơ; truyện; ký.

2. Đội ngũ cốt cán môn Ngữ văn và nội dung chuyên đề biên soạn:

- Đồng chí: Nguyễn Sơn Hà, chuyên viên Sở GD&ĐT.

Nhiệm vụ: Biên tập tài liệu; chủ trì Hội thảo.

ĐT: 0915136202. Hộp thư: sonha.gdcaobang@gmail.com

- Đồng chí: Mai Thuý Hoà, giáo viên THPT chuyên;

Biên soạn: Nghị luận VH về các tác phẩm truyện. ĐT: 0945741583.

- Đồng chí: Trương Thị Nhi, giáo viên THPT thành phố;

Biên soạn: Định hướng ôn thi thể loại Thơ và Nội dung tái hiện kiến thức; ĐT: 01695123898.

- Đồng chí: Lê Lan Phương, Phó hiệu trưởng THPT DTNT tỉnh;

Biên soạn: Định hướng ôn nội dung Ký- Kịch- Văn nghị luận. ĐT: 0982205968.

- Đồng chí: Đinh Nữ Bình Minh, giáo viên THPT chuyên;

Biên soạn: Nghị luận xã hội.

 

doc79 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Định hướng ôn thi tốt nghiệp môn ngữ văn lớp 12 THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 THPT; GDTX NĂM HỌC 2012- 2013 A. LỜI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU Mục tiêu: - Để tạo điều kiện giúp giáo viên bộ môn Ngữ văn tỉnh Cao Bằng thực hiện tốt nhiệm vụ ôn thi tốt nghiệp lớp 12 đạt hiệu quả trong kỳ thi tốt nghiệp THPT; GDTX năm học 2012- 2013, Sở GD&ĐT đã chỉ đạo, phối hợp với tổ cốt cán môn Ngữ văn biên soạn và định hướng ôn thi tốt nghiệp lớp 12 cho giáo viên trong tỉnh. - Hội thảo hướng tới mục tiêu trao đổi, thảo luận, thống nhất với giáo viên bộ môn Ngữ Văn hướng ôn thi tốt nghiệp lớp 12 bậc THPT; GDTX nhằm nâng cao hiệu quả trong kỳ thi tốt nghiệp năm học 2012- 2013 cho học sinh. 2. Nội dung: - Tài liệu biên soạn: Tổ cốt cán môn Ngữ văn biên soạn bám sát tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng (CKTKN) của Bộ GD&ĐT và phân phối chương trình (PPCT) giảng dạy đã được qui định; Bên cạnh đó, tài liệu dựa vào cấu trúc đề thi tốt nghiệp lớp 12 THPT; GDTX trong năm 2012 và 2013 để biên soạn. - Cấu trúc và nội dung định hướng ôn theo dạng các chuyên đề về: Nghị luận xã hội; Thơ; truyện; ký... 2. Đội ngũ cốt cán môn Ngữ văn và nội dung chuyên đề biên soạn: - Đồng chí: Nguyễn Sơn Hà, chuyên viên Sở GD&ĐT. Nhiệm vụ: Biên tập tài liệu; chủ trì Hội thảo. ĐT: 0915136202. Hộp thư: sonha.gdcaobang@gmail.com - Đồng chí: Mai Thuý Hoà, giáo viên THPT chuyên; Biên soạn: Nghị luận VH về các tác phẩm truyện. ĐT: 0945741583. - Đồng chí: Trương Thị Nhi, giáo viên THPT thành phố; Biên soạn: Định hướng ôn thi thể loại Thơ và Nội dung tái hiện kiến thức; ĐT: 01695123898. - Đồng chí: Lê Lan Phương, Phó hiệu trưởng THPT DTNT tỉnh; Biên soạn: Định hướng ôn nội dung Ký- Kịch- Văn nghị luận. ĐT: 0982205968. - Đồng chí: Đinh Nữ Bình Minh, giáo viên THPT chuyên; Biên soạn: Nghị luận xã hội. B. HƯỚNG DẪN CHUNG Ôn tập môn ngữ văn cần đạt tới và hiểu được bản chất việc vận dụng các nội dung bài học đã dạy. Quá trình ôn tập, định hướng không tập trung dạy cách ghi nhớ các nội dung bài học mà tập trung vào kỹ năng làm bài của học sinh qua các dạng, kiểu bài làm văn. Tài liệu hướng tới việc tiếp cận các câu hỏi trong đề bài, các thể loại văn học cơ bản...cách lập luận, đưa dẫn chứng, trình bày... Để ôn thi có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn ôn phải nắm chắc chương trình Ngữ văn lớp 12, lập kế hoạch ôn thi, chủ cần đề ôn, hướng dẫn cách làm bài cho học sinh...Các giáo viên cần thống nhất cách ôn phù hợp và hiệu quả. Giáo viên hướng dẫn ôn tập lớp 12 cần phân loại được mức tiếp thu, khả năng làm bài của học sinh, chia thời gian phù hợp, nội dung từng phần, kiểu bài...để dành thời gian ôn thi làm sao học sinh làm bài đạt hiệu quả nhất. Cùng với việc hướng dẫn học sinh ôn tập, rèn các kiểu bài, giáo viên chia các dạng đề cụ thể, thể loại và yêu cầu thực hành chấm thi thử, đánh giá rút kinh nghiệm. C. HƯỚNG DẪN ÔN CỤ THỂ CHUYÊN ĐỀ I TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI CỦA ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP Bắt đầu từ năm học 2007-2008, học sinh lớp 12 trên cả nước đã học theo chương trình SGK mới và đề thi tốt nghiệp THPT có cấu trúc như sau: I. Phần chung dành cho tất cả các thí sinh (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm): Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài. Câu II. (3,0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (khoảng 400 từ). II. Phần riêng (5,0 điểm): Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học, kỹ năng làm văn để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) theo chương trình Chuẩn hoặc chương trình Nâng cao. Như vậy, với thời gian làm bài theo quy định là 150 phút, các em học sinh phải biết phân bố thời gian một cách hợp lý để vừa trình bày câu tái hiện kiến thức văn học, vừa tạo lập hai văn bản nghị luận (một văn bản nghị luận xã hội, một văn bản nghị luận văn học) theo đúng yêu cầu của đề. Thông thường, học sinh nên dành khoảng 15 đến 20 phút cho câu I- Tái hiện kiến thức văn học; khoảng 40 đến 45 phút cho câu II- Nghị luận xã hội; khoảng 90 phút cho câu III- nghị luận văn học Phạm vi kiến thức ôn tập là toàn bộ chương trình Ngữ văn 12. Tuy nhiên, kiến thức phần Tiếng Việt, Làm văn chỉ thể hiện ở kỹ năng vận dụng; phần Văn học nước ngoài thường chỉ được hỏi ở câu 2 điểm. Trên đây là những đặc điểm cơ bản của cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT. Dựa vào đó chúng ta sẽ định hướng một cách khái quát về cách trả lời các dạng câu hỏi có trong cấu trúc đề thi. B. ĐỊNH HƯỚNG TRẢ LỜI CÁC DẠNG CÂU HỎI CỦA ĐỀ THI TN I. CÂU TÁI HIỆN KIẾN THỨC ( 2 ĐIỂM ) 1. Các dạng câu hỏi phần tái hiện kiến thức: a. Loại câu hỏi kiểm tra kiến thức về giai đoạn văn học b. Loại câu hỏi kiểm tra kiến thức về tác gia, tác giả c. Loại câu hỏi kiểm tra hiểu biết về tác phẩm 2. Định hướng chung: 2.1 Hình thức trình bày: - Câu trả lời trình bày dưới dạng một bài văn ngắn (mở bài, kết bài ngắn gọn, khoảng 1-2 câu) hoặc một đoạn văn có mở, thân, kết đoạn - Tránh sử dụng ký hiệu đầu dòng, trừ khi nội dung trả lời cần phải liệt kê; không được tùy tiện trình bày các ý lộn xộn mà phải sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý và tập trung vào vấn đề cơ bản mà đề bài yêu cầu. 2.2 Nội dung kiến thức a. Đối với loại câu hỏi về giai đoạn văn học * Kiến thức cần năm vững: - Khái quát về văn học Việt Nam từ CM Tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX + Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội + Những giai đoạn, chặng đường phát triển và những thành tựu chính + Ba đặc điểm cơ bản * Định hướng trả lời: Tùy theo yêu cầu của câu hỏi, học sinh cần biết vận dụng đơn vị kiến thức trả lời cho đúng. Ví dụ: Trình bày nét chính về đặc điểm…. ? Cần nêu được những đặc điểm cơ bản sau: - Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu. - Nền văn học hướng về đại chúng. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Những chặng đường phát triển và thành tựu…. ? Cần có kiến thức khái quát về các chặng đường phát triển và thành tựu cụ thể theo ba chặng đường phát triển: 1945- 1954; 1955- 1964; 1965- 1975. b. Khái quát về tác gia, tác giả văn học * Kiến thức cần nắm vững: - Về cuộc đời – con người: tiểu sử, quá trình trưởng thành, thành tựu đạt được trong cuộc đời, vị trí và đóng góp đối với nền văn học dân tộc… - Về sự nghiệp sáng tác: các giai đoạn sáng tác, các tác phẩm tiêu biểu, đề tài sáng tác, quan điểm sáng tác, phong cách sáng tác… * Các dạng câu hỏi thường gặp: - Nêu nhưng hiểu biết của anh/ chị về cuộc đời nhà văn… - Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác quan điểm sáng tác văn học của tác giả… - Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của nhà văn… - Nêu ngắn gọn về sự nghiệp sáng tác của tác giả… * Định hướng trả lời: Tùy theo dạng câu hỏi cần biết huy động đúng lượng kiến thức để đáp ứng yêu cầu. * Đối với dạng câu hỏi về cuộc đời tác giả Cần chú ý bám sát theo phần tiểu dẫn của từng bài học trong SGK. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu đủ những ý chính sau: - Tên khai sinh, năm sinh - năm mất, quê hương, gia đình. - Quá trình trưởng thành (các mốc thời gian chính ảnh hưởng đến sự nghiệp). - Thành tựu đạt được trong cuộc đời, sự nghiệp. - Đánh giá về vị trí, đóng góp cho nền văn học. Ví dụ 1: Anh/ chị hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Hê-minh-uê. Hướng dẫn trả lời Cần đảm bảo các ý chính sau: - Ơ-nít Hê- minh- uê (1899 – 1961) sinh tại bang I-li-noi trong một gia đình trí thức. Ông là nhà văn Mĩ đã để lại một dấu ấn sâu sức trong văn xuôi hiện đại Phương Tây và góp phần đổi mới lối viết truyện tiểu thuyết của nhiều thế hệ nhà văn. Đạt giải Nô ben văn học năm 1954. - Ông bước vào đời với nghề viết văn và là phóng viên mặt trận cho tới kết thúc chiến tranh thế giới thứ II. - Ông viết tiểu thuyết và truyện ngắn, tác phẩm tiêu biểu: Mặt trời vẫn mọc (1926); Giã từ vũ khí (1929); Chuông nguyện hồn ai (1940)… - Phong cách Hê-minh-uê giản dị, trong sáng và ẩn chứa nhiều triết lý sâu xa về thế giới tự nhiên và con người mà ông gọi là Nguyên lí tảng băng trôi. - Dù viết về đề tài nào sáng tác của ông đều nhằm mục đích: Viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người. Ví dụ 2: Trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh? Hướng dẫn trả lời Cần đảm bảo các ý chính: Đa dạng: - Văn chính luận: Ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng giàu sức thuyết phục và đa dạng về bút pháp. - Truyện và kí: Cách viết hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. - Thơ ca: Có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc sâu sắc. Thống nhất: Chủ yếu thể hiện ở sự nhất quán về quan điểm sáng tác và tư tưởng, tình cảm; nhất quán về nghệ thuật, cách viết thường ngắn gọn, trong sáng, giản dị, thường sử dụng linh hoạt nhiều thủ pháp và bút pháp khác nhau. c. Đối với tác phẩm văn học cụ thể * Kiến thức cần nắm vững: Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, nhan đề, nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật, bố cục, cấu tứ, hình ảnh, biểu tượng, chi tiết đặc sắc… * Các dạng câu hỏi thường gặp: - Trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của tác phẩm… - Trình bày ý nghĩa nhan đề (câu đề từ của tác phẩm).. - Nêu cảm nhận về một chi tiết hoặc một nội dung trong tác phẩm. - Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện… * Định hướng trả lời Tùy theo dạng câu hỏi học sinh cần biết huy động đúng lượng kiến thức để đáp ứng yêu cầu. Ví dụ: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? Hướng dẫn trả lời Cần đảm bảo các ý chính: - Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào và đánh tiêu hao quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh, sinh viên, thanh niên Hà Nội (như Quang Dũng), họ chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng vẫn phơi phới tinh thần lạc quan lãng mạn anh hùng. - Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947 đến cuối 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Tại Phù Lưu Chanh, nhớ về đơn vị cũ Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến sau đổi tên là Tây Tiến in trong tập Mây đầu ô. - Xuyên suốt bài thơ là một nỗi nhớ da diết về đồng chí, đồng đội, về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội mà cũng rất thơ mộng. II. CÂU NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 3 ĐIỂM ) 1. Yêu cầu của một bài nghị luận xã hội: 1.1. Yêu cầu chung: - Đảm bảo những đặc trưng cơ bản của thể văn NLXH: có hệ thống luận điểm chặt chẽ, hướng vào luận đề, có luận cứ để làm sáng tỏ mỗi luận điểm và tìm được những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, đáng tin cậy và giàu sức thuyết phục. - Đảm bảo những kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội: có những hiểu biết nhất định về các vấn đề thời sự, chính trị- xã hội nóng bỏng của đất nước; có những hiểu biết về chính trị-xã hội……. - Đảm bảo mục đích, tư tưởng: Những vấn đề nghị luận phải có ý nghĩa thiết thực, có tính thời sự và tính giáo dục cao, có ý nghĩa hướng đạo giúp chúng ta có những nhận thức và suy nghĩ đúng đắn về cuộc sống. 1.2. Yêu cầu cụ thể: * Về cấu trúc : Một bài nghị luận xã hội thường bao gồm : Giải thích khái niệm ( tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống ) Phân tích, bàn luận về vấn đề đặt ra Đánh giá, liên hệ thực tiễn và rút ra bài học cho bản thân. Chú ý: Cấu trúc này có thể thay đổi linh hoạt tuỳ theo từng đề bài cụ thể. * Về hình thức: Trình bày rõ ràng, mạch lạc , khoa học theo bố cục 3 phần của một bài làm văn ( hoặc đoạn văn theo yêu cầu ) * Về thao tác lập luận : Bài văn NLXH nào cũng vận dụng các thao tác như sau: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ. Tuy nhiên 3 thao tác không thể thiếu là : Giải thích, chứng minh, bình luận. Căn cứ vào đặc trưng của thể văn NLXH các thao tác lập luận cần đạt được những yêu cầu sau: Giải thích: - Mục đích: Giúp người nghe ( đọc) hiểu vấn đề. - Các bước: + Làm rõ vấn đề được nêu ra ở đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì, hiện tượng đó biểu hiện ra sao, dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)... Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi LÀ GÌ? + Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi TẠI SAO. + Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi NHƯ THẾ NÀO? **Lưu ý: + Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (LÀ GÌ, TẠI SAO, NHƯ THẾ NÀO) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, bước NHƯ THẾ NÀO có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc. Chứng minh: - Mục đích: Giúp người nghe ( đọc ) tin vào ý kiến người viết - Các bước: + Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. + Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. Bình luận: - Mục đích: Giúp người nghe ( đọc ) đồng tình với ý kiến người viết. - Các bước: + Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. + Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. + Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn. - Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại. 2. Các bước viết kiểu bài nghị luận xã hội: 2.1. Tìm hiểu đề : - Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác + Đọc kĩ đề + Gạch chân những từ then chốt, những khái niệm khó + Chú ý các dấu hiệu ngăn vế ( nếu có ). - Xác định các yêu cầu: + Vấn đề cần nghị luận ( luận đề cần trao đổi, bàn bạc là gi? ) + Nội dung cần nghị luận ( gồm những ý nào ?) + Thao tác lập luận chính ( 6 thao tác ở mục 3 ) + Phạm vi dẫn chứng ( trong văn học, ngoài xã hội) 2.2. Lập dàn ý: - Vạch ra các ý lớn, những luận điểm chính, trên cơ sở đó cụ thể thành các ý nhỏ. - Lựa chọn, sắp xếp ý thành một hệ thống chặt chẽ và bao quát được nội dung cơ bản. - Các bước: Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. Thân bài: Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ vấn đề nghị luận. - Giải thích khái niệm của đề bài - Phân tích các khía cạnh của vấn đề đặt ra - Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó - một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc, tránh chung chung. -Đánh giá, liên hệ thực tiễn, rút ra bài học liên hệ cho bản thân. Kết bài: Tổng kết nội dung đã trình bày , mở rộng, nâng cao vấn đề. - Yêu cầu: + Trình bày đủ 3 phần, câu văn rõ ràng mạch lạc đáp ứng yêu cầu của đề. + Triển khai nội dung theo hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc, chặt chẽ. 2.3. Tạo lập văn đoạn văn và văn bản * Viết đoạn văn: - Hình thức: Đầy đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Nội dung: + Câu mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. + Câu phát triển đoạn: . Giải thích vấn đề cần nghị luận . Phân tích biểu hiện, nguyên nhân vấn đề , biện pháp thực hiện. . Đánh giá khái quát. + Câu kết đoạn: Bài học cho bản thân. - Yêu cầu : + Chỉ được trình bày bằng một đoạn văn + Viết đủ số dòng, số câu theo yêu cầu của đề. + Câu văn phải rõ ràng, mạch lạc. * Viết bài văn: - Hình thức: Đầy đủ 3 phần ( Mở bài, thân bài, kết bài ) - Nội dung và yêu cầu: ( mục b phần dàn ý ) Lưu ý: - Bài văn nghị luận xã hội thường bàn về những vấn đề rất quen thuộc trong đời sống, không xa lạ với các em học sinh. Tuy nhiên do thiếu hiểu biết về đời sống nên các em thường lúng túng, viết lan man, xa đề. - Giáo viên lên lớp cần nhấn nhấn mạnh cho học sinh sức mạnh của văn nghị luận nằm ở dẫn chứng sinh động, cụ thể và tiêu biểu. Là ở lí lẽ đưa ra phải dựa trên những chân lí đã được thừa nhận. - Phải thường xuyên cập nhật thông tin thời sự, văn hoá, xã hội…để trang bị cho mình những kiến thức xã hội phong phú. - Không có một dàn bài chi tiết duy nhất đúng cho một đề văn NLXH vì văn nghị luận xã hội có tính chất mềm dẻo và với kiểu bài này học sinh phát huy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo. 3. Các dạng bài NLXH và dạng đề thường gặp: a. Dạng bài: Trong nhà trường, phạm vi của NLXH có 3 dạng chính: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Nghị luận về một hiện tượng đời sống. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác phẩm văn học. b. Dạng đề: Căn cứ theo yêu cầu tạo lập văn bản mà có những kiểu đề cụ thể: Dạng đề viết bài tự luận ngắn Dạng đề viết một đoạn văn nghị luận Căn cứ vào nội dung và cách hỏi : Dạng đề có cách hỏi trực tiếp, vấn đề nghị luận được trình bày một cách rõ ràng. Dạng đề có cách hỏi gián tiếp, vấn đề nghị luận được chứa trong một câu danh ngôn, ý thơ, ý văn….. 4. Định hướng cách làm theo từng dạng bài 4.1 Nghị luận về một tư tưởng đạo lý a.Kiến thức cơ bản: * Khái niệm: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận xã hội mà người viết kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng đạo lí trong đời sống. * Đề tài : Rất phong phú và đa dạng: Các vấn đề về nhận thức ( Lí tưởng, mục đích sống…) Các vấn đề về tâm hồn, tính cách ( Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng…; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hoà nhã, khiêm tốn…; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…) Các vấn đề về quan hệ gia đình ( tình mẫu tử, tình anh em…) Các vấn đề về quan hệ xã hội ( tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn bè…) Các vấn đề về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống. * Yêu cầu: - Nội dung: + Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì. +Từ vấn đề nghị luận đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ... nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận. + Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề - Về diễn đạt: Rõ ràng, mạch lạc, đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp. b. Định hướng cách làm bài: * phần mở bài: - Mở bài là giới thiệu với người đọc vấn đề mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc. - Cấu trúc : 2 phần + Những câu dẫn dắt vào đề ( Khái quát ) + Luận đề ( Dẫn nguyên văn hoặc nội dung bao trùm ) - Cách làm: + Mở bài trực tiếp: Là trả lời thẳng vào câu hỏi “ Bài viết bàn về vấn đề gì?” + Mở bài gián tiếp: Có thể xuất phát từ một lời thơ, ý văn, tục ngữ, ý kiến… để dẫn dắt người đọc tới vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận. * Kĩ năng viết phần thân bài - Thân bài là phát triển, làm rõ những vấn đề đã đặt ra ở mở bài, đây là phần chủ yêú của bài văn - Cách làm : tiến hành theo các bước sau: + Giải thích rõ tư tưởng, đạo lí cần nghị luận ( Giải thích các từ, các khái niệm…) + Phân tích , chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí ( dùng các dẫn chứng của cuộc sống và văn học để chứng minh ) + Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng, đạo lí (dùng các dẫn chứng của cuộc sống và văn học để chứng minh ) + Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đã nghị luận * Kĩ năng viết phần kết bài - Kết bài là tổng kết, “ gói lại” vấn đề đã đặt ra ở phần mở bài và phát triển ở thân bài. Một kết bài hay thường khơi gợi được suy nghĩ, tạo “ dư ba” trong lòng người đọc. - Cách làm: Tóm tắt khái quát lại các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đề bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. Liên hệ rút ra vấn đề cho bản thân. Ví dụ minh hoạ và hướng dẫn làm bài: ĐỀ: " Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận ". (Euripides) Viết một bài tự luận ngắn để nêu suy nghĩ của anh ( chị ) về câu nói trên? *Mở bài : Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò, giá trị của gia đình đối với mỗi con người. * Thân bài: - Giải thích khái niệm của đề bài (câu nói) Giải thích câu nói: "Tại sao chỉ có nơi gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận ?" Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi. Chính gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, chở che cho ta khôn lớn?" - Phân tích, chứng minh vấn đề: Có thể triển khai các ý: + Mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình (dẫn chứng: văn học, cuộc sống). + Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: đùm bọc, chở che, giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. - Bác bỏ những quan niệm phiến diện, sai lệch về gia đình - Khẳng đinh, bàn bạc mở rộng vấn đề: + Khẳng định câu nói đúng. Bởi đã nhìn nhận thấy được vai trò, giá trị to lớn của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là nền tảng để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, câu nói chưa hoàn toàn chính xác. Bởi trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáp dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích của xã hội. + Câu nói trên đã đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng.... *Kết bài: Khẳng định nhấn mạnh; rút ra bài học liên hệ bản thân 4.2 Nghị luận về một hiện tượng đời sống a. Kiến thức cơ bản * Khái niệm Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn luận về một hiện tượng trong đời sống có ý nghĩa đối với xã hội, được nhiều người quan tâm. Kiểu bài này đề cập đến rất nhiều phương diện của đời sống tự nhiên và xã hội (thiên nhiên, môi trường, cuộc sống con người,…) * Phạm vi đề tài Đề tài của dạng nghị luận này rất phong phú, thường có tính đa chiều, đa diện (trong khi đối tượng bàn luận của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý lại là những tư tưởng, đạo lý đã được đúc kết, coi như là chân lý đã được nhiều người thừa nhận) và là những hiện tượng đời sống mang tính thời sự. Một số đề tài cụ thể như: -Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm -Hiện tượng tiêu cực trong học hành, thi cử -Vấn đề tai nạn giao thông -Sự thờ ơ, vô cảm của con người trong xã hội hiện nay -Nạn bạo hành trong gia đình -Nạn bạo lực học đường -Hiện tượng học sinh nghiện chơi điện tử….v.v * Yêu cầu -Về nội dung: +Người viết cần thể hiện được sự hiểu biết về vấn đề cần nghị luận: nêu rõ hiện tượng và những biểu hiện cụ thể của nó. +Phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại để có cái nhìn toàn diện. +Chỉ ra nguyên nhân và các tác động tiêu cực, tích cực của hiện tượng +Bày tỏ thái độ, đưa ra ý kiến, giải pháp đối với vấn đề nghị luận. -Về thao tác lập luận: +Cần phối hợp nhiều thao tác lập luận trong bài viết: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận - Về phạm vi tư liệu +Huy động kiến thức về đời sống xã hội, đặc biệt là những thông tin cập nhật có liên quan đến vấn đề và những trải nghiệm của bản thân. Những kiến thức nêu ra cần có sự hài hòa giữa tri thức phổ quát và nhận thức chủ quan của bản thân theo hướng cụ

File đính kèm:

  • docDINH HUONG ON TN MON NGV VAN 2012- 2013.doc
Giáo án liên quan