ĐỌC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM
1. Vị trí địa lý :
- Đọc trang Hành chính để nắm được đặc điểm vị trí địa lý : nằm ở đâu ,hệ tọa độ địa lý , vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển
2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Đọc trang địa chất khoáng sản .
3. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình : đọc trang hình thể để thấy địa hình chủ yếu là gì ? hướng địa hình ? hướng nghiêng chung ?
- Sông ngòi : đặc điểm sông ngòi dày đặc , nhiều nước , chia hai mùa cạn, lũ,.
- Đất : các loại đất chính ,đất chủ yếu là feralit, đất chủ yếu của từng vùng kinh tế
- Sinh vật : Trang thực vật động vật : các loài động thực vật chủ yếu của vùng , phân bố các loại rừng chủ yếu .
10 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc atlat Địa lý Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỌC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM
1. Vị trí địa lý :
- Đọc trang Hành chính để nắm được đặc điểm vị trí địa lý : nằm ở đâu ,hệ tọa độ địa lý , vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển
2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
- Đọc trang địa chất khoáng sản .
3. Đặc điểm tự nhiên
- Địa hình : đọc trang hình thể để thấy địa hình chủ yếu là gì ? hướng địa hình ? hướng nghiêng chung ?
- Sông ngòi : đặc điểm sông ngòi dày đặc , nhiều nước , chia hai mùa cạn, lũ,..
- Đất : các loại đất chính ,đất chủ yếu là feralit, đất chủ yếu của từng vùng kinh tế
- Sinh vật : Trang thực vật động vật : các loài động thực vật chủ yếu của vùng , phân bố các loại rừng chủ yếu .
- Khoáng sản : các loại khoáng sản chủ yếu .
- Khí hậu : nhiệt độ, lượng mưa, gió mùa , các trạm khí hậu.
* Đặc điểm chung của địa hình VN : trang Hình thể .
- Đặc điểm vùng núi , đồng bằng : Trang hình thể kết hợp trang các miền tự nhiên.
- Thế mạnh đồi núi , đồng bằng : dựa vào các trang yếu tố tự nhiên : khoáng sản , sông ngòi , sinh vật, đất ,
- Tài nguyên vùng biển : Trang khoáng sản , thủy sản .
- Thiên tai vùng biển : bão xem trang khí hậu
*Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa : xem trang khí hậu
+ Nhiệt đới : Chứng minh qua nhiệt độ : nền nhiệt cao trung bình từ 18- 240C.
+ Tính chất ẩm : thể hiện qua lượng mưa lớn , TB từ 1200 đến 2800mm
+ Tính chất gió mùa : gió mùa hạ : hướng TN và ĐN, phạm vi : cả nước
Gió mùa mùa đông : Hướng ĐB, phạm vi : MB
Gió phơn Tây nam : tác động ở đồng bằng duyên hải miền trung , phía nam Tây Bắc , đôi khi cả ĐBBB.
*Sông ngòi , đất , sinh vật miền nhiệt đới ẩm : xem các trang cùng tên
*Thiên nhiên phân hóa đa dạng :
+ Chiều Bắc – Nam : xem trang khí hậu để thấy khí hậu ( nhiệt độ , mưa miền Bắc , mùa mưa – khô ), Hệ sinh thái rừng ( trang động , thực vật).
+ Chiều đông – Tây : thấy được mối quan hệ giữa vùng biển , thềm lục địa, đồng bằng và đồi núi .( trang hình thể )
+ Theo độ cao : ở vùng núi Tây Bắc cao nhất nên có đầy đủ 3 đai cao , còn các vùng núi khác chỉ có hai đai cao.
+ Các miền tự nhiên : Địa hình , khoáng sản , sông ngòi , sinh vật ,đất đai , khí hậu( Xem trang các miền tự nhiên kết hợp với các trang tự nhiên : sông ngòi , đất , sinh vật , khoáng sản , ..).
* Sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng : kết hợp với trang lâm nghiệp
* Các thiên tai chủ yếu : bão ( xem Atlat trang khí hậu )
4. Địa lý dân cư :
- Đặc điểm dân số : ( trang dân số )
+ Đông dân ( biểu đồ hình cột – số liệu năm 2007)
+ Nhiều thành phần dân tộc ( trang dân tộc )
+ Dân số tăng nhanh ( Biểu đồ hình cột )
+ Cơ cấu dân số trẻ ( tháp dân số)
- Phân bố dân cư : trang dân số cho biết mật độ dân số không đồng đều : MN_ĐB, TT- NT.
- Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế : Biểu đồ miền trang Dân số
- Mạng lưới đô thị :
+ Các đô thị trực thuộc TW, tỉnh : Trang Hành chính
+ Các đô thị đặc biệt, loại 1,2,3,4,5: Trang dân số
+ Các đô thị có quy mô dân số trên 1 triệu người , 500001-1 triệu người ,.: trang Dân số .
5. Địa lý ngành kinh tế :
a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
-Giữa các ngành kinh tế ( các khu vực kinh tế ): trang kinh tế chung- biểu đồ miền .
-Trong nội bộ từng ngành kinh tế :
Trong nông nghiệp : Trang nông nghiệp chung và trang chăn nuôi .( biểu đồ hình tròn )
Trong công nghiệp : trang công nghiệp chung : biểu đồ hình tròn .
b. Ngành nông nghiệp :
* Ngành trồng trọt : trang nông nghiệp chung kết hợp với nông nghiệp:
-Tình hình sản xuất và phân bố lương thực ( lúa ): Trang nông nghiệp – lúa :
+Biểu đồ tròn kết hợp cột thể hiện diện tích và sản lượng lúa , từ đó rút ra năng suất lúa
+Vùng trọng điểm lúa , các tỉnh dẫn đầu về diện tích và sản lượng lúa
-Tình hình sản xuất, phát triển cây công nghiệp : trang nông nghiệp – cây công nghiệp
+Biểu đồ cột thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm , biểu đồ tròn , cột kết hợp thể hiện diện tích và sản lượng cà phê, cao su và điều năm 2007.
+Sự phân bố các cây công nghiệp : trang nông nghiệp chung và trang cây công nghiệp
* Ngành chăn nuôi : Trang nông nghiệp :
-Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi
-Các vùng dẫn đầu về trâu , bò , các tỉnh có số lượng dẫn đầu .
*Ngành thủy sản : tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản :
-Sản lượng thủy sản qua các năm, cơ cấu sản lượng thủy sản . ( biểu đồ cột chồng )
-Thủy sản khai thác : sản lượng ( biểu đồ cột chồng ) , các vùng dẫn đầu , các tỉnh dẫn đầu ( lược đồ - các hình cột kí hiệu vào bản đồ )
-.Thủy sản nuôi trồng : sản lượng ( biểu dồ cột chồng ), các vùng dẫn đầu , các tỉnh dẫn đầu ( cột đặt trong bản đồ )
* Ngành lâm nghiệp :
-Hiện trạng tài nguyên rừng : vườn quốc gia , dự trữ sinh quyển ( trang du lịch )
-Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp : trang lâm nghiệp :Biểu đồ cột chồng : diện tích rừng , rừng trồng , rừng tự nhiên .
-Vùng có độ che phủ , tỉnh có độ che phủ đứng đầu .
c. Ngành công nghiệp :
- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành và theo thành phần kinh tế ( biểu đồ hình tròn ), theo lãnh thổ ( sự phân hóa công nghiệp ,các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở ĐBSH và vùng phụ cận , ĐNBộ , ĐBSCL và rải rác ở duyên hải Miền Trung , các vùng khác chủ yếu là điểm công nghiệp)
- Các trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành trong trung tâm công nghiệp đó :
VD: Trung tâm CN Hà Nôi : cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm : sản xuất ô tô, hóa chất , cơ khí , vật liệu xây dựng ,
* Ngành công nghiệp trọng điểm :
Tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp khai thác than , dầu khí , điện , CNCB LTTP.
- Ngành công nghiệp năng lượng : Khai tác than , khai thác dầu khí
+Khai thác than: Sự phân bố ( kết hợp trang khoáng sản với trang CN trọng điểm )
Sản lượng ( biểu đồ cột – trang Cn trọng điểm )
+Khai thác dầu khí :Sự phân bố ( trang khoáng sản )
Sản lượng ( biểu đồ hình cột )
+Điện : tiềm năng thủy điện và nhiệt điện :trang sông ngòi và khoáng sản
Sản lượng điện : biểu đồ cột
Các nhà máy thủy điện , nhiệt điện, các nhà máy điện đang xây dựng , công suất của nhà máy .
-Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm :
+ Giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến ( biểu đồ cột )
+ Các trung tâm công nghiệp chế biến ( vòng tròn )
+ Tỉ trọng giá trị so với toàn ngành công nghiệp .( hình tròn )
d. Ngành dịch vụ
*Ngành giao thông vận tải : ( trang giao thông vân tải )
-Đường bộ : Các quốc lộ màu đỏ, đặc biệt quốc lộ 1 và đường HCM.,
Các cửa khẩu quốc tế .
- Đường sắt : Đường màu đen, Đường sắt Thống Nhất , từ Hà Nội tỏa ra các hướng.
- Đường biển : Tuyến trong nước dài nhất và quan trọng nhất là tuyến HP- TP HCM
. Các tuyến quốc tế xuất phát từ cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn .
- Đường hàng không : Các tuyến quốc tế xuất phát từ các sân bay quốc tế .
- Các cửa khẩu quốc tế , các sân bay quốc tế : Nội Bài ( HN),Cát Bi ( HP)
, Phú Bài ( Thừa Thiên Huế ), Đà Nẵng ( TP.ĐN) , Tân sơn Nhất ( TP. HCM )
-Cảng quốc tế : Hải Phòng , Sài Gòn ; các cảng biển ..cảng sông .
*Thương mại : ( Trang thương mại )
-Tình hình phát triển ngành thương mại
+Nội thương :
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước ( biểu đồ hình cột ) tăng liên tục qua các năm , nâm 2007 đạt được 746159 tỉ đồng .
Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi : giảm tỉ trọng thành phần nhà nước và tăng tỉ trọng thành phần ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài .
Những vùng nôi thương phát triển : các đô thị thành phố lớn ở ĐBSH và ĐNB
+Ngoại thương :
- Gía trị xuát , nhập khẩu nước ta tăng liên tục , năm 2007 đạt..( biểu đò hình cột ), cán cân xuát nhập khẩu luôn âm từ năm 200-2007 , luôn nhập siêu.
- Hàng xuất khẩu , nhập khẩu : hình tròn , nửa bé là hàng xuất khẩu , nửa to là hàng nhập khẩu
- VN xuát khẩu chủ yếu ra thị trường Hoa Kì, Nhật bản và Tây Âu.
- Nhập khẩu chủ yếu thị trường châu Á , châu Âu.
*Du lịch :
- Tài nguyên du lịch chia hai loại :
+Tài nguyên du lịch tự nhiên : di sản thiên nhiên thế giới , vườn quốc gia , khu dự trữ sinh quyển thế giới , hang động , nước khoáng , du lịch biển ( bãi biển ), thắng cảnh .
+Tài nguyên du lịch nhân văn : di sản văn hóa thế giới , di tích lịch sử cách mạng , lế hội truyền thống , làng nghề cổ truyền .
- Tình hình phát triển và phân bố du lịch :
+Khách du lịch và doanh thu khách du lịch tăng liên tục qua các năm ( bieur đồ cột kết hợp đường )
+Cơ cấu khách du lịch: biểu đồ tròn
+Trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia như : Hà Nội , Huế , Đà Nẵng , TP.HCM
+Trung tâm du lịch có ý nghĩa vùng : Hải Phòng , Hạ Long , Vinh, Vũng Tàu , Cần Thơ , Nha Trang.
6. Các vùng kinh tế
* Phần tự nhiên : địa hình , khoáng sản , sông ngòi , vị trí địa lý .
* Phần kinh tế : các tỉnh , thành phố ( chữ màu nâu đỏ ); các trung tâm công nghiệp của vùng , các cây trồng vật nuôi chủ yếu , các khu kinh tế của khẩu , khu kinh tế ven biển .
* Nước ta có nhiều điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển ( kết hợp các trang tự nhiên và kiến thức đã học )
* Các vùng kinh tế trọng điểm :
-Vị trí , dân số , diện tích các vùng , các trung tâm công nghiệp , cơ cấu GDP phân theo ngành của từng vùng ,GDP của 3 vùng so với cả nước .
- Các sân bay , cảng biển , nhà máy điện, di sản thiên nhiên , di sản văn hóa , khu kinh tế cửa khẩu , khu kinh tế biển .,
VẼ BIỂU ĐỒ VÀ NHẬN XÉT
I. Quy trình vẽ biểu đồ
1. Biểu đồ cột đơn:
Qui trình thể hiện:
- Xử lý số liệu: quy về xentimét
- Lập hệ trục toạ độ.
- Chia khoảng cách, chọn tỉ lệ tương ứng thích hợp ở trục tung và trục hoành.
- Xác định độ cao các cột.
- Vẽ các cột.
- Ghi các chỉ số tại các đầu cột.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng quy tắc.
2. Biểu đồ tròn qua 2 thời điểm:
Qui trình thể hiện:
- Xử lý số liệu:
+ Nếu đã cho số liệu % thì đổi ra độ bằng cách nhân số liệu % cho 3,6 ra số độ, sau đó vẽ bằng thước đo độ theo số liệu độ rồi ghi số liệu % vào các cung tròn vừa vẽ.
+ Nếu chưa cho số liệu % thì đổi ra % bằng cách lấy giá trị cá thể chia cho giá trị tổng thể rồi nhân cho 100. Kết quả điển vào bảng, ghi đơn vị % ở góc phải bên trên của bảng.
- Vẽ 2 đường tròn có bán kính khác nhau theo tỉ lệ. Tâm của 2 hình tròn phải cùng nằm trên một đường thẳng theo phương nằm ngang.
- Ghi các thời điểm (số năm) phía dưới 2 đường tròn
- Kẻ bán kính cơ sở.
- Xác định các miền giá trị (cung tròn) của các đại lượng thành phần theo chiều kim đồng hồ và phù hợp với trình tự của bảng số liệu (đo bằng thước đo độ) .
- Dùng kí hiệu thể hiện miền giá trị (cung tròn) của các đại lượng thành phần (đồng nhất ở 2 biểu đồ).
- Ghi chỉ số của các miền giá trị (cung tròn) bằng đơn vị %.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng qui tắc.
3. Biểu đồ đường biểu diễn:
- Xử lý số liệu quy về xentimét.
- Lập hệ trục toạ độ trục đứng theo giá trị %, trục ngang theo giá trị năm, quy về xentimét.
- Chia khoảng cách, chọn tỉ lệ tương ứng thích hợp ở trục tung và trục hoành.
- Đặt tên trục và ghi đơn vị các trục.
- Xác định các điểm.
- Nối các điểm với nhau bằng các đoạn thẳng.
- Ghi các chỉ số tại các điểm.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng quy tắc.
Qui trình thể hiện:
4. Biểu đồ cột kết hợp với đường:
- Xử lý số liệu: Quy về xentimét.
- Lập hệ trục toạ độ: hai trục đứng theo các đơn vị khác nhau, trục ngang theo đơn vị năm.
- Chia khoảng cách, chọn tỉ lệ tương ứng thích hợp ở trục tung và trục hoành .
- Đặt tên trục và ghi đơn vị các trục.
- Xác định chiều cao của các cột biểu đồ, phù hợp với khoảng cách thời gian ở trục hoành.
- Xác định các điểm.
- Nối các điểm với nhau bằng các đoạn thẳng.
- Ghi chỉ số của các cột tại đầu các cột, ghi chỉ số của các điểm tại các điểm.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng qui tắc.
Qui trình thể hiện:
5. Biểu đồ miền:
Qui trình thể hiện:
- Xử lý số liệu:
+ Nếu đã cho sẵn đơn vị % thì không phải đổi sso liệu, chỉ cần quy đổi về xentimét để vẽ.
+ Nếu chưa cho số liệu % thì đổi ra % bằng cách cách lấy giá trị cá thể chia cho giá trị tổng thể rồi nhân cho 100. Kết quả điển vào bảng, ghi đơn vị % ở góc phải bên trên của bảng.
Lập hệ trục toạ độ: chia khoảng cách ở trục tung, trục hoành theo đúng tỉ lệ. Trục đứng lấy 1 cm ứng với 10% Chia tới 100
Chú giải vào biểu đồ và ghi tên biểu đồ .
%, trục ngang chia theo đơn vị năm đúng tỉ lệ. Ghi tên và đơn vị các trục.
- Kẻ đường khung giới hạn miền giá trị của đại lượng tổng.
- Xác định các điểm.
- Nối các điểm với nhau bằng các đoạn thẳng.
- Dùng kí hiệu thể hiện miền giá trị của các đại lượng thành phần.
- Ghi chỉ số (đơn vị %) ở các miền giá trị.
- Chú thích và đặt tên của biểu đồ theo đúng qui tắc.
HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ, GIẢI THÍCH
1. Nhận xét biểu đồ:
- Nhận xét chung: Nhìn chung
- Nhận xét cụ thể, dẫn chứng số liệu.
+ Nhận xét cụ thể từng đối tượng kèm theo số liệu dẫn chứng
+ Có thể so sánh các đối tượng hoặc so sánh các giai đoạn, thời điểm của đối tượng.
2. Giải thích: Dựa vào kiến thức đã học các bài có liên quan để giải thích.
KỸ NĂNG NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
Để có thể đạt điểm cao môn Địa lý, kỹ năng nhận xét biểu đồ là một yếu tố quan trọng giúp các bạn có một bài thi thành công! Tuy nhiên, mỗi loại đề bài và mỗi loại biểu đồ lại yêu cầu những phương pháp nhận xét khác nhau, gây lúng túng cho không ít bạn trong khi làm bài thi. Sau đây là một số kỹ năng để các bạn tham khảo:
DẠNG 1: DẠNG BIỂU ĐỒ CỘT
Trường hợp cột đơn (chỉ có một yếu tố)
* Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia đều được).
* Bước 2: Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng (hay giảm) liên tục hay không liên tục? (lưu ý những năm nào không liên tục).
* Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm. Nếu không liên tục: thì năm nào không liên tục.
* Kết luận và giải thích qua về xu hướng của đối tượng.
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ và nhận xét tình hình dân số ở nước ta theo bảng sau và nhận xét
(Đơn vị: triệu người)
Nhận xét:
- Từ năm 1921 đến năm 2002: dân số nước ta tăng liên tục và tăng từ 15,6 lên 80 triệu người (tăng 64,4 triệu người; hay tăng gấp hơn 5 lần).
- Từ năm 1921 đến năm 1960: dân số nước ta tăng chậm, gấp 2 lần trong 39 năm (hay tăng 14,6 triệu người trong 39 năm, bình quân mỗi năm tăng 0,37 triệu người).
- Từ năm 1960 đến năm 1990: dân số nước ta tăng nhanh hơn, gấp 2,2 lần chỉ trong 30 năm (hay tăng 36 triệu người trong 30 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người).
- Năm 1990 đến năm 2002: dân số nước ta có xu hướng tăng chậm lại, tăng 13,8 triệu người trong 12 năm, bình quân mỗi năm tăng 1,2 triệu người.
- Dân số nước ta tăng nhanh qua các năm, đặc biệt vào những năm 60 và 70, đây là thời kì bùng nổ dân số ở nước ta. Xu hướng tăng chậm lại vào đầu thế kỉ 21.Tuy tỉ lệ tăng dân số hàng năm có giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh bởi vì dân số nước ta đông.
Trường hợp cột đôi, ba (ghép nhóm) (có từ hai yếu tố trở lên)
* Nhận xét xu hướng chung.
* Nhận xét từng yếu tố một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn)
* Sau đó kết luận (có thể so sánh, hay tìm yếu tố liên quan giữa hai cột)
* Có một vài giải thích và kết luận.
Ví dụ:
Hãy nêu nhận xét về sản lượng than sạch và phân hoá học ở Việt Nam giai đoạn 1976 – 1997(Đơn vị: Nghìn tấn)
Nhận xét:
* Giai đoạn 1976 – 1997:
- Than sạch ở nước ta tăng không liên tục, tăng từ 5.700 lên 10.647 nghìn tấn (tăng 4.947 nghìn tấn).
- Phân hoá học cũng tăng không liên tục, tăng từ 435 lên 994 nghìn tấn (tăng 559 nghìn tấn ).
- Ngành công nghiệp chế biến than sạch luôn có sản lượng cao hơn công nghiệp chế biến phân hoá học.
* Trong đó:
- Giai đoạn 1976 – 1985: Cả than và phân bón đều tăng, than tăng 100 nghìn tấn, phân tăng 96 nghìn tấn.
- Giai đoạn 1985 – 1990: cả than và phân bón đều giảm, than giảm 1.173 nghìn tấn, phân giảm 177 nghìn tấn.
- Giai đoạn 1990 – 1997: cả than và phân bón đều tăng trở lại, than tăng 6.020 nghìn tấn, phân tăng 650 nghìn tấn.
>>>Tóm lại: Từ năm 1976 – 1997: Cả than và phân bón có thời gian tăng không liên tục giống nhau, trong đó phân bón tăng nhanh hơn than (phân tăng 2,28 lần, còn than tăng 1,87 lần). Do nhu cầu ngày càng tăng của quá trình phát triển kinh tế đất nước, do vậy sản lượng của ngành công nghiệp chế biến tăng lên.
* Trường hợp cột là các vùng, các nước
- Cái đầu tiên đó là nhìn nhận chung nhất về bảng số liệu nói lên điều gì.
- Tiếp theo hãy xếp hạng cho các tiêu chí: Cao nhất, thứ nhì thấp nhất (cần chi tiết). Rồi so sánh giữa cái cao nhất và cái thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi.
- Một vài điều kết luận và giải thích.
Ví dụ:
Công suất của một số nhà máy thủy điện ở nước ta. (Đơn vị: nghìn kw)
Nhận xét:
>> Trong các nhà máy thủy điện nêu trên, ta thấy:
- Nhìn chung hệ thống các nhà máy thủy điện của nước ta có công suất không lớn (trừ thủy điện Hoà Bình).
- Nhà máy thủy điện Hoà Bình có công suất lớn nhất 1.900.000 kw
- Thứ nhì là Yaly có công suất 700.000 kw
- Thứ ba là Trị An có công suất là 400.000 kw
- Thứ tư là Đa Nhim 160.000 kw
- Thứ năm là Thác Mơ 150.000 kw
- Cuối cùng (hay ghi thấp nhất) là Thác Bà 110.000 kw
- Nhà máy thủy điện Hoà Bình cao hơn Thác Bà đến 17,3 lần.
>>> Các nhà máy thủy điện của nước ta đã và đang đáp ứng một phần lớn nhu cầu về tiêu thụ năng lượng cho quốc gia. Trong tương lai nhu cầu điện năng tăng cao vì thế vai trò của năng lượng nói chung, thủy điện nói riêng càng có vai trò to lớn. Để ngày càng đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó, hiện nay Chính phủ đang cho xây dựng thêm các nhà máy thủy điện có công suất lớn hơn nữa (như thủy điện Sơn La công suất 2,4 triệu kw)
DẠNG 2: BIỂU ĐỒ TRÒN
* Khi chỉ có một vòng tròn: ta nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất là cái nào, nhì là, ba là Và cho biết tương quan giữa các yếu tố (gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %). Đặc biệt là yếu tố lớn nhất so với tổng thể có vượt xa không?
Lưu ý : Tỷ trọng có thể giảm nhưng số thực nó lại tăng, vì thế cần ghi rõ. Ví dụ: xét về tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm không ghi trống kiểu ngành nông nghiệp giảm vì như thế là chưa chính xác, có thể bị trừ hay không được cho điểm.
* Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình tròn cho một bài)
- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): tăng/ giảm như thế nào?
- Ta nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vòng trở lên thì thêm liên tục hay không liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba của các yếu tố trong từng năm, nếu giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3 lần)
* Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
* Có thêm giải thích chút về vấn đề.
* Trường hợp cho bảng số liệu mang giá trị tuyệt đối (tỉ đồng, nghìn tấn, nghìn ha) thì cần phải xử lý ra số liệu tương đối ( % ). Và cần lưu ý nếu có từ 2 hình tròn trở lên chúng ta cần tính bán kính của hình tròn.
Ví dụ 1: Vẽ biểu đồ cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1999 (Đơn vị: %)
⟹ Ta nhận xét như sau:
Năm 1999, ở nước ta:
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm nhiều nhất: 63,5%.
- Dịch vụ đứng thứ hai với 25%.
- Công nghiệp thấp nhất chỉ còn 11,5% lao động.
- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhiều gấp 5,5 lần lao động trong công nghiệp và gấp 2,5 lần dịch vụ.
- Tóm lại: Nền kinh tế ở nước ta chủ yếu vẫn là nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ vẫn còn chiếm tỉ trọng thấp. Do điểm xuất phát kinh tế thấp, hơn nữa lại phải trải qua chiến tranh kéo dài.
Ví dụ 2:
Cho bảng số liệu sau: (Đơn vị: %)
a)Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo khu vực kinh tế ở nước ta.
b) Nhận xét
⟹ Vẽ 2 biểu đồ tròn
Nhận xét:
Từ năm 2000 đến năm 2002 tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự chuyển dịch:
+ Nông lâm ngư nghiệp giảm, giảm từ 24,6 % xuống còn 23% (giảm 1,5%).
+ Công nghiệp và xây dựng tăng, tăng từ 36,7% lên tới 38,4% (tăng 1,7%).
+ Dịch vụ không tăng, có giảm nhưng không đáng kể (0,01%).
- Trong cả 2 thời điểm thì dịch vụ luôn đứng đầu, kế đến là công nghiệp và thấp nhất là nông lâm ngư nghiệp.
- Năm 2002 sản phẩm công nghiệp và dịch vụ tăng đồng đều và gần tương đương nhau.
- Tóm lại: nền kinh tế nước ta có xu hướng đi lên theo hướng công nghiệp hoá.
DẠNG 3: BIỂU ĐỒ MIỀN
* Đây là dạng biểu đồ có yêu cầu của đề bài giống với dạng biểu đồ hình tròn (biểu đồ cơ cấu). Nên rất dễ nhầm lẫn với xây dựng biểu đồ tròn.
* Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền). Vậy số liệu đã cho cứ trên 3 năm mà thể hiện về cơ cấu thì vẽ biểu đồ miền.
Cách nhận xét:
- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số liệu.
- Ta nhận xét hàng ngang trước: theo thời gian yếu tố A tăng hay giảm, tăng giảm như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố B tăng hay giảm yếu tố C (mức chênh lệch)
- Nhận xét hàng dọc: yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng hay không?
- Tổng kết và giải thích.
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ và nhận xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng Sông Hồng
(Đơn vị: %)
Nhận xét:
- Nhìn chung ở Đồng bằng sông Hồng tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh và dần chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. Công nghiệp có tăng nhưng chậm, nông nghiệp giảm nhanh.
Hàng ngang: Từ năm 1986 đến năm 2000: ở Đồng bằng sông Hồng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch:
- Nông nghiệp giảm liên tục và giảm nhanh từ 49,5% xuống 29,1%, giảm 20,4%.
- Công nghiệp tăng liên tục, tăng nhẹ từ 21,5% lên 27,5% tăng 6%.
- Dịch vụ tăng liên tục, tăng khá nhanh từ 29% lên 43,4% tăng 4%.
Hàng dọc: Từ năm 1980 đến năm 1990, nông nghiệp đứng đầu, dịch vụ đứng thứ hai, công nghiệp đứng thứ 3.
Từ năm 1995 -2000, dịch vụ vươn lên đứng thứ nhất, nông nghiệp đứng thứ hai và công nghiệp đứng thứ 3.
Kết luận: Đồng bằng sông Hồng có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, đi từ nông nghiệp qua dịch vụ, qua công nghiệp. Điều này phù hợp với xu thế chung của thế giới và cũng cho thấy con đường đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta nói chung và của đồng bằng sông Hồng nói riêng.
DẠNG 4: DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ( BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG )
Trường hợp thể hiện một đối tượng:
Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)
Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục)
Bước 3:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục
Bước 4: Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.
Trường hợp cột có hai đường trở lên:
- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: Đường A trước, rồi đến đường B, rồi đến C,D
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau
DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980 – 2005
1. Trên cùng một hệ toạ độ vẽ đường biểu diễn dân số và đường biểu diễn sản lượng lương thực qua các năm.
2. Nhận xét về diễn biến dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1980 – 2005.
Trả lời:
1. Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ 2 đường biểu diễn
- Có chú giải và tên biểu đồ.
2. Nhận xét
- Dân số và sản lượng lương thực của nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đều:
+ Dân số tăng 1,55 lần.
+ Sản lượng lương thực tăng 2,75 lần. Do sản lượng có tốc độ tăng nhanh hơn dân số, nên bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta tăng khá nhanh (năm 1980 là 268 kg/người, năm 2005 là 476,5 kg/người).
- Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng lương thực còn chậm vì để tăng 1% dân số thì phải tăng 4% sản lượng lương thực. Do đó để đảm bảo an ninh lương thực một mặt phải đẩy mạnh phát triển sản xuất lương thực mặt khác phải hạ thấp tỉ lệ tăng dân số.
DẠNG 5: BIỂU ĐỒ KẾT HỢP
Các bước nhận xét của dạng này thì giống như biểu đồ đồ thị
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VÀ TỈ SUÂT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 – 2006
1. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện quy mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960– 2006.
2. Nêu nhận xét.
3. Giải thích vì sao hiện nay quy mô dân số nước ta vẫn tăng mặc dù tỉ lệ tăng dân số đã giảm nhanh.
Hướng dẫn trả lời:
1. Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ kết hợp đường (tỉ suất gia tăng tự nhiên) và cột (dân số).
- Có chú giải, chú ý khoảng cách năm.
- Tên biểu đồ.
2. Nhận xét
- Dân số nước ta liên tục tăng qua các năm (dẫn chứng).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm (dẫn chứng). Đây là kết quả của việc triển khai cuộc vận động dân số, kế hoạch hoá gia đình.
3. Giải thích
- Do quy mô dân số hiện nay lơn hơn trước đây nhiều, vì vậy tuy tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, nhưng tổng dân số vẫn tăng nhanh.
- Do hậu quả của vấn đề tăng nhanh dân số trước đây nên số phụ nữ trong độ tuổi sinh
File đính kèm:
- Huong dan khai thac ATlat theo trinh tu kien thuc kien.doc