Đọc văn câu cá mùa thu ( Nguyễn Khuyến)

I - Mục tiêu cần đạt.

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, có phần hiu hắt của cảnh sắc mùa thu và tâm hồn thanh cao, tâm sự u hoài của nhân vật trữ tình được miêu tả, biểu hiện trong bài.

- Thấy được sự tinh tế, tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

II - Phương pháp, phương tiện.

1,Phương pháp.

-Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

2,Phương tiện.

-Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

III - Tiến trình dạy học.

1,Ổn định lớp.

2,Kiểm tra bài cũ.:

3,Dạy bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4378 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc văn câu cá mùa thu ( Nguyễn Khuyến), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 17 Ngày soạn: 21/9/2008 Ngày day: 22/8/2008 Đọc văn Câu cá mùa thu ( Nguyễn khuyến) I - Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ, có phần hiu hắt của cảnh sắc mùa thu và tâm hồn thanh cao, tâm sự u hoài của nhân vật trữ tình được miêu tả, biểu hiện trong bài. - Thấy được sự tinh tế, tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả. II - Phương pháp, phương tiện. 1,Phương pháp. -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận. 2,Phương tiện. -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo. III - Tiến trình dạy học. 1,ổn định lớp. 2,Kiểm tra bài cũ.: 3,Dạy bài mới. Hoạt động của GV và Học Sinh Yêu cầu cần đạt CH: Nêu những nội dung trong phần tiểu dẫn trong sgk ? CH: Đọc bài thơ với giọng tha thiết phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. CH: Chia bố cục bài thơ ? CH: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ đầu ? CH: Bức tranh thiên nhiên có thêm cảnh vật gì trong hai câu thực ? CH: Hai câu luận có gì đặc biệt ? CH: Tâm trạng của nhân vật trữ tình ? Nhà thơ có phải đi câu mong cá cắn mồi hay còn mục đích nào khác ? CH: Nêu những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 4. Củng cố. 5. Dặn dò. I/ Tiểu dẫn. - Xuất xứ bài thơ Câu cá mùa thu. II/ Đọc – chia bố cục. 1. Đọc. 2. Bố cục. - Chia theo bố cục : Đề, thực, luận, kết. III/ Đọc hiểu. 1. Hai câu đề. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo - Không gian, thời gian : Ao thu - Không khí : lạnh lẽo - Cảnh vật : chiếc thuyền câu -> Bức tranh mùa thu tiêu biểu của vùng nông thôn Bắc Bộ Việt Nam. - Tâm trạng : Một nỗi buồn man mác trước bức tranh mùc thu. 2. Hai câu thực. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo - Cảnh thu : + Sóng thu nhẹ, gió thu nhẹ + Sắc màu vàng của lá đặc trưng cho bức tranh mùc thu - Cảm nhận : tinh tế, nhạy bén, chiếc lá vàng khẽ xoay nhẹ trong gió trước khi đáp xuống mặt nước ao thu. Con người đang thả hồn để đón nhận những chuyển động nhẹ nhàng của bức tranh mùa thu. 3. Hai câu luận. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo - Nghệ thuật đối : - Bức tranh thu được mở rộng. Không gian trời thu xanh ngắt mang đặc trưng cho bức tranh mùa thu, tầng mây trắng lơ lửng hay là cái lơ lửng trong tâm trạng nhân vật trữ tình. Ngõ trúc quanh co, khách vắng vẻ, một nét vẽ riêng cho mùa thu ở vùng nông thôn. - Phải có một tình yêu với quê hương, một sự cảm nhậ và thể hiện tinh tế, nhạy bén thì mới có thể thể hiện được một bức tranh mùa thu chân thực, tinh tế và sống động đến như vậy. 4. Hai câu kết. Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo - Tư thế ngồi bó gối trong mong đợi. + Không đơn thuần là mong cá cắn câu mà trong hoàn cảnh thực tại mất nước lúc bấy giờ nhà thơ mong một người hiền tài đến để cùng nhà thơ bàn tính đại sự mong cứu nhân dân, đất nước ra khỏi cảnh lầm than. - Thể hiện lòng yêu nước một cách thầm kín. IV/ Tổng kết. 1. Nội dung. - Thể hiện vẻ đẹp của bức tranh mùa thu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. - Lòng yêu nước thầm kín của nhà thơ. 2. Nghệ thuật. - Những đặc trưng nghệ thuật của thể thơ thất ngôn. - Làm bài tập nâng cao - Soạn bài tiếp theo

File đính kèm:

  • doc17.doc