I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
2.Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình - đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.
3. Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.
II. Chuẩn bị:Thu thập tài liệu, đọc tài liệu soạn giáo án.
Đọc lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài.
III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Tư tưởng chủ đạo của bài ca ngắn đi trên bãi cát là gì ?
Qua hình ảnh thực & tượng trưng trong bài thơ, tác giả muốn nói điều gì ?
9 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc văn Lẽ ghét thương- Trường trung học phổ thông Lê Hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:05 Ngày soạn: 18 . 08 . 08
Tiết:17 + 18 Ngày dạy:
Đọc Văn LẼ GHÉT THƯƠNG
(Trích: Truyện Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
2.Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình - đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ.
3. Rút ra những bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.
II. Chuẩn bị:Thu thập tài liệu, đọc tài liệu soạn giáo án.
Đọc lại kiến thức cũ trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài.
III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Tư tưởng chủ đạo của bài ca ngắn đi trên bãi cát là gì ?
Qua hình ảnh thực & tượng trưng trong bài thơ, tác giả muốn nói điều gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Gv yêu cầu hs tóm lược những chi tiết chính ở phần tiểu dẫn trong sgk/45
? Em hiểu được điều gì về thể loại của tác phẩm?
? Em hãy tóm lược lại tp 1 cách ngắn gọn ?
LVT quê ở Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Nghe tin triều đình mở khoa thi, VT từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Ph. Lai, chàng đã cứu được Nguyệt Nga. Cảm ân đức NN đã tự nguyện gắn bó suốt đời với VT, tiếp tục hành trình VT gặp & kết bạn với HM. Sau khi thăm cha mẹ VT cùng tiểu đồng lên kinh, ghé thăm Võ Công - n đã hứa gả VTLoan. Từ đây có thêm n bạn VTTrực cùng đi, giữa đường gặp Tr.Hâm; B.Kiệm. thấy Vt tài cao, H,K sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào trường thi nhận được tin mẹ mất liền bỏ thi về chịu tang. Dọc đường về Vt đau mắt nặng rồi bị mù cả 2 mắt lại bị Tr H lừa đẩy xuống sông, nhờ giao long dìu đỡ vào bờ được 1 gđ ngư ông cưu mang, sau đó chàng lại bị cha con V Công hãm hại đem bỏ vào hang núi Thương Tòng đc Du thần và tiên ông cứu giúp may mắn gặp HM cả hai về am vắng. Năm ấy Tử Tr đỗ thủ khoa trở về họ Võ hỏi tin Vt cự tuyệt lời VC mắng cho 1 trận.
Nghe tin Vt đã chết NN thủ tiết suốt đời, trên đường đi cống nàng đã quyên sinh, phật quan âm đưa vào vườn họ Bùi... trốn vào rừng nương náu nhà bà lão dệt vải.
VT được thuốc tiên cứu mắt lại sáng ra-> thăm cha, mẹ & cha mẹ KNN. Đi thi đỗ trạng nguyên vua cử đi dẹp giặc Ô Qua, HM được cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, lạc đường gặp NN, về triều kể hết sự tình. Kẻ ác bị trừng trị. Gđ sum họp hp.
? Nội dung chính của tác phẩm nói về vấn đề gì
? Đoạn trích mà chúng ta học bắt đầu từ đâu? Nội dung chính là nói về vấn đề gì ?
(? Nhân vật ông Quán là người ntn? Vì sao ông lại được nhân dân yêu mến ? )
? Bố cục của đoạn trích được chia như thế nào ?
(6 câu đầu: Lời đối đáp giữa ông Quán, Tử Trực & Vân Tiên; 10 câu: Lẽ ghét; 14 câu: Lẽ thương, 2 câu kết)
HĐ3 Gv hướng dẫn hs đọc Vb, gọi hs đọc, hs nhận xét, Gv đọc & dẫn dắt hs tìm hiểu tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi trong sgk/48
? Theo ông Quán thì ghét vì điều gì ? Vì sao ông quán lại ghét ?
? Em hãy tái hiện lại những đời vua mà ông quán ghét ?
? Qua những chứng cớ mà ông Quán đưa ra em nhận thấy điều gì về thái độ của tác giả ?
? Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật là gì ?
? Em rút ra được điều gì về tư tưởng của tác
giả ?
? Tóm lại vấn đề ở đây ông Quan thương là vì những gì ?
? Em rút ra được điều gì từ việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ?
? Em có nhận xét gì về việc sử dụng phép điệp & phép đối ở cặp từ ghét thương ?
? Giá trị của các biện pháp nghệ thuật đó là gì ?
Gv hướng dẫn hs tự trả lời câu hỏi số 3/48
Gợi ý: Câu số 3
- Bởi thương đến xót xa nhân dân phải chịu cảnh lầm than, khổ cực thương những con người tài đức mà bị vùi dập, phải mai một tài năng & chí nguyện bình sinh NĐC càng căm ghét kẻ làm hại dân, hại đời đẩy con người vào những cảnh ngộ éo le, oan nghiệt -> Căm hận những gì lỗi đạo trời trái đạo người “vì chưng hay...thương.” Đó là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của NĐC
Sau khi hs làm Gv cho hs khác nhận xét Gv nhận xét chốt lại những ý chính như trên.
? Điều cần rút ra từ bài học này là gì ?
Gv đặt một số câu hỏi để củng cố bài:
? Nội dung ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện ntn trong đoạn trích.
? Mối quan hệ giữa hai tình cảm ghét và thương trong tâm hồn tác giả.
? Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Thạch Giang (khảo đính và chú thích) Truyện LVT NXB ĐHCN HN
Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả - tác phẩm: (xem sgk Ngữ vănlớp 9/112 tập 1)
2. Thể loại: Truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tích chất dân gian.
3. Nội dung: Xoay quanh cuộc xung đột giữa thiện và ác.
- Đề cao tinh thần nhân nghĩa, khát vọng lý tưởng của tác giả và nhân dân, mơ ước về 1 xã hội tốt đẹp.
4. Vị trí: Trích phần đầu của tp(473 - 504), khi Lục Vân Tiên (LVT) & Vương Tử Trực ra kinh đô ứng thí, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm & Bùi Kiệm cũng đi thi. Ở đây họ gặp chủ quán. Đoạn trích là lời ông quán nói cho họ nghe.
5. Bố cục: chia làm 4 phần.
II. Đọc hiểu văn bản:
Câu hỏi: 1
* Những đời vua mà ông Quán ghét:
- Kẻ đáng ghét nhất là vua chúa bày ra “việc tầm phào” như : “Kiệt, Trụ mê dâm”(Kiệt Trụ vị vua cuối cùng của nhà Hạ, say mê Muội Hỉ đã phá tán của cải trong kho, xây Dao đài(đài bằng ngọc) cung Trường Dạ trang hoàng ngọc ngàchâu báu, làm nơi ăn chơi hưởng lạc. Lại thả hổ báo ra chợ bắt dân làng để mua vui).
- Trụ - vua cuối cùng nhà Thương, Nghe lời Đát Kỉ cho đào ao đổ rượu “tửu trì”, lấy chả thịt treo lên cây, bắt trai gái khỏa thân làm trò dâm loạn.
- U Vương say đắm Bao Tự có thể sai người xé mỗi ngày hàng trăm tấm lụa.
=> Mượn điển tích điển cố trong sử sách, bộc lộ thái độ căm ghét rất quyết liệt những thế lực xấu xa làm hại dân. Đó là những cái Ác.
- Điệp từ ghét càng có ý nghĩa nhấn mạnh tính bộc trực thẳng thắn của người nói. Biện pháp tăng tiến không chỉ cho thấy sự oán ghét mà là căm thù.
- Lí giải ghét là vì hại dân, thể hiện quan điểm lập trường của nhân dân khách quan, minh bạch
-> Tư tưởng nhân dân tiến bộ.
* Những người mà ông Quán thương:
- Thương những bậc hiền tài số phận lận đận như Khổng Tử bô ba khắp chốn, hi vọng có dịp thực hiện hoài bão cưu đời. Nhưng không được tin dùng lại còn suýt bị hãm hại.
- Nhan Uyên có đức có tài, nhưng mệnh iểu Gia Cát Lượng tận tụy, nhưng “gặp cơn Hán mạt” sự nghiệp không thành tài lành uổng phí.
- Đào Uyên Minh hoài bão không thành cáo quan cày ruộng nuôi thân; Hán Dũ giáng chức vì can dán nhà vua không nên quá sùng tín đạo phật...
=> Thương những con người cụ thể thuộc về cái thiện. Những con người tài cao đức trọng, có hoài bão giúp dân giúp nước, nhưng sự nghiệp không thành. Tình thương ở đây rộng lớn hơn tình thương dân - tình bắc ái.
-> Điệp từ thương đã bộc lộ nỗi lòng thống thiết của ông quán, bởi ông quán có thương mình trong đó.
-> Lời lẽ có phần sách vở, mộc mạc nhưng không hề khô khan gượng gạo, lại hướng vào cuộc đời, nói lên những điều ấp ủ tận tâm can. Nên giọng thơ có sức truyền cảm mãnh liệt, bút pháp trữ tình mang đậm hương sắc Nam Bộ.
Câu hỏi 2: Các biện pháp nghệ thuật:
- Điệp từ: ghét lặp lại 12 lần
thương lặp lại 12 lần.
- Đối từ: đối trong cả đoạn thơ “ghét...ghét..”; “thương...thương...” 10 câu về lẽ ghét; 14 câu về lẽ thương; tiểu đối ngay trong 1 câu thơ (“hay ghét... hay thương; thương ghét, ghét thương; lại ghét ... lại thương)
- Biện pháp tu từ biểu hiện sự trong sáng phân minh sâu sắc ; hai tình cảm ghét - thương cùng xuất phát từ 1 trái tim đa cảm tưởng như đối lập mà lại hoàn toàn thống nhất; thương &ghét cứ đan cài, tiếp nối, không thể tách rời, rất sâu nặng trong tâm hồn t/g không nhạt nhòa lẫn lộn chung chung. Yêu thương & căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, yêu thương cũng rất mực.
Câu hỏi 3: ( Học sinh tự làm).
III. Luyện tập:
1. Củng cố:
- Lẽ ghét thương được thể hiện như thế nào trong đoạn trích.
- Tư tưởng chủ đạo của tác giả thể hiện ntn thông qua nhân vật ông Quán.
2. Luyện tập ở trên lớp: thực hiện theo y/c trong sách giáo khoa:48
IV. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Đọc lại toàn bộ đoạn trích; Nắm nội dung chính và nghệ thuật của bài học.
- Căn cứ vào hệ thông câu hỏi hướng dẫn học bài soạn hai bài đọc thêm: Chạy giặc & Hương sơn phong cảnh ca.
Tài liệu tóm tắt tác phẩm: “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu
LVT quê ở Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn. Nghe tin triều đình mở khoa thi, VT từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Ph. Lai, chàng đã cứu được Nguyệt Nga. Cảm ân đức NN đã tự nguyện gắn bó suốt đời với VT, tiếp tục hành trình VT gặp & kết bạn với HM. Sau khi thăm cha mẹ VT cùng tiểu đồng lên kinh, ghé thăm Võ Công - người đã hứa gả VTLoan. Từ đây có thêm n bạn VTTrực cùng đi,
Giữa đường gặp Tr.Hâm; B.Kiệm.(Đoạn VT - TT & nói chuyện với ông Quán) thấy Vt tài cao, H,K sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào trường thi nhận được tin mẹ mất liền bỏ thi về chịu tang. Dọc đường về Vt đau mắt nặng rồi bị mù cả 2 mắt lại bị Tr H lừa đẩy xuống sông, nhờ giao long dìu đỡ vào bờ được 1 gđ ngư ông cưu mang, sau đó chàng lại bị cha con V Công hãm hại đem bỏ vào hang núi Thương Tòng đc Du thần và tiên ông cứu giúp may mắn gặp HM cả hai về am vắng.
Năm ấy Tử Tr đỗ thủ khoa trở về họ Võ hỏi tin Vt cự tuyệt lời VC mắng cho 1 trận....
Nghe tin Vt đã chết NN thủ tiết suốt đời, trên đường đi cống nàng đã quyên sinh, phật quan âm đưa vào vườn họ Bùi... trốn vào rừng nương náu nhà bà lão dệt vải.
VT được thuốc tiên cứu mắt lại sáng ra-> thăm cha, mẹ & cha mẹ KNN. Đi thi đỗ trạng nguyên vua cử đi dẹp giặc Ô Qua, HM được cử làm phó tướng. Đánh tan giặc, lạc đường gặp NN, về triều kể hết sự tình. Kẻ ác bị trừng trị. Gđ sum họp hp.
Ngày soạn: 19 . 08 . 08
Tiết: 18 +19 Ngày dạy:
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
CHẠY GIẶC & HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH CA
(Nguyễn Đình Chiểu - Chu Mạnh Trinh)
I.Mục tiêu: Hướng dẫn để hs nắm được những nét cơ bản về tình cảnh của đất nước & thái độ của tác gỉa Nguyễn Đình Chiểu khi thực dân pháp bắt đầu tấn công nước ta.
- Thấy được tâm trạng, tình cảm của tác giả.
- Thấy được vẻ đẹp của cảnh hương sơn qua lời mt của t/g. Đặc biệt là phân tích để thấy được nghệ thuật tả cảnh của tác giả.
II. Hướng dẫn hs tự học: 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc đoạn trích “Lẽ ghét thương” (Trích: Truyện
Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu) ? Những tình cảm ghét thương được thể hiện như thế nào trong đoạn trích ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
HĐ2 Gv đặt câu hỏi hướng dẫn hs tự tìm hiểu nội dung hai bài thơ.
? Bài thơ chạy giặc ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Cảm nhận chung của em về tác phẩm này là gì?
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tác phẩm bằng cách đặt câu hỏi để gợi ý cho các em nắm bài.
? Tình cảm đau thương của nhân dân được thể hiện như thế nào ?
Đọc hai câu thơ đầu: chú ý về âm thanh, từ ngữ & các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã s/d.
? Bức tranh chạy giặc được tác giả thể hiện như thế nào ở bốn câu tiếp theo?
Chú ý các từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật không chỉ khắc họa quang cảnh làng xóm. Mà còn diễn tảcảnh vùi dập phá phách của kẻ thù...
? Tác dụng của những câu thơ cuối là gì? Tác giả muốn nhấn mạnh đến điều gì ?
? Em rút ra được điều gì về tâm trạng và thái độ của tác giả ở những câu cuối
? Hãy tóm lược những chi tiết tiêu biểu về tác giả Chu Mạnh Trinh ?
Ông là một người tài hoa, giỏi cầm kì thi họa và kiến trúc. Đồng thời ông luôn là người có tâm hồn phóng khoáng, Ông đỗ tiến sĩ năm 1892
? Bài thơ được sáng tác trong khoảng thời gian nào ?
Gv hướng dẫn hs đọc tác phẩm, Gv nhận xét.
? Cảnh Hs được t/g giới thiệu khái quát ntn ?
? Em hãy tái hiện lại bối cảnh Hương sơn ?
? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi miêu tả cụ thể cảnh HSơn ?
? Đứng trước khung cảnh HS tác giả đã có những suy niệm gì ?
? Em hãy rút ra những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm trên ?
B1:Bài thơ Nôm hiếm hoi & xuất sắc của NĐC. Bài thơ thể hiện lòng thương dân, đau đớn khi qh đất nước bị giặc ngoại xâm.
B2:Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm của nhà thơ. Qua đó nhà thơ còn gửi gắm tình yêu nước thầm kín. Bài thơ viết theo thể hát nói ngôn ngữ tự nhiên, nghệ thuật tả cảnhtuyệt vời.
A. Bài “Chạy giặc”
I. Tìm hiểu chung:
- Sáng tác vào thời điểm giặc Pháp đánh chiếm Gia Định - quê hương của NĐC năm 1859.
II. Hướng dẫn đọc hiểu:
1.(Hai câu đầu):Tình cảm đau thương của nhân dân:
- Âm thanh bất chợt, lạ lẫm kinh hoàng, gây ra cảnh nháo nhác, hớt hải trên mọi khuôn mặt
- Sử dụng h/a ẩn dụ: “bàn cờ” dtả sự sụp đổ của quốc gia.
2. (Bốn câu giữa):Bức tranh chạy giặc thật thương tâm:
- Khung cảnh tháo chạy: không có phương hướng giống như bày chim mất tổ bay tứ tung
- Tiếp tục s/d h/a ẩn dụ, từ láy: lơ xơ, dáo dác rất gợi hình & sinh động. Cùng với nó là biện pháp nghệ thuật đảo ngữ nhằm nhấn mạnh nỗi sợ hãi.
- Quang cảnh làng xóm: tang tóc, điêu linh. Cuộc sống của nhân dân hoàn toàn bị tan vỡ, vùi dập.
=> Những câu thơ đầu giàu giá trị hiện thực, không chỉ dựng lên cảnh tan nát điêu linh, khốn đốn của nhân dân mà còn chứa đựng niềm căm hờn, sức tố cáo mạnh mẽ.
3. Tâm trạng & thái độ của nhà thơ:
- S/d câu hỏi tu từ; giọng thơ vừa chua xót vừa có ý phê phán trách cứ triều đình thiếu mưu lược, bất lực trước nạn ngoại xâm.
-> Bài thơ có 8 dòng mà6 dòng đầu, dòng nào cũng gợi lên một chữ “tan”: tan nhà, tan chợ, tan thời cuộc, mất ổ, tan nát tài sản...lớn nhất là tan vỡ hi vọng trong lòng tác giả.
B. Bài: “Hương sơn phong cảnh ca”:
I. Tìm hiểu chung:
- T/g CMT (1862 -1905) là đại biểu cuối cùng của VHTĐ; Ông đã góp phần nâng cao trình độ thơ tiếng Việt.
- Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ phụ trách trông coi quần thể Hương sơn; bài thơ làm theo thể hát nói.
II. Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ:
1. Giới thiệu khái quát cảnh HS:
- Giới thiệu từ nhiều góc độ: Từ ao ước, đến ý kiến xếp hạng của người xưa...
+ Cảnh vật nhuốm màu thiền: từ bi hỉ xả.
+ Sử dụng từ láy, câu hỏi tu từ, giọng thơ khoan thai-> Thể hiện thái độ vừa mùng vừa ngạc nhiên trước cảnh đẹp.
2. Tả cảnh Hương sơn:
- S/d phép đối, từ láy, ghép... diễn tả không gian yên tĩnh, vạn vật đang ngây thơ thả hồn theo màu thiền nơi cửa phật.
- S/d biện pháp miêu tả liệt kê khắc họa lại quần thể di tích Hương sơn, với nhiều chiều, nhiều hướng. Đó là bức tranh chung diễm lệ kì thú.
3. Suy niệm của tác giả:
- Từ sự rung cảm trước vẻ đẹp của một thắng cảnh cụ thể ->T/g nghĩ về điều rộng lớn:chuyện
giang sơn: thiên nhiên gấm vóc(cả Hương sơn)
ngầm chỉ tổ/q: chủ quyền đ/n.
-> Niềm say mê gắn với cảnh đẹp của Hs cũng như sự gắn kết tình yêu quý thiên đât nước của tác giả.
C. Củng cố & dặn dò:
- Nắm nội dung chính của hai tp.
- Hoàn thành nội dung bài học.
- Căn cứ vào hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài chuẩn bị bài: “Văn tế NSC. Giuộc”.
Ngày soạn: 20 . 08 . 08
Tiết:20 Ngày dạy:
Làm Văn : TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 2
(Bài làm ở nhà)
I. Mục tiêu cần đạt:
- Trả kết quả bài làm cho học sinh.
- Nhận xét củng cố đánh giá về kiến thức làm văn của học sinh. Trên cơ sở đó sửa các lỗi sai cho học sinh. Hướng dẫn để học sinh tự nhận ra các lỗi sai của mình, rồi từ đó tiến hành sửa chữa rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình, tiến hành làm lại bài viết hoàn chỉnh.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Tìm tài liệu, soạn đề, lập dàn ý. Ra đề yêu cầu hs làm.
- Làm dàn ý theo yêu cầu của Gv.
III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra vở soạn của hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung cần đạt
Gv yêu cầu học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài.
? Hãy đọc lại đề bài bài viết số 1 chúng ta làm vừa rồi ?
? Đề bài đó có định hướng cụ thể không? Vấn đề cần nghị luận trên đây là gì ?
? Đề bài trên có bao nhiêu luận điểm, luận cứ? Luận điểm, luận cứ nào là quan trọng nhất vì sao ?
? Để giải quyết đề bài trên ta cần lấy dẫn chứng từ đâu ?
? Em hiểu như thế nào là “học” và”hành” ?
Tại sao học phải đi đôi với hành ?
? Những câu sau thể hiện điều gì ?
Không thầy đố mày làm nên,
Học thầy không tầy học bạn
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
Khó đến đâu, học lâu cũng biết,
Dốt đến đâu, học lâu cũng giỏi.
Tất cả mọi lý thuyết chỉ là màu xám,
Chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi.
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Ngọc bất trắc bất thành khí ( Ngọc không mài thì không thành đồ dùng; con người phải có học, có rèn luyện thì mới thành tài) Người không học như ngọc không mài
Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
? Hãy xác định các luận điểm luận cứ cho đề bài trên ?
Gv trên cơ sở trên hướng dẫn các em sửa các lỗi sai của mình và tiến hành viết thành bài văn hoàn chỉnh.
? Trong bài viết các em thường gặp những khó khăn gì ?
? Có em nào có cách khắc phục những khó khăn mà bạn vừa nêu ra ?
Gv đọc những lỗi sai sau đó yêu cầu các em đưa ra cacchs sửa.
Gv đọc các phần đã đánh dấu rõ các lỗi sai về kiến thức, về kĩ năng lần lượt đọc các lỗi sai từ đơn giản đến phức tạp. Đặc biệt dành nhiều thời gian cho các lỗi sai về kĩ năng. Khi đọc cần chú ý không nêu tên học sinh, đặc biệt là các em hay có tính mặc cảm
Gv yêu cầu hs nêu cách sửa và chú ý cách sửa đơn giả mà hiệu quả nhất, cho các em tự sửa bài cho nhau. Sau đó Gv định hướng cách sửa và chốt lại ở những đơn vị kiến thức quan trọng nhất.
Thời gian còn lại Gv dành cho việc viết bài, khuyến khính những em viết chưa được tốt bằng cách viết lại theo những gợi ý trên
III. Củng cố dặn dò:
Gv chốt lại vấn đề từ sau việc trả bài:
- Các em cần nghiêm túc trong việc đánh giá lại những mặt làm được và chưa làm được của bản thân mình trong bài làm.
- Hướng khắc phục của bản thân về vấn đề đó như thế nào.
- Những gì cần hết sức lưu ý khi viết bài văn nghị luận.
- Tất cả các em đều viết lại bài theo những gợi ý trên và thể hiện quan điểm, óc sáng tạo của cá nhân.
- Chuẩn bị ôn lại các bài đọc văn bản đã học để làm bài trắc nghiệm.
A. Phần một: TRẢ BÀI
I. Tìm hiểu đề:
* Đề bài : Phương ngôn có câu: “Học đi đôi với hành”. Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề trên ?
a. Phân tích đề:
- Đề trên có định hướng cụ thể không? Đề đó thuộc kiểu bài nào: NLXH kiểu bài giải thích chứng minh.
- Vấn đề cần nghị luận là gì: Vấn đề gắn bó giữa học và hành, cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.
- Phạm vi dẫn chứng: lấy từ thực tiễn cuộc sống và từ thực tế học tập của học sinh.
b. Lập dàn ý:
Học sinh giải thích các vấn đề sau:
Lđ1 - Lc1: “Học” là quá trình tiếp thu kiến thức, lĩnh hội kiến thức do người khác truyền lại.
Lđ1 - Lc2: - “Hành” là quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống; Hành là bắt tay vào làm việc chứ không còn lý suông.
- Học và hành là một quá trình gắn kết chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Nó bổ sung cho nhau làm hoàn thiện tri thức và nhân cách trong con người.=> Kiến thức cần được vận dụng, triển khai qua thực tiễn cuộc sống mới thực sự có giá trị.
Lđ1 - Lc3: Tại sao lại phải gắn kết giữa học và hành? Việc gắn kết đó đã đem lại tác dụng gì?
Lđ2 - Lc1: Ý kiến của bản thân về vấn đề trên: - Phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn chính xác. Nếu chỉ học mà không thực hành thì sẽ xa rời thực tiễn, và kiến thức có được sẽ chỉ là lý thuyết suông;( Dẫn chứng từ thực tiễn cuộc sống.).
Nếu chỉ thực hành mà không được học lý thuyết, không được chỉ bày một cách hệ thống (tất cả chỉ do tự mày mò... cũng có thể thành công, nhưng điều đó là rất khó, nhát là trong thời buổi hiện nay.)
Lđ2 - Lc2: Bài học rút ra từ vấn đề trên là gì? Tất cả mọi thành công có được đều do việc vận dụng một cách sáng tạo & có chọn lọc giữa học và hành.
c. Viết bài cụ thể ( Học sinh viết lại bài trên cơ sở những gợi ý trên.)
II. Nhận xét bài làm:
1. Ưu điểm:
- Đại đa số các em đã đáp ứng được yêu cầu đề ra.(về cả nội dung và hình thức.)
- Một số bài viết tỏ ra nắm vững được kĩ năng làm văn nghị luận xã hội, am hiểu được nhiều vấn đề từ thực tế cuộc sống và việc học tập của bản thân.
- Một số bài viết đã biết cách trích dẫn dẫn chứng phong phú đa dạng, sinh động có chọn lọc kĩ càng. Diễn đạt trôi chảy, hành văn mạch lạc trong sáng...
2. Tồn tại: Bên cạnh những bài làm tốt thì vẫn còn không ít các em không xác định đúng yêu cầu đề ra,
- Cá biệt có những em không biết cách giải thích. Hoặc không hiểu được vấn đề nào cần phải giải thích & vấn đề nào không cần phải giải thích.
- Đặc biệt có một số em lầm lẫn giữa vấn đề học và hành với vấn đề lười biếng, dốt nát, mù chữ...
III. Lỗi sai và sửa sai:
1. Lỗi sai: Về kiến thức: - Không giải thích được thế nào là “học” & “hành”; mối quan hệ giữa học và hành.
- Không phân biệt được việc vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống với việc học chay, học đối phó...
- Không lấy được dẫn chứng, chỉ giải thích một cách vòng vo, diễn nôm đề bài...
2. Lỗi sai về kĩ năng:
- Không biết cách viết bài văn nghị luận. Có những em còn không biết cách đặt vấn đề. Lúng túng không biết nên giải thích vấn đề nào trước, vấn đề nào sau.
- Có một vài em không biết cách trình bày quan điểm của bản thân, hoặc trình bày phiến diện...
- Cách viết câu, dùng từ tùy tiện. Chưa biết cách liên hệ thực tiễn.
B. Phần hai: RA ĐỀ.
Từ hình ảnh người Lữ Khách trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát. Em suy nghĩ như thế nào về con đường đi của mình ?
File đính kèm:
- Van t5.doc