Einstein là một cậu bé chậm phát triển, mắc chứng tự kỷ, từng thi trượt toán, suy nghĩ
bằng hình ảnh thay vì bằng lời nói Đó có phải là một số sự thật về người đàn ông được
mệnh danh là thông thái nhất thế giới? Tất cả đã được tiết lộ trong cuốn sách “Einstein:
Cuộc đời và Vũ trụ” của Walter Isaacson.
Einstein là đứa trẻ chậm biết nói. Thậm chí bố mẹ ông còn phải đưa ông đi khám. “Bố mẹ
tôi đã lo sợ đến mức họ phải tham khảo ý kiến của bác sỹ” – Einstein sau này nhớ lại.
Thậm chí lúc khoảng hai tuổi, khi ông bắt đầu biết nói một số từ, ông có một tật xấu
khiến người hầu trong gia đình gọi ông là “thằng đần”. Bất kỳ khi nào muốn nói điều gì
đó, ông sẽ phải tự nói thử trước, bằng cách lẩm bẩmmột mình cho đến khi nghe ổn đã.
“Mỗi câu anh ấy nói ra, dù đã nói bao nhiêu lần rồi, anh ấy đều tự nhẩm đi nhẩm lại
trước.” – Em gái của Einstein nhớ lại. “Anh ấy nói khó khăn đến nỗi mọi người chung
quanh đều sợ rằng anh ấy sẽ không bao giờ học được.”
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đôi điều chưa biết về Einstein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đôi điều chưa biết về Einstein
Einstein là một cậu bé chậm phát triển, mắc chứng tự kỷ, từng thi trượt toán, suy nghĩ
bằng hình ảnh thay vì bằng lời nói… Đó có phải là một số sự thật về người đàn ông được
mệnh danh là thông thái nhất thế giới? Tất cả đã được tiết lộ trong cuốn sách “Einstein:
Cuộc đời và Vũ trụ” của Walter Isaacson.
Einstein là đứa trẻ chậm biết nói. Thậm chí bố mẹ ông còn phải đưa ông đi khám. “Bố mẹ
tôi đã lo sợ đến mức họ phải tham khảo ý kiến của bác sỹ” – Einstein sau này nhớ lại.
Thậm chí lúc khoảng hai tuổi, khi ông bắt đầu biết nói một số từ, ông có một tật xấu
khiến người hầu trong gia đình gọi ông là “thằng đần”. Bất kỳ khi nào muốn nói điều gì
đó, ông sẽ phải tự nói thử trước, bằng cách lẩm bẩm một mình cho đến khi nghe ổn đã.
“Mỗi câu anh ấy nói ra, dù đã nói bao nhiêu lần rồi, anh ấy đều tự nhẩm đi nhẩm lại
trước.” – Em gái của Einstein nhớ lại. “Anh ấy nói khó khăn đến nỗi mọi người chung
quanh đều sợ rằng anh ấy sẽ không bao giờ học được.”
Ngoài ra Einstein còn có thái độ rất ngỗ ngược với các nhà chức trách. Có lần một thầy
hiệu trưởng đã tống cổ ông ra khỏi trường vì ngỗ ngược và chậm hiểu. Nhưng chính
những điều đó đã làm nên một Einstein thiên tài. Thái độ bướng bỉnh của ông với các nhà
chức trách khiến ông đưa ra những câu hỏi rất thông minh; cũng như việc chậm nói đã
làm ông không ngừng tò mò về những điều hết sức bình thường, như không gian và thời
gian, những thứ mà người lớn luôn coi là điều dĩ nhiên phải biết. Lên năm tuổi, cha ông
đưa cho ông một cái la bàn, và kể từ đó cho đến hết cuộc đời mình ông luôn luôn băn
khoăn về đặc điểm của từ trường.
Einstein mắc chứng tự kỷ?
Một số nhà nghiên cứu cho rằng thời nhỏ Einstein mắc chứng tự kỷ. Chính Simon Baron-
Cohen, giám đốc trung tâm nghiên cứu chứng tự kỷ ở Đại học Cmabridge là một trong số
đó. Ông cho rằng chứng tự kỷ liên quan đến “xu hướng hệ thống hoá rất cao và xu hướng
đồng cảm đặc biệt kém”. Ông chỉ ra rằng chính xu hướng đó “giải thích cho khả năng đặc
biệt giỏi ở những môn như toán học, âm nhạc và hội hoạ của người mắc chứng tự kỷ. Tất
cả những lĩnh vực trên đều cần đến khả năng hệ thống hoá cao.”
Tuy nhiên, từ khi còn nhỏ, Einstein đã kết thân với nhiều bạn, có những mối quan hệ sâu
sắc, thích tán gẫu, và giao tiếp tốt bằng lời nói với mọi người cũng như biết đồng cảm với
bạn bè hay con người nói chung.
Nhiều người đến nay vẫn đinh ninh rằng khi còn đi học Einstein từng thi trượt môn toán.
Nếu tìm kiếm trên Google với từ khoá Einstein failed math, thì có tới hơn 5.000 mục
tham khảo. Thậm chí, thông tin trên còn là tiền để tạo nên mục “Tin hay không tin của
Ripley” nổi tiếng trên báo.
Năm 1935, một giáo sỹ Do thái ở Princeton đưa cho ông xem mục của Ripley với dòng
chữ “nhà toán học vĩ đại nhất đã trượt môn toán.” Einstein đã cười lớn: “Tôi chưa bao giờ
thi trượt môn toán cả. Trước 15 tuổi, tôi đã thành thạo những phép tính vi phân và tích
phân.” Ở trường tiểu học, ông luôn đứng đầu lớp và luôn “học vượt quá yêu cầu của
trường” đối với môn toán học. Lên 12 tuổi, em gái của ông nhớ lại, “Einstein đã thích
giải những vấn đề khó trong môn số học ứng dụng.” Và Einstein đã quyết định tự học
hình học và đại số trước. Cha mẹ Einstein đã mua trước sách cho ông để ông có thể học
trong dịp nghỉ hè. Không những ông học được những mệnh đề trong những cuốn sách đó
mà còn cố gắng tự chứng minh những định lý mới. Thậm chí ông còn tự đưa ra cách
chứng minh riêng cho định lý Pitago.
Đúng như vậy. Các phát minh vĩ đại của ông đều có được nhờ những thí nghiệm tưởng
tượng trong đầu ông, chứ không phải là ở trong phòng thí nghiệm. Người ta gọi đó là
Gedankenexperiment – tư duy phi kinh nghiệm. Mới 16 tuổi, ông đã cố gắng tưởng tượng
trong đầu óc rằng mình sẽ như thế nào nếu đi dọc theo một đường ánh sáng? Nếu đuổi
kịp tốc độ của ánh sáng thì liệu sóng ánh sáng có đứng yên so với con người? Nhưng
phương trình nổi tiếng của Maxwell mô tả sóng điện từ lại không cho phép điều đó.
Einstein biết toán học là ngôn ngữ dùng để diễn tả những điều kỳ diệu của tự nhiên. Vì
vậy ông có thể hình dung rõ các phương trình được phản chiếu trong thực tế như thế nào.
Và 10 năm sau đó, ông đã nung nấu với thí nghiệm trong đầu mình cho đến ngày đưa ra
thuyết tương đối hẹp.
Einstein đã sử dụng bức tranh ý nghĩ nào cho thuyết tương đối hẹp?
Cùng với những thứ khác, Einstein đã tưởng tượng sét đánh ở hai đầu của một con tàu
đang chuyển động. Một người ở cạnh đường tàu có thể nhìn thấy tia chớp đánh ở hai đầu
của đoàn tàu cùng một lúc. Nhưng ai đó ở trên con tàu lại thấy chúng có vẻ như xảy ra ở
hai thời điểm khác nhau. Do con tàu đang chuyển động nhanh về phía trước nên ánh chớp
đánh ở phía trước con tàu sẽ tiến đến người đó trước khi ánh chớp đánh ở phía sau con
tàu. Từ đó, ông nhận ra rằng tính đồng thời liên quan đến vị trí của người quan sát. Và
cũng từ đó ông nảy ra ý tưởng rằng không có cái gọi là thời gian tuyệt đối. Thời hẹp ra
đời.
Thí nghiệm bằng suy nghĩ nào đã đưa Einstein đến với thuyết tương đối rộng?
Ông tưởng tượng một người đàn ông rơi tự do. Để biết người đó nhìn thấy gì, hãy tưởng
tượng một người ở trong một buồng thang máy đóng kín đang chạy xuống dưới. Anh ta
sẽ bay lơ lửng trong buồng thang máy và bất kỳ thứ gì anh ta lôi ở trong túi ra và đánh rơi
cũng trôi nổi tự do cạnh anh ta, giống như anh ta đứng im trong một phòng đóng kín,
không trọng lực ở ngoài không gian vậy.
Mặt khác, hãy tưởng tượng một người phụ nữ ở trong một phòng đóng kín, đang rảo
bước vào không gian, không có trọng lực. Cô sẽ có cảm giác bị kéo xuống sàn nhà, thể
như cô bị hút bởi trọng lực vậy. Từ suy nghĩ về sự cân bằng giữa trọng lực và gia tốc,
Einstein đã xây dựng nên thuyết tương đối chung.
7. Có bức tranh ý nghĩ nào miêu tả kết luận của Einstein về thuyết tương đối rộng?
Ông chỉ ra rằng, lực hấp dẫn là kết quả của việc thời gian và không gian bị bẻ cong. Nó
có thể được miêu tả bằng thí nghiệm tưởng tượng sau. Hãy tượng tượng sẽ ra sao nếu lăn
một quả bóng bowling lên trên bề mặt hai chiều của một tấm bạt lò xo. Khi chuyển động,
nó sẽ làm cong tấm bạt. Sau đó lăn một vài quả bóng bi-a. Chúng chuyển động về phía
quả bóng bowling không phải vì quả bóng bowling có một lực hấp dẫn bí ẩn nào đó, mà
vì đường cong nó tạo ra trên tấm bạt lò xo. Và giờ hãy tưởng tượng điều này xảy ra ở tấm
bạt bốn chiều của không gian và thời gian. Không dễ chút nào. Nhưng đó là điều chúng ta
không thể, Einstein có thể.
Năm 1905 là năm tuyệt vời nhất trong sự nghiệp làm khoa học của Albert Einstein. Tuy
chỉ xin được làm chân giám định viên hạng ba ở một văn phòng cấp bằng sáng chế,
nhưng chính thời gian đó, ông lại cho ra đời 4 bài báo lật ngược lại những lý thuyết vật lý
của nhân loại lúc bấy giờ.
Năm tuyệt vời nhất đối với Einstein?
Bức ảnh Einstein thè lưỡi nổi tiếng chụp vào ngày sinh nhật thứ 72, ngày 14 tháng 3 năm
1951.
Bản viết tay công trình nghiên cứu của Einstein năm 1905.
Năm 1905, Einstein tốt nghiệp đại học, nhưng ông không làm thế nào để luận văn tiến sỹ
của mình được chấp nhận và cũng không xin đi dạy được. Vì vậy ông đã làm việc sáu
ngày một tuần tại một văn phòng cấp bằng sáng chế của Thuỵ Sỹ với chức vụ giám định
viên hạng ba. Trong suốt thời gian rảnh ở đây, ông đã cho ra đời 4 bài báo lật ngược lại
một số lý thuyết vật lý. Bài đầu tiên cho thấy ánh sáng có thể nhận biết như phân tử hoặc
sóng. Bài thứ hai chứng minh sự tồn tại của nguyên tử và phân tử. Bài thứ ba là về thuyết
tương đối riêng, cho biết không có cái gọi là thời gian hay không gian tuyệt đối. Và bài
cuối cùng ông chú ý tới sự cân bằng giữa năng lượng và khối lượng, được biểu thị bằng
phương trình nổi tiếng: E=mc2.
Đời sống riêng của Einstein lúc đó ra sao?
Albert Einstein đưa con gái Margot, và Dimitri Marianoff' tới phòng đăng ký kết hôn.
Giúp ông kiểm tra lại các phép toán là một cô gái người Serbia, có khuôn mặt buồn rầu,
Mileva Mari. Mari là cô gái duy nhất trong lớp học vật lý của ông ở trường đại học. Họ
đã yêu nhau say đắm và có một đứa con gái khi chưa kết hôn. Chính vì vậy, ông đã phải
chấp nhận cho con đi làm con nuôi khi chưa nhìn thấy mặt con. Khi đã kết hôn, họ có
thêm hai con trai nữa. Nhưng cuối cùng, mối quan hệ của họ lại tan vỡ. Einstein muốn ly
dị, và đưa ra đề nghị: Ông biết một trong những công trình xuất bản trên báo năm 1905 sẽ
giành được giải Nobel, và nếu Mari đồng ý cho ông ly dị, ông sẽ cho cô tất cả số tiền
thưởng đó. Mari suy nghĩ trong một tuần và chấp nhận đề nghị. Nhưng do các học thuyết
của Einstein quá cấp tiến nên mãi đến năm 1922 ông mới được trao giải và Mari mới
nhận được số tiền cho cuộc ly hôn với chồng.
10. Mileva Mari có đáng được thưởng với tư cách là một cộng tác?
Mari đã giúp Einstein trong toán học. Bà đã kiên nhẫn chịu đựng Einstein, nhưng
Einstein thậm chí còn phải kiên nhẫn chịu đựng nhiều hơn. Tuy nhiên nếu phân tích kỹ
thư từ và tuyên bố của họ sau này thì thấy tất cả các khái niệm đều là của Einstein. Song
không thể coi thường khả năng vượt qua hầu hết mọi khó khăn mà một phụ nữ muốn trở
thành một nhà vật lý như bà ở thời điểm đó phải đối mặt.
11. Thuyết tương đối của Einstein được đón nhận như thế nào?
Đầu tiên giới khoa học đều nghi ngờ về tính đúng đắn của thuyết tương đối rộng. Nhưng
trong lần xảy ra hiện tượng nhật thực năm 1919, các nhà khoa học đã đo được ánh sáng
phát ra từ những ngôi sao khi đi ngang qua gần mặt trời đã bị trọng lực của mặt trời uốn
cong như thế nào. Đến lúc đó thuyết của Einstein mới được công nhận. Lần đầu tiên tờ
New York Times giật dòng tít: “Tất cả ánh sáng đều bị uốn cong trên thiên đường/Giới
khoa học ít nhiều đều tò mò về kết quả quan sát nhật thực/Thuyết của Einstein đã chiến
thắng.” Einstein kể từ đó trở thành một siêu minh tinh trong giới khoa học, thần tượng
của nhân loại và một trong những gương mặt nổi tiếng nhất hành tinh. Công chúng đua
nhau nghiên cứu học thuyết của ông, đánh giá ông là một thiên tài và phong ông là một vị
thánh sống.
12. Tại sao Einstein phải chờ rất lâu mới nhận được giải Nobel?
Đầu tiên các bài báo năm 1905 của ông bị đánh giá là thất bại và không được chứng thực.
Ông được đề cử cho giải Nobel lần đầu tiên là vào năm 1910. Người đề cử chính là
Wilhelm Ostwald, người đoạt giải Nobel hoá học, và đã từ chối nhận Einstein vào làm
việc chín năm về trước. Ostwald trích dẫn thuyết tương đối hẹp, nhưng hội đồng trao giải
Nobel Thuỵ Điển lại băn khoăn về điều khoản trong di chúc của Alfred Nobel, đó là giải
thưởng phải là “phát minh hoặc khám phá quan trọng nhất”. Có vẻ như thuyết tương đối
của Einstein không hoàn toàn như vậy.
Nhưng kết quả quan sát nhật thực tháng 11/1919 đã khẳng định một số phần trong thuyết
của Einstein. Và lẽ ra năm 1920 đã trở thành năm của Einstein. Nhưng nó đã bị chính trị
can thiệp. Cho đến trước thời điểm này, Einstein không nhận được giải Nobel chỉ là xét
về mặt khoa học: công trình của ông chỉ đơn thuần là lý thuyết, nó không phải là “phát
hiện” ra định luật gì mới. Sau khi quan sát hiện tượng nhật thực, thì những lý lẽ phản bác
lại ông lại nhuốm màu kỳ thị văn hoá và cá nhân, trong đó có cả chủ nghĩa bài Do Thái.
Vì vậy giải Nobel 1920 đã rơi vào tay đối thủ của Einstein: Charles-Edouard Guillaume.
Nhưng đến năm 1921, sự ủng hộ của công chúng đối với Einstein đã lớn mạnh đủ để ông
có thể giành giải Nobel. Tuy nhiên, Uỷ ban trao giải Nobel vẫn chưa sẵn sàng. Cuối
cùng, phải nhờ đến “phao cứu hộ”, Einstein mới có được giải Nobel. Phao cứu hộ đó
chính là Carl Wilhelm Oseen, một nhà vật lý lý thuyết ở trường Đại học Uppsala, người
có chân trong Uỷ ban trao giải thưởng Nobel vào năm 1922. Ông đã nhận ra rằng toàn bộ
vấn đề thuyết tương đối gây ra rất nhiều tranh cãi, vì vậy tốt hơn là trao cho Einstein một
giải khác. Và ông đã tích cực vận động để trao cho Einstein giải “phát hiện định luật hiệu
ứng điện quang”. Từng chữ trong tên giải thưởng đã được tính toán rất kỹ. Như vậy, cuối
cùng đề cử cho thuyết tương đối đã không được gì. Trên thực tế, giải thưởng cũng không
phải là ghi nhận cho thuyết lượng tử ánh sáng của Einstein, mặc dù đó là vấn đề then chốt
trong các bài báo năm 1905 của ông. Nó không dành cho bất kỳ thuyết nào hết. Nó là cho
“sự phát hiện của một định luật”.
Einstein là tác giả của giải Nobel năm 1921 “vì sự cống hiến của ông đối với vật lý lý
thuyết và đặc biệt là vì phát hiện ra định luật hiệu ứng điện quang.” – Đó là những từ Uỷ
ban trao giải dành cho ông. Như vậy Einstein chưa bao giờ giành được giải Nobel về
thuyết tương đối hay trọng lực.
13. Các học thuyết của Einstein chi phối văn hoá như thế nào?
Trong gần ba thế kỷ, vũ trụ cơ học của Isaac Newton đã hình thành nền móng tâm lý cho
Thời đại khai sáng (thời kỳ trong thế kỷ 18 ở châu Âu, khi người ta cho rằng chính lý trí
và khoa học (chứ không phải tôn giáo) sẽ làm cho nhân loại tiến bộ) và trật tự xã hội. Và
giờ xuất hiện cách nhìn mới về vũ trụ, trong đó thời gian và không gian phụ thuộc vào hệ
quy chiếu. Một cách không trực tiếp, thuyết tương đối của Einstein liên quan đến việc
hình thành chủ nghĩa tương đối trong đạo đức, nghệ thuật và chính trị. Người ta ít tin vào
tính tuyệt đối, không chỉ của thời gian, không gian, mà của cả sự thật và đạo đức. Những
người có đầu óc tưởng tượng không theo khuôn phép như Picasso, Joyce, Freud,
Stravinsky, Schoenberg bắt đầu bứt phá ra khỏi những quy ước thông thường. Bơm vào
sự hoang mang này là quan điểm về vũ trụ, trong đó không gian, thời gian và đặc tính của
các phần tử dường như phụ thuộc vào vị trí quan sát.
14. Einstein có phải là người theo chủ nghĩa tương đối về đạo đức?
Nhiều người coi Einstein là một người theo chủ nghĩa tương đối. Trong số đó có cả
những người muốn bày tỏ thái độ bài Do Thái của họ. Nhưng rõ ràng Einstein không phải
là người như vậy. Tất cả những học thuyết của ông, kể cả thuyết tương đối, đều là đi tìm
cái tuyệt đối và cái đúng đắn. Trên thực tế, ông đã xem xét đến việc đặt tên công trình
của mình là “Thuyết bất biến” thay vì “Thuyết tương đối”, bởi nó dựa vào những điều bất
biến và đúng đắn ẩn chứa bên trong. Sở dĩ, Einstein phủ định cơ học cổ điển là vì nó đưa
ra giả thuyết là thực tại tồn tại dựa vào nhận thức của chúng ta về nó. Điều này đi ngược
với quan điểm của ông, đó là thực tại tồn tại độc lập với khả năng nhận thức của con
người
Einstein không phải sinh ra để chết trong cay đắng. Nằm trên giường bệnh lúc cuối đời,
ông đã soạn bài phát biểu ông định đọc trong ngày quốc khánh của Israel. “Hôm nay tôi
nói với các bạn không phải với tư cách là một người Mỹ, hay một người Do Thái, mà với
tư cách là một con người.”
15. Dòng máu Do Thái có vai trò gì trong cuộc sống cũng như thành tựu của Einstein?
Trong cuộc đời Einstein, mối liên hệ của ông với người Do Thái là mối liên hệ thân thiết
nhất, mặc dù ông không đi theo những nghi lễ tôn giáo của họ. Nhiều người có thái độ
bài Do Thái đã công kích cả ông lẫn thuyết tương đối của ông. Nhưng thái độ đó càng
lớn, thì lại càng làm ông xích lại gần với người Do Thái hơn. Chuyến đi đầu tiên của ông
tới Mỹ là để quyên tiền cho phong trào phục quốc của người Do Thái. Năm 1933 ông đã
trốn Hitler đến Princeton. Gần cuối đời mình, ông còn nhận được lời đề nghị làm tổng
thống Israel. Tuy nhiên, ông đã lịch sự từ chối.
16. Einstein có tin vào chúa?
Câu trả là có. Theo Einstein, Chúa linh thiêng và không tồn tại bằng xương bằng thịt. Tuy
nhiên ông vẫn tin rằng “bàn tay” của Chúa có ở mọi nơi và được phản ánh trong sự hài
hoà giữa những quy luật tự nhiên và vẻ đẹp của vạn vật. Ông thường gọi tên Chúa, ví dụ
như ông nói “Chúa trời không chơi trò may rủi”, khi phủ nhận cơ học lượng tử. Niềm tin
của Einstein vào điều lớn lao hơn cả chính mình đã tạo ra trong ông sự hoà trộn kỳ lạ
giữa sự tự tin và khiêm nhường. Như trong lời tuyên bố nổi tiếng của ông: “Có một linh
hồn ẩn chứa trong những quy luật của vũ trụ, một linh hồn cao cả hơn linh hồn của con
người, và một khi đối mặt với linh hồn đó, chúng ta, với sức mạnh khiêm tốn, cảm thấy
nhỏ bé biết chừng nào. Bằng cách đó, theo đuổi khoa học dẫn tới một cảm giác sùng bái
đặc biệt.”
Khi được hỏi ông có tin vào Chúa không, ông luôn khẳng định là có. Có lần ông đã giải
thích rằng: “Chúng ta giống như một đứa trẻ bước vào một thư viện lớn, với đầy sách
được viết bằng nhiều thứ tiếng. Đứa trẻ biết phải có ai đó viết ra những cuốn sách này.
Nhưng nó không biết là bằng cách nào. Nó không hiểu các ngôn ngữ được viết. Nó chỉ lơ
mơ hoài nghi về trật tự sắp xếp các cuốn sách đầy bí ẩn nhưng không biết đó là cái gì. Và
với tôi, đấy cũng là thái độ của một người thông thái nhất nhân loại đối với Chúa. Chúng
ta nhận thấy vũ trụ được sắp xếp theo một cách rất kỳ diệu và tuân theo những quy luật
nhất định, nhưng chỉ lờ mờ hiểu về những quy luật đó mà thôi.”
17. Lý thuyết của Einstein vẫn được chấp nhận?
Đúng vậy. Cuộc đời Einstein chứa đựng hầu như toàn bộ khoa học hiện đại, từ vi phân
đến vô hạn, từ cái nhỏ nhất có thể tưởng tượng được, như sự phóng các hạt pluton, đến
cái lớn lao có thể nhận thức được, như sự mở rộng của vũ trụ. Một thế kỷ sau những phát
hiện lớn lao của Einstein, chúng ta vẫn đang sống trong vũ trụ của ông. Các hạt quang
điện, vô tuyến, năng lượng hạt nhân, tia laser, du hành vũ trụ, thậm chí cả chất bán dẫn,
tất cả đều có dấu chân của ông. Ông đã viết một lá thư gửi tới Tổng thống Mỹ Roosevelt,
gợi ý về một dự án chế tạo bom hạt nhân và những lá thư viết về phương trình nổi tiếng
của ông, mô tả mối liên hệ giữa năng lượng và khối lượng. Hai học thuyết lớn của ông,
mở đường đưa khoa học vào thế kỷ 20, thuyết lượng tử và thuyết tương đối, vẫn là hai trụ
cột vững chắc cho vật lý lý thuyết một thế kỷ sau đó.
18. Einstein không phủ nhận cơ học lượng tử?
Einstein tin rằng cơ học lượng tử, có những điều chưa rõ ràng và không chắc chắn, không
đưa ra được mô tả hoàn chỉnh về vũ trụ. Ông đã dành một nửa cuộc đời làm khoa học của
mình để cố tìm ra lỗ hổng trong học thuyết về cơ học lượng tử, và để sắp xếp nó thành
một học thuyết hợp nhất. Nhưng ông đã không thành công. Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm đơn
phương độc mã và ngoan cố của Einstein đã nói lên rất nhiều điều về tính cách cũng như
trí tuệ của ông.
19. Quan điểm chính trị của Einstein là gì?
Trước khi Hitler lên nắm quyền và buộc ông phải xem xét lại quan điểm chính trị của
mình, Einstein là một người theo chủ nghĩa hoà bình. Ông đã yêu cầu chế tạo bom hạt
nhân, nhưng sau đó lại trở thành người đứng đầu trong một phong trào tìm cách kiểm
soát nó. Ngay khi tìm kiếm một học thuyết hợp nhất về khoa học, ông đã theo đuổi một
thế giới theo chế độ liên bang, có thể áp dụng trật tự đối với những nước cạnh tranh nhau.
20. Cuối cùng Einstein có phải là người ảo tưởng ?
Einstein không phải sinh ra để chết trong cay đắng. Nằm trên giường bệnh lúc cuối đời
(năm 1955), ông đã soạn bài phát biểu ông định đọc trong ngày quốc khánh của Israel với
lời mở đầu: “Hôm nay tôi nói với các bạn không phải với tư cách là một người Mỹ, hay
một người Do Thái, mà với tư cách là một con người.”
Nhưng trong đêm cuối cùng của cuộc đời, ông đã đặt bài phát biểu sang một bên, và nhặt
lên cuốn sổ đầy những phép tính nguệch ngoạc. Đến phút cuối cùng ông vẫn trăn trở để
tìm ra lý thuyết thống nhất chưa có lời kết của mình. Và những dòng chữ cuối cùng ông
viết, ngay trước khi bị cơn đau đớn xâm chiếm, là về một hằng số mà ông hi vọng có thể
đưa ông, và tất cả chúng ta, xích gần thêm một bước nữa tới linh hồn ẩn chứa bên trong
quy luật của vũ trụ.
File đính kèm:
- ve Anhxtanh.pdf