Đổi mới đề Văn và những ngộ nhận cực đoan

Một trong những yêu cầu đổi mới chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) đã và đang thực hiện là cần tiến hành một cách đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra - đánh giá. Nếu không đổi mới kiểm tra - đánh giá thì tất cả đều trở nên vô nghĩa.

Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) cần dựa trên nhiều phương diện, bài kiểm tra thường kỳ cũng như cuối năm, cuối khoá, chuyển cấp chỉ là một trong các hình thức đánh giá. nhưng ở Việt Nam hiện nay đó vẫn là hình thức đánh giá quan trọng nhất.

Chính vì thế việc ra đề kiểm tra cần suy nghĩ, nghiên cứu và trao đổi kỹ hơn để tránh những quan niệm thiên lệch, cực đoan, thiếu một cái nhìn bình tĩnh, toàn diện.

Đề mở: Hết "đất" cho văn mẫu

Có một thời, trước cải cách giáo dục (CCGD) đề kiểm tra môn văn nghiêng hẳn về nghị luận xã hội (NLXH). Trong giai đoạn CCGD các đề thi lại nghiêng hẳn về nghị luận văn học (NLVH).

Có thể nói, từ sau khi tiến hành CCGD, việc ra đề văn ở các kì thi thường chỉ chú ý ra đề nghị luận văn học mà không yêu cầu viết bài nghị luận xã hội. Ngay cả kì thi tốt nghiệp THPT gần nhất (2005-2006), cả hệ chuyên ban lẫn đại trà (CCGD) cách ra đề vẫn y nguyên như cũ, vẫn chỉ ra đề nghị luận văn học, trong khi chương trình và SGK đều có yêu cầu chú trọng văn NLXH (nhất là chương trình và SGK chuyên ban mới, nghị luận xã hội chiếm khoảng 50%).

Một khi không thi tức là không ai dạy và không ai học. Có nghĩa là suốt một thời gian dài, NLXH dường như bị bỏ quên, không ai nhìn ngó tới.

Một hình thức để rèn luyện rất tốt khả năng độc lập suy nghĩ của HS trước một vấn đề của xã hội, cuộc sống; một hình thức giáo dục tư tưởng, tình cảm trực tiếp khá hữu hiệu; một hình thức tuyệt vời để chống sao chép và chống học thuộc văn mẫu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới đề Văn và những ngộ nhận cực đoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đổi mới đề Văn và những ngộ nhận cực đoan Một trong những yêu cầu đổi mới chương trình (CT) và sách giáo khoa (SGK) đã và đang thực hiện là cần tiến hành một cách đồng bộ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra - đánh giá. Nếu không đổi mới kiểm tra - đánh giá thì tất cả đều trở nên vô nghĩa. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) cần dựa trên nhiều phương diện, bài kiểm tra thường kỳ cũng như cuối năm, cuối khoá, chuyển cấp chỉ là một trong các hình thức đánh giá... nhưng ở Việt Nam hiện nay đó vẫn là hình thức đánh giá quan trọng nhất. Chính vì thế việc ra đề kiểm tra cần suy nghĩ, nghiên cứu và trao đổi kỹ hơn để tránh những quan niệm thiên lệch, cực đoan, thiếu một cái nhìn bình tĩnh, toàn diện... Đề mở: Hết "đất" cho văn mẫu Có một thời, trước cải cách giáo dục (CCGD) đề kiểm tra môn văn nghiêng hẳn về nghị luận xã hội (NLXH). Trong giai đoạn CCGD các đề thi lại nghiêng hẳn về nghị luận văn học (NLVH). Có thể nói, từ sau khi tiến hành CCGD, việc ra đề văn ở các kì thi thường chỉ chú ý ra đề nghị luận văn học mà không yêu cầu viết bài nghị luận xã hội. Ngay cả kì thi tốt nghiệp THPT gần nhất (2005-2006), cả hệ chuyên ban lẫn đại trà (CCGD) cách ra đề vẫn y nguyên như cũ, vẫn chỉ ra đề nghị luận văn học, trong khi chương trình và SGK đều có yêu cầu chú trọng văn NLXH (nhất là chương trình và SGK chuyên ban mới, nghị luận xã hội chiếm khoảng 50%). Một khi không thi tức là không ai dạy và không ai học. Có nghĩa là suốt một thời gian dài, NLXH dường như bị bỏ quên, không ai nhìn ngó tới. Một hình thức để rèn luyện rất tốt khả năng độc lập suy nghĩ của HS trước một vấn đề của xã hội, cuộc sống; một hình thức giáo dục tư tưởng, tình cảm trực tiếp khá hữu hiệu; một hình thức tuyệt vời để chống sao chép và chống học thuộc văn mẫu... Với rất nhiều ưu điểm như đã nêu thế mà gần như bị bỏ qua trong dạy, học và kiểm tra đánh giá suốt một thời gian dài. Đó chẳng phải là một khiếm khuyết, một quan niệm cực đoạn trong dạy và học làm văn? Ngộ nhận cực đoan Chương trình và SGK Ngữ văn mới ở tất cả các cấp học vừa qua có nhiều điểm thay đổi nhằm điều chỉnh lại thực tiễn dạy học, điều chỉnh lại các quan niệm cực đoan. Một trong những thay đổi đó là cân đối lại tỉ lệ giữa NLVH và NLXH. Từ sách Ngữ văn Trung học cơ sở (THCS) đến THPT, số bài viết về NLXH và NLVH không còn thiên lệch nữa. Từ năm 2000, với CT và SGK Ngữ văn mới, NLXH bắt đầu được quan tâm và chú ý nhiều hơn. Hình thức ra đề cũng đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh những dạng đề truyền thống, nhiều đề Văn được ra theo kiểu “đề mở” gây được nhiều hứng thú cho HS khá, giỏi, kích thích được sự say mê sáng tạo của các em. Trong sách Ngữ văn THCS mà chúng tôi vừa nêu trên có hàng loạt các đề văn theo tinh thần “mở” như thế. Loại đề văn “mở” như thế không còn xa lạ với những HS học theo sách Ngữ văn mới nữa. Gần đây, nhân bài văn của các em Hà Minh Ngọc (Hà Nội), Nguyễn Thị Hậu (thành phố Vinh), Nguyễn Đoàn Minh Đức (Tiền Giang), hàng loạt tờ báo đã lên tiếng. Nhiều bài viết một mặt ca ngợi các HS trên, mặt khác phê phán CT và SGK môn Ngữ văn không chịu đổi mới cách ra đề, với lời chất vấn khá nặng nề: sao không nêu dạng đề như thầy cô giáo đã ra cho ba HS trên để các em sáng tạo? Thực ra, những người phê phán ấy, có lẽ đã không xem kĩ SGK Ngữ văn mới. Như chúng tôi nêu ở trên, từ năm 2000 các đề văn như thế đã xuất hiện trong sách Ngữ văn THCS chứ đâu phải đến năm 2006, cô giáo của ba HS trên mới nêu lên các đề văn mới như thế. Không phải ngẫu nhiên mà ba HS có các bài văn được ca ngợi ở trên đều là những HS lớp 10. HS lớp 10 năm 2005 - 2006 chính là thế hệ HS đã được học qua 4 năm cấp THCS với SGK Ngữ văn mới. Nhưng điều đáng nói là, sau khi xuất hiện các bài văn NLXH viết theo dạng “đề mở” đã nêu, một số ý kiến dường như coi đó là lối thoát cho cách dạy làm văn, học văn mới, mang lại một sinh khí mới cho việc học văn, làm văn... Tiếp theo đó là hiện tượng hàng loạt các thầy cô giáo, ở nhiều nơi tập trung hết vào dạng đề ấy, thi đua sáng tác ra những đề văn mở nhằm khuyến khích những sáng tạo đến “mù mịt”,“vô bờ” của HS. Nhiều bài văn “cười ra nước mắt” bắt đầu xuất hiện; nhiều lối chấm bài tuỳ tiện, tuỳ hứng, đầy chủ quan đã bắt đầu xuất hiện... Thế chẳng phải lại thêm một hiện tượng xuất phát từ quan niệm cực đoan đáng báo động ư? Như trên chúng tôi đã nêu, chú ý đúng mức đến NLXH là đúng đắn và cần thiết, nhưng không phải vì thế mà đề cao một cách thái quá, thiếu một sự thận trọng cần thiết đến mức chính người muốn đề cao lại đang hạ thấp nó. Trong việc đổi mới ra đề văn, chúng tôi cũng khuyến khích GV kết hợp dạng đề thông thường và dạng đề “mở” chứ không phải chỉ ra mỗi loại đề mở. Đề mở sẽ rất phù hợp khi cần có sự phân hoá cao để chọn cho đúng chất lượng HS khá giỏi. Trong các kì thi và kiểm tra thông thường thì cần kết hợp dưới dạng nhiều câu, trong đó có 1 câu theo “hướng mở”, chiếm một tỉ lệ điểm thích hợp nào đó để khuyến khích những HS khá giỏi. Điều này cũng giống như trong đề thi môn toán thường có một câu rất khó để phân loại HS. Trắc nghiệm khách quan và tránh... mệnh lệnh Một trong những yêu cầu của đổi mới đánh giá là cần kiểm tra kiến thức và kĩ năng một cách toàn diện hơn, hạn chế được cảm tính, chủ quan. Giải pháp để đạt được yêu cầu đó là: a) Chú ý cả NLVH và NLXH b) Kết hợp hình thức trắc nghiệm và tự luận. Như trên đã nêu, CT và SGK Ngữ văn mới chú ý cân đối lại tỉ lệ giữa hai loại nghị luận nhằm khắc phục tình trạng thiên lệch trong dạy học làm văn. Nhưng chú ý và đề cao NLXH không có nghĩa là hạ thấp vai trò của NLVH. Nói cách khác, NLVH vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng trong CT cũng như yêu cầu về chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn. Những hiểu biết về tác giả, tác phẩm văn học, năng lực cảm thụ, tiếp nhận văn học; kĩ năng phân tích, bình giá văn chương; kĩ năng diễn đạt, trình bày của người viết vẫn cần được chú ý trong kiểm tra đánh giá... Chỉ chú ý đến một trong hai loại bài NLVH hoặc NLXH đều là những biểu hiện của nhận thức và quan niệm cực đoan, nên tránh. Hình thức trắc nghiệm khách quan (TNKQ) sẽ giúp tra HS người đánh giá kiểm được nhiều đơn vị kiến thức hơn (mỗi câu TNKQ quét được 1 đơn vị kiến thức) và kết quả cũng bảo đảm khách quan, chính xác hơn. Ngoài ra, hình thức này còn có nhiều ưu điểm khác (nếu bảo đảm đủ các điều kiện tối thiểu, sử dụng và thực hiện đúng yêu cầu). Tuy nhiên, không phải vì thế mà coi TNKQ là tất cả, nhất là đối với môn Ngữ văn. Thực ra, rất ít người cho rằng môn Ngữ văn chỉ nên dùng TNKQ, thậm chí nhiều người còn lớn tiếng phản đối hình thức đánh giá này, nhất là khi gặp những câu TNKQ, ở đó người nêu câu hỏi và các phương án trả lời không hay, sai sót, vụng về, thậm chí ngớ ngẩn... như có trường hợp báo chí đã nêu. Chỉ coi trọng hình thức tự luận như cách ra đề truyền thống lâu nay, không thấy hết mặt tích cực của kiểm tra TNKQ; hoặc ngược lại, quá đề cao và chỉ dựa vào TNKQ đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả của môn học này đều là những xu hướng cực đoan, thiên lệch. Định hướng chung là phải tuỳ vào tính chất, yêu cầu của từng bài kiểm tra mà xác định cấu trúc của đề văn cũng như tỉ lệ điểm giữa TNKQ và tự luận như thế nào cho phù hợp . Cách ra đề truyền thống thường nêu yêu cầu về “kiểu bài” với mệnh lệnh: hãy giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng... Nêu như thế dễ dẫn đến cách hiểu cực đoan, thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn rằng trong mỗi bài văn nghị luận chỉ dùng một vài kiểu bài nhất định. Như mọi người đều biết, trong thực tế không có bài văn nào chỉ dùng mình giải thích, chứng minh hoặc một thao tác nghị luận nào đó. Cũng không có bài văn nào chỉ dùng một phương thức tả, kể, biểu cảm hoặc nghị luận. Bất kỳ bài văn hay nào cũng là sự vận dụng tổng hợp các phương thức và các thao tác. Với quan niệm đó, bài văn tự sự có thể kết hợp cả với miêu tả, biểu cảm và nghị luận. Cũng như vậy, trong bài văn nghị luận có thể kể hoặc tả và đặc biệt cần kết hợp với biểu cảm... Tất nhiên bao giờ cũng có một phương thức biểu đạt chính đóng vai trò chủ đạo. Các phương thức biểu đạt khác chỉ là hỗ trợ và đều phải hướng đến mục đích phục vụ cho yêu cầu của phương thức chính . Không thấy sự kết hợp linh hoạt và hài hoà này trong khi viết hoặc đọc - hiểu một bài văn cũng là một quan niệm và biểu hiện cực đoan nên tránh. Tự luận: Nhiều hướng mở!  Lâu nay khi ra các đề văn tự luận, người ra đề thường tuân thủ một vài “mẫu” rất quen thuộc, với tâm lý để “chắc ăn”, miễn là yên ổn, êm thấm, không gây ra những phiền toái, tránh được dư luận khen chê, ồn ào... Kết quả là kỳ thi nào cũng vậy (Từ thi tốt nghiệp, thi đại học, cao đẳng và cả thi HS giỏi quốc gia cũng thế), quanh đi quẩn lại chỉ một số tác phẩm quen thuộc, một vài kiểu đề na ná như nhau, năm sau chỉ thay đổi đi vài chữ so với năm trước. Chỉ cần để ý một vài năm là có thể đoán đúng đề, đúng tác phẩm sẽ ra... thành thử dường như môn Văn năm nào cũng như biết trước, như “ lộ đề” thì phải.  Đổi mới ra đề Văn, nhiều người chỉ nghĩ đến việc có thêm NLXH và kiểm tra bằng TNKQ. Đương nhiên điều đó là cần nhưng chưa đủ. Như trên đã nêu, đề tự luận đối với môn Ngữ văn vẫn chiếm một vị trí hết sức quan trọng và vì thế cần tập trung suy nghĩ để đổi mới cách ra đề tự luận. Để đổi mới, một trong những điểm cần chú ý là cần thay đổi cách hỏi, cách nêu vấn đề. Cùng một tác phẩm, cho dù là tác phẩm đã học, nhưng có nhiều cách hỏi, cách khai thác dưới nhiều góc độ và yêu cầu khác nhau khiến cho vấn đề nêu lên mới mẻ, buộc HS phải suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo. Cùng hỏi về truyện Tấm Cám, có thể ra nhiều đề với những yêu cầu rất khác nhau, chẳng hạn: Đề 1: Cô Tấm tự kể chuyện mình. Đề 2: Bài học đạo lí từ cuộc đời cô Tấm (hoặc mẹ con Cám) Đề 3: Nếu anh (chị) là cô Tấm… Đề 4: Viết lại truyện Tấm Cám với một kết thúc theo suy nghĩ và ước vọng của bản thân Đề 5: Tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân qua truyện Tấm Cám. Đề 6: Các cách kết thúc truyện Tấm Cám khác nhau (dị bản) và quan niệm của anh             (chị) về những cách kết thúc đó. Đề 7: Cô Tấm trong suy nghĩ và tình cảm của anh (chị). Đề 8: Vai trò của các yếu tố siêu nhiên trong truyện Tấm Cám. Đề 9: Chuyện về những cô Tấm ngày nay. Đề 10: Có người chê việc Tấm trả thù Cám ở cuối truyện. Hãy viết lời bào chữa cho             hành động ấy của Tấm. Đề 11: "Ở hiền gặp lành"; "Thiện thắng ác"; "ác giả ác báo"; "Tham thì thâm"; "Gieo gió gặt bão"; hay là một triết lí khác? Triết lí nào đúng nhất với truyện Tấm Cám? Viết bài văn biện luận cho triết lý mà mình lựa chọn. Đề 12: Ý nghĩa của các sự vật mà dân gian đã lựa chọn để cho Tấm hoá thân (chim vàng anh; cây xoan đào; khung cửi và quả thị) Đề 13: Tấm Cám - một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích thần kỳ. Đề 14: Truyện Tấm Cám - một minh chứng về niềm tin bất diệt của nhân dân.   Đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ là một yêu cầu hết sức cần thiết. Nhưng đổi mới không có nghĩa là làm lại từ đầu, phá bỏ tất cả, dỡ ra làm lại. Cần suy nghĩ, tìm hiểu kĩ càng để lựa chọn và kế thừa những gì đúng và hay từ trong truyền thống. Quá yêu mến quá khứ, một mực khư khư ôm lấy các quan niệm và nếp nghĩ cũ hẳn là một thái độ cực đoan. Nhưng quá nôn nóng, thiếu một sự bĩnh tĩnh cần thiết để suy xét, lựa chọn, hăng hái đi tìm những gì thật lạ, thật khác, mới coi là thật sự đổi mới cũng lại là một cực đoan không kém. Điều này về lý thuyết, không có gì mới, nhưng khi vận dụng trong thực tế thật khó khăn và phức tạp thay. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống

File đính kèm:

  • docDoi moi ra de van .doc
Giáo án liên quan