Đổi mới phương pháp dạy môn Toán lớp 2

Để đáp ứng với chương trình và sách giáo khoa lớp 2 mới là : nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện, đảm bảo tính hệ thống, lô gíc trong các môn học và đặc biệt là bộ môn toán.

 Một phương tiện góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học, đáp ứng với chương trình sách giáo khoa lớp 2 mới đó là : các thiết bị - đồ dùng dạy học. Sử dụng thiết bị dạy học đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy - học và hoạt động theo hướng tích cực hoá, cá thể hoá người học trong hoạt động học tập, rèn luyện; phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh. Thiết bị dạy học thực sự đã giúp học sinh tự khám phá, lĩnh hội kiến thức một cách thuận lợi vững chắc.

 Hiện nay trong các trường tiểu học, đều được trang bị các thiết bị dạy học, do Công ti ABC sản xuất đã được Bộ Giáo Dục và Đào tạo thẩm định và cho phép sử dụng.

Đồ dùng dạy học Toán 2 bao gồm bộ đồ dùng dạy học của giáo viên và bộ thực hành của học sinh, là những phương tiện dạy học có vai trò quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán ở lớp 2 .

 

doc37 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 6258 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đổi mới phương pháp dạy môn Toán lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục quận đống đa trường tiểu học lý thường kiệt sáng kiến kinh nghiệm tên đề tài: Đổi mới phương pháp dạy môn Toán Thông qua việc : “Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy Toán lớp 2 - học Toán ". Giáo viên: Nguyễn Thị Nhung Chủ nhiệm lớp 2A Năm học 2007 - 2008 Năm học 2007-2008 Phần 1 : đặt vấn đề Để đáp ứng với chương trình và sách giáo khoa lớp 2 mới là : nâng cao chất lượng giáo dục, chú trọng mục tiêu giáo dục toàn diện, đảm bảo tính hệ thống, lô gíc trong các môn học và đặc biệt là bộ môn toán. Một phương tiện góp phần nâng cao hiệu quả dạy - học, đáp ứng với chương trình sách giáo khoa lớp 2 mới đó là : các thiết bị - đồ dùng dạy học. Sử dụng thiết bị dạy học đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy - học và hoạt động theo hướng tích cực hoá, cá thể hoá người học trong hoạt động học tập, rèn luyện; phát huy hết tài năng của mỗi giáo viên và tiềm năng của mỗi học sinh. Thiết bị dạy học thực sự đã giúp học sinh tự khám phá, lĩnh hội kiến thức một cách thuận lợi vững chắc. Hiện nay trong các trường tiểu học, đều được trang bị các thiết bị dạy học, do Công ti ABC sản xuất đã được Bộ Giáo Dục và Đào tạo thẩm định và cho phép sử dụng. Đồ dùng dạy học Toán 2 bao gồm bộ đồ dùng dạy học của giáo viên và bộ thực hành của học sinh, là những phương tiện dạy học có vai trò quan trọng góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán ở lớp 2 . Cụ thể qua hoạt động thao tác trên đồ dùng học tập, học sinh được tham gia vào quá trình học toán một cách chủ động và tích cực hơn.Mỗi học sinh được sử dụng bộ đồ dùng học toán của mình để tự học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức một cách hứng thú và tự giác, phù hợp với nội dung chương trình sách giáokhoa mới lớp 2, là giúp học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập. Đồng thời thông qua đồ dùng dạy học, đã tạo ra môi trường hợp tác trong hoạt động dạy học trên lớp, qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập có sự trao đổi, hợp tác giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với nhau trong các hoạt động dạy học liên quan đến nội dung bài học. Thực tiễn trong quá trình dạy và học cho thấy, với những tiết học được sử dụng các thiết bị dạy học hoặc học sinh được học trên màn hình với hình ảnh sinh động, tất cả các học sinh đều hồ hởi, mọi khuôn mặt bừng sáng, mọi ánh mắt long lanh, không khí học tập như chuyển sang một gam mới đầy hứng thú. Đồng thời việc sử dụng thiết bị dạy học trong tiết học, đã giảm nhẹ việc giảng giải, trình bày của giáo viên. Thay vào đó giáo viên giành thời gian hướng dẫn hỗ trợ quá trình hoạt động của học sinh. Ngược lại việc thay đổi hoạt động học tập, từ chỗ nghe lời thầy giảng giải, sang hoạt động với thiết bị dạy học làm giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị - đồ dùng dạy học đó như thế nào? Vào lúc nào? Đối tượng nào sử dụng? … để giờ dạy - học đạt hiệu quả cao, nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay : " Lấy học sinh làm nhân vật trung tâm", là vấn đề đặt ra cho tất cả đội ngũ giáo viên đang giảng dạy tại khối lớp 2 chúng tôi. Từ những suy nghĩ trên, đối với mỗi tiết dạy, tôi luôn tìm hiểu nắm vững nội dung bài giảng và mục đích của tiết dạy, để chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp và sử dụng đồ dùng dạy học đó một cách hợp lý,đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới làm cho học sinh hiểu rõ quá trình hình thành kiến thức mới một cách trực quan, củng cố vững chắc kiến thức cơ bản cho học sinh, giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực hơn. Đáp ứng với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh của chương trình và nội dung sách giáo khoa mới lớp 2. Từ những lý do thực tiễn và lý luận trên tôi mạnh dạn chọn đề tài : " Đổi mới phương pháp dạy môn Toán thông qua việc : Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy Toán lớp 2 - học Toán ". phần II : Nội dung I. cơ sở khoa học và thực tiễn : Đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học luôn là hoạt động trọng tâm của toàn nghành giáo dục hiện nay, và cũng là đáp ứng với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, của chương trình sách giáo khoa mới hiện nay. Đặc biệt với môn Toán nói riêng: kiến thức phải mang tính hệ thống, liên tục, lô gíc, chính xác. Vì vậy mỗi giáo viên chúng tôi đều hết sức cố gắng nghiên cứu kỹ nội dung từng bài giảng để làm sao khi dạy : Đảm bảo chuẩn kiến thức theo sách giáo khoa. Đồng thời học sinh nắm bắt kiến thức mới một cách dễ hiểu nhất. Và làm sao trong từng bài giảng : giáo viên là người hướng dẫn - học sinh; Học sinh tự tìm hiểu, tự học ( cá nhân hoá đối tượng học sinh ) Có như vậy học sinh mới tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc nắm bắt kiến thức mới. Đổi mới chương trình và nội dung sách giáo khoa lớp 2, luôn đi cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học. Chính những thiết bị dạy học là những công cụ không thể thiếu được trong quá trình dạy học, chúng có tác dụng tích cực và có tính động lực đối với quá trình lao động của thày và trò. Việc sử dụng thiết bị dạy học (đúng quy trình, phù hợp với nội dung của từng bài....) không những đóng vai trò minh hoạ cho lời giảng của giáo viên mà còn cung cấp nội dung thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để giáo viên trình bày bài học một cách sâu sắc, thuận lợi, hình thành ở học sinh những phương pháp học tập tích cực, chủ động. Dựa trên cơ sở lí luận khoa học đó, đội ngũ giáo viên khối 2 chúng tôi luôn suy nghĩ : để sử dụng các thiết bị - đồ dùng dạy học sao cho hiệu quả, để nâng cao chất lượng giờ dạy toán - học toán. Muốn vậy người giáo viên phải nắm rõ được vai trò của các thiết bị dạy học cụ thể như sau : A. Vai trò của thiết bị dạy học đối với việc nâng cao chất lượng giờ dạy: 1. Giúp học sinh hiểu và nắm vững nội dung bài học: Thiết bị dạy học không chỉ là " minh hoạ "cho nội dung bài học mà còn là một phần của nội dung bài học. Chẳng hạn, đồ dùng dạy học (bằng que tính, bảng ô vuông) đã thể hiện "cơ sở lý luận" của các quy tắc tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 100 hoặc tính cộng, trừ ( không nhớ ) trong phạm vi 1000… 2. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học Toán ở lớp 2 : Cụ thể qua hoạt động, thao tác trên đồ dùng học tập, học sinh được tham gia vào quá trình học Toán một cách tự giác, chủ động và tích cực hơn. ( Điều thay đổi cơ bản trong việc sử dụng đồ dùng dạy học là chuyển từ việc sử dụng có tính chất " biểu diễn " của giáo viên sang hoạt động học tập của học sinh. Mỗi học sinh được sử dụng bộ đồ dùng học Toán của mình để tự chiếm lĩnh kiến thức một cách hứng thú và tự giác ). 3. Tạo môi trường hợp tác trong hoạt động dạy học trên lớp: Qua việc sử dụng bộ đồ dùng học tập có sự trao đổi, hợp tác giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với nhau trong các hoạt động dạy học liên quan đến nội dung bài học 4. Phát triển trí tuệ của học sinh: Phương pháp sử dụng thiết bị dạy học mới đòi hỏi mỗi giáo viên phải là người cung cấp tri thức, vừa là người hướng dẫn phương pháp lĩnh hội tri thức cho học sinh bằng hoạt động tự nghiên cứu, khám phá, hình thành và phát triển ở trẻ thói quen độc lập suy nghĩ, nhìn nhận, phê phán, thói quen nhận thức vấn đề một cách có căn cứ khoa học. 5. Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh: Hứng thú trong hoạt động nhận thức, là trạng thái hoạt động được đặc trưng bởi khát vọng học tập, sự nỗlực, tự nguyện trong quá trình nghiên cứu, khám phá, nẵm vững tri thức. Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cường độ và hiệu quả quá trình học tập. Sử dụng thiết bị dạy học tạo ra hứng thú học tập, kích thích tính tích cựcvà tính tự lập trong hoạt động học tập của học sinh. 6. Hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh : Sử dụng thiết bị dạy học có tác dụng hợp lí quá trình giảng dạy của giáo viên, bởi vì nhiều hoạt động dạy - học đã được bản thân các thiết bị dạy học thực hiện. Chẳng hạn một phần công việc viết bảng, kẻ vẽ ... được thay thế bằng việc sử dụng các thiết bị dạy học, học sinh quan sát được sử dụng các bộ đồ dùng thực hành khi tiếp nhận kiến thức mới. Rõ ràng như vậy thiết bị dạy học đã hợp lý hoá hoạt động giữa giáo viên và học sinh và thông qua các thiết bị dạy học quá trình học tập của các em cũng hiệu quả hơn. Để sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả, người giáo viên còn phải nắm được : 7. Sử dụng thiết bị dạy học phải đáp ứng được yêu cầu " Cần " và " Đủ " theo đúng đặc trưng bộ môn Toán. Cần tức là đáp ứng được sự cần thiết của việc giảng giải nội dung kiến thức, nếu thiếu thiết bị dạy học này thì hiệu quả của tiết dạy sẽ sút kém đi, hoặc là không đạt yêu cầu mong muốn. Chẳng hạn dạy bài : " 11 trừ đi một số " giáo viên giúp học sinh sử dụng các bó que tính và que tính rời, để học sinh tự nêu được, chẳng hạn có 1 bó 1 chục que tính và 1 que tính, tức là có 11 que tính, lấy bớt đi 5 que tính thì còn lại mấy que tính? ( tức là 11 - 5 = ?). Tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác trên que tính để học sinh nêu và làm được, chẳng hạn để bớt đi 5 que tính lúc đầu ta bớt đi 1 que tính rời ( 11 - 1 = 10 ), sau đó phải tháo bó que tính để có 10 que tính rời, lấy bớt tiếp 4 que tính nữa còn lại 6 que tính (10- 4= 6 ) như vậy : 11 - 5 = 6. Tương tự như vậy học sinh có thể tìm kết quả của các phép tính còn lại, có thể bằng que tính cũng có thể bằng cách suy luận khác. Rõ ràng như vậy từ phép trừ có nhớ đầu tiên ( số có hai chữ số trừ đi số có một chứ số có nhớ ), các em đã tự phát hiện và tự tìm ra kết quả từ đó giải quyết được nhiệm vụ của bài học. Khi ở bài đầu tiên "11 trừ đi một số", việc sử dụng thiết bị dạy học một cách có hiệu quả, đã giúp các em tự tìm được kết quả ( Lập được bảng công thức trừ : 11 - 5 ) một cách dễ dàng, và với những trường hợp học sinh khá giỏi thì ở các bài 12, 13, 14, 15...19 trừ đi một số, các em sẽ tự tìm được kết quả của các phép tính dễ dàng mà có thể không cần dùng đến đồ dùng thực hành nữa. Như vậy rõ ràng thông qua thiết bị dạy học ( được sử dụng có hiệu quả ) đã nâng cao được chất lượng tiết dạy, đồng thời còn làm cơ sở cho việc lĩnh hội kiến thức mới ở các bài học sau (có nội dung tương tự ). Đủ là có số lượng thiết bị dạy học cần thiết để giới thiệu nội dung kiến thức, giáo viên cần xác định rõ mỗi bài học cần bao nhiêu thiết bị dạy học là đủ. Để đảm bảo đầy đủ số lượng thiết bị dạy học cho mỗi tiết dạy, phải căn cứ vào nội dung của từng bài học cụ thể, căn cứ vào tâm sinh lý lứa tuổi, căn cứ vào trình độ của học sinh. Có như vậy thiết bị dạy học mới phát huy được hết tác dụng trong quá trình giảng dạy. Chẳng hạn với " Phép cộng có tổng bằng 10 : 6 + 4" : phải có đủ 10 que tính, và bó 1 chục que tính để thay 10 que tính rời. Hoặc với bảng nhân 2 : phải chuẩn bị đủ 10 thẻ 2 chấm tròn. Khi sử dụng thiết bị dạy học giáo viên cần có sự hướng dẫn gợi mở, để học sinh chủ động tích cực trong việc hình thành kiến thức mới, tạo ra khả năng và điều kiện thuận lợi nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của các em. Có như vậy mới phát huy hết tác dụng của thiết bị dạy học trong dạy - học. Việc sử dụng thiết bị dạy học như vậy là có hiệu quả trong tiết dạy - học. Thực tế cho thấy : trong các tiết học toán, giáo viên nắm vững các yếutố trên, thì việc giáo viên sử dụng thiết bị dạy học, và hướng dẫn học sinh thực hành bộ đồ dùng học toán, không những tiết học vui vẻ sôi nổi mà kết quả của tiết học cũng như quá trình học tập của các em hiệu quả hơn rất nhiều. Để nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, ngoài các yếu tố trên giáo viên cần phải nắm được các nguyên tắc sau: B. nguyên tắc sử dụng đồ dùng dạy học: 1. Sử dụng đúng mục đích: Mỗi tiết học Toán đều đặt ra mục đích yêu cầu nhất định. Mục đích này quy định hoạt động dạy - học của giáo viên và học sinh, quy định những loại hình thiết bị dạy học cần sử dụng. Sử dụng thiết bị dạy học phải bám sát mục đích đã định của bài học. Thông thường khi thiết bị dạy học đã xuất hiện ổn định, giáo viên cần khai thác hết các khía cạnh tích cực của nó, tận dụng hết các chức năng của nó để trình bày, giảng giải, khai thác kiến thức, đồng thời hướng dẫn học sinh quan sát ( thực hành ) khám phá, đạt tới mục đích truyền thụ tốt nhất của nội dung bài học. 2. Sử dụng đúng lúc: Đây là nguyên tắc đòi hỏi phải sử dụng thiết bị dạy học đúng vào thời điểm cần thiết nhất để giáo viên khai thác, truyền thụ kiến thức một cách hợp lý, học sinh tiếp nhận nội dung một cách thuận lợi. Mỗi bước lên lớp ( kiểm tra bài cũ, dạy bài mới củng cố ) có những thời điểm sử dụng thiết bị dạy học khác nhau, nhằm truyền thụ một phần nội dung kiến thức của bài học. Khi thiết bị đồ dùng đã được sử dụng xong, nên cất đi trước khi sử dụng một thiết bị dạy học mới, tránh tình trạng đưa ra hàng loạt thiết bị dạy học cùng một lúc làm phân tán sự tập trung chú ý của học sinh,, phương hại tới quá trình tiếp thu kiến thức của các em. 3. Sử dụng đúng chỗ: Mỗi loại hình thiết bị dạy học cần được xác định vị trí trình bày ở một nơi hợp lý nhất ở trên lớp, phù hợp với góc nhìn ( không cao quá, không thấp quá ), đảm bảo đủ ánh sáng ( không bị tối, không bị lóa mắt ), học sinh ngồi ở mọi vị trí trong lớp đều có thể quán sát dễ dàng. Vì vậy cần lắp đặt sẵn những cái móc để đặt các phương tiện kĩ thuật như máy chiếu phim đèn chiếu ... ; lắp đặt sẵn hệ thống ổ cắm điện, cầu chì để giáo viên tiện sử dụng, đồng thời đảm bảo an toàn cho thầy và trò. 4. Sử dụng đúng mức độ : Phương pháp sử dụng thiết bị dạy học phải đúng với phương pháp dạy học bộ môn và phủ hợp với trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh. Có những thiết bị dạy học kiến thức giới hạn thống nhất với nội dung được trình bày trong sách giáo khoa, song cũng có những kiến thức bổ sung, mở rộng làm rõ thêm một số chi tiết, giúp cho học sinh hiểu một cách đầy đủ hơn những kiến thức cần tiếp thu. Vì vậy khi sử dụng giáo viên cần khai thác đúng mức độ, phù hợp với mục đích , yêu cầu bài học, phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh. Tránh khai thác những kiến thức quá cao, quá sâu, học sinh không tiếp thu được, hoặc khai thác những chi tiết không giúp ích gì cho kiến thức cơ bản của bài học. Việc sử dụng thiết bị dạy học đúng mức độ có tác dụng kích thích hứng thú học tập của học sinh, giúp cho các em tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, tích cực và sáng tạo hơn. Trên cơ sở khoa học và lý luận trên, để đáp ứng với đổi mới chương trình và sách giáo khoa lớp 2, và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Tất cả khối chuyên môn chúng tôi luôn có sự thảo luận, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy sao cho có hiệu quả nhất. Chính vì vậy mỗi giáo viên khi soạn bài, bao giờ cũng gắn liền xác định yêu cầu kiến thức trọng tâm cần cung cấp với việc chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học. Tuy nhiên đối với từng đối tượng học sinh mà giáo viên chúng tôi sử dụng các phương tiện - đồ dùng cho phù hợp ; Điều đặc biệt quan trọng là việc giáo viên thao tác sử dụng đồ dùng dạy học đó ra sao? Học sinh sử dụng như thế nào? Đích cuối cùng tôi suy nghĩ đó là: phát huy tốt tác dụng của đồ dùng dạy học, tạo những chuyển biến tích cực trong việc thực hiện đổi mới phương pháp - nâng cao chất lượng giờ dạy Toán - học Toán ở chương trình lớp 2. Dựa vào cơ sở khoa học và thực tiễn trên, để sử dụng đồ dùng dạy học toán 2, thực sự có hiệu quả và nâng cao chất lượng giờ dạy - học toán, tôi đề ra phương hướng và biện pháp tiến hành cụ thể như sau: ii. phương hướng và biện pháp tiến hành: Thực tế trước kia đồ dùng dạy học trang bị cho cácnhà trường còn thiếu, giáo viên và học sinh không được sử dụng thường xuyên, hoặc cũng có trường hợp đôi khi giáo viên ngại sử dụng. Chính vì vậy trong quá trình sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên và học sinh còn lúng túng. Hoặc có thể cứ đưa đồ dùng dạy học ra, học sinh thực hành nhưng không nắm được mục đích để làm gì, hình thành cái gì qua việc làm đó - như vậy việc sử dụng đồ dùng mang tính chất chiếu lệ , không đem lại hiệu quả cho quá trình dạy - học. Hoặc có thể đồ dùng dạy học mang ra trong tiết dạy quá nhiều, có tính lạm dụng, mặc dù có thể những đồ dùng đó các em đã quá quen thuộc hàng ngày, như vậy sẽ hạn chế sự phát triển tư duy tích cực, óc liên tưởng, sáng tạo trong quá trình hình thành kiến thức mới. Đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa mới lớp 2, một việc quan trọng và tiến hành song song mà giáo viên chúng tôi luôn suy nghĩ đó là thực hiện đổi mới phương pháp , đối với bộ môn Toán nói riêng thì việc đổi mới đó phải bắt đầu từ việc sử dụng " Bộ đồ dùng thực hành toán 2 " của học sinh như thế nào cho đúng mục tiêu và có hiệu quả. Chính vì vậy giáo viên phải suy nghĩ để hướng dẫn học sinh, học sinh phải được thực hành luyện tập, qua đó các em được tự tìm hiểu, lĩnh hội, tự chiếm lĩnh kiến thức. Qua " thao tác " các chi tiết của bộ đồ dùng học Toán, mỗi em được tích cực chủ động hơn trong học tập, hơn thế các em được trao đổi, thảo luận, " hợp tác " với nhau, được " hợp tác " với thầy giáo để cùng xây dựng, tiếp thu bài học. Đạt được các yêu cầu như vậy, việc sử dụng hộp " Bộ đồ dùng thực hành Toán 2 " trong các giờ học Toán trên lớp mới đúng mục tiêu và có hiệu quả cao. Từ những điều trên để đồ dùng dạy học toán thực sự có hiệu quả và nâng cao chất lượng dạy toán - học toán tôi đã đề ra phương pháp mục đích sử dụng đồ dùng dạy học như sau : 1. Đối với việc soạn bài : Giáo viên cần hiểu thật rõ, nắm thật vững nội dung và mục đích yêu cầu của tiết dạy. Phải chuẩn bị đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung kiến thức và phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Xác định rõ phương pháp sẽ dùng để hướng dẫn tổ chức học sinh học tập. 2. Thao tác sử dụng đồ dùng dạy hoc : Đặc biệt chú trọng tới thao tác, sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và đồ dùng thực hành của học sinh, nhằm phát huy tốt tác dụng của đồ dùng dạy học, góp phần đổi mới phương pháp, để đáp ứng với chương trình sách giáo khoa lớp 2 mới. 3. Đồ dùng dạy học phải đưa ra đúng lúc, đúng chỗ, đối tượng sử dụng phải theo các hiệu lệnh của giáo viên. Các thao tác sử dụng đồ dùng của giáo viên phải nhịp nhàng với việc sử dụng đồ dùng thực hành của học sinh( đối với các bài cả giáo viên + học sinh cùng sử dụng đồ dùng dạy học ). 4. Đối với các bài có tính chất tương tự như nhau,về việc sử dụng đồ dùng dạy học trong việc hình thành kiến thức mới, giáo viên có thể sử dụng đồ dùng dạy học thật cẩn thận, kỹ càng ở những bài đầu, có như vậy việc hình thành kiến thức mới cho học sinh có tính hệ thống vững chắc ngay từ đầu, như vậy ở các bài tương tự về sau có thể không cần phải sử dụng đồ dùng dạy học nữa mà học sinh vẫn nắm được kiến thức một cách dễ dàng. Trên cơ sở đó đối với từng loại bài mà người giáo viên có những suy nghĩ để sao cho sử dụng đồ dùng một cách có hiệu quả, cụ thể như sau: A. Việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học hiệu quả khi dạy học các bài về : " Các số " ở lớp 2. Việc dùng thiết bị dạy học để dạy học các số ở tiểu học là cần thiết. Tuy nhiên dùng hình ảnh trực quan nào, dùng " vật liệu " thiết bị nào để dạy học về các số có hiệu quả thì phải cân nhắc, phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung và cách trình bày nội dung của bài học. Mục tiêu cần phải đạt được khi dạy học các số ở lớp 2, nhằm giúp học sinh : Biết đọc, viết các số trong phạm vi 1000 ( các số có ba chữ số ). Biết đếm các số, bao gồm đếm thứ tự từ 1 đến 1000, đếm thêm một số đơn vị nào đó, chẳng hạn, đếm thêm 2 : 2, 4, 6, ...; đếm thêm 3 : 3, 6, 9... Biết so sánh các số có ba chữ số . Biết viết số có ba chữ số thành tổng các trăm, chục, đơn vị, và ngược lại. Ví dụ : Hình thành số 238 Học sinh phải được sử dụng đồ dùng trực quan (các ô vuông ) để đếm theo số trăm, số chục, số đơn vị. Trên cơ sở đó học sinh hình thành được các biểu về số tương ứng. Từ đó học sinh biết cách đọc, viết các số biểu thị " lượng phần tử " đã đếm được đó. Mỗi ô vuông nhỏ biểu thị " đơn vị " : 3 đơn vị. 10 ô vuông xếp thành một cột biểu thị " một chục " 4chục hay 40 10 cột ô vuông xếp thành một bảng ô vuông biểu thị " một trăm " : 10 bảng ô vuông gộp lại biểu thị " một nghìn ": ( 10 trăm hay 1000 ) * Rõ ràng đưa hình ảnh các ô vuông, cột ô vuông và bảng ô vuông như trên, học sinh dễ dàng hình dung được " bản số " của tập hợp ứng với các số có ba chữ số, mối quan hệ giữa các hàng theo hệ thập phân, và từ đó có thể phân tích số có ba chữ số thành tổng các trăm, các chục, các đơn vị. Cụ thể Trăm Chục Đơn vị Viết số 3 2 5 325 325 = 300 + 20 + 5 ( 325 gồm 3 trăm, 2 chục, và 5 đơn vị ). Việc dùng các ô vuông biểu thị các số như trên cũng giúp cho việc dạy học so sánh các số có ba chữ số được thuận lợi. Ví dụ : dạy bài : " So sánh các số có ba chữ số ". * Để học so sánh các số có ba chữ số một cách tổng quát (trang 148 Toán 2), trước đó học sinh đã được học và biết so sánh các số tròn trăm , các số tròn chục, so sánh các số từ 100 đến 200. Như vậy bài "So sánh các số có ba chữ số " mang tính hệ thống, khái quát, và học sinh được biết quy tắc so sánh các số có ba chữ số bằng cách so sánh các số trăm, số chục, số đơn vị tương ứng của các số đó. Cơ sở để so sánh các số có ba chữ số xuất phát từ việc so sánh số ô vuông ( đồ dùng trực quan - Như đã nêu ở phần trên ). Chẳng hạn : So sánh số 234 và 235. Trước hết biểu thị các số theo ô vuông. 234 235 - So sánh sô ô vuông trong hai hình ( theo tương ứng 1 - 1 ): Mỗi hình đều có 2 trăm ô vuông, 3 chục ô vuông. Hình bên trái có thêm 4 ô vuông, hình bên phải có thêm 5 ô vuông mà 4 < 5. Như vậy số ô vuông trong hình bên trái ít hơn số ô vuông bên phải. Từ đó : 234 < 235 - Cuối cùng có thể nhận xét : Hai số 234 và 235 có : ở hàng trăm : cùng chữ số 2. ở hàng chục : cùng chữ số 3. Ơ hàng trăm : 4 < 5. Vậy 234 < 235. b. Việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả khi dạy học các bài về : " phéptính " ở lớp 2. Học sinh được tự thao tác trên các que tính để từ đó hiểu được các quy tắc tính và thực hiện được phép cộng, phép trừ ( có nhớ ) trong phạm vi 100. I. Chẳng hạn với các bài về phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 Ví dụ 1 : + Phép cộng có tổng bằng 10 : 6 + 4 Học sinh lấy ra 6 que tính rời. Học sinh lấy thêm 4 que tính rời. Cho học sinh gài : 6 + 4 = 10 Thay 10 que tính bằng bó 1 chục que tính. Phép cộng 26 + 4 và 36 + 24 Học sinh lấy 2 thẻ bó 1 chục và 6 que tính rời. Học sinh lấy thêm 4 que tính rời Học sinh cộng 6 que tính với 4 que tính. Học sinh thay 10 que tính bằng bó1 chục que tính. Ví dụ 2: Phép cộng qua 10 Giáo viên phải hình thành phép cộng qua10 ( bằng que tính ) theo cách gộp cho đủ 10. * Bài : 9 + 5 Giáo viên sử dụng que tính để trên cơ sở thực hành các thao tác bằng tay với que tính dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh rút ra được thuật toán ( lập được bảng cộng 9 cộng với một số ). Gộp 9 que tính với 5 que tính . Học sinh sẽ nêu ra 3 cách gộp : Cách 1 : Gộp 9 que tính với 5 que tính, đếm được 14 que tính. Đây là cách làm ở lớp 1, cách làm này chỉ phù hợp khi cộng với một số ít que tính. Cách làm ở lớp 2 là gộp thành 1 chục và một số que tính. Cách 2 : Đếm 5 que tính từ 9 que tính, gộp với 5 que tính kia thành 1 chục que tính còn 4 que tính lẻ. Tất cả có 14 que tính. Cách 3 : Đếm 1 que tính từ 5 que tính, gộp với 9 que tính thành 1 chục que tính còn 4 que tính lẻ. Tất cả có 14 que tính. Qua 3 cách trên giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và so sánh để rút ra cách làm tối ưu nhất, đó là lấy 9 que tính gộp với 1 que tính, vì phải đếm ít hơn nên tối ưu hơn. - " Thêm vào cho đủ 10 " đó là đặc trưng của phép cộng qua10. Như vậy nếu ở bài " 9 cộng với một số 9 + 5 " học sinh được thực hành bằng que tính , dưới sự hướng dấn của giáo viên, các em tự hình thành bảng cộng "9 cộng với một số 9 + 5" . Với các bài tương tự : 8, 7, ... cộng với một số, thì học sinh( không cần sử dụng que tính nữa ) vẫn có thể hiểu rằng tách 2, 3... ở số sau để cộng cho thành 10. 9 + 5 = ? 9 + 2 = + 9 9 + 3 = 5 9 + 4 = 1 4 9 + 5 = 9 + 6 = 9 +7 = 9 + 8 = 9 + 5 = 14 9 + 9 = 5 + 9 = 14 Ví dụ 2 : Dạy học bài " 49 + 25 " 49 + 25 = ? + Học sinh lấy ra 49 que tính ( 4 bó 10 que tính và 9 que tính rời lấy thêm 25 que tính nữa 2 bó 10 que tính và 5 que tính rời). Gộp các que tính để xem có tất cả bao nhiêu que tính tức là tìm kết quả của phép cộng : 49 + 25. + Học sinh thao tác : Lấy 9 que tính " gộp " với 5 que tính được 14 que tính, bó 14 que tính thành 1 bó 10 que tính và 4 que tính rời. Có 4 bó 10 que tính gộp với 2 bó 10 que tính, cộng thêm 4 que tính rời. Như vậy tất cả có 7 bó 10 que tính và 4 que tính rời, tức là có 74 que tính ( 49 + 25 = 74 ). Ví dụ 3 : Dạy bài 52 - 28. + Học sinh lấy ra 52 que tính ( 5 bó 10 que tính và 2 que tính rời ), học sinh sẽ thao tác trên que tính tìm cách bớt đi 28 que tính xem còn lại bao nhiêu que tính ( tức là tìm kết quả của phép trừ 52 - 28 = ? ). + Học sinh dễ thấy bớt đi 28 que tính tức là bớt đi 2 bó 10 que tính và 8 que tính rời nữa. 5 bó ( đã có ) bớt đi 2 bó còn 3 bó thì họ

File đính kèm:

  • docSKKN Doi moi PP day mon toanlop2.doc
Giáo án liên quan