Không ít đề kiểm tra cho tới thời điểm bây giờ vẫn còn mang nặng phong cách cũ, ngôn ngữ quá cổ. Hầu hết trọng tâm bài kiểm tra xoay quanh ngữ pháp (nếu không nói là quá nặng về ngữ pháp). Mở đầu bài kiểm tra bao giờ cũng bắt đầu "Put the verbs/words into the correct form" hoặc "change the active to passive" v.v
Trong khi đó mục tiêu của Bộ giáo dục đặt ra là dạy ngữ pháp nhưng không phải như một bài ngữ pháp. Đặc biệt là đối với chương trình lớp 9, bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết (listening, speaking, reading, writing) được hình thành một cách rõ ràng. Từ đó dẫn đến không thống nhất giữa mục tiêu bài dạy và trọng tâm của bài kiểm tra. Hơn thế nữa việc đánh giá học sinh qua bài kiểm tra sẽ không thực sự chính xác.
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3395 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra 1 tiết môn Tiếng Anh lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra 1 tiết
môn tiếng anh lớp 9
A- Đặt vấn đề
Để tiếp cận với chương trình mới - chương trình hiện đại của sách giáo khoa, giáo viên không chỉ thay đổi phương pháp giảng dạy, không dừng lại ở những trang giáo án mẫu mà là cả một quá trình lột xác thực sự. Trong đó yếu tố "Đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra" không kém phần quan trọng.
i. thực trạng vấn đề.
1, Về phía giáo viên.
Không ít đề kiểm tra cho tới thời điểm bây giờ vẫn còn mang nặng phong cách cũ, ngôn ngữ quá cổ. Hầu hết trọng tâm bài kiểm tra xoay quanh ngữ pháp (nếu không nói là quá nặng về ngữ pháp). Mở đầu bài kiểm tra bao giờ cũng bắt đầu "Put the verbs/words into the correct form" hoặc "change the active to passive" v.v…
Trong khi đó mục tiêu của Bộ giáo dục đặt ra là dạy ngữ pháp nhưng không phải như một bài ngữ pháp. Đặc biệt là đối với chương trình lớp 9, bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết (listening, speaking, reading, writing) được hình thành một cách rõ ràng. Từ đó dẫn đến không thống nhất giữa mục tiêu bài dạy và trọng tâm của bài kiểm tra. Hơn thế nữa việc đánh giá học sinh qua bài kiểm tra sẽ không thực sự chính xác.
2, Về phía học sinh:
Đa số học sinh hoang mang, tâm lí bị đè nặng khi nhắc đến kiểm tra môn tiếng Anh. Các em mất tự tin và cảm thấy mình không có khả năng về môn học này. Rất nhiều học sinh từ các lớp dưới lượng kiến thức còn tương đối, nhưng khi đến lớp 9 bị mai một. Các em bê trễ, sao nhãng và cho rằng tiếng Anh là môn học "hóc búa", "khó gặm" nhất. Cộng thêm điểm kiểm tra lúc nào cũng dưới trung bình. Môn tiếng Anh trở thành nỗi ám ảnh của đa số người học.
3 ,Về phía phụ huynh:
Hầu hết các bậc phụ huynh mù tịt về tiếng Anh. Họ trông cậy tất cả vào giáo viên trực tiếp giảng dạy con mình. Họ chỉ có thể ít nhiều hiểu được năng lực của con qua kết quả của các bài kiểm tra. Một số cha mẹ học sinh tâm sự rằng họ rất hồi hộp khi nghe đọc điểm tổng kết môn tiếng Anh. Phụ huynh cầu mong môn tiếng Anh không phải là môn thi bắt buộc. Trong khi đó với xu thế hiện nay, tiếng Anh được coi như là một công cụ giao tiếp trên toàn thế giới.
Vì sao vậy ? - Một câu hỏi đặt ra không dễ gì có thể trả lời được.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh tôi không thể không trăn trở và lo lắng trước thực trạng này. Tôi tự đặt ra bao nhiêu câu hỏi rồi lại tự tìm đáp án cho mình, song vẫn đang còn nhiều lúng túng.
Tôi cho rằng, trong hàng ngàn lí do đó, yếu tố ra đề kiểm tra ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí của nhiều người (đặc biệt là người học).
Vậy "Ra đề kiểm tra" phải như thế nào để một mặt đánh giá được thực chất năng lực của học sinh và mặt khác giúp các em cảm thấy môn tiếng Anh cũng như bao môn học khác ? Làm thế nào để mục tiêu bài dạy và trọng tâm bài kiểm tra gắn liền nhau, không thể tách rời ?
b. giải quyết vấn đề:
i. yêu cầu chung:
Khác với trước đây, đề kiểm tra của chương trình mới kiến thức bao giờ cũng phải là kiến thức tổng hợp, tương đối về tiếng Anh thực hành hiện đại. Các kỹ năng phải rõ ràng dựa trên sáu chủ điểm lớn đã được học (các thông tin cá nhân, giáo dục, cộng đồng, sức khoẻ, hoạt động vui chơi giải trí, thế giới quanh em). Ngôn ngữ phải trong sáng và phổ thông. Từ vựng và cấu trúc yêu cầu liên quan tới nội dung chủ điểm vừa học.
Đánh giá bài kiểm tra phải dựa vào yêu cầu cần đạt qua 4 kỹ năng (listening, speaking, reading, writing). Tuy nhiên kỹ năng nói khó có thể thực hiện được nên phần "Kiến thức ngôn ngữ" sẽ thay thế vào vị trí đó. Cấu trúc bài kiểm tra được thay đổi lại như sau:
Nghe - Đọc - Kiến thức ngôn ngữ - Viết.
II. Đề kiểm tra minh hoạ theo cấu trúc trên:
Question 1:
Listen to the passage and complete the sentences that follow. (2.5pts)
Maryam and I became friends when we were in Mrs. Sunsan's ……. .
We ususlly did crazy …………….. in class.
When Mrs Sunsan opened the …………... she screamed loudly and the class…………… .
After three years Maryam's family moved to …………… .
We wrote letter to each other for ………..… but then we lost contast.
Question 2: Read the passage and check True / False.
The second Sunday in May is Mother's Day. It is a public holiday in both Britain and America. On that day children send Mother's Day cards to their mothers. They give their mother flowers or sweets as presents. Father and children do the cooking and housework so that mothers can have a rest in the USA. Mother's Day started in the 1866s. There was a small town called prantytown in the middle of the USA. People in town fought against each other during a war. After the war they hated each other. Mrs Ann Reeven Jarvis wanted the people to make friends with each other again. So he started "Mother's Day friendship Day" on that day she visited all the other mothers in the town and said: "Let's be friends with each other again".
Her idea succeeded. The same thing happened in other parts of the country. After she died, her daughter carried on her idea in 1908. Mother's friendship Day became Mother's Day.
True
False
1.
The second Sunday in May is the occasion for children explain their loves to mother.
2.
Mrs Ann Reeves Javis's daughter organized that day.
3.
The people made friends with each other again after the war stopped.
4.
Mother's friendship Day" means that mother's Day in the USA.
5.
It is a special day for mothers.
Question 3. Complete the passage using one suitable word in the box for each gap. (2.5pts).
facing, waste, which, pollution, things, problems, such as, today, people
Pollution has become one of the biggest problems (1) ……….. the world today. The main cause of pollution is waste, somethings (2) ……….. is no longer needed. Waste can be many (3) ……….. such as used newspapers dirty water from your washing machine or smoke from a factory chimney some waste is dangerous because it contains poisons. It is the (4) ……….. of pollution which is worrying many (5) ……….. and government today.
Question 4: Write a letter to a penpal introducing yourself, using the suggestions below. (2.5pts).
- Name and place (date of birth).
- Home address or telephone number.
- Family members: father, mother, sisters, brothers.
- school, grade, subjects.
- Hobbies, interests.
* Start like this:
eg: I'm Huy. I was born….
iii. yêu cầu mức độ bài kiểm tra:
1, Độ dài của bài kiểm tra:
Kỷ năng nghe hiểu và đọc hiểu khoảng 120 đến 150 từ. Độ dài bài tập kiểm tra kỹ năng viết khoảng 100 từ.
Nội dung đánh giá trong mỗi bài tập được quy định ((xem đề kiểm tra minh họa).
- Kiểm tra kỹ năng nghe nên có từ 5 nội dung trở lên.
- Kiểm tra kỹ năng đọc nên có ít nhất 5 nội dung.
- Kiểm tra kỹ năng viết nên có ít nhất 5 nội dung.
- Kiểm tra kiến thức ngôn ngữ nên có ít nhất 5 nội dung.
2, Nội dung kiến thức trong các kỹ năng:
a, Nghe:
Bài nghe phải là một đoạn văn liền ý về một chủ điểm, chủ đề đã được đề cập trong mấy đơn vị bài học (units). Mục tiêu của kiểm tra kỹ năng nghe là đánh giá, củng cố cấu trúc, vốn từ vựng đã học. Kiểm tra kỹ năng nghe hiểu - nhận biết thông tin và phục vụ cho các mục đích đời sống.
b, Kỹ năng đọc:
Đoc hiểu thông tin trên cơ sở những ngữ liệu, hay chủ điểm đã được học. Bài đọc là một đoạn văn liền ý về một chủ điểm, chủ đề trong các đơn vị bài học dưới dạng văn xuôi hoặc đối thoại.
c, Kỹ năng viết:
Đề kiểm tra viết phải được hình thành trên cơ sở sáu chủ điểm chính, viết phải có gợi ý về nội dung hoặc gợi ý về ngôn ngữ (như trong đề minh họa). Kiểm tra củng cố lại ngữ liệu đã học, diễn đạt lại nội dung giao tiếp qua ngôn ngữ viết và tiếp cận với một số thể loại viết đơn giản phục vụ giao tiếp hàng ngày. Ví dụ như: Write a personal letter, write a postcard…
Đối với học sinh lớp 9, các em đã có một lượng kiến thức tương đối từ các lớp dưới, vì vậy khi kiểm tra các kỹ năng giáo viên không chỉ mở rộng nội dung chủ điểm mà cần mở rộng cả cấu trúc lẫn từ vựng.
d, Kiến thức ngôn ngữ:
Loại hình bài tập rất đa dạng, song bài kiểm tra một tiết yêu cầu xoay quanh vấn đề ngữ pháp, chủ điểm đã đề cập trong chương trình.
iv. một số thủ thuật khi ra đề kiểm tra:
1, Đối với hệ thống câu hỏi:
- Tránh hiện tượng lặp đi lặp lại ở một số dạng câu hỏi. Ví dụ câu hỏi thứ nhất ở dạng "Yes / No questions" thì các câu sau phải ở dạng "Wh-questions". Dùng các đại từ nghi vấn khác nhau trong khi đặt câu hỏi (Where / What / Who / When / How…)
- Không đặt câu hỏi quá đơn giản, những câu hỏi mang tính máy móc dấn đến các em bê nguyên cả câu trả lời từ trong bài đọc. Thậm chí có nhiều học sinh không cần tư duy vẫn có thể trả lời đúng.
Ví dụ:
Lời trong đoạn văn (Passage):
Hoa's best friend in school was Tom. He and I were in Mrs White's third grade…
Giáo viên không nên đặt câu hỏi: Who was Hoa's best friend in school?
2, Dùng thủ thuật "True / False".
Giáo viên dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt lại ý tưởng chứ không sao chép cả câu từ trong bài.
Ví dụ: Lời trong bài đọc:
Van is the most beautiful girl in my class. She usually make everybody notice her…
Giáo viên không nên sao chép lại:
Van is the most beautiful girl in my class.
Mà nên diễn đạt lại bằng cách khác:
Ví dụ: Nobody is more beautiful than Van…
3, Multiple choice:
Dùng từ 3 - 4 sự lựa chọn trong phần trắc nghiệm (A - B - C- D) những sự lựa chọn đó phải có nghĩa hoặc cách dùng tương đối giống nhau.
Ví dụ: This work needs ….. on time.
A. finish B. finishing C. to finish D. to have finished.
Kiểm tra bằng phương pháp trắc nghiệm đòi hỏi kiến thức phải rộng và đa dạng. Nghĩa là không dừng lại ở danh từ (noun) hoặc là một từ loại khác mà tổng hợp tất cả kiến thức trong đó có cả ngữ pháp.
Sau đây là một số ví dụ minh hoạ:
a. He …………….. since he was sixteen years old.
A. has learnt B. learnt C. was learning D. learns.
b. If we have good qualifications, we will have a good …………
A. work B. holiday C. job D. vacation.
c. She is …………….. girl in my class.
A. beautful B. the most beautiful C. very beautiful D more beautiful.
d. He failed his test …………….. he has to do it again.
A. therefore B. however C. because D. but
…………..
4, Thủ thuật "gap fill" trong phần "listening".
Để học sinh có thể kịp thời điền thông tin và có thể nghe tiếp, chúng ta cần phải chia các khoảng trống một cách hợp lí.
Ví dụ: Hung is a first-year (1) ……………… of Hue science College. His hobby is playing fooball and volleyball. He likes (2) ……………. music and ..............
Với những từ khó viết, nhiều âm tiết, có cách phát âm phức tạp giáo viên cho từ đó xuất hiện trở lại một vài lần trong bài.
Chẳng hạn nếu giáo viên muốn yêu cầu học sinh điền từ "Languages". Nên cho từ đó lặp lại lần thứ hai
Ví dụ: There are at least 2.000 difficult (1) …..………. …. in the world. Of all these languages English is the most widely used.
v. loại hình bài tập:
1, Kỹ năng nghe:
- Nghe trả lời câu hỏi
- Nghe điền thông tin vào bảng
- Nghe sắp xếp trật tự câu.
- Nghe tìm câu đúng/sai.
- Nghe chọn tranh.
- Nghe điền từ / thông tin vào chỗ trống.
- Nghe ghi ý chính.
2, Kỹ năng đọc:
- Đọc trả lời câu hỏi
- Sắp xếp câu thành đoạn hội thoại hợp lý.
- Tìm câu đúng, sai
- Đọc và tìm tiêu đề cho mỗi đoạn.
- Chọn tranh.
- Sắp xếp thứ tự các thông tin.
- Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
3, Kiến thức ngôn ngữ:
- Hoàn thành câu/đoạn văn/hội thoại bằng cách điền từ cho sẵn vào các ô trống.
- Cho từ gợi ý viết câu hoàn chỉnh.
- Chuyển đổi câu
- Lắp ghép câu
- Chọn câu đúng / sai
- Chia động từ
- Hoàn thành đoạn văn / hội thoại dưới dạng chừa trống.
- Chọn trong số 3 - 4 từ cho sẵn điền vào chỗ trống cho phù hợp.
4, Kỹ năng viết:
- Viết đoạn hội thoại theo gợi ý.
- Viết đoạn văn theo gợi ý (về nội dung hoặc ngôn ngữ).
- Viết thư.
- Hoàn thành biểu bảng / phiếu.
c. Kết luận và kiến nghị:
1, Kết luận:
Sau khi áp dụng cách ra đề kiểm tra theo phương pháp trên, tôi thấy tỷ lệ học sinh đạt từ điểm trung bình cũng như điểm khá, giỏi tăng lên một cách rõ rệt. Học sinh tự tin và vững vàng hơn trong giờ kiểm tra. Tâm lý sợ học ngữ pháp tiếng Anh không còn nữa.
Kết quả cụ thể:
lớp
giỏi
khá
tb
yếu
Không áp dụng SKKN
9A
0
8
12
17
9C
1
13
15
16
áp dụng
SKKN
9A
4
10
19
4
9C
8
16
19
2
2, Kiến nghị sư phạm:
Muốn khích lệ được tinh thần học tập của học sinh, giáo viên cần phải đánh giá các em một cách chính xác. Từ đó phát huy được mặt tích cực của học sinh và khoả lấp củng cố những chổ các em còn chưa đáp ứng được. Vì vậy "đổi mới phương pháp ra đề kiểm tra" là điều nên làm
Tôi hy vọng, suy nghĩ của tôi được sự đồng tình của nhiều người.
File đính kèm:
- Tieng Anh 9 Doi moi pp ra de kiem tra 45.doc