1. Khái niệm “cái bi”: Để hiểu được truyện ngắn Đời thừa chúng ta phải đi từ khái niệm về cái bi trong văn học. Ở ngoài đời cái bi bao giờ cũng gắn liền với cái thảm. Nó là hiện tượng tan vỡ, chết chóc, bất hạnh chỉ gợi cho chúng ta những xúc cảm đau thương. Còn trong mỹ học, thì khi nào cái đáng có, cái lẽ ra phải có lại không thể có được trong cuộc sống thì lúc ấy xuất hiện cái bi mỹ học.
2. “Bi kịch tinh thần” được hiểu là tình trạng của những con người có hoài bão, có lý tưởng chân chính nhưng bị hoàn cảnh trói buộc không sao thực hiện được điều đó. Ở một tầng sâu hơn, “Bi kịch tinh thần” được hiểu là việc nhân vật tự ý thức được tình trạng của mình, cố tìm lối thoát nhưng không tìm được, sống triền miên trong những dằn vặt, dày vò đau đớn về tinh thần
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4631 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đời thừa của Nam Cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời thừa của nam cao
I – Một số khái niệm liên quan đến tác phẩm:
1. Khái niệm “cái bi”: Để hiểu được truyện ngắn Đời thừa chúng ta phải đi từ khái niệm về cái bi trong văn học. ở ngoài đời cái bi bao giờ cũng gắn liền với cái thảm. Nó là hiện tượng tan vỡ, chết chóc, bất hạnh chỉ gợi cho chúng ta những xúc cảm đau thương. Còn trong mỹ học, thì khi nào cái đáng có, cái lẽ ra phải có lại không thể có được trong cuộc sống thì lúc ấy xuất hiện cái bi mỹ học.
2. “Bi kịch tinh thần” được hiểu là tình trạng của những con người có hoài bão, có lý tưởng chân chính nhưng bị hoàn cảnh trói buộc không sao thực hiện được điều đó. ở một tầng sâu hơn, “Bi kịch tinh thần” được hiểu là việc nhân vật tự ý thức được tình trạng của mình, cố tìm lối thoát nhưng không tìm được, sống triền miên trong những dằn vặt, dày vò đau đớn về tinh thần.
II. Về tác phẩm
1. Đề tài chủ đề:
Trong VH 30 – 45 đề tài người trí thức TTS khá quen thuộc. Nhưng chỉ đến NC, với ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt, sắc sảo… hình ảnh nhân vật trí thức TTS mới hiện lên thật cụ thể và sinh động qua những tấn bi kịch tinh thần, cùng với những cuộc đấu tranh tư tưởng đầy căng thẳng nhưng bế tắc.
Đời thừa là truyện về một nhà văn nghèo bất đắc chí. Đề tài nhà văn nghèo bất đắc chí không thật mới: đương thời, đã có mực mài nước mắt (Lan Khai), Nợ văn (Lãng Tử), nhiều trang tuỳ bút của Nguyễn Tuân, nhiều văn thơ của Tản Đà, Nguyễn Vỹ, Trần Huyền Trân… hai câu thơ quen thuộc của Xuân Diệu: “Nỗi đời căy đắng giơ nanh vuốt - Cơm áo không đùa với khách thơ”…Tất cả đều đã nói thấm thía về cảnh nghèo túng đáng thương của người cầm bút.
Đời thừa cũng như một số sáng tác của Nam Cao gần gũi với nó về đề tài, giọng điệu, tư tưởng: Trăng sáng, Nước mắt, Sống mòn…đã ghi lại hình ảnh chân thực hình ảnh buồn thảm của người tri thức tiểu tư sản nghèo.Tuy không đến nỗi quá đen tối, “tối như mực” lắm khi “đen quánh lại”- chữ dùng của Nguyễn Tuân-như cuộc sống của quần chúng lao động thường xuyên đói rét thê thảm, nhưng cuộc sống của những người “lao đông áo trắng’, những “vô sản đeo cổ cồn” đó cũng toàn một mầu xám nhức nhối: “Không tối đen mà xam xám nhờ nhờ” (Xuân Diệu). Vì nghèo túng triền miên, vì “chết mòn” về tinh thần.
Trong bức tranh chung về cuộc sống người tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã góp vào những nét bút rất mực chân thực và sắc sảo, làm cho hình ảnh vừa bi vừa hài của lớp người này trở nên đầy ám ảnh.
Trong mảng sáng tác về đề tài tiểu tu sản của Nam cao, Đời thừa có một vị trí đặc biệt. Cũng như tiểu thuyết Sống mòn, Đời thừa là sự tổng hợp ngòi bút của Nam Cao trong đề tài tiểu tư sản, là tác phẩm đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng nghệ thuật cơ bản của nhà văn. Có điều, trong khuôn khổ truyện ngắn, sự tổng hợp ấy không trải ra trên bề rộng mà chủ yéu tập trung đi vào bề sâu.
Giá trị của Đời thừa không phải chỉ ở chỗ đã miêu tả chân thực cuộc sống nghèo khổ, bế tắc của người trí thức tiểu tư sản nghèo. Khác với các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,Vũ Trọng Phụng, truyện của Nam Cao thuộc loại có nhiều lớp nghiã, tư tưởng truyện không phải luôn trùng khít với nội dung cuộc sống được phản ảnh trong truyện. Trong khi dựng lại chân thực tình cảnh nhếch nhác của người trí thức nghèo, ngòi bút Nam Cao đã tập trung xoáy sâu vào tấn bi kịch tinh thần của họ, qua đó, đặt ra một loạt vấn đề có ý nghĩa khái quát xã hội và triết học sâu sắc.
2. ý nghĩa tiêu đề: “Đời thừa” theo nghĩa hẹp là bi kịch của một cuộc đời vô nghĩa không ai cần đến. Nghĩa rộng: “Đời thừa” là bi kịch của người khao khát được sống 1 cách mê say, sống 1 cách cao đẹp, nhưng do hoàn cảnh khách quan nào đấy họ lại phải sống 1 cách hoàn toàn vô nghĩa, làm 1 công việc mà theo họ là hoàn toàn vô vị. Hay nói như chính cách nói của NC họ phải sống 1 cuộc “Đời thừa.”
Bên cạnh ý nghĩa chính nói trên, qua TP Đời thừa, NC còn muốn gửi gắm những quan niệm của ông về nghề viết văn, về lao động của người sáng tác, lương tâm và trách nhiệm của họ đối với nghề nghiệp.
III – Phân tích nhân vật Hộ
Về phương pháp: Đọc truyện ta thấy tính cách của NV Hộ phát triển trên 2 phương diện: tính cách của 1 nghệ sĩ và tính cách của 1 người chồng người cha.
Để làm rõ bi kịch tinh thần của NV Hộ, chúng ta phải làm 2 thao tác: Một là phân tích tính cách của 1 nghệ sĩ để nhìn thấy ( cái đáng có, cái lẽ ra phải có ) sau đó mới phân tính cách của 1 người chồng người cha để đánh giá cho hết ( cái không thể có được trong cuộc sống). Độ chênh lệch càng lớn thì cái bi càng rõ.
Phân tích bi kịch của người nghệ sĩ trong con người Hộ.
Nâng lên:
Hộ là 1 người say mê nghệ thuật, rất “mê văn”. Đối với H thì NT là tất cả ngoài ra không có gì đáng phải quan tâm nữa. H chấp nhận sông nghèo khổ miễn là được phụng sự nghệ thuật. Anh bảo với vợ : “Tôi mê văn quá nên mới khổ. ấy thế mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi chưa chắc tôi đã đổi.Tôi cho rằng mỗi khi được đọc một đoạn văn như đoạn này mà lại hiểu được tất cả cái hay, thì dẫu ăn một món ăn ngon đến đâu cũng không thích bằng. Sướng lắm”. Như vậy, ở Hộ, văn chương là một niềm vui to lớn, không có lạc thú nào sánh được.
Nhưng Hộ không chỉ say mê thưởng thức văn chương, mà anh còn ôm ấp một “hoài bão lớn” về nghề văn.Văn chương không chỉ là sở thích, lạc thú trong đời mà còn là sự nghiệp, là lý tưởng sống của anh: “đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở, hắn đọc,ngẫm nghĩ,tìm tòi,nhận xét và suy tưởng không biét chán…Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa”. Cũng như nhân vật Điền trong Trăng sáng “sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm nổi mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn. Đói rét không có nghiã lý gì đối với gã trẻ tuổi say mê lí tưởng. Lòng hắn đẹp”. H say xưa sáng tạo và khao khát đến 1 ngày nào đó sẽ viết được 1 TP hay, TP ấy chứa đựng những lẽ sống lớn lao cao cả. “Nó ca ngợi lòng bác ái, sự công bình”. H còn mơ tưởng đến cái ngày TP của mình sẽ đoạt giải nobel. ở đây chúng ta không nên hiểu H là người háo danh thích phô trương. Điều đó chỉ cho thấy H khao khát sống 1 cách ý nghĩa, muốn đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời. H không chịu sống tầm thường tẻ nhạt.
Chuyện Hộ “mê văn”, có “hoài bão lớn” về văn chương và khao khát tên tuổi chói sáng, là một hiện tượng phổ biến, có ý nghĩa điển hình.
- Ngoài lòng say mê NT, có hoài bão, có lý tưởng, Hộ còn là 1 nhà văn có 1 quan niệm hết sức đúng đắn về nghề viết văn của mình. Theo H “ văn chương không cần đến những người thợ khéo tay chỉ làm theo những khuôn mẫu có sãn. Văn chương chỉ dung nạp những người biết cảm hứng, biết khơi những nguồn chưa 1 ai khơi …”.
(Quan niệm này của NV Hộ còn được NC nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở “Những chuyện không muốn viết”)
- NC cũng tuyên bố “nghề văn kỵ nhất cái thói thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”. H coi nghề văn là 1 thứ lao động rất nghiêm túc, rất khó nhọc, người viết không thể nào cẩu thả được. Theo H sự cẩu thả trong bất kỳ 1 nghề nào cũng là đáng trách, nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.
Hạ xuống
Nếu như ở đời này người ta muốn gì cũng làm được thì có lẽ cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu. H khao khát được là 1 nhà văn chân chính, được viết như quan niệm của mình, được chăm chút cho NT, cho câu chữ. Lúc chỉ có 1 mình thì H sống thế nào cũng xong, dồn hết tâm lực vào việc viết sách, nhưng éo le thay H lại không thể làm được như thế.
“Hoài bão lớn” mà Hộ quyết đạt tới bằng một ý chí phi thường đã không thể thực hiện được .Hộ gặp Từ giữa lúc người con gái bất hạnh đó đang”đau đớn không bờ bến” : bị một gã sở Khanh bỏ rơi với đứa bé mới đẻ…Hộ đã “cúi xuống nỗi đau khổ của Từ (…) mở rộng đôi cánh tay đón lấy Từ”.
Trước số phận đau khổ của con người, anh không còn có thể coi “nghệ thuật là tất cả”mà đã hành động như một con người chân chính. Nhưng điều đó đã gây nên nguy cơ phá hỏng sự nghiệp của anh. Từ khi”ghép cuộc đời của Từ vào cuộc đời của hắn, hắn có cả một gia đình phải chăm lo”. Hộ không thể “khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất” như trước đây, mà trái lại, phải ra sức kiếm tiền. Và “những bận rộn tẹp nhẹp ,vô nghĩa lý” nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn”. Nhưng không phải chỉ thì giờ.
Vì phải kiếm tiền – trong điều kiện, khả năng của Hộ, cách kiếm tiền duy nhất là sáng tác – Hộ không thể viết thận trọng, nghiêm túc theo yêu cầu của nghệ thuật chân chính. Anh “phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng (…) phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”. Đây là điều vô cùng đau đớn đối với một người như Hộ. Không phải anh không được viết, mà là cứ phải viết thứ văn chương mà một người có lí tưởng nghệ thuật cao đẹp, có lương tâm nghề nghiệp, có khát vọng vươn tới đỉng cao nghệ thuật như anh, không thể nào chấp nhận được. Thế là, Hộ đã phản bội lại chính mình. Nhà văn chân chính nơi anh cảm thấy hết sức đau đớn, nhục nhã chứng kiến gã “bất lương”, “đê tiện”cũng chính là anh đang làm thứ hàng giả: “Chao ôi! Hắn đã viết những gì ? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi.Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến cho văn chương”.
Là người hiểu rất rõ viết văn là một hoạt động sáng tạo không ngừng, phải “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”, Hộ cay đắng nhận ra rằng mình “là một kẻ vô ích ,một người thừa”. Bởi vì “hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến cho văn chương”. Người nghệ sỹ sáng tạo trước đây trong Hộ đã chết . Hộ đau buồn vô hạn vì cảm thấy đơi mình đã bỏ đi, không gì cứu vãn được: “thôi thế là hết! Ta đã hỏng! ta đã hỏng đứt rồi”. Tấn bi kịch tinh thần đau đớn đã ở đó .
- Một câu hỏi được đặt ra là: Hộ khổ vì cái gì? Phải chăng là vì không kiếm nổi tiền để nuôi vợ con? nếu H tự bằng lòng với việc kiếm tiền, tự nguyện hy sinh NT thì sao?
- Không phải vì không kiếm nổi tiền nuôi vợ con. Nếu H tự bằng lòng với việc kiếm tiền, tự nguyện hy sinh NT thì có lẽ H sẽ đỡ khổ hơn. Đằng này H vừa muốn kiếm tiền để nuôi vợ con lại vẫn muốn được phụng sự NT, cho nên lúc nào H cũng thấy đau đớn, thấy mình đang phản lại chính những quan niệm, nguyên tắc của mình cho nên lúc nào H cũng phải sống trong tình trạng dằn vặt khổ sở.
Đây không chỉ là bi kịch của một nhà văn không thành đạt, cũng không phải là bi kịch “vỡ mộng”của những chàng trai nghèo tỉnh lẻ cay cú muốn nhập vào xã hội thượng lưu Pari nhưng bị ném trả tàn nhẫn trong tác phẩm của Banzắc. Đây là bi kịch của con người có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn vươn lên một cuộc sống chân chính, trong đó cá nhân được phát triển bằng sự nghiệp tinh thần có ích cho xã hội, nhưng đã bị nhấn chìm trong lối sống mà anh ta rất khinh ghét vì không xứng đáng với con người. “Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khaolàm một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?”Trong Sống mòn, cuốn tiểu thuyết dày dặn đã triển khai một cách hệ thống chủ đề này, tiếng kêu đó lại cất lên một cách thống thiết: “Đau đớn thay những kiếp sống khao khát muốn lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất!” Cũng như nhà văn Hộ, anh giáo Thứ đau đớn vì cuộc đời khốn nạn cứ bắt anh phải sống “ cái lối sống quá ư loài vật, chẳng biết một việc gì ngoài việc đổ thức ăn vào dạ dày”! Đó là nỗi đau tinh thần to lớn, không nguôi và không gì có thể xoa dịu được đối với người trí thức khát khao sáng tạo, khát khao khẳng định trước cuộc đời “khao khát muốn lên cao”…
Xoáy sâu vào bi kịch tinh thần này, Nam Cao đã lên án sâu sắc cái hiện thực tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão của con người, tước đi ý nghĩa sự sống chân chính thực sự xứng đáng với con người .
- Giải pháp của H là gì? Để thoát ra khỏi tình trạng đó, H tìm đến cơn say, những lúc được say H có thể quên được sự thật tàn nhẫn, có thể hoàn toàn sống với giấc mộng văn chương. Lúc đó H lại say xưa nói với bạn của mình về những dự định sẽ viết…
Nhưng bi kịch là đến lúc tỉnh. Lúc tỉnh H lại cay đắng nhận thấy cái giấc mộng văn chương cứ xa rời mình. Thế là từ chỗ là 1 người hiền lành tốt bụng H sinh ra cáu bẳn gắt gỏng bởi không 1 lúc nào H có được sự thư thái trong cuộc sống.
2 - Phân tích bi kịch của người chồng, người cha trong NV Hộ
a. Nâng lên
H không chỉ là 1 nhà văn có lương tâm với nghề nghiệp mà còn là một người có 1 quan niệm sông rất đúng đắn.
+ Thứ nhất H nghĩ rằng “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. Nhiều lúc H thấy nhiều kẻ rất độc ác, rất tàn nhẫn mà vẫn cứ sống nhởn nhơ, thậm chí sống còn sung sướng là khác.
+ Thứ 2 H nghĩ mình không thể chấp nhận câu nói hùng hồn của một triết gia phương Tây: Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” .
+ Thứ 3 H thấy nhiều kẻ rất độc ác, rất tàn nhẫn mà vẫn cứ sống nhởn nhơ, thậm chí sống còn sung sướng là khác. Nhưng dẫu biết là thiệt đi chăng nữa H vẫn không thể sống tàn nhẫn được mà phải sống bằng tình thương.
=> Điều đáng quý là H không chỉ nghĩ như thế mà còn làm như thế. H đã có 1 hành động rất cao thượng đối với Từ “giữa lúc Từ đang bụng mang dạ chửa, bị người tình phụ bạc, H đã nhận mình là cha đứa bé rồi cưới Từ để cứu vớt danh dự cho cô. H còn nuôi cả mẹ già của Từ nữa. Lúc bà cụ qua đời chính H là người đứng ra lo tang ma rất chu đáo.
H là 1 người chồng 1 người cha rất đỗi thương yêu vợ con, lúc nào H cũng làm hết sức mình để vợ con có 1 cuộc sống dễ chịu. Trong truyện có 1 chi tiết rất cảm động, ấy là chi tiết H dự tính đến kỳ lĩnh tiền sẽ mua cho các con mấy chiếc bánh mỳ kẹp thịt. Dẫu chưa mua được nhưng chỉ mới nghĩ đến cái cảnh các con vồ lấy chiếc bánh, nhai ngấu nghiến, miệng phùng phìu , môi bóng nhờn mỡ, H đã thấy sung sướng trong lòng. Chao ôi! cái cảnh mới thô tục và cảm động làm sao.
b. Hạ xuống
Song giá nhân vật Hộ thực hiện được đúng nguyên tắc và quan niệm sống của mình thì tấn bi kịch tinh thần của y về nghệ nghiệp có lẽ chưa thể khiến anh lâm vào tình trạng đau đớn cùng cực, day dứt khôn nguôi được. Đằng này miếng cơ manh áo hàng ngày không chỉ đẩy anh ra khỏi con đường nghệ thuật chân chính mà còn sói mòn dần nhân cách, biến anh thành kẻ vũ phu với vợ con, vi phạm vào chính cái lẽ sống tình thương cao cả mà anh tự đề ra. Vậy là gánh nặng cơm áo gia đình, những “bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa” cứ gặm nhấm dần sự thư thái của tâm hồn Hộ, biến anh trở thành kẻ cau có và gắt gỏng… với vợ con, với bất cứ ai với chính mình.
Rồi với bi kịch này cũng vậy, H phải tìm một giải pháp: chất chứa tâm sự u uất, “mắt chan chứa, mặt hầm hầm”, Hộ “vùng vằng đi ra phố” tìm cách giải uất, giải sầu trong men rượu, men bia.. bắt đầu sự tha hoá về nhân cách. Những lúc uống đến say H còn mắng nhiếc vợ con, coi họ là 1 lũ ăn bám làm hại cuộc đời H. Thậm chí H còn dọa đuổi mấy mẹ con ra ngoài đường…
Đau đớn thay một con người không chấp nhận câu nói hùng hồn của một triết gia phương Tây: Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”, người tự đề ra cho mình một lẽ sống nhân văn: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thoả mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”, người có bản chất giàu tình thương, đã hy sinh tất cả vì tình thương và trách nhiệm đối với vợ con vậy mà đã hơn một lần trút lên đầu vợ con nỗi uất ức khôn nguôi của mình để rồi đến lúc tỉnh lại H lại thấy ân hận tự dằn vặt tự xỉ vả bản thân…
=> Như vậy trong con người Hộ luôn bị giằng xé, chồng chất những mâu thuẫn giữa lý tưởng nghệ thuật chân chính với tình trạng buộc phải viết một cách cẩu thả để kiếm tiền. Giữa lẽ sống tình thương cao cả với những hành vi phạm vào lẽ sống đó đẩy anh vào bi kịch tinh thần không lối thoát.
Trước mặt Hộ, có một con đường giải thoát: thoát li vợ con. Có thế anh mới có thể rảnh rang theo đuổi sự nghiệp văn chương là lẽ sống của đời anh. Tức là để đạt được “hoài bão lớn”, thực hiện được lí tưởng mà anh hằng say mê, anh phải tự gỡ bỏ sợi dây ràng buộc của tình thương. Đã có cả một triết lí cao siêu, đầy hấp dẫn bênh vực, khuyến khích anh làm điều đó. Một triết gia nổi tiếng phương Tây đã ném ra câu nói hùng hồn: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”. Câu nói có giọng điệu của chủ nghĩa siêu nhân của Nitsơ, tư tưởng gia tiền bối của những kẻ đang khao khát “sống cho mạnh mẽ”, khao khát khẳng định cá nhân như Hộ.
Nhưng mặc dù nỗi đau đớn vì “đời thừa” to lớn đến đâu, nỗi mong mỏi được giải thoát mãnh liệt đến đâu, Hộ vẫn không thể lựa chọn cách giải quyết ấy. Bởi vì, thoát li vợ con để rảnh thân – dù là vì gì chăng nữa – vẫn cứ là tàn nhẫn, vứt bỏ lòng thương. “Hắn có thể hi sinh tình yêu, thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người”.
Như vậy là, với Hộ tình thương và tiêu chuẩn xác định tư cách làm người; không có tình thương, con người chỉ là “một thứ quái vật bị sai khiến bởi lòng tự ái”. Khi cuộc đời tàn nhẫn buộc anh phải lựa chọn một trong hai thứ: nghệ thuật và tình thương, anh đã hy sinh nghệ thuật để giữ lấy tình thương, hi sinh lẽ sống thứ nhất cho lẽ sống thứ hai, dù đây là sự hi sinh quá lớn đối với anh. Như vậy là, một lần nữa, người nghệ sỹ say mê lý tưởng nghệ thuật, có thể hi sinh tất cả cho nghệ thuật ấy, đã hi sinh nghệ thuật cho tình thương, cái mà anh thấy còn cao hơn cả nghệ thuật.Việc dứt khoát đặt tình thương, trách nhiệm đối với con người lên trên nghệ thuật như vậy, cũng như lời phát biểu của Hộ về thế nào là một tác phẩm văn chương “thật giá trị” cho thấy cái gốc nhân đạo sâu vững của nhà văn lớn Nam Cao.
Sự lựa chọn của Hộ ở đây khó khăn, phức tạp và cao hơn sự lựa chọn của Điền trong trăng sáng. ở Điền là sự lựa chọn giữa hai con đường nghệ thuật: lãng mạn thoát ly và hiện thực nhân đạo; lựa chọn giữa hai lối sống: hưởng lạc, phù phiếm, chạy theo sự quyến rũ của những “người đàn bà nhàn nhã ngả mình trên những cái ghế xích đu, nhún nhảy”, phản bội lại vợ con và tất cả những người nghèo khổ lam lũ lầm than, hay trở về chỗ đứng giữa họ, chung thuỷ với họ từ bỏ nghệ thuật lãng mạn thoát ly để đến với nghệ thuật hiện thực. Với Điền, là cưỡng lại sự quyến rũ tội lỗi, là sự thức tỉnh của lương tâm, sự giác ngộ của tâm hồn, sự lựa chọn ấy đem đến cho Điền niềm yên tâm và sức mạnh mới.
ở H có khác, anh từ bỏ nghệ thuật không phải như từ bỏ một đam mê tội lỗi, cũng không phải như từ bỏ một sở thích, sở nguyện. Nghệ thuật với anh có ý nghĩa lớn lao, thiêng liêng hơn nhiều. Đó là lẽ sống đời anh, là lý tưởng anh hằng theo đuổi, là cái chứng tỏ sự có mặt của anh ở cõi đời này. Chính vì vậy mà, tuy H không băn khoăn nhiều khi phải lựa chọn tình thương, trách nhiệm thay cho nghệ thuật, khi từ chối lời kêu gọi thoát ly vợ con để được “sống cho mạnh mẽ” và thực hiện “hoài bão lớn” của đời mình, nhưng sau sự lựa chọn ấy anh không thể yên tâm thah thản mà vẫn đau khổ dai dẳng, lúc ngấm ngầm âm ỉ, lúc nhói lên dữ dội. Và anh cứ bị dày vò bởi mặc cảm cay đắng là đang sống một cách vô ích, vô nghĩa, là tài năng và ý chí để thực hiện khao khát của mình ấy làm sao không đau khổ u uất trong tình cảnh đó? H đã cố hy vọng rằng sau vài năm bỏ phí để kiếm tiền, cho người vợ có được cái vốn con để làm ăn, anh lại có thể chở lại với con đường sự nghiệp của mình. nhưng cuộc sống cơm áo ngày càng chẳng dễ dàng khiến cho hi vọng của H trở thành hão huyền và tình cảm của H trở nên hoàn toàn bế tắc. Gánh nặng cơm áo chẳng hề nhẹ đi mà cứ ngày càng nặng thêm mãi: “đứa con này chưa kịp lớn lên, đứa con khác đãc vội ra, mà đứa con nào cũng nhiều đẹn, nhiều sài, quấy rức,khóc mếu suốt ngày đêm và quanh năm uống thuốc. (…) H điên người lên vì phải soay tiền”. Và những “bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lý” đó chẳng những làm tiêu tan hi vọng về sự nghiệp của H mà còn thường xuyên phà hoại sự yên tĩnh, thư thái của tâm hồn là điều rất quan trọng đối với người trí thức sáng tạo: “hắn còn điên lên vì con khóc, nhà không lúc nào được yên tĩnhđể cho hắn viết hay đọc sách. Hắn thấy mình khổ quá, bực bội quá. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai, với chính mình. Và nhiều khi không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố , vừa đi vừa nuốt nghẹn”. Đi ra phố để thoát khỏi “không khí bực tức ở trong nhà” hay tìm người bận nào để nói chuyện văn chươngcho vơi nỗi lòng, nhưng chaẻng đi đâu chón được bản thân mình, H hcỉ càng nung nấu thêm tâm sự u sầu: Hắn lặng lẽ nghĩ đến cái tác phẩm dự định từ mấy năm nay để mà chán ngán. Hắn thừ mặt ra như một kẻ phải đi đày, một buổi chiểu âm thầm kia, ngồi trong một làn khói nặng u buồn mà nhớ quê hương (…) lòng hắn rũ buồn”…
Như một thông lệ, người nghệ sỹ bất đắc chí ấy tìm đến sự giải sầu giải uất trong men rượu. Nhưng cả rượu cũng chẳng làm vơi đi mà như càng làm cho anh thấm thía thêm nỗi khổ sở đắng cay của mình. Và anh chút nó vào vợ con mà anh thấy nó là nguồn gốc trực tiếp của tình cảnh bế tắc của đời mình. con người giầu tình thương, đã từng hy sinh những gì quý giá, thiêng liêngcủa mình cho tình thương và trách nhiệm đối với vợ con đó, đã hơn một lần đối sử phũ phàng thô bạo với vợ con mình, như một gã vô lại. Anh đã gây khổ cho người vợ rất đáng thương, “rất ngoan, rất phục tùng, rất tận tâm” đối với anhvà cũng khổ sở không kém gì anh. Tức là anh đã vi phạm vào nguyên tắc, đạo lý làm người cao nhất của chính mình.
Thành ra “muốn nâng cao giá trị sự sống” bằng cao vọng về sự nghiệp thì cứ hpải sống như một kẻ “vô ích”, một “người thừa”; chỉ còn có thể cố giữ lấy tình thương như là một lẽ sống cuối cùngthì cứ tàn nhẫn, luôn gây khổ cho những người cần được yêu thương, đáng được yêu thương.
Cái bi kịch thứ nhất – không thực hiện được hoài bão lớn – tuy rất đau đớn nhưng còn có lý do để an ủi: hi sinh sự nghiệp vì tình thương , còn bi kịch thứ hai này – lẽ sống tình thương bị vi phạm - thì không thể an ủi, biện hộ được. Và nếu Hộ phải từ bỏ con đường sự nghiệp là áp lực của hoàn cảnh , thì sự vi phạm vào nguyên tắc tình thương, lại trực tiếp do bản thân anh. Vì thế mà nó chua sót vô cùng. Tỉnh rượu, nhớ lại hành vi của mình, Hộ hối hận tới đau đớn. Khi rón rén bước lại gần người vợ đang nằm bế conngủ mệt trên võng , nhận ra từ cái “dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não”, “cái tướng vất vả lộ ra cả đến trong giấc ngủ”, từ khuôn mặt xanh xao, có cạnh, có đôi mắt thâm quầng, đến bàn tay “xanh trong xanh lọc”, “lủng củng rặt những xương”…, tất cả đều “lộ một cái gì mềm yếu, một cái gì ẻo lả”, “ một vẻ bạc mệnh, một cái gì đau khổ và chật vật
V. Bi kịch của tầng lớp trí thức nói chung trong Đời thừa?
Bi kịch Đời thừa của NV Hộ là 1 bi kịch rất lớn, có ý nghĩa thời đại vì nó là bi kịch của cả 1 tầng lớp trí trức tiểu tư sản trong XH cũ. Cái bi kịch mà chính NC đã tả trong tác phẩm Sống mòn với những kiếp sống “ mòn đi, gỉ đi, mục ra, mốc lên”, cái bi kịch lớn ấy hóa ra lại xuất phát từ 1 vấn đề rất nhỏ – ấy là miếng ăn. Suy cho cùng tất cả bi kịch của NV Hộ chỉ vì miếng cơm manh áo thôi. Trong tác phẩm Sống mòn NC đã phải cay đắng thốt lên : “Đáng thương thay cho những kiếp người muốn bay lên nhưng lại bị cơm áo ghì xuống sát đất”.
VI. Giá trị nhân đạo:
Phát hiện và phân tích sâu sắc tấn bi kịch tinh thần đau đớn của H, NC đã tố cáo gay gắt cái xã hội đầy đoạ con người trong nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của con người.
Qua Đời thừa, NC đã đặt ra một vấn đề gì có ý nghĩa muôn thuở?
Phải chăng đó là vấn đề Số phận của nghệ thuật chân chính và lý tưởng nhân đạo cao cả trước thử thách nghiệt ngã của cái đói, của miếng ăn, của gánh nặng cơm áo hàng ngày.
Và thông điệp ông gửi đến người đọc là: Cả nghệ thuật chân chính, cả lý tưởng nhân đạo cao cả đều có nguy cơ chết mòn trước sự tấn công dai dẳng quyết liệt của những cái hàng ngày vặt vãnh.
Với ý nghiã đó, Đời thừa còn là một tiếng kêu đau đớn, chân thành, khẩn thiết của NC – Một tiếng kêu vượt ra ngoài thời đại của ông - đòi hỏi phải cứu lấy nghệ thuật chân chính, cả lý tưởng nhân đạo cao cả, phải tạo những điều kiện tối thiểu để cho nó có thể tồn tại, nẩy sinh và phát triển trên mảnh đất này.
VI. Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật
Có người đã nhận xét: NC đã sử dụng nhiều thủ pháp, nhiều phương tiện để miêu tả tâm lý nhân vật, tạo nên một chủ nghĩa tâm lý trong sáng tác của ông.
Với NC, tâm trạng của con người có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Khi xây dựng nhân vật trí thức, NC có thói quen ít khi miêu tả ngoại hình. Nhưng một khi đã cần đến những chi tiết ngoại hình để tạo dựng nhân vật thì chỉ bằng một vài nét, NC đã có thể tạo ra được một con người khó có thể quên được. Nghĩa là NC chỉ chú ý đến những nét ngoại hình thể hiện tâm lý, tính cách của nhân vật. Chính vì vậy những nhân vật trí thức của ông thường có bộ mặt cau có, dằn vặt đầy đau khổ, một dáng điệu gầy còm xo ro ốm yếu. ấy là những con người có vầng trán không bao giờ thanh thản. Ông chú ý thể hiện cái tinh thần
File đính kèm:
- Doi thua Nam Cao.doc