Mô tả: Mặt và cổ có khoang màu hạt dẻ. Trán, đỉnh đầu màu xám đen. Bộ lông dày mềm mại nhiều màu sặc sỡ. Lưng đốm đen xám. Chân, tay và đuôi rất dài (hơn 580mm). Hông trắng chuyển sang xám đen. Vùng bẹn và đuôi trắng đục.
Sinh học: Thức ăn là quả, hạt, lá cây rừng, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Sinh sản rải rác quanh năm nhưng thường vào mùa xuân, mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.
Nơi sống và sinh thái:
Chà vá chân đen thường sống trong rừng già trên núi cao từ 300 m trở lên so với mặt biển. Nơi ở của chúng là những cánh rừng rậm trên đỉnh núi hoặc bên sườn núi có độ dốc lớn. Chúng sống thành từng nhóm 3 - 5 cá thể. Hoạt đông kiếm ăn vào hai buổi sáng và chiều ở trên cây, ít khi xuống mặt đất. Buổi trưa và ban đêm trở về nghỉ ngơi thường cố định khá lâu. Di chuyển chậm chạp hơn vượn và gây ra nhiều tiếng động xào xạc cành cây, rất dạn người.
Phân bố:Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Đắc Lắc (Nam Ca), Lâm Đồng (Di Linh), thành phố Hồ Chí Minh, Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận và mới phát hiện một quần thể khá lớn ở núi Chứa Chan thuộc tỉnh Đồng Nai. Thế giới: Thái Lan và Cambodia.
Giá trị: Phân loài đặc hữu Đông dương .
Tình trạng: Chà vá chân đen là phân loài thú quý hiếm, sách đỏ thế giới xếp Chà vá chân đen vào bậc E. Ở nước ta trong những năm trước đây Chà vá chân đen có ở nhiều nơi, có những nơi số lượng khá phong phú (thành phố Hồ Chí Minh). Trong nhiều năm gần đây, do săn bắn quá mức, nhiều nơi đã trở nên rất hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn Chà vá chân đen. Xây dựng các khu bảo vệ ở Sa Thầy, bán đảo Sơn Trà, Yok Đôn, Nam Cát Tiên.
20 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Động vật quí hiếm: Bộ linh trưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG VẬT QUÍ HIẾM: BỘ LINH TRƯỞNG
1-CHÀ VÁ CHÂN ĐEN
Họ: Khỉ Cercopithecidae. Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả: Mặt và cổ có khoang màu hạt dẻ. Trán, đỉnh đầu màu xám đen. Bộ lông dày mềm mại nhiều màu sặc sỡ. Lưng đốm đen xám. Chân, tay và đuôi rất dài (hơn 580mm). Hông trắng chuyển sang xám đen. Vùng bẹn và đuôi trắng đục.
Sinh học: Thức ăn là quả, hạt, lá cây rừng, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Sinh sản rải rác quanh năm nhưng thường vào mùa xuân, mỗi năm đẻ 1 lứa, mỗi lứa 1 con.
Nơi sống và sinh thái:
Chà vá chân đen thường sống trong rừng già trên núi cao từ 300 m trở lên so với mặt biển. Nơi ở của chúng là những cánh rừng rậm trên đỉnh núi hoặc bên sườn núi có độ dốc lớn. Chúng sống thành từng nhóm 3 - 5 cá thể. Hoạt đông kiếm ăn vào hai buổi sáng và chiều ở trên cây, ít khi xuống mặt đất. Buổi trưa và ban đêm trở về nghỉ ngơi thường cố định khá lâu. Di chuyển chậm chạp hơn vượn và gây ra nhiều tiếng động xào xạc cành cây, rất dạn người.
Phân bố:Việt Nam: Kontum (Sa Thầy), Đắc Lắc (Nam Ca), Lâm Đồng (Di Linh), thành phố Hồ Chí Minh, Vườn quốc gia Núi Chúa, Ninh Thuận và mới phát hiện một quần thể khá lớn ở núi Chứa Chan thuộc tỉnh Đồng Nai. Thế giới: Thái Lan và Cambodia.
Giá trị: Phân loài đặc hữu Đông dương .
Tình trạng: Chà vá chân đen là phân loài thú quý hiếm, sách đỏ thế giới xếp Chà vá chân đen vào bậc E. Ở nước ta trong những năm trước đây Chà vá chân đen có ở nhiều nơi, có những nơi số lượng khá phong phú (thành phố Hồ Chí Minh). Trong nhiều năm gần đây, do săn bắn quá mức, nhiều nơi đã trở nên rất hiếm. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn Chà vá chân đen. Xây dựng các khu bảo vệ ở Sa Thầy, bán đảo Sơn Trà, Yok Đôn, Nam Cát Tiên.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 225.
2-CHÀ VÁ CHÂN NÂU
Họ: Khỉ Cercopithecidae. Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Thân hình thon mảnh. Bộ lông nhiều mầu. Đỉnh đầu, trán màu đen. Mặt, cằm trắng nhạt, lông dầy lên ở quanh mặt tạo thành vòng mặt. Vùng dưới mắt, dưới họng, cổ, ngực màu hung đỏ rực rỡ. Lưng mầu xám nhạt, hoặc lốm đốm trắng xám. Vai màu xám đen. Chân, tay rất dài. Cánh tay, bàn tay màu xám nhạt, các ngón tay màu đen. Đùi màu đen, ống chân màu nâu đỏ thẫm. Mu bàn chân và các ngón màu đen. Đuôi rất dài, lông màu trắng.
Sinh học:
Thức ăn chủ yếu của voọc vá là quả cây rừng, lá nõn cây, ngô khoai, sắn và rau xanh trên nương rẫy. Mỗi năm đẻ 1 con, voọc con xuất hiện trong đàn vào mùa xuân đầu mùa hạ.
Nơi sống và sinh thái:
Sống trong rừng già, rừng nguyên sinh trên núi cao 500 - 1000 m so với mặt biển. Vùng hoạt đông kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng hỗn giao trong thung lũng trên núi thấp, nương rẫy. Voọc vá sống thành đàn 5 - 10 con, có đàn đông tới 20 - 30 con. Mỗi đàn có vùng sống hoạt động riêng tách biệt tương đối với các đàn khác. Hoạt đông ban ngày vào hai buổi sáng và chiều tối. Buổi trưa và đêm nghỉ ngơi, trú ẩn trên cây cao, trên mỏm đá, hoặc trong hốc đá khi trời lạnh.
Phân bố:
Việt Nam: Từ Thanh Hóa (19030 độ vĩ bắc) dọc dãy Trường Sơn tới Gia Lai, Kontum , Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh.
Thế giới: Đảo Hải Nam, Lào, Cămpuchia.
Giá trị:
Giá trị khoa học: loài thú hiếm, phân bố hạn chế ở một số nước. Sách đỏ thế giới xếp voọc vá vào bậc E.
Giá trị kinh tế: thịtv làm thực phẩm, xương làm dược liệu, da, lông xuất khẩu.
Tình trạng:
ở nước ta những năm trước đây, voọc vá gặp phổ biến ở nhiều nùng thuộc Hà Tĩnh (Kỳ Anh, Hương Khê), Quảng Bình (Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa). Trong nhiều năm do săn bắn bừa bãi, khai thác rừng quá mức voọc vá ngày càng trở nên hiếm. Mức độ đe dọa: bậc E.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm tuyệt đối không được bẫy bắt, săn bắn voọc vá. Tạm ngừng khai thác rừng ở một số khu vực còn voọc vá sinh sống. Nuôi voọc vá ở vườn quốc gia để nhân giống giữ nguồn gien.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 45.
3-CHÀ VÁ CHÂN XÁM
Pygathrix nemaeus cinerea Linnaeus, 1771
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Kích thước và trọng lượng: tương tự Chà vá chân nâu Pygathrix nemaeus.
Đặc điểm nhận dạng:
Tương tự chà và chân nâu nhưng lông ở đùi màu xám sẫm chứ không như Chà vá chân nâu. Phân bố ở miền trung và miền nam của Lào và Việt Nam. Cũng giống như Chà vá chân nâu, chúng sống trong rừng ẩm thường xanh,
Tập tính và sinh hoạt tương tự nhau. Sống thành bầy đàn, bao gồm nhiều cá thể đực và cá thể cái. Mỗi đàn có khoảng 4 - 5 con.
Giá trị:
Là loài đặc hữu của Việt Nam. Có gía trị khoa học và thẩm mỹ
Tình trạng:
Chà vá chân là phân loài linh trưởng quý hiếm, chúng cần được xếp vào sách đỏ Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, do săn bắn quá mức, nhiều nơi đã trở nên rất hiếm.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm tuyệt đối săn bắn chà và chân xám. Xây dựng các khu bảo vệ loài này.
Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 40. Danh lục thú Việt Nam.
4-KHỈ ĐUÔI DÀI
Macaca fascicularis Raffes, 1821
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Việt Nam có hai phân loài: Khỉ đuôi dài Macaca fascicularis và Khỉ đuôi dài Côn Đảo Macaca mulatta. Về hình thái hai phân loài này tương đối gần giống nhau. Trọng lượng cơ thể 5 - 7 kg, dài thân 500 - 550mm.
Màu sắc lông có thể bến đổi theo tuổi, theo mùa và có thể theo nơi sinh sống nhng cơ bản là nâu xám hay nâu phớt đỏ. Mặt bụng xám, Đầu có mào lông (nâu đậm ở khỉ đuôi dài Côn Đảo). Có thể có vòng lông rậm quanh mặt, lông mày thiếu. Đuôi tròn, to khỏe, mập gốc.
Sinh thái và tập tính:
Khỉ đuôi dài thích sống ở rừng ngập mặn, rừng trên đảo, trên đất liền. ở rừng ngập mặn chúng ngủ trên cây có tán lớn. Trên đảo chúng ngủ hang. Sống đàn 40 - 50 con. Leo trèo giỏi. Rất thích nước và tắm nước. Không những bơi tốt mà còn lặn giỏi, có thể lặn xa 50m (B. Lekagul, 1977).
Kiếm ăn ngày. Leo trèo hái quả và thò tay vào hang bắt cua, tôm ven các khe đá ngập nước. Khỉ đuôi dài thích ăn các loại qủa cây rừng, cá, thân mềm (ốc, hến, sò) giáp xác (tôm, cua) và các loại côn trùng.
Phân bố: Loài này phân bố từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào các tỉnh phía Nam.
Giá trị sử dụng:
Khỉ đuôi dài có giá trị da lông, thực phẩm và nguyên dược liệu.
Tình trạng: Khỉ đuôi dài hiện còn số lượng rất nhiều trong họ khỉ Cercopithecidae có ở Việt Nam. Song trong những năm gần đây chúng bị săn bắt xuất khẩu mãnh liệt. Cần bảo vệ và khai thác hợp lý loài này.
Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật trang 150.
5- KHỈ ĐUÔI LỢN
Macaca nemestrina (Linnaeus, 1766)
Simia nemestrina Linnaeus, 1766
Macaca leonius Blyth, 1863
Macaca alusta Miller, 1906
Macaca indochinesis Kloss, 1919
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Cỡ lớn như khỉ vàng. Dài thân: 470 - 585mm, trọng lượng: 3, 5 - 9kg. Hai bên má lông dài, rậm màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt ở đỉnh đầu lông màu xám đen tạo thành xoáy tỏa ra xung quanh gân giống cái mũ. Thân phủ lông màu nâu xám. Lông đuôi rất ngắn giống đuôi lợn.
Sinh học:
Khỉ đuôi lợn kiếm ăn chủ yếu trên mặt đất. Thức ăn là quả, hạt, chồi cây và sâu bọ, ưu thích các loại cỏ có vị chua chát. Sinh sản hầu như quanh năm không tập trung theo mùa. Tuổi sinh sản lúc 4 tuổi. Thời gian có chửa 162 - 186 ngày. Mỗi lứa đẻ một con.
Nơi sống và sinh thái:
Thường sống ở rừng già trên núi đá vôi, hoạt động kiếm ăn ban ngày cả ở thung lũng, rừng thưa trên núi đất gấn núi đá. Mùa đông trú ẩn trong các hốc đá, mùa hè trú ẩn trên vách đá hoặc cành cây. Sống đàn 10 - 12 con, có đàn 40 con. Đôi khi hoạt động riêng rẽ hoặc nhóm 4 - 5 con.
Phân bố:
Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Thái, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thên - Huế, Gia Lai, Kontum , Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Tây Ninh.
Thế giới: Ấn Độ, (Assam), Mianma, Thái Lan, Trung Quốc (Vân Nam), Lào, Cămpuchia, Bocnêo, Xumatơra.
Giá trị:
Khỉ đuôi lợn có lợi về nhiều mặt như các loài khỉ khác. Có nơi chúng được nuôi để hái dứa.
Tình trạng:
Chúng rất dạn người nên thường bị săn bắn. Hiện nay số lượng khỉ đuôi lợn rất ít. Nhiều nơi chỉ còn lại ở một số vùng như: Sơn La chỉ còn ở Sông Mã, Cao Bằng chỉ còn ở Quảng Bạ. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm săn bắn, bẫy bắt. Nghiên cứu các chủng quần và số lượng của chúng ngoài thiên nhiên để có những biện pháp cụ thể hơn.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 36.
6-KHỈ MỐC
Macaca assamesis (M’Clelland, 1839)
Macaca oinops Gray, 1843
Họ: Khỉ Cercopithecidae. Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Bộ lông từ mầu vàng xám nhạt đến nâu thẫm. Vùng đầu, tay, vai sáng hơn phần sau chân và đuôi. Xung quanh cằm màu nâu sáng, dưới mắt thẫm hơn. Diềm bên má thẫm và hướng về phía sau kéo đến tai. Bờ sau đít có lông (trụi ở khỉ vàng), vùng mông màu xám nhạt. Lông đuôi dài, cụp xuống.
Sinh học: Khỉ mốc chủ yếu ăn thực vật, thỉnh thoảng ăn côn trùng cánh cứng hoặc ấu trùng. Sinh sản quanh năm. Đẻ 1 con, thường gặp khỉ con vào tháng 4, 5, 7, 8 và 10. Trọng lượng sơ sinh 300 - 500g. Khỉ con có màu lông giống khỉ mẹ. Khỉ mẹ bảo vệ con rất tốt.
Nơi sống và sinh thái:
Sống trong rừng cây cao trên núi đá và núi đất. Trú ẩn trong hốc dưới mỏm đá, hoặc náu mình trong các lùm cây rậm rạp. Sống thành đàn 15 - 20 con, do một đực già làm đầu đàn chỉ huy canh gác khi đàn kiếm ăn. Có thể sống chung với khỉ vàng, voọc đen.
Phân bố:Việt Nam: Bắc Thái, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Thế giới: Nepan, Ấn Độ (Assam, Bhutan, Sikkim), bắc Mianma, Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan.
Giá trị: Khỉ mốc có giá trị kinh tế và y học: lấy thịt, xương nấu cao, mật làm thuốc.
Tình trạng:
Khỉ mốc ngoài thiên nhiên có số lượng thứ hai sau khỉ vàng. Trước đây chúng là đối tượng xuất khẩu. Trong những năm 60, 70 về trước hàng năm có 10 vạn con bị săn bắn. Nạn săn bắn quá mức, phá rừng bừa bãi nên số lượng khỉ mốc đã giảm rất nhiều. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắn, bẫy bắt. Nghiên cứu các chủng quần và số lượng của chúng ngoài thiên nhiên để có những biện pháp cụ thể hơn.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 35.
7-KHỈ MẶT ĐỎ
Họ: Khỉ Cercopithecidae. Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả: Thân to khoẻ. Dài thân: 485 - 635mm, dài đuôi: 37 - 38mm, dài bàn chân sau: 145 - 177. Trọng lượng 8 - 12kg. Mặt mầu đỏ thẫm có lông thưa thớt. Lưng lông dài rậm màu nâu đỏ hoạc nâu xám. Chân và đuôi có màu giống thân.
Sinh học: Thức ăn là lá, quả cây và cả côn trùng, ốc sên giun đất... sinh sản gần như quanh năm, nhưng thường từ tháng 2 đến tháng 10. Mỗi lứa đẻ 1 con, con sơ sinh nặng 320 - 410g. Khỉ mặt đỏ đã được nuôi ở một số vùng cũng sinh sản tốt.
Nơi sống và sinh thái: Sống trong rừng già, trên núi đá và núi đất, đôi khi gặp chúng kiếm ăn cả ở rừng thưa, nương rẫy. Sống thành đàn 10 - 30 con, con đực to khỏe làm đầu đàn. Hoạt động kiếm ăn ban ngày, di chuyển trên cây và cả trên mặt đất, ban đêm trú ẩn nghỉ ngơi trong hang đá, hốc đất hoặc trên các cây lớn trong rừng. Khi di chuyển trên mặt đất, khỉ mặt đỏ cũng dễ bị các loài thú ăn thịt cỡ lớn tấn công gây hại.
Phân bố:Việt Nam: Hà Giang (Quảng Bạ), Cao Bằng (Trùng Khánh, Quảng Hòa), Lai Châu (Mường Tè, Tuần Giáo, Sình Hồ), Yên Bái (Văn Chấn), Sơn La (Sông Mã, Mai Sơn, Quỳnh Nhai, Mộc châu), Hòa Bình (Đà Bắc, Kim Bôi, Mai Châu), Thanh Hóa (Hồi Xuân, Như Xuân), Hà Tĩnh (Hương Khuê, Hương Sơn), Quảng Bình (Tuyên Hóa), Thừa Thiên Huế (đảo Hải Vân, Huế), Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đắc Lắc (Easúp, Krông Nô, Đắc Min)...
Thế giới: Ấn Độ (Assam), Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cămpuchia.
Giá trị: Khỉ mặt đỏ là nguồn gen quý của rừng nhiệt đới. Giá trị kinh tế cung cấp da lông và dược liệu. Mặt khác nếu bảo cệ tốt chúng sẽ trở thành nguồn hàng xuất khẩu có Giá trị:
Tình trạng: Nước ta số lượng khỉ mặt đỏ không nhiều, nhưng những năm gần đây người ta săn bắn khá nhiều để bán cho các trạm dược liệu, bẫy bắt để buôn bán qua biên giới, nên số lượng ngày càng giảm. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm săn bắn, bắt bẫy, buôn bán khỉ mặt đò. Tổ chức nuôi bán tự nhiên ở vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 35.
8- KHỈ VÀNG
Macaca mulatta Zimmermann, 1780
Họ: Khỉ Cercopithecidae . Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Khỉ vàng, nặng 4 - 8 kg, dài thân 320 -620mm, dài đuôi 137 - 230mm. Bộ lông dày, lưng nâu vàng phớt xám ở vai. Vùng dưới sườn, quanh mông và nửa đùi trên nâu đỏ rực rỡ. Bụng trắng ngà, Đuôi dài hơn bàn chân sau. Chai mông đỏ, quanh chai mông trần (không có lông). Mặt thưa lông, túi má lớn.
Sinh thái và tập tính:
Khỉ vàng sống trong nhiều kiểu rừng khác nhau, thích hợp là rừng gỗ nhiều tầng trên núi đá, dọc theo các con sông hồ ven biển. Vùng sống thường ổn định. Sống đàn từ 20 - 50 con với 10 - 15% con đực trưởng thành, 30 - 35% con cái trưởng thành, 25 - 30% con bán trưởng thành và 20 - 25% con non, Đầu đàn là một con đực to, khoẻ nhất và quản lý mọi sinh hoạt của đàn. Kiếm ăn ngày 2 buổi sáng và chiều, trưa nghỉ.
Mùa đông ngủ hang, mùa hè ngủ trên cây ngoài cửa hang. Vận động nhanh nhẹn cả trên cây lẫn dưới đất. Bơi lội tốt. Hoạt động của đàn khỉ vàng rất náo nhiệt, thường phát tiếng kêu chít, chít hoặc hít, hít khi kiếm ăn. Khỉ vàng ăn tạp. Thức ăn là chồi lá non và quả các loài cây trong rừng và các loài cây lương thực phẩm trên bãi (ngô, sắn, đu đủ...) và một số loài động vật (trứng chim, nhện, cào cào...) Còn gặp khỉ vàng xuống bãi biển ăn tôm, hà, vẹn (Phạm Nhật, 1988).
Khỉ vàng động dục hàng tháng, sinh sản quanh năm nhng tập trung từ tháng 4 đến tháng 9. Mang thai 165 - 175 ngày. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. thời gian bú sữa của khỉ con 12 tháng.
Phân bố:
Apganistan, Nêpan, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Nam Trung Quốc và ở nước ta khỉ vàng phân bố khắp các tỉnh có rừng từ Gia Lai trở ra Bắc kể cả các đảo gần bờ.
Giá trị sử dụng: Khỉ vàng là loài thú có giá trị trong y dợc (thử nghiệm y sinh học, bào chế vắc xin, cao bồi dưỡng cơ thể), thực phẩm và thương mại.
Tình trạng: Khỉ vàng là loài có số lượng thấp hiện nay. Nghị định 18 HĐBT nêu hạn chế khai thác sử dụng. Chúng ta có thể qui hoạch các điểm chăn nuôi loài khỉ vàng này.
Tài liệu dẫn: Động vật rừng - Phạm Nhật trang 146.
9- VOỌC ĐẦU TRẮNG
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Cá thể trưởng thành, đầu và vai ở con đực lông màu trắng nhạt, ở con cái lông màu thẫm hơn. Vùng mông có vệt lông hình chữ V màu xám nhạt chạy qua gốc đuôi. Đuôi dài màu đen. Con non có mấu vàng, đầu và vai nhạt hơn, đuôi vàng thẫm.
Sinh học:
Thức ăn là lá, quả cây rừng: đa, huyết dụ, lá và quả cây độc: lá ngón, hạt mã tiền. Chưa có dẫn liệu về sinh sản của loài này. Nhưng đã gặp con cái mang thai vào tháng 7.
Nơi sống và sinh thái:
Sống ở rừng cây gỗ và dây leo mọc trên vách đá ở độ cao 100 - 150 m so với mặt biển. Sống thành đàn 10 - 20 con do con đực chỉ huy. Khi kiếm ăn, con chỉ huy chọn ngọn cây hay mỏm đá cao canh gác cho cả đàn. Gặp nguy hiểm nó phát tiếng kêu báo hiệu cho cả đàn tìm nơi ẩn nấp. Khi hết nguy hiểm chúng tập hợp thành đàn chuyển qua vùng khác an toàn hơn ở đảo Cát Bà, chúng sống chung với khỉ vàng.
Phân bố:
Việt Nam: Quảng Ninh (đảo Cát Chiên), Hải Phòng (đảo Cát Bà).
Thế giới: Không.
Giá trị:
Phân loài đặc hữu của Việt Nam. Nguồn gen quý và độc đáo, có giá trị khoa học và thẩm mỹ.
Tình trạng:
Đảo Cái Chiên không còn, chúng chỉ còn ở đảo Cát Bà, nhưng số lượng không nhiều, và đã được bảo vệ ở vườn quốc gia Cát Bà. Mức độ đe dọa: bậc E.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 43.
10- VOỌC ĐEN MÁ TRẮNG
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả: Bộ lông mầu đen tuyền. Trên má có vệt lông màu trắng kéo dài quá tai như voọc mông trắng. Đỉnh đầu có mào lông đen. Đuôi lông màu đen, không xù xì.
Sinh học:
Thức ăn chồi non, lá cây và rất ít quả cây rừng. Đẻ 1 con. Trọng lượng con sơ sinh 300 - 320g, non yếu, có bộ lông màu vàng. Đẻ xong, mẹ theo đàn đI kiếm ăn để lại con non trong hang nên thường bị thú ăn thịt, rắn gây hại. Con non được 3 - 4 tháng tuổi có thể ôm ngang ngực mẹ và đem theo khi kiếm ăn.
Nơi sống và sinh thái:
Sống trên những vách núi đá vôi ở độ cao không lớn có nhiều cây gỗ và dây leo. Mùa hè, đêm ngủ trên vách đá hoặc tán cây, mùa đông ngủ trong hang sâu kín gió. Cửa hang thường tránh hướng đông bắc. Sống đàn, con đực trưởng thành làm đầu đàn với 3 - 4 con cái và con non. Mỗi đàn có vùng lãnh thổ hoạt đông riêng không xâm phạm lẫn nhau, chúng có thể sống ôn hòa với các loài khỉ khác.
Phân bố:Việt Nam: Tuyên Quang (Nà Hang, Chiêm Hóa), Cao Bằng (Ba Bể và các huyện phía tây bắc), Lạng Sơn, Quảng Ninh.
Thế giới: Trung Quốc (Quảng Tây).
Giá trị: Có giá trị về khoa học vì chủng quần của chúng trên thế giới không lớn.
Tình trạng: Trước đây có thể gặp chúng dễ dàng ở các vùng phụ cận hồ Ba Bể với số lượng đáng kể, đến nay đã trở nên hiếm. Năm 1989 có 3 con bị săn bắn ở hồ Ba Bể. Nghiên cứu khảo sát vào tháng 8/1989 chúng tôi quan sát được chúng ngoài thiên nhiên ở hồ Ba Bể. Nhưng nơi có voọc đen má trắng phân bố, rừng đã bị tàn phá không còn đủ điều kiện sống cho chúng. Mức độ đe dọa: bậc V.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 40.
11- VOỌC BẠC
Trachypithecus cristatus (Raffles, 1821)
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Kích thước:
Chiều dài đầu - thân: 490 - 570mm. Chiều dài đuôi: 720 - 840mm. Trọng lượng: khoảng 6 - 8kg
Đặc điềm nhận dạng:
Ngoại hình có bộ lông màu sẫm. Chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Voọc bạc lúc mới sinh có lông toàn thân màu vàng.
Phân bố:
Loài này sống chủ yếu ở phía Đông và miền Tây Thái Lan, miền Nam Lào, Việt Nam, Campuchia, đảo Xumatơra, đảo Java, đảo Bocnêo.
Đặc điểm sinh thái:
Sống trên cây cao,đôi khi cũng gặp ở rừng sình lầy. Thức ăn là lá non, hoa, quả cây rừng và sâu bọ. Kiếm ăn ban ngày. Sống theo bầy đàn, khoảng 10 - 15 con.
Tình trạng:
Hiện trạng của voọc bạc ở nước ta cha xác định được. Chúng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cần sớm có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ loài linh trưởng quí hiếm này.
Tài liệu dẫn: Thú Đông Dương & Thái Lan trang 44. Danh lục thú Việt Nam.
12- VOỌC HÀ TĨNH
Trachypithecus francoisi hatinhensis (Dao, 1970)
Presbytis francoisi hatinhensis Dao, 1970
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Bộ lông mầu đen tuyền. Ngoài thiên nhiên khó phân biệt được với loài voọc đen má trắng. Chúng có vạch bên má màu trắng bẩn đi từ góc mép tới phía sau tai, nối với vạch bên gáy trắng tuyền đi từ trên gốc tai.
Sinh học: Chưa có dẫn liệu về loài phụ này.
Nơi sống và sinh thái: Chưa có dẫn liệu.
Phân bố:
Việt Nam: Hà Tĩnh, Quảng Bình (Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Bố Trạch).
Thế giới: Không.
Giá trị:
Phân loài đặc hữu của Việt Nam. Theo Đào Văn Tiến, đây là loài phụ cổ nhất của loài voọc. Vì vậy chúng rất quý cho khoa học.
Tình trạng:
Chưa đủ dẫn liệu về hiện trạng của chúng ngoài thiên nhiên. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Khảo sát hiện trạng phân bố, số lượng, tình trạng chủng quần ngoài thiên nhiên. Trước mắt cấm săn bắn voọc đen ở Hà Tĩnh, Quảng Bình.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 41.
13- VOỌC MÔNG TRẮNG
Họ: Khỉ Cercopithecidae
Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Bộ lông mầu đen. Có mào lông trên đỉnh đầu. Vệt lông trắng trên má rộng hơn ở Tr. f. Francoisi, kéo dài xuống tạn gốc đuôi. Đuôi dài hơn thân, lông đầy màu đen.
Sinh học: Thường gặp con cái và con non vào khoảng tháng 5 - 7. Ngoài ra chưa có những tài liệu về sinh học của loài này.
Nơi sống và sinh thái:
Thường sống thành đàn 5 - 10 con do con đực già làm đầu đàn. Nơi sống ưa thích là vùng rừng thứ sinh cây gỗ cao 4 - 5m, mọc trên vách đá có nhang động. Mùa đông ngủ trong hang đá, mùa hè ngủ trên vách đá cửa hang. Không có sự cạnh tranh về nơi ăn và thức ăn vì phạm vi phân bố của mỗi đàn rộng. Kẻ thù tự nhiên là thú ăn thịt lớn: hổ, báo, hoa mai, báo gấm, chồn mác. Trong điều kiện nuôi dưỡng thường bị bệnh đuờng ruột và trướng bụng.
Phân bố:Việt Nam: Yên Bái (Văn Chấn), Hòa Bình (Chi Nê), Ninh Bình (Cúc Phương), Thanh Hóa, Nghệ An (Quỳ Châu, Con Cuông), Hà Tĩnh (Hương Sơn).
Thế giới: Không.
Giá trị: Phân loài đặc hữu Việt Nam nên có ý nghĩa khoa học lớn. Bộ lông đẹp có giá trị thẩm mỹ. Nhiều nhà động vật học quan tâm đến chúng.
Tình trạng:
Trước đây có thể gặp chúng dễ dàng ở những vùng kể trên, ngày nay số lượng đã giảm đi nhiều do săn bắn quá mức, khai thác rừng bừa bãi làm mất nơi sinh sống. Mức độ đe dọa: bậc E.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Cấm tuyệt đối săn bắn voọc đen Tây Bắc kết hợp giải thích cho dân địa phương thấy giá trị của chúng để bảo vệ. Bảo vệ các khu rừng đang còn voọc sinh sống.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 39.
14- VOỌC MŨI HẾCH
Họ: Khỉ Cercopithecidae. Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả: Bộ lông mầu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Không có mào lông trên đỉnh đầu. Vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có mầu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông mầu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.
Sinh học: Voọc mũi hếch có chửa vào tháng 11. Thường găp con cái mang con non trước ngực vào khoảng tháng 3 đến tháng 6.
Nơi sống và sinh thái: Nơi sống của voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài voọc khác. Thường ở những vùng cây cao trên núi đất và thung lũng hơn rừng cây núi đá, vùng sườn đồi dưới chân núi có rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa. Nghỉ ngơi trú ẩn trên cây cao có tán rậm kể cả trong mùa đông giá lạnh. Đôi khi chúng kéo vít cành lá bên thành tổ làm chỗ nghỉ. Chỗ ở và nơi ăn của voọc mũi hếch khác với các loài khỉ khác nên không có sự cạnh tranh về thức ăn. Kẻ thù tự nhiên của chúng là thú ăn thịt lớn: hổ, báo gấm, báo hoa mai, beo, chồn mác...., chim ăn thịt lớn cũng gây cũng gây hại cho con non.
Phân bố:Việt Nam: Vùng phân bố lịch sử của voọc mũi hếch: Tuyên Quang (Chiêm Hóa, Nà Hang), Cao Bằng (Ba Bể), Yên Bái (Trấn Yên), Bắc Thái (Chợ Đồn, Nà Rì, Bạch Thông, Định Hóa, ĐạI Từ), Quảng Ninh (Hoành Hồ). Thế giới: Không.
Giá trị: Loài đặc hữu của Việt Nam, được nhiều nhà động vật học quốc tế quan tâm.
Tình trạng: Vào khoảng năm 60, 70 voọc mũi hếch tập trung số lượng nhiều ở Tuyên Quang, Bắc Thái. Đến năm 1988, 1989 còn một số đàn ở một vài nơi thuộc huyện Chợ Đồn và có thể còn ở Bắc Thái (Định Hóa, Bạch Thông). Do săn bắn quá mức, phá rừng lấy gỗ, làm nương rẫy làm mất nơi sinh sống của voọc đã dẫn đến tình trạng có thể loài này bị tuyệt chủng. Mức độ đe dọa: bậc E.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn voọc mũi hếch. Sớm khởi thảo dự án bảo vệ và nuôi nhân giống voọc mũi hếch với sự giúp đỡ của WWF và LUCN Giáo dục nhân dân về ý nghĩa khoa học của loài này để tích cực tham gia bảo vệ.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 44.
15- VOỌC XÁM
Họ: Khỉ Cercopithecidae. Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Bộ lông mầu xám tro. Trên đầu có mào lông. Da bao quanh mắt có màu xanh. Lông ở vùng lưng thẫm hơn ở vùng bụng. Bên hông có các lông dài, đầu lông có ánh bạc. Đuôi dài hơn thân, lông rất dài.
Sinh học: Voọc xám sinh sàn quanh năm. Đã gặp voọc cái có chửa vào tháng 3 và tháng 7. Gặp voọc mẹ mang con trên ngực vào các tháng 4, 6, 10, 12. Mổi lứa để 1 con, con non mới đẻ mầu vàng nhạt.
Nơi sống và sinh thái:
Sống ở những vùng rừng cây cao trên núi đá vôi, không sống trên rừng hỗn giao tre nứa. Có thể gặp chúng kiếm ăn ở vùng đồi cây bụi gần rừng. Thường ngủ trên các vách núi đá vôi dựng đứng hoặc trên tán cây cao rậm kín gió. Voọc xám sống chung với khỉ mốc, khỉ vàng nhưng không cạch tranh về thức ăn. Kẻ thù tự nhiên là các loài thú ăn thịt cỡ lớn.
Phân bố:
Việt Nam: Yên Bái (Trấn Yên, Nghĩa Lộ), Lai Châu, Hà Tây, Hòa Bình Vĩnh Phú, (Thanh Sơn), Ninh Bình (Hoàng Long), Thanh Hóa (Lang Chánh, Hồi Xuân), Nghệ An (Quế Phong, Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn).
Thế giới: Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia.
Giá trị: Loài phổ biến tương đối rộng ở Đông Nam Á nên ít có giá trị khoa học cao như các loài voọc khác. Bộ lông đẹp có giá trị thẩm mỹ.
Tình trạng:
Nước ta, voọc xám tuy phân bố rộng nhưng số lượng không nhiều, và ít nhất trong các loài voọc ở Cúc Phương vào những năm 60 số lần gặp voọc xám ít hơn số lần gặp voọc mông trắng. Đợt nghiên cứu của chúng tôi vào tháng 7 - 1989 không gặp voọc xám ở Cúc Phương, có thể chúng đã không còn. Hiện trạng về phân bố, và số lượng trong những năm gần đây chưa được nghiên cứu đầy đủ. Chúng là loài thú hiếm ở nước ta. Mức độ đe dọa: bậc V.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: Cấm tuyệt đối săn bắn voọc xám. Thành lập khu nuôi bán tự nhiên trong Vườn quốc gia Cúc Phương để giữ và nhân giống.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam trang 37.
16- VƯỢN ĐEN BẠC MÁ
Họ: Vượn Hylobatidae. Bộ: Linh trưởng Primates
Mô tả:
Thân hình giống vượn đen tuyền. Dài thân: 482 - 625mm, dài bàn chân sau: 135 - 160mm. Con đực hoàn toàn đen, hai má lông màu trắng nối nhau bằng vệt trắng dưới cằm. Con cái lông màu vàng sẫm, lôn
File đính kèm:
- dong_vat_qui_hiem_bo_linh_truong.doc