Ðề tài nông dân trong truyện ngắn chí phèo

Mỗi tác phẩm của nhà văn là một lời tố khổ chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, thê thảm của người nông dân.

 

Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền miên trong bần cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945.

 

- Cảnh chết đói: lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh chết đói.

 

Anh Cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm thấp trước đôi mắt "dại đi vì quá đói " của hai đức con (Ðiếu văn).

 

Bà cái Tí chết vì một bửa quá no, một kiểu chết đói (Một bửa no).

 

Cảnh đám cưới chạy đói (Một đám cưới). Một đám cưới của Dần trong cảnh nghèo, không đón đưa, không may mặc, không cỗ bàn, một đám cưới có 6 người cả nhà gái nhà trai: : "cả bọn đi lũi lũi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt nhau đi tìm chỗ ngủ ".

 

Còn biết bao nhiêu truyện thương tâm về người nông dân bị đày đọa nhục nhằn xung quanh cái đói (trẻ em không biết ăn thịt chó). Nghèo từ ngày mẹ chết, Ðòn chồng.

 

- Nam Cao chú ý đến những người thấp cổ bé họng nhất, bị áp bức bất công nhiều nhất, chịu số phận đen đủi, hẩm hiu. Những kẻ cố cùng như Bình Chức "làm thì cật lực mà quanh năm vẫn nghèo rớt mùng tơi, chỉ vì một miếng ăn mà cũng không giữ được mà ăn, đứa nào vớ được nó cũng xoay mà đứa nào xoay cũng chịu". Như Chí Phèo bị cả xã hội bỏ rơi ngay từ khi mới ra đời. Ðó là Thị Nở một người đàn bà ế chồng, sinh ra từ một gia đình có mả hủi, bị loài người xa lánh. Ðó là một mụ Lợi, Cu Lộ Lang Rận, những người không được loài người coi là người. Ðó là thân phận trâu ngựa của những đứa ở cho nhà giàu, những cái Tí, cái Dần, anh Cu Phúc ăn thì chẳng bao giờ đủ no mà công việc và những lời chửi rủa thì thừa bửa tứa tát.

 

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðề tài nông dân trong truyện ngắn chí phèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.ÐỀ TÀI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO 2. Truyện ngắn "Chí Phèo" 1. Những nhân vật nông dân trong truyện ngắn Nam Cao Mỗi tác phẩm của nhà văn là một lời tố khổ chân thực, cảm động về cuộc sống tối tăm, thê thảm của người nông dân. Nông thôn trong tác phẩm Nam Cao là nông thôn Việt Nam vốn triền miên trong bần cùng, giờ đây đang tiến tới thảm họa khủng khiếp 1945. - Cảnh chết đói: lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh chết đói. Anh Cu Phúc chết lặng lẽ trong xó nhà ẩm thấp trước đôi mắt "dại đi vì quá đói " của hai đức con (Ðiếu văn). Bà cái Tí chết vì một bửa quá no, một kiểu chết đói (Một bửa no). Cảnh đám cưới chạy đói (Một đám cưới). Một đám cưới của Dần trong cảnh nghèo, không đón đưa, không may mặc, không cỗ bàn, một đám cưới có 6 người cả nhà gái nhà trai: : "cả bọn đi lũi lũi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt nhau đi tìm chỗ ngủ ". Còn biết bao nhiêu truyện thương tâm về người nông dân bị đày đọa nhục nhằn xung quanh cái đói (trẻ em không biết ăn thịt chó). Nghèo từ ngày mẹ chết, Ðòn chồng. - Nam Cao chú ý đến những người thấp cổ bé họng nhất, bị áp bức bất công nhiều nhất, chịu số phận đen đủi, hẩm hiu. Những kẻ cố cùng như Bình Chức "làm thì cật lực mà quanh năm vẫn nghèo rớt mùng tơi, chỉ vì một miếng ăn mà cũng không giữ được mà ăn, đứa nào vớ được nó cũng xoay mà đứa nào xoay cũng chịu". Như Chí Phèo bị cả xã hội bỏ rơi ngay từ khi mới ra đời. Ðó là Thị Nở một người đàn bà ế chồng, sinh ra từ một gia đình có mả hủi, bị loài người xa lánh. Ðó là một mụ Lợi, Cu Lộ Lang Rận, những người không được loài người coi là người. Ðó là thân phận trâu ngựa của những đứa ở cho nhà giàu, những cái Tí, cái Dần, anh Cu Phúc ăn thì chẳng bao giờ đủ no mà công việc và những lời chửi rủa thì thừa bửa tứa tát. - Bị ức hiếp nhiều nhất có lẽ là người phụ nữ trong xã hội; đó là dì Hảo (Dì Hảo), Nhu (Ở hiền) những cô gái hiền như một ngụm nước mưa, cả đời chỉ biết yêu thương, nhường nhịn nhưng cả đời chỉ gặp cay đắng phủ phàng. Ðó là Mụ Lợi (Lang Rận), 36 tuổi vẫn lận đận về chuyện chồng con, chỉ vì nghèo quá suốt đời đi ở "kể người ta nuôi mụ chỉ biết nuôi, nuôi để mụ hầu hạ người ta, còn cái sự mụ có chồng hay không có chồng thì mặc mụ ". Trong xã hội ấy, thân phận người phụ nữ là thân phận nô lệ, luôn bị chà đạp thô bạo, bất công có khi họ là nạn nhân khốn khổ cùng kẻ mà họ phải thờ phụng. Những thằng chồng vũ phu, tham ăn tục uống, hành hạ vợ một cách dã man (Ở hiền, Dì Hảo, Ðòn chồng, Trẻ em không được ăn thịt chó ) Ði vào cuộc đời những con người bị ức hiếp nhiều nhất, càng hiền lành càng lụi xuống bùn đen, Nam Cao đã làm nổi bật lên tình trạng bất công ghê gớm trong xã hội: "tại sao trên đời này nhiều sự bất công đến thế ?". câu hỏi không lời giải đáp đó trongỞí hiền" một truyện ngắn có tính chất luận đề nghi vấn, cái "đạo lí ở hiền gặp lành " cũng là vấn đề Nam Cao đặt ra trong hầu hết tác phẩm của mình. - Trong tác phẩm của Nam Cao ta thường gặp những nhân vật nông dân xấu xí, thô lỗ, độc ác, nhục nhã trong cuộc sống của họ. Ðiều đó khiến cho một số người hoài nghi ý nghĩa hiện thực và nhân đạo của nhiều truyện Nam Cao. Ðúng là trong sự biểu hiện một số truyện Nam Cao có vẻ tự nhiên chủ nghĩa. Nhưng không như những nhà văn chủ nghĩa nhìn quần chúng như một lũ vật - người ngu dốt đầy thú tính. Trái lại từ cái bề ngoài xấu xí, có khi rất thú vật của người nông dân đã phát hiện ra tâm hồn con người. Nam Cao không chỉ nói đến tình cãnh bị bóc lột về thể chất mà đi sâu vào nổi khổ, tâm hồn con người bị đày đọa, nhân phẩm bị xúc phạm, giá trị làm người bị tước đoạt. "Một bữa no" là câu chuyện cay đắng thê thảm về cái chết nhục nhã của một bà lão khốn nạn "Ðòn chồng" là câu chuyện về một người đàn bà khác bị sỉ nhục, bêu riếu hành hạ dã man. "Lang Rận" là một câu chuyện cực nhục thê thảm nhất. Lang Rận con người nghèo khổ, bẩn thỉu bị mọi người hắt hủi đã tìm đến với Mụ Lợi - một người đàn bà xấu xí bị hắt hủi như mình. Nhưng mối tình chính đáng tội nghiệp của họ trở thành trò bêu riếu trò chơi thú vị kích thích tính tò mò của hai đưá đàn bà nhà giàu "nồng nộng chơi, không suốt ngày tơ tuốt ", "cười hy hý và phát lưng nhau đồm độp ... ". Cuối cùng chúng đã đặt Lang Rận vào một tình thế vô cùng nhục nhã khiến Lang Rận chỉ còn một cách thắt cổ tự tử. Bị sỉ nhục tàn tệ, người nông dân khốn khổ chỉ có thể hoặc từ bỏ cuộc sống như Lang Rận, hoặc phải từ bỏ lòng tự trọng nhân phẩm như Cu Lộ, Chí Phèo. Nam Cao đã đanh thép lên án cái xã hội chà đạp người nông dân lượng thiện và dõng dạc bênh vực nhân phẩm của họ ngay trong khi bị nhục mạ một cách độc ác bất công. Trước Cách mạng tháng Tám ít có nhà văn hiểu được cách sâu xa ngõ ngách sâu kín, những hy sinh thầm lặng mà cao quí trong tâm hồn người nông dân như Nam Cao. Ðó là chỗ mạnh trong cái tài của nhà văn nhưng trước hết là ở cái tâm "chữ tâm kia với bằng ba chữ tài " tức là ở tấm lòng tri âm của nhà văn đối với người nông dân nghèo khổ. Số phận người nông dân có thay đổi được không ? câu hỏi đó, Nam Cao cũng như mọi nhà văn hiện thực phê phán chưa trả lời được. Truyện Nam Cao bao trùm một không khí buồn thảm, u ám. Ðó là cái u ám của hiện thực. Nhưng cũng là u ám trong tâm hồn Nam Cao. Dưới cái nhìn bi quan của nhà văn, cuộc sống là bế tắc vô vọng, con người vật vã quằng quại, đau khổ nhưng chẳng đi đến đâu. Người nông dân thì chỉ biết cúi đầu chịu đựng, đến khi không chịu đựng được nữa thì điên lên, liều mạng vát dao giật lấy miếng ăn. Nam Cao không đồng tình đối với thái độ nhẫn nhục cam chịu: "cái nghề đờii hiền quá hóa ngu, đã nhịn thì chúng ấn cho đến không còn ngóc đầu lên được" (Chí Phèo). - Miêu tả người nông dân Nam Cao quá thiên về mặt tha hóa nặng nề, những con người xấu xí đến quái dị, ý nghĩa thẩm mỹ rất mỏng manh. - Trong bi quan, bế tắc có lúc Nam Cao như mất phương hướng rơi vào khủng hoảng, khi ấy nhà văn dễ tiếp thu tư tưởng định mệnh, ma quái: "Nửa đêm" những nhân vật chính đều là những con vật người, điên loạn trong một không khí ghê rợn. 2. Truyện ngắn "Chí Phèo" a. Chí Phèo lương thiện Trong làng Vũ đại, Chí Phèo là thằng cùng hơn cả thằng cùng, không cha mẹ, không người thân thích, không nhà cửa không có miếng đất cắm dùi. Tuổi thơ bơ vơ hết đi ở cho nhà máy lại đi ở cho nhà khác, đến tuổi thanh niên làm canh điền cho Bá Kiến. Sống cuộc sống lao động cực khổ của người cố nông, khỏe mạnh, hiền lành, chất phác. Có những ước mơ chân chính: một gia đình nhỏ làm thuê cuốc mướn vợ dệt vải. Trong xã hội cũ, ước mơ chỉ là ảo tưởng, còn đau xót khổ cực mới là hiện thực. Chí Phèo là một thanh niên có tâm hồn đẹp: yêu - ghét, khinh - trọng rất rõ. Anh đã phân biệt tình yêu chân chính với thói dâm dục xấu xa. Bị gọi lên bóp chân, đùi cho bà ba anh chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì. Khi tỉnh rượu, anh tha thiết được trở lại với xã hội loài người "thèm lương thiện muốn làm hòa với mọi người biết bao". Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã loé lên một tia chớp trong chuỗi ngày tăm tối dằng dặc. Sự săn sóc giải dị ở Thị Nở, người đàn bà khốn khổ ấy đã khơi dậy, đánh, thức bản chất lương thiện của người cố nông Chí Phèo. Lần đầu tiên sau bao năm Chí Phèo nghe tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của mấy người đi chợ về, tiếng anh thuyền chài gõ đuổi cá. Ðây là tiếng gọi tha thiết của sự sống đang níu kéo anh trở về với lương thiện.   b. Chí Phèo lưu manh Quãng đời lương thiện của Chí Phèo quá ngắn ngủi và chấm dứt khi bị Bá Kiến cho giải lên huyện rồi đi ở tù : Sau bảy tám năm biền biệt, khi trở về Chí hoàn toàn thay đổi. Hắn không còn là người nông dân nữa mà là phần tử bị loại ra ngoài xã hội. Nhà tù thực dân bắt người lúc lương thiện và thả ra thành hung dữ, nhà tù giết cái phần "người " của Chí, chỉ còn lại cái phần "con". Hiện tượng bi thảm ấy có tính chất qui luật, tính phổ biến trong cái xã hội ăn thịt người. Trong truyện ngắn của Nam Cao, ta đã gặp những họ hàng xa gần của Chí Phèo như Trạch Văn Ðoành, Lê Văn Rự (Ông thiên lôi) "Nửa đêm", Cu Lộ Tư cách mỏ ", Tư Lăng, Binh Chức, Năm Thọ những tiền bối gần xa của Chí Phèo. Những cơn say triền miên của Chí dẫn đến hậu quả : say ( chửi; say (cướp giật; say ( chém giết. Chí Phèo sống cuộc đời bản năng thô bạo, cũng giống như những người bạn say của Chí "lúc nào cũng nghĩ tới màu xanh của một chai rượu văn điển và màu vàng của một đùi thịt chó nướng". Chí Phèo trở thành tên quỉ dữ của làng Vũ Ðại. Chí Phèo sống trần trụi, Chí Phèo gây tội ác một cách vô ý thức. Sau khi bị Thị Nở cự tuyệt, Chí Phèo rơi vào bi kịch của con người không được làm người, muốn làm lại cuộc đời không được chấp thuận. Trong cơn tuyệt vọng, Chí vác dao đi trả thù. Chí Phèo chưa có ý thức giai cấp rõ rệt nhưng dây không phải là một hành động trả thù có tính chất bản năng mù quáng. Chí Phèo truy tìm nguyên nhân, phù hợp với trạng thái như chập chờn say tỉnh của Chí Phèo. Chí Phèo chưa có ý thức trả thù Bá Kiến ngay. Trước tiên nghĩ đến bà cô Thị Nở. Phải chăng theo thói quen của bước chân, Chí đến thẳng nhà Bá Kiến, nhưng cũng không hẳn là quen chân mà sâu xa hơn là một nhân tố mới đã xuất hiện trong ý thức của người nông dân. Hai chữ "lương thiện" thốt lên ở cửa miệng con người khốn khổ vừa là một lời cầu mong, một niềm phẩn uất đồng thời là một điều tuyệt vọng. Chí Phèo trong trạng thái tỉnh của một cơn say đã lần ra đầu mối của vấn đề. Chí Phèo hiểu rỏ Bá Kiến đãtước đi cái quyền làm người lương thiện và khả năng trở lại một người lương thiện. Tiếng gọi đòi trở lại người lương thiện mang nội dung xã hội và có ý nghĩa giai cấp. Nó như một tia sáng vụt dậy qua suốt cả cuộc đời cực nhọc tăm tối và đó cũng là giây phút tỉnh táo, có ý thức nhất, vượt lên khỏi trạng thái bản năng tự nhiên. Chí Phèo muốn được trở lại chính mình, trở về với bản chất vốn có của người nông dân sau những năm tháng dài bi tha hóa. Hạn chế về mặt nội dung     "Tre già măng mọc, thằng ấy chết còn thằng khác". Nhà văn không hề thấy khả năng thay đổi vươn lên làm chủ vận mệnh của người nông dân. Sự thức tỉnh của Chí Phèo chỉ dẫn đến hành động khủng hoảng bi thảm. Trong thế giới nông dân của nhà văn, nếu không phải kẻ mặt mày dữ tợn, những con ác thú, thì cũng là những con sâu cái kiến, sống trong sợ hãi nhẫn nhục đến tê liệt. Ngay cả đến Chí Phèo trước khi đi tù, tuy là canh điền khỏe mạnh nhưng vừa bóp chân cho bà Ba vừa run. Binh Thức thì hèn đến nổi "ai quát một tiếng thì đái ra cả quần". Trong cái làng Vũ Ðại không có lấy một bộ mặt sáng sủa, có sinh khí. Chỉ có một bộ mặt vằn ngang vằn dọc của Chí Phèo, bộ mặt xấu xí "không được như mặt lợn" của Thị Nở. Bộ mặt vô nghĩa lí của lão Tư Lãng thầy cúng kiêm hoạn lợn, của mụ hàng rượu, của bà cô Thị Nở. Trong cái nhìn tri âm của Nam Cao đối với nông dân vẫn đôi lúc xen vào con mặt khinh bạc, cố ý trút tất cả những nét "mỉa mai của hóa công" vào nhân vật Thị Nở một chân dung biếm họa quá ghê tởm và lạc lõng. Nam Cao cũng như hầu hết các nhà văn hiện thực phê phán, chưa thể vưỏn tới nhận thức cách mạng cũng chưa có một quan điểm giai câp chính xác. Khi triết lý một cách bi quan: những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. Nhà văn đã xóa nhòa ranh giới giai cấp và vô tình biên hộ cho thống trị đầy tội ác mà nhà văn vừa lên án đanh thép .

File đính kèm:

  • docE TAI NONG DAN TRONG TRUYEN NGAN CHI PHEO .doc
Giáo án liên quan