Giá trị văn hóa của các nhạc cụ gõ bằng đồng

Nói đến Tây Nguyên là nói đến nghệ thuật cồng chiêng, sử thi và mái nhà rông - những giá trị văn hóa đặc sắc nhất của đồng bào thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Các nhà nghiên cứu khẳng định có một vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mà độ tập trung đậm đặc nhất tại 5 tỉnh Tây Nguyên, rồi từ đó lan ra những tỉnh lân cận.

Từ xuất phát điểm về giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ngày 19-3-2004, Bộ VH-TT gửi công văn 814/VHTT-DSVH trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề cử di sản văn hóa phi vật thể để UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại đợt III năm 2005. Ngày 24-3-2004, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ VH-TT trong công văn 2557/VPCP-VX.

Để hoàn thiện bộ hồ sơ trình UNESCO, Viện VH-TT, Cục Di sản văn hóa và các sở VH-TT thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên đã khẩn trương thực hiện những công việc do Bộ VH-TT chỉ đạo. Kết quả, ngày 12 và 13-10-2004, cuộc tọa đàm khoa học Giá trị văn hóa của các nhạc cụ gõ bằng đồng của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham dự của các nhà khoa học thuộc nhiều cơ quan của Bộ VH-TT, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và 3 nhà khoa học đến từ Nhật Bản, Philippin và Cămpuchia.

Chương trình tọa đàm được bắt đầu bằng buổi trình diễn cồng chiêng với sự tham dự của 138 nghệ nhân, vũ công của 5 tỉnh Tây Nguyên như là minh họa trực tiếp cho những giá trị đặc sắc của Tây Nguyên giữa lòng Thủ đô. Ngày làm việc thứ hai mở đầu bằng phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Bộ VH-TT Lê Tiến Thọ. Tiếp theo, có thể tạm chia 27 tham luận tại tọa đàm thành ba cụm chủ đề: Giá trị văn hóa của các nhạc cụ gõ bằng đồng của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á; Giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên dưới góc độ âm nhạc học. Giá trị văn hóa của cồng chiêng trong đời sống các dân tộc vùng Tây Nguyên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị văn hóa của các nhạc cụ gõ bằng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giá trị văn hóa của các nhạc cụ gõ bằng đồng Nói đến Tây Nguyên là nói đến nghệ thuật cồng chiêng, sử thi và mái nhà rông - những giá trị văn hóa đặc sắc nhất của đồng bào thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng. Các nhà nghiên cứu khẳng định có một vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên mà độ tập trung đậm đặc nhất tại 5 tỉnh Tây Nguyên, rồi từ đó lan ra những tỉnh lân cận. Từ xuất phát điểm về giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, ngày 19-3-2004, Bộ VH-TT gửi công văn 814/VHTT-DSVH trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề cử di sản văn hóa phi vật thể để UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại đợt III năm 2005. Ngày 24-3-2004, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề nghị của Bộ VH-TT trong công văn 2557/VPCP-VX. Để hoàn thiện bộ hồ sơ trình UNESCO, Viện VH-TT, Cục Di sản văn hóa và các sở VH-TT thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên đã khẩn trương thực hiện những công việc do Bộ VH-TT chỉ đạo. Kết quả, ngày 12 và 13-10-2004, cuộc tọa đàm khoa học Giá trị văn hóa của các nhạc cụ gõ bằng đồng của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Hà Nội, với sự tham dự của các nhà khoa học thuộc nhiều cơ quan của Bộ VH-TT, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và 3 nhà khoa học đến từ Nhật Bản, Philippin và Cămpuchia. Chương trình tọa đàm được bắt đầu bằng buổi trình diễn cồng chiêng với sự tham dự của 138 nghệ nhân, vũ công của 5 tỉnh Tây Nguyên như là minh họa trực tiếp cho những giá trị đặc sắc của Tây Nguyên giữa lòng Thủ đô. Ngày làm việc thứ hai mở đầu bằng phát biểu khai mạc của Thứ trưởng Bộ VH-TT Lê Tiến Thọ. Tiếp theo, có thể tạm chia 27 tham luận tại tọa đàm thành ba cụm chủ đề: Giá trị văn hóa của các nhạc cụ gõ bằng đồng của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á; Giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên dưới góc độ âm nhạc học. Giá trị văn hóa của cồng chiêng trong đời sống các dân tộc vùng Tây Nguyên. Tiêu biểu cho cụm vấn đề thứ nhất có tham luận Những nhạc cụ bằng đồng, một di sản văn hóa chung của nhân dân vùng Đông Nam Á của GS. TSKH Tô Ngọc Thanh. Tác giả nhận định trong giai đoạn phát triển văn hóa đồ đồng Đông Sơn (gồm Đông Sơn sớm, phát triển, thịnh đạt và phát triển chuyển sang thời đại đồ sắt) cách nay (thời điểm năm 2004) trên dưới 3.500, Việt Nam đã tìm được nhiều hiện vật bằng đồng thau như mũi tên, dao găm, rìu, giáo, lưỡi câu, vòng tay, trống đồng, chuông đồng.v.v, trong đó những nhạc cụ được trực tiếp sử dụng và tồn tại đến ngày nay như một thành tố hữu cơ của nền âm nhạc các tộc người ở Việt Nam. Cồng chiêng là loại nhạc cụ bằng đồng phổ biến nhất ở Việt Nam mà tên gọi khá phong phú, tuỳ theo từng cách gọi của mỗi tộc người. Ở người Việt, từ chiêng chỉ chiêng bằng, từ cồng chỉ chiêng núm. Các dân tộc Tây Nguyên cho rằng cồng núm cổ hơn chiêng bằng mặc dù về kỹ thuật chế tác, cồng núm khó chế tạo hơn. Bộ ba cồng núm được nhận định là cồng cổ xưa nhất. Theo tác giả, “chiêng cồng đã tràn vào mọi khía cạnh cuộc sống con người và của cộng đồng”. Các giá trị văn hóa âm nhạc của bộ gõ bằng đồng ở Philippin với sự tham khảo đặc biệt về âm nhạc của cặp trống – chiêng trong nghi lễ Agusan Manobo của TS Jose S. Buenconsejo (Trường đại học Hồng Kông) nêu rất rõ giá trị “tính châu Á” về âm nhạc của bộ gõ bằng đồng gồm các chiêng bằng (gangsa), chùm chiêng (kulintang), chiêng núm treo (tagunggo), chiêng nhỏ cầm tay. Việc tham dự các nghi lễ dân gian của người Agusan Manobos (Philippin) có sự tham dự đặc biệt quan trọng của cặp trống - chiêng (gimboe - agung) khẳng định vị trí không thể thiếu của loại nhạc cụ bằng đồng trong đời sống tín ngưỡng ở đảo Mindanao, nơi ít chịu ảnh hưởng của đạo Hồi và văn hóa thành thị. Các dụng cụ bằng đồng và ý nghĩa quan trọng của chúng trong âm nhạc thế giới của GS. Tokumaru Yosihiko (Đại học Không gian, Nhật Bản) cho biết nhạc cụ chế tạo từ đồng thiếc và đồng thau gồm chuông, cồng syôko (loại lớn và nhỏ) có vị trí cực kỳ quan trọng trong các đền, chùa và dàn nhạc cung đình gagaku ở Nhật Bản. Các loại cồng - chiêng cũng có vị trí tương tự như ở Myanmar hay Philippin với các cách chơi gangsa (nhạc cụ) topayya và gangsa palook trong Kalinga. TS. Sam Ang Sam (Đại học Hoàng gia về Mỹ thuật, Cămpuchia) bàn đến những nhạc cụ làm bằng đồng thau, đồng đỏ, sắt và hỗn hợp của những vật liệu trên và giới thiệu nguồn gốc xuất xứ, sự phát triển và chức năng của chúng ở cả phạm vi tôn giáo lẫn thế tục. Những chiếc cồng chiêng hình bán nguyệt, chũm chọe, chũm chọe sử dụng bằng ngón tay là những nhạc cụ bằng đồng có hình thức, cách diễn tấu mang tính tương đồng khu vực cao. Ở Việt Nam, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ với văn hóa trống đồng và dàn cồng chiêng 12 chiếc biểu thị 12 tháng trong năm của người Mường (Hòa Bình) hay coong giàm, chuông khánh, trống đồng, chiêng, cồng Mường (Thanh Hóa) cùng với thanh la, trống bột, trống bạt, trống con, cặp nắp, mõ... là những nhạc cụ thiêng gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa tín ngưỡng của đồng bào (Tham luận Tỉnh Hòa Bình bảo tồn và phát huy trống đồng - cồng chiêng trong thời kỳ mới - Bạch Quốc Khánh, và Coong Giàm trong đời sống của đồng bào Thái tỉnh Thanh - Hoàng Minh Tường; Nhạc cụ gõ bằng đồng trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Mường Thanh Hóa - Ngô Hoài Chung) TS Đặng Văn Bài (Cục Di sản Văn hóa) nghiên cứu Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - biểu hiện cụ thể về sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công ước Bảo vệ sự đa dạng của các nội dung văn hóa và các biểu đạt nghệ thuật (UNESCO) và Luật di sản văn hóa (Việt Nam). Đối với không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, “yếu tố văn hóa quốc gia và sắc thái văn hóa địa phương cần được đặt ngang hàng và bình đẳng. Phải hiểu là một dân tộc dù nhỏ bé, dân số không đông, nền kinh tế còn chưa phát triển nhưng hoàn toàn có khả năng đóng góp xứng đáng vào kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho việc mở rộng đối thoại văn hóa trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế”. PGS.TS Nguyễn Thụy Loan trong tham luận Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt Nam đã nhận định cồng chiêng có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền ở Việt Nam bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng, được chỉ mặt gọi tên bằng 10 giá trị như sau: Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người, thậm chí cả đặc trưng văn hóa của những nhóm địa phương trong cùng một tộc người; Giá trị phản ánh đa chiều; Giá trị nghệ thuật; Giá trị sử dụng đa dạng; Giá trị vật chất; Giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; Giá trị tinh thần; Giá trị cố kết cộng đồng; Giá trị lịch sử. Cồng chiêng từ góc nhìn nhân học (dẫn liệu các tộc người ở Trường Sơn - Tây Nguyên) của Thạc Sĩ Nguyễn Hữu Thông cũng chỉ ra 5 giá trị: Chiêng - cồng là biểu hiện đa diện sức sống cộng đồng; Chiêng - cồng biểu hiện sức mạnh vật chất; Chiêng - cồng biểu hiện thanh thế của gia đình - dòng tộc; Tiếng chiêng - tiếng cồng là những khúc nhạc theo suốt vòng đời người và chu kỳ sản xuất của cộng đồng; Chiêng cồng gắn kết với hoạt động nghệ thuật. Tham luận thuộc cụm vấn đề thứ hai đi sâu tìm hiểu giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên dưới góc độ âm nhạc học. Cồng chiêng Tây Nguyên từ góc nhìn âm nhạc học (Đặng Hoành Loan); Cồng chiêng Tây Nguyên - thang âm và nghệ thuật diễn tấu (PGS. TS Vũ Nhật Thăng); Cồng chiêng Tây Nguyên một số đặc điểm nghệ thuật cơ bản (Bùi Trọng Hiền); Phát biểu của PGS.TS Nguyễn Phúc Linh; Phải chăng cồng chiêng Tây Nguyên là hậu duệ lịch sử của đàn đá (Hoàng Hương) đặt cồng chiêng Tây Nguyên trong bối cảnh văn hóa, văn hoá âm nhạc, âm nhạc học để cân - đong - đo - đếm, định tính, định lượng những nét khác biệt và tương đồng khi so sánh cồng chiêng Tây Nguyên với các nước trong khu vực Đông Nam á. Nghiên cứu tương quan cao độ các âm, phương pháp hòa tấu bồi âm, kích âm, nghệ thuật diễn tấu, các nhà khoa học đã “khẳng định sự phong phú, độc đáo và đa dạng từ toàn bộ đến từng phần của nghệ thuật cồng chiêng Tây Nguyên. Từ chủng loại, phương pháp kích âm, biên chế và thang âm cho đến hệ thống bài bản và nghệ thuật diễn tấu, chúng ta sẽ bắt gặp những gì của một dải nghệ thuật đa diện từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ đơn tuyến đến đa tuyến Trong đó sẽ thấy cả những lớp cắt lịch sử của tiến trình phát triển âm nhạc” (Bùi Trọng Hiền). Cụm vấn đề thứ ba gồm tham luận của các Sở VH-TT thuộc địa bàn Tây Nguyên. Tổng quan về văn hóa cồng chiêng và thực trạng văn hóa cồng chiêng trong đời sống các dân tộc bản địa Lâm Đồng (Sở VH-TT Lâm Đồng); Cồng chiêng trong đời sống của cư dân bản địa Gia Lai và các hoạt động nhằm bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở địa phương (Vũ Ngọc Bình - Sở VH-TT Gia Lai); Đôi nét về giá trị nghệ thuật cồng chiêng (A Đôi - Sở VH-TT Kon Tum); Văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa Đắc Lắc (Krông YTuyên - Sở VH-TT Đắc Lắc); Cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào Mnông tỉnh Đắc Nông xưa và nay (Tô Đình Tuấn - Sở VH-TT Đắk Nông). Những tham luận này đưa ra dẫn chứng và những con số thống kê đáng suy nghĩ về thực trạng cồng chiêng Tây Nguyên. Thực trạng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung đang đứng trước những nguy cơ và thách thức như: Đạo Tin Lành, Thiên Chúa giáo gia tăng nhanh chóng khiến phong tục tập quán đồng bào dân tộc bị biến đổi. Bên cạnh thủ đoạn dùng lợi ích vật chất mua chuộc lôi kéo bà con, lực lượng đội lốt tôn giáo tiến hành xúi giục người dân bỏ hết các lễ hội truyền thống, không được dùng cồng chiêng, không uống rượu cần và múa hát công cộng.v.v khiến một lượng lớn chiêng, cồng, ché quý bị mang bán hay đập vỡ, làm hỏng, gây ra nạn chảy máu cồng chiêng. Một nguyên nhân khác nữa là do cuộc sống khó khăn, trước đòi hỏi đổi mới tư liệu, công cụ sản xuất, nhiều gia đình đã chủ động bán đi một lượng lớn cồng chiêng để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Đối với họ những tình cảm dành cho lễ hội dân gian đã bị mai một nên việc bán đi những bộ cồng chiêng của cha ông để lo cho cuộc sống đời thường việc làm bình thường. Theo thống kê, 5 huyện phía nam tỉnh Đắc Lắc số lượng cồng chiêng từ 1000 bộ (năm 1993) đã giảm xuống còn 360 bộ (năm 2004). Lực lượng nghệ nhân mỏng đi nhanh chóng. Trước đây, trung bình mỗi buôn có từ 50 đến 70 người biết sử dụng thành thạo cồng chiêng, nay chỉ còn 7 đến 10 người (Đắc Lắc). Trước mắt, chưa có lực lượng kế cận nối tiếp vì lớp thanh niên lớn lên sau giải phóng không mặn mà với truyền thống sinh hoạt cồng chiêng tại buôn làng. Công tác kiểm tra, quản lý sinh hoạt văn hóa cồng chiêng chưa được đặt ra cụ thể, chưa có những văn bản mang tính pháp lý (cồng chiêng chưa có tên trong danh mục đồ cổ do Bộ VH-TT ban hành) nên việc quản lý và bảo vệ cồng chiêng chưa được quan tâm thỏa đáng. Việc phân chia thành ba cụm chủ đề chỉ có tính chất tương đối vì các bài viết thường đan xen nhiều thông tin. Do vậy, giải pháp đặt ra thường chưa mang tính tổng hợp và cặn kẽ bởi mỗi địa phương đều có những đặc thù riêng. Nhìn chung, trước mắt, việc cần làm đối với di sản vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay là: - Cần cụ thể hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng một cách toàn diện với sự chung tay góp sức của toàn xã hội, không chỉ riêng một ngành, cấp nào. - Tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu để hoàn thiện hơn hồ sơ trình Chính phủ nhằm xin công nhận là di sản văn hóa thế giới. Kế hoạch hành động 5 năm tới (2005-2009) do Viện Văn hóa - Thông tin đề ra với sự phối hợp của 5 tỉnh Tây Nguyên, Cục Di sản văn hóa, Viện Âm nhạc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Viện Nghiên cứu văn hóa (Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Trường đại học Tây Nguyên, Trường Văn hóa nghệ thuật Gia Lai, Trường Văn hóa nghệ thuật Đắc Lắc, Câu lạc bộ Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và nhân dân, nghệ nhân các tỉnh trong vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, đã đặt ra những mục tiêu trước mắt và lâu dài cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng. Hy vọng Kế hoạch hành động sẽ đem lại kết quả như mong đợi: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của các di sản văn hóa phi vật thể gắn với cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Cồng chiêng và các sinh hoạt văn hóa gắn bó với cồng chiêng thực sự trở thành hành trang tinh thần của con người và trở thành động lực thức đẩy sự phát triển xã hội./. Trở về  Tây Nguyên - "cái nôi" của cồng chiêng Đông-Nam Á Trước những ý kiến băn khoăn về "căn nguyên", "cội rễ" của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, nhạc sĩ Tô Vũ - một trong những chuyên gia ở Việt Nam có thâm niên cao nhất về lĩnh vực này -  đã cho rằng, căn cứ vào nhiều yếu tố, có thể khẳng định rằng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á. Nghiên cứu cồng chiêng từ năm 1978, nhạc sĩ Tô vũ đã phát hiện ra nhiều điều thú vị. Về cội nguồn, cồng chiêng là "hậu duệ" của đàn đá - trước khi có văn hóa đồng, người xưa đã tìm đến loại khí cụ đá theo "quy trình tiến hóa" cồng đá, chiêng đá, chiêng... tre, rồi mới tới cồng đồng, chiêng đồng... Cồng chiêng Tây Nguyên là cái nôi của cồng chiêng Đông-Nam Á, bởi những yếu tố sau: Về vết tích hiện vật, những nét chạm khắc biểu hiện người đánh cồng chiêng (dáng đánh rất giống người Tây Nguyên) có trên trống đồng Đông Sơn vốn có lịch sử Một "vua chiêng" ở Kông Chro, Gia Lai, vẫn lưu giữ những bộ chiêng quý do tổ tiên truyền lại. hơn 4.000 năm. Về lối đánh, "rất nguyên thủy", người Tây Nguyên vẫn "mỗi người một cái", chưa kết thành dàn do một nghệ sĩ biểu diễn như các dân tộc ở Thái-lan, Malaysia, Lào, Campuchia (theo nguyên lý phát triển từ đơn giản đến phức tạp; càng đơn giản càng gần ý nghĩa là "vật tổ"); hình dáng cồng chiêng cũng thế, chưa phát triển theo dạng trống (tức chiêng có đế, vuông hoặc tròn). Về mục đích, cồng chiêng Tây Nguyên vẫn mang ý nghĩa từ thuở sơ khai của nó: Dùng để mừng lúa mới, xuống đồng; biểu hiện của tín ngưỡng - là phương tiện giao tiếp với siêu nhiên... qua các lễ thổi tai, bỏ mả v.v..., nghĩa là vẫn thuần chức năng phục vụ đời sống con người. Trong khi ở các vùng Đông -Nam Á khác, cồng chiêng đã "tiến hóa" đến mức thành phương tiện biểu diễn cung đình, mang chức năng giải trí. Xét về lịch sử tiến hóa, mỗi sự biến chuyển tính năng nhạc khí (ở thời bấy giờ) diễn ra trong hàng mấy trăm năm. Và có thể khẳng định, căn cứ trên vết tích trống đồng (mà những gì quý giá mới được khắc lên đó), cồng chiêng Tây Nguyên đã có ít nhất 2.000 năm. Trở lại vấn đề lịch sử. Năm 43 sau Công nguyên, khi cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, tướng Mã Viện của Nam Hán đã cho tịch thu tất cả đồ đồng (bấy giờ chỉ có cồng chiêng, được coi là vật thiêng của người Việt) đem đúc trụ chôn ở vùng biên giới, nhằm tiêu diệt ý chí của người Việt. Đây là cơ sở giải thích việc thất tán mạnh mẽ loại nhạc khí này trong quá khứ đời sống tinh thần người Việt, song cũng có thể hiểu rằng tổ tiên người Việt đã đem cất giấu ở vùng núi (bắt đầu sự "giao thoa" văn hóa cồng chiêng với các tộc người khác). Đồng thời, dựa vào tài liệu khảo cổ về nguồn gốc tộc người và ngữ hệ ở Việt Nam, vốn từ họ Nam Á và Nam Đảo (thậm chí gần đây còn có luận điểm gây bất ngờ rằng trống đồng Việt có nguồn gốc từ Trường Sơn), có thể khẳng định rằng cộng đồng Việt, Tày, các tộc người Tây Nguyên đã từng ở với nhau rất lâu đời, vì vậy sự "giao thoa" văn hóa cồng chiêng là hiển nhiên. Suốt lịch sử văn hóa của mình, người Tây Nguyên không chế tác mà mua cồng chiêng từ người Kinh vùng Quảng Nam, rồi về "nắn" lại thanh âm theo cách của mình - đó là những hoạt động "giao thương" theo lối hàng đổi hàng có từ hàng nghìn năm nay. Ngay cả "chiêng Lào" mà người Tây Nguyên sở hữu cũng không phải được chế tác từ Lào mà chỉ là hàng hóa trao đổi, mua bán từ nơi khác về Tây Nguyên. Từ đó dẫn đến quan điểm nhất quán rằng cồng chiêng Tây Nguyên cũng chính là cồng chiêng Việt.

File đính kèm:

  • docgia_tri_van_hoa_cua_cac_nhac_cu_go_bang_dong.doc
Giáo án liên quan