Giải bài tập nhanh về Sắt

Sắt và các hợp chất của sắt là một trong những nội dung quan trọng của chương trình hóa học phổ thông. Các bài toán thường đề cặp đến một số nội dung sau:

a/ Tính khử của Fe

b/ Phản ứng khử các oxit sắt bằng chất khử CO, H2, Al

c/ Phản ứng hào tan các oxit sắt bằng dung dịch axit không có tính oxi hóa mạnh

d/ Phản ứng hào tan các hợp chất sắt II bằng H2SO4 đặc nóng hoặc HNO3

Với các nội dung này GV có thể hướng dẫn HS rút ra một số nhận xét sau đây:

- Trong phản ứng khử oxit sắt bằng CO, H2 thì số mol nguyên tử O trong oxit bị khử = số mol CO(hay H2) phản ứng = số mol CO2 (hay H2O) tạo thành và m rắn sau = m rắn trước – nCO( hoặc CO2) x 16 hay m rắn sau = m rắn trước – nH2(hay H2O) x 16

- Khi hòa tan các oxit sắt bằng dung dịch axit không có tính oxi hóa mạnh luôn có số mol H+ phản ứng = 2 số mol nguyên tử oxi trong oxit

- Khi pư với các chất oxi hóa mạnh, 1 mol hợp chất sắt II( không chứa thành phần có tính khử khác) luôn nhường đi 1 mol electron

- Từ một lượng chất xuất phát ban đầu, qua các phản ứng nối tiếp để thực hiện sự chuyển hóa giữa sắt đơn chất, hợp chất sắt II hợp chất sắt II có thể tóm tắt theo sơ đồ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải bài tập nhanh về Sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sắt và các hợp chất của sắt là một trong những nội dung quan trọng của chương trình hóa học phổ thông. Các bài toán thường đề cặp đến một số nội dung sau: a/ Tính khử của Fe b/ Phản ứng khử các oxit sắt bằng chất khử CO, H2, Al c/ Phản ứng hào tan các oxit sắt bằng dung dịch axit không có tính oxi hóa mạnh d/ Phản ứng hào tan các hợp chất sắt II bằng H2SO4 đặc nóng hoặc HNO3 Với các nội dung này GV có thể hướng dẫn HS rút ra một số nhận xét sau đây: Trong phản ứng khử oxit sắt bằng CO, H2 thì số mol nguyên tử O trong oxit bị khử = số mol CO(hay H2) phản ứng = số mol CO2 (hay H2O) tạo thành và m rắn sau = m rắn trước – nCO( hoặc CO2) x 16 hay m rắn sau = m rắn trước – nH2(hay H2O) x 16 Khi hòa tan các oxit sắt bằng dung dịch axit không có tính oxi hóa mạnh luôn có số mol H+ phản ứng = 2 số mol nguyên tử oxi trong oxit Khi pư với các chất oxi hóa mạnh, 1 mol hợp chất sắt II( không chứa thành phần có tính khử khác) luôn nhường đi 1 mol electron Từ một lượng chất xuất phát ban đầu, qua các phản ứng nối tiếp để thực hiện sự chuyển hóa giữa sắt đơn chất, hợp chất sắt II hợp chất sắt II có thể tóm tắt theo sơ đồ: * Bảo toàn electron ta luôn có a = b + c. * Khối lượng sắt được bảo toàn trong các thí nghiệm Bài 1: Khử hoàn toàn 12g hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 thu được 10,08 gam Fe a/ Tính thể tích dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 2M cần để hòa tan hết 12g hỗn hợp A b/ Tính thể tích SO2( đktc) thu được khi hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư ? c/ Tính thể tích dung dịch HNO3 2M cần lấy để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A cho sản phẩm khử duy nhất là khí NO Bài 2: Oxi hóa hoàn toàn 2,184g bột Fe thu được 3,048g hỗn hợp 2 oxit (hỗn hợp A). Chia A thành 3 phần bằng nhau a/ Để khử hoàn toàn phần 1 cần bao nhiêu lit H2( đktc)? b/ Hòa tan hoàn toàn phần 2 bằng dung dịch HNO3 dư. Tính thể tích( đktc) khí NO duy nhất thoát ra? c/ Phần thứ 3 đem trộn với 5,4 g nhôm rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm( H = 100%). Hòa tan chất rắn thu được sau phản ứng bằng dung dịch HCl dư. Tính thể tích H2 thoát ra( đktc) ÁP DỤNG Câu 1: 2,8g Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được V lit hỗn hợp NO và NO2 theo tỉ lệ mol 1:2. Tính V( đktc) A*. 2,016lit B. 1,008lit C. 1,12lit D. 2,24lit Câu 2: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng khí CO. Lượng CO2 sinh ra sau phản ứng hấp thụ vào nước vôi trong dư thu được 20g kết tủa. Thể tích dung dịch B chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M cần để hòa tan hết m gam hỗn hợp A là: A. 300ml B. 250ml C*. 200ml D. Không xác định Câu 3: Cho 0,03 mol FexOy tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 0,224 lit khí X( sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Xác định X? A*. NO B. N2O C. N2 D. NO2 Câu 4: Hỗn hợp A gồm Fe3O4, FeO, Fe2O3, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Thể tích dung dịch HCl 1M để hòa tan hỗn hợp A là: A. 4lit B*. 8lit C. 6lit D. 9lit Câu 5: Tính khối lượng Fe cần hòa tan vào dung dịch H2SO4 loãng, dư để thu được dung dịch phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch chứa KMnO4 0,2M và K2Cr2O7 0,1M A*. 8,96g B. 9,86g C. 9,68g D. 6,98g Câu 6: Hòa tan hỗn hợp X gồm 0,01mol Fe3O4, 0,015mol Fe2O3, 0,03 mol FeO và 0,03 mol Fe bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 loãng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z. Tính khối lượng Z? A. 8g B*. 9,6g C. 16g D. 17,6g Câu 7: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được khí A. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M tối thiểu để hấp thụ hết lượng khí A thu được ở trên? A. 25,8ml B. 14ml C*. 28,5ml D. 57ml Câu 8: Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS và S( trong đó số mol FeS bằng số mol S) vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Tính thể tích SO2( đktc) thu được? A. 0,784lit B. 0,896lit C*. 3,36lit D. Kết quả khác

File đính kèm:

  • docgiai_bai_tap_nhanh_ve_sat.doc