I. MỞ ĐẦU :
Môn hoá học trong những năm gần đây thường là một trong những môn thi tốt nghiệp, và là một trong 3 môn thi đại học khối A, B. Hơn nữa với phương pháp thi trắc nghiệm khách quan hiện nay thì việc tổ chức ôn tập có hiệu quả cho học sinh là điều rất cần thiết. Nhằm giúp học sinh hệ thống lại kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kì thi. Sau đây là một số ý kiến của bản thân tôi về phương pháp ôn tập phần tính chất hoá học các hợp chất hữu cơ ( chương trình học kỳ I lớp 12 )
II. THỰC TRẠNG :
1. Thuận lợi :
Bản thân được tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn, lớp tập huấn các chương trình thay sách, các buổi hội nghị, tổng kết, dánh giá rút kinh nghiệm do cấp trên tổ chức
Ban giám hiệu quan tâm, phân công thời khoá biểu giờ phụ đạo để rèn luyện kĩ năng cho học sinh
Học sinh ngoan, biết vâng lời giáo viên
2. Khó khăn:
Một giáo viên dạy một khối nên ít có điều kiện trao đổi rút kinh nghiệm
Học sinh yếu, khả năng tiếp thu chậm, nhớ bài không tốt, khả năng vận dụng còn nhiều hạn chế
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hữu ích củng cố kiến thức cho học sinh 12 - Phần: Tính chất hoá học của các chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP HỮU ÍCH
CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHO HỌC SINH 12
PHẦN TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA CÁC CHẤT
I. MỞ ĐẦU :
Môn hoá học trong những năm gần đây thường là một trong những môn thi tốt nghiệp, và là một trong 3 môn thi đại học khối A, B. Hơn nữa với phương pháp thi trắc nghiệm khách quan hiện nay thì việc tổ chức ôn tập có hiệu quả cho học sinh là điều rất cần thiết. Nhằm giúp học sinh hệ thống lại kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kì thi. Sau đây là một số ý kiến của bản thân tôi về phương pháp ôn tập phần tính chất hoá học các hợp chất hữu cơ ( chương trình học kỳ I lớp 12 )
II. THỰC TRẠNG :
1. Thuận lợi :
Bản thân được tham gia lớp bồi dưỡng chuyên môn, lớp tập huấn các chương trình thay sách, các buổi hội nghị, tổng kết, dánh giá rút kinh nghiệm do cấp trên tổ chức
Ban giám hiệu quan tâm, phân công thời khoá biểu giờ phụ đạo để rèn luyện kĩ năng cho học sinh
Học sinh ngoan, biết vâng lời giáo viên
2. Khó khăn:
Một giáo viên dạy một khối nên ít có điều kiện trao đổi rút kinh nghiệm
Học sinh yếu, khả năng tiếp thu chậm, nhớ bài không tốt, khả năng vận dụng còn nhiều hạn chế
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết học môn hoá học chúng ta cần nắm vững các kiến thức bắt đầu là hoá trị các nguyên tố à công thức hoá học à viết phương trình hoá học. Phần nội dung này học sinh đã được rèn luyện rất nhiều trong những cấp học trước. Ơû khối học 12 này học sinh phải nắm vững những kiến thức của chương trình học để chuẩn bị tốt cho kì thi tốt nghiệp và kì thi đại học sắp tới.
Trong quá trình giảng dạy các bài mới tôi cố gắng dạy thật chậm và nhắc nhiều lần phần kiến thức trọng tâm. Tôi đặc biệt chú ý các nội dung liên quan đến các dạng đề thi. Và cho học sinh gạch dưới những ý quan trọng.
Sau mỗi bài học tôi phải tổ chức ôn tập ngay cho học sinh, nhằm giúp học sinh nắm bắt kịp chương trình. Quá trình ôn tập cho học sinh tôi chia thành các dạng bài tập sau:
Dạng 1: Chọn các chất tác dụng với nhau:
Sau khi dạy phần tính chất hoá học các chất ở mỗi bài tôi thường cho học sinh làm dạng bài tập củng cố là cho các chất lần lượt tác dụng với nhau và viết PTHH minh hoạ. Với dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải nắm vững những phản ứng thể hiện tính chất hoá học của các chất đã học
Vd: Khi dạy bài xong phenol tôi cho các em bài tập sau:
Bài tập tự luận : Cho các chất sau: Na ; Na2CO3 ; Cu ; KOH ; dung dịch Br2; nước Br2 ; HNO3 đặc ; HCl ; Chất nào lần lượt tác dụng với phenol
Đáp án: Các chất tác dụng với phenol là: Na ; KOH ; nước Br2 ; HNO3 đặc. Và học sinh viết các PTHH
Bài tập trắc nghiệm:
Bài 1: dãy các chất đều tác dụng với phenol là:
a. Na ; Na2CO3 ; HNO3 đặc b. KOH ; Na ; nước Br2
c. dung dịch Br2 ; K ; NaOH d. NaCl ; K ; KOH
Bài 2: Cho các chất sau: NaCl ; K ; ddBr2 ; Cu ; KOH ; Zn(OH)2 có bao nhiêu chất lần lượt tác dụng với phenol
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5
Dạng 2. Bài tập thực hiện chuỗi phản ứng
Dạng bài tập này nhằm giúp các em rèn kỹ năng viết PTHH. Yêu cầu học sinh phải hiểu và thuộc tấc cả các phản ứng hoá học trong chương trình
Vd: Sau khi học bài phenol tôi cho học sinh làm bài tập sau:
Bài tập tự luận : Thực hiện chuỗi phản ứng sau:
CaC2 à C2H2 à C6H6 à C6H5Brà C6H5ONa à C6H5OH à C6H5OK
Dựa vào bài học TCHH và điều chế phenol học sinh viết các PTHH
Bài tập trắc nghiệm :
Phản ứng sau đây dùng để tái tạo phenol:
a. C6H5OH + 3Br2 à C6H2OHBr3 + 3HBr
b. C6H5OH + NaOH à C6H5ONa + H2O
c. C6H5ONa + CO2 + H2O à C6H5OH + NaHCO3
d. C6H5Br + NaOH à C6H5ONa + HBr
Dạng 3: Bài tập điều chế các chất:
Dạng bài tập này là dạng bài tập nâng cao của bài tập thực hiện chuổi phản ứng. Để làm được bài tập này yêu cầu học sinh phải hiểu tính chất hoá học và biết các phương pháp điều chế các chất. Học sinh phải làm nhuần nhuyễn dạng bài tập chuổi phản ứng để thiết lập được chuổi phản ứng theo yêu cầu của đề bài rồi mới thực hiện việc viết PTHH
Vd: sau khi dạy bài phenol tôi cho học sinh làm bài tập sau:
Bài tập tự luận : từ caxicacbua, viết các PTHH điều chế 2,4,6 trinitrophenol
Để làm được bài tập này học sinh phải thuộc phần TCHH của phenol và phương pháp điều chế phenol để lập được chuổi phản ứng sau:
CaC2 à C2H2 à C6H6 à C6H5Brà C6H5ONa à C6H5OH à 2,4,6, trinitrophenol
Sau đó học sinh viết các PTHH xảy ra
Bài tập trắc nghiệm: Chất nào sau đây trực tiếp tạo thành C6H5OH:
a. C6H6 b. C6H5ONa c. C2H2 d. CaC2
Sau làm nhuần nhuyễn 3 dạng bài tập trên sau mỗi bài học thì tôi tin chắc rằng học sinh đã rất vững về nội dung tính chất hoá học của các chất trong chương trình học.
IV. KẾT LUẬN:
Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi đã áp dụng các phương pháp giảng dạy như trên với đối tượng học sinh của trường chúng ta. Tôi đã được kết quả khả quan hơn so với chất lượng đầu năm học. Đồng thời cũng đã khuyến khích được tinh thần học tập của học sinh. Một số học sinh ban đầu rất sợ học môn hoá học, sau khi nắm vững kiến thức thì các cảm thấy thích học môn hoá học hơn. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn có giới hạn nhất định. Tôi sẽ cố gắng thực hiện tốt hơn cho các thế hệ sau, để ngày càng cải thiện được chất lượng giảng dạy bộ môn của mình
Bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, của tổ chuyên môn ngành để kinh nghiệm của tôi thiết thực, bổ ích và có thể được áp dụng rộng rãi hơn.
Tôi chân thành cảm ơn
Dran, ngày 9 tháng 12 năm 2007
Người viết
VÕ THỊ NGỌC BÍCH
File đính kèm:
- giai_phap_huu_ich_cung_co_kien_thuc_cho_hoc_sinh_12_phan_tin.doc