Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng
Ngày nay học sinh bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và những quan hệ ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho họ xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người. Kỹ năng xã hội của học sinh ngày càng hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỷ, không quan tâm đến nhu cầu của người khác, không có khả năng liên kết suy nghĩ của người khác vào quỹ đạo suy nghĩ của mình. Nói ngắn gọn, họ có nguy cơ trở thành gánh nặng cho xã hội và cộng đồng.
Điều mà học sinh cần phải biết là kinh nghiệm sống trong cộng đồng, chứ không phải chỉ trong bốn bức tường của trường học. Họ phải sống với 24 giờ trong thế giới hỗn độn và cộng đồng phức tạp.
Học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 9 - lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý, các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội khi trong mắt bố mẹ và thầy cô “các em vẫn còn là trẻ con” đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết.
23 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả rèn “kỹ năng sống” cho học sinh lớp chủ nhiệm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TÊN NỘI DUNG ĐỔI MỚI
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN “KỸ NĂNG SỐNG”
CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM
II. MÔ TẢ Ý TƯỞNG
1. Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng
Ngày nay học sinh bị cuốn hút theo các trò chơi điện tử và những quan hệ ảo trên hệ thống Internet. Đây là những trò chơi làm cho họ xa lánh với môi trường sống thực tế và thiếu sự tương tác giữa con người với con người. Kỹ năng xã hội của học sinh ngày càng hạn chế. Điều này dẫn đến tình trạng học sinh trở nên ích kỷ, không quan tâm đến nhu cầu của người khác, không có khả năng liên kết suy nghĩ của người khác vào quỹ đạo suy nghĩ của mình. Nói ngắn gọn, họ có nguy cơ trở thành gánh nặng cho xã hội và cộng đồng.
Điều mà học sinh cần phải biết là kinh nghiệm sống trong cộng đồng, chứ không phải chỉ trong bốn bức tường của trường học. Họ phải sống với 24 giờ trong thế giới hỗn độn và cộng đồng phức tạp.
Học sinh THCS, đặc biệt là học sinh lớp 9 - lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý, các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội khi trong mắt bố mẹ và thầy cô “các em vẫn còn là trẻ con” đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết.
Năm học 2011 – 2012 tôi rất vinh dự được ban giám hiệu tin tưởng giao cho chủ nhiệm lớp 9A1 – một lớp mũi nhọn của trường. Những ngày đầu tiên nhận lớp tôi đã cảm thấy các em rất thông minh, năng động nhưng trong sâu thẳm tâm hồn dường như vẫn thiếu một điều gì đó! Một lần có người khách lạ đến thăm trường, họ hỏi : “Các cháu học lớp nào ?” , khi đó em Sang lớp trưởng và em Hồng Sơn lớp phó học tập nhanh nhảu trả lời: “ 9A1 ạ” . Câu trả lời các em cho là đã trọn vẹn ấy lại khiến một giáo viên chủ nhiệm là tôi cảm thấy ngại ngùng. Để ý một chút tôi phát hiện ra phần lớn các em không làm tốt từ việc quét lớp, từ việc tiết kiệm nước hay tiết kiệm điện ... Trong lớp có bạn nghỉ học hầu hết các em không cần biết lý do. Ông ngoại bạn mất cũng không ai bảo nhau đi viếng chia buồn ... Khi hỏi các em những tình huống thường gặp trong cuộc sống, ( Ví dụ: Các em mang một bó hoa đến tặng thầy giáo nhân ngày 20- 11; lại gặp thầy giáo cũ ở đó em xử lý tình huống này như thế nào ?) gần như cả lớp lúng túng không nói ra được suy nghĩ của mình.
Từ thực tế đó cho thấy, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên thiết yếu nhằm góp phần đào tạo “ con người mới ” với đầy đủ các mặt “ đức, trí, thể, mỹ ”, “ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín ”. Nhưng việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phải phù hợp với lứa tuổi, cấp học, văn hóa của từng vùng sao cho học sinh cảm thấy gần gũi với cuộc sống của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, chứ không chỉ trên sách vở hay những lời nói suông.
2. Ý tư ởng
Là một giáo viên chủ nhiệm – người chủ của một lớp và chỉ đạo mọi hoạt động trong lớp học của mình, nhưng cũng đồng thời là người chịu bất kỳ những hậu quả mà học sinh trong lớp mình mang lại. Theo công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Lào Cai về vấn đề đưa kỹ năng sống vào chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông, tôi nhận thấy tầm quan trọng rất lớn của việc nên giáo dục cho các em về kĩ năng sống thông qua những giờ sinh hoạt 15 phút, sinh hoạt ngoại khóa v. v ... Đó là lí do thôi thúc tôi chọn lựa nội dung “ Giải pháp nâng cao hiệu quả rèn “Kỹ năng sống” cho học sinh lớp chủ nhiệm ”.
III – NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày ( Tổ chức UNESCO). Kỹ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống. Trong giáo dục, kỹ năng sống là một tồn tại những khả năng được rèn luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa (WHO).
Cũng theo WHO, kỹ năng sống được chia thành hai loại: kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân lĩnh hội và tư duy, với mười yếu tố như: tự nhận thức, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó với các tình huống căng thẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và phê phán, cách giải quyết, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết.
Rèn kỹ năng sống cho học sinh không ngoài mục đích đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện; phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của UNESCO: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống. Giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống đầy những biến động khôn lường (những tác động của tự nhiên và xã hội hiện đại). Thúc đẩy những hoạt động mang tính xã hội, phát huy các nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực, xây dựng môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực. Góp phần tích cực cho việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.
Phát triển lòng tự trọng và tôn trọng đối với người khác, chấp nhận đặc tính riêng của mỗi cá thể (cuộc sống là chấp nhận à để sống và để làm việc: biết nhận và biết cho). Học sinh rèn cách cư xử phù hợp, có hiệu quả. Phân tích được những ảnh hưởng của gia đình, xã hội, kinh tế và chính trị lên cách cư xử của con người với con người. Phát triển lòng thông cảm, nhân ái giữa con người với con người. Rèn luyện cách tự kiềm chế bản thân và năng lực ứng phó với trạng thái căng thẳng (Stress).
Những kỹ năng sống cần được giáo dục và rèn luyện cho HS:
- Kĩ năng tự nhận thức ( ta là ai là điều cực kì quan trọng).
- Kĩ năng giải quyết các tình huống đặc biệt khó khăn trong cuộc sống.
- Kĩ năng giao tiếp và thương thuyết ( bao hàm tính tự kiềm chế).
- Kĩ năng lựa chọn và quyết định ( bao hàm phê phán và bác bỏ).
- Kĩ năng hợp tác và tìm kiếm sự giúp đỡ ( bao hàm yếu tố thân thiện, làm việc theo nhóm).
Khả năng hợp tác của con người Việt Nam còn yếu. Câu nói của 1 người Mỹ: “ Bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta trao đổi với nhau mỗi người cũng chỉ có một quả táo. Nhưng bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng, chúng ta trao đổi với nhau cả hai đều có hai ý tưởng”
- Kĩ năng tưởng như rất đơn giản nhưng thật sự cần thiết như:
+ Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; không chỉ cho việc học ngoại ngữ mà cho mọi môn học, cho cuộc sống sau này;
+ Kĩ năng biết nấu cơm nhanh ít tốn nhiên liệu;
+ Kĩ năng cắm trại;
+ Kĩ năng làm vườn và chăm sóc cây cảnh ...
+ Kĩ năng cấp cứu khi có người gặp tai nạn hoặc bệnh tật hiểm nghèo ...
2. Các hình thức giáo dục kỹ năng sống và rèn luyện cho học sinh:
a) Gắn với các hoạt động học tập
- Những người yêu thích văn học
- Những nhà vật lí, toán học trẻ
- Sinh học và môi trường.
b) Gắn với các hoạt động giáo dục thể chất
- Thể thao vua.
- Điền kinh.
- Đẩy gậy.
- Trò chơi dân gian.
c) Gắn với các hoat động giáo dục thẩm mĩ
- Âm nhạc, trong đó có dân ca,
- Vẽ,
- Earobic,
- Kịch ...
d) Gắn với các hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
e) Gắn với các hoạt động xã hội, cộng đồng ( ủng hộ, quyên góp, ...
IV. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
Xã hội phát triển kéo theo nhiều hệ lụy như sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hội nhập của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng Gia đình, cha mẹ phải bươn trải trong cuộc mưu sinh, bỏ quên con cái, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý, nhiều phụ huynh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường, “trăm sự nhờ thầy, nhờ cô” , họ chỉ chú trọng việc con mình có học giỏi hay không . Họ có thể bỏ tiền ra để mua máy vi tính, để tìm thầy dạy giỏi cho con học thêm vào mọi khoảng thời gian trống mà quên đi điều quan trọng là dạy cho các em “Học làm Người”, quên đi việc tạo cho các em có một sân chơi với các trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập cộng đồng. Ngoài việc học văn hóa, thời gian còn lại một số em lao vào các trò chơi vô bổ trên mạng Internet, trên điện thoại di động, số còn lại thì không quan tâm đến mọi việc xảy ra xung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn sàng thanh toán nhau chỉ vì một ánh nhìn cho là không thiện cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mặc không đúng mode, tệ hại hơn các em còn hành hung thầy cô giáo ngay trên bục giảng Tất cả những hành động ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục.
Công văn chỉ đạo của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Lào Cai về vấn đề đưa kỹ năng sống vào chương trình giáo dục trong nhà trường phổ thông là tiền đề giúp tôi thực hiện ý tưởng rèn “Kỹ năng sống” cho học sinh lớp chủ nhiệm ”.
CHƯƠNG I – THỰC TRẠNG
Lớp 9A1 với tổng số 31 học sinh, gia đình các em phần lớn ở khu trung tâm xã Gia Phú – một xã có số dân đông nhất tỉnh Lào Cai, nhiều thành phần kinh tế, các em không nhút nhát, không thiếu tự tin trong học tập
( - Trong ăn mặc các em biết cách chọn trang phục hợp thời trang.
- Trong giao tiếp biết cách làm quen, kết bạn.
- Trong quan hệ biết cách tặng quà, ga - lăng với bạn khác giới.
- Trong học tập biết cách lấy tài liệu, thông tin để phục vụ cho việc học.
- Trong cuộc sống đời thường các em biết đi xe máy, biết sử dụng điện thoại, biết sử dụng máy tính, lên mạng và sử dụng các tiện nghi hiện đại.
- Trong tư duy biết cách nhận xét, đánh giá người khác qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ )
Tuy nhiên nhìn ở góc nhìn khác cách giao tiếp trong cuộc sống, cách đối nhân xử thế vẫn còn hạn chế, cần được chỉ bảo nhiều
( - Ứng xử chưa văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng.
- Thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ, người lớn tuổi.
- Chưa có ý thức về bảo vệ môi trường.
- Gây phiền hà cho người khác khi sử dụng xe máy, điện thoại di động )
Vâng, phải chăng các em có kĩ năng sống nhưng lại thiếu sự nhận thức về rèn kỹ năng sống ?
Được sự cho phép của UBND huyện, PGD - ĐT Bảo Thắng, trường THCS số 1 Gia Phú tổ chức cho học sinh học hai buổi/ ngày/ tuần, buổi chiều học tăng tiết môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Sinh, Tiếng Anh dạy nâng cao cho các lớp khá giỏi, dạy ôn tập củng cố kiến thức cho các lớp trung bình - yếu. Nên học sinh có điều kiện học tập, vui chơi sinh hoạt tập thể, tránh được tình trạng học sinh đến trường một buổi còn một buổi rong chơi lêu lổng vào quán điện tử. Mô hình tổ chức này được toàn thể phụ huynh hoan nghênh, ủng hộ.
Năm học 2010 - 2011 trường được công nhận danh hiệu trường chuẩn Quốc gia. Học sinh ngoan, lễ phép, chăm học, tích cực tham gia các phong trào thi đua, phụ huynh rất quan tâm, họ luôn mong muốn con mình được phát triển toàn diện cả thể xác lẫn tâm hồn. Vì thế tôi có động lực để rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm.
Là một giáo viên chủ nhiệm mới nhận lớp khi các em bước vào năm cuối cấp ( 3 năm trước là 1 giáo viên khác chủ nhiệm), bản thân tôi cũng chưa từng dạy các em những năm học trước, khó khăn đầu tiên là được các em đón nhận, cần có thời gian để cô trò hiểu nhau, ...
Khó khăn nữa là tôi và các đồng nghiệp của tôi chưa được tập huấn về kỹ năng sống. Hiện nay Bộ Giáo Dục – Đào Tạo chưa ban hành ra một tài liệu cũng như chương trình để giáo viên căn cứ vào đó giảng dạy. Mỗi trường, mỗi giáo viên dạy theo một cách, chưa có sự đồng bộ còn mang tính chất lồng ghép. Cách dạy này còn nặng thuyết giảng kết hợp hỏi đáp chưa đi vào thực tế cuộc sống.
Trước thực trạng trên, để những học sinh trong tay mình trở thành những con người vừa hồng vừa chuyên, tôi tự nhủ phải rèn học sinh ở mọi nơi mọi lúc, nhằm giúp học sinh có nhiều kiến thức về cách cư xử đúng phù hợp.
Mục đích cuối cùng của tôi cũng chỉ là làm sao các em hãy trong trắng, hồn nhiên đúng với tuổi của mình, chú tâm vào việc học, trau dồi kỹ năng học tập hiệu quả và sống chân thật giản dị trong cuộc sống hiện đại. Mỗi học sinh phải là một con người có nhân cách đàng hoàng, được tôn trọng, được thể hiện cá tính sáng tạo của mình một cách hồn nhiên, vô tư nhất
CHƯƠNG II – BIỆN PHÁP
Trước hết giáo viên phải nhận thức được rằng rèn kỹ năng sống cho học sinh là thực sự thiết thực, có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của thời đại hiện nay. Và chúng tôi cũng xác định rằng việc rèn kỹ năng sống cho học sinh đòi hỏi sự đều tay của toàn thể các thầy cô giáo nhưng trong đó giáo viên chủ nhiệm là người có trách nhiệm to lớn nhất. Phải khẳng định rằng nhà trường không có trách nhiệm phải bồi dưỡng, trang bị những kỹ năng sống cho các giáo viên để dạy họ phải biết ứng xử với học sinh. Nhưng bản thân các thầy cô, các ban ngành đoàn thể và các bậc phụ huynh phải có trách nhiệm trang bị cho nhau những kiến thức loại này.
Xã hội phát triển, con người phải tiếp xúc với nền khoa học kỹ thuật hiện đại. Đòi hỏi họ phải năng động, sáng tạo, tư duy nhanh, thích ứng tốt mọi hoàn cảnh, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao. Đây là một điều đáng phấn khởi. Nhưng thực tế đáng lo ngại là lối sống thực dụng đã lan tràn khắp nơi len lỏi vào trong tư tưởng học sinh. Hiện nay, các em chỉ biết sống cho riêng mình, thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh. Nhiều học sinh có kiểu “sống qua khung cửa sổ”. Họ chỉ thích nhìn. Nhìn là điều an toàn!
Nhận thấy điều đó đã và đang tồn tại trong tập thể lớp mình, việc đầu tiên tôi làm là tổ chức một buổi nấu ăn tập thể tại nhà học sinh trên tinh thần tự nguyện. Khi ý tưởng đó được công bố, học sinh của tôi trở nên phấn chấn và cứ mong mỏi hồi hộp chờ cho đến ngày thực hiện. Các bạn nữ tự lên thực đơn, tính toán và thu tiền. Đức Cường – một lớp phó lao động đã “ Thưa cô, em không tham gia”. Tôi hỏi lý do thì nhận được câu trả lời “ Em không thích”. Tôi không ngạc nhiên vì tôi đã nhận thấy cách sống vì bản thân mình ở học sinh đó từ ngày đầu tiên tôi bước vào lớp. Sau đó là bạn Hằng, bạn cũng không đi được vì phải ở nhà giúp mẹ, vì hôm dó là chủ nhật, và vì nhà Hằng thực sự khó khăn ( mồ côi bố từ năm lớp 1). Cuối buổi học hôm ấy, tôi đã gặp riêng cả Cường và Hằng. Tôi hỏi thêm về gia đình Cường thì được biết bố mẹ em đi làm ăn trên Sa Pa, hiện em đang sống cùng bà nội và một em gái học lớp 6A1. Bà em là một người khó tính. Tôi nói với Cường hãy suy nghĩ lại, rằng tôi không thể bắt ép em tham gia nếu như em thực sự không muốn nhưng nếu không có em thì chắc chắn rằng tôi sẽ rất buồn. Tôi bảo Hằng cố gắng sắp xếp công việc và có thể đến muộn sau khi các bạn đã nấu xong. Còn phần đóng góp thì em vẫn được miễn theo nghị quyết của lớp từ đầu. Ngày hôm sau, khi tôi vừa bước vào lớp thì Hải Anh và Linh Chi đã vui vẻ khoe “ Cô ơi bạn Đức Cường đã nhận chủ nhật này bạn làm bếp trưởng”. Thế rồi ngày đó cũng đến, chúng tôi tập trung từ rất sớm ở nhà Thùy Linh – bố bạn làm Hội trưởng hội phụ huynh của lớp. Tại đó, các em được cùng nhau làm mọi việc cho buổi liên hoan. Con gái nhặt rau, mổ gà, làm nem, ... Con trai nướng thịt, tự bàn nhau cách nấu cơm bằng bếp củi nhanh chín nhất. Các em nói chuyện, các em hát, các em đố nhau những điều rất ngộ nghĩnh và đáng yêu. Gần đến bữa, chúng tôi thực sự xúc động khi mẹ Hằng đã đưa bạn đến tận nơi và gặp tôi để xin được góp cho em một nửa số tiền. Bất ngờ hơn nữa các em đã gọi điện thoại cho bạn Huấn – bạn vừa chuyển về Thái Nguyên trong dịp hè để kể rằng “ Lớp mình đang nấu ăn tại nhà Linh cùng cô giáo chủ nhiệm mới ” ... Đó là ý thức, là tinh thần đoàn kết thương yêu nhớ về nhau khi quây quần tụ hợp!
Các món ăn tự nấu tại nhà Thùy Linh ngày 11/9/2011
Các bạn sinh tháng 9 nhận quà sinh nhật trước khi vào bữa ăn tại nhà Linh
Qua buổi liên hoan đó, được tiếp cận và “ thay đổi” các em, tôi nhận thấy rằng học sinh có thái độ tích cực, mạnh dạn hơn, dám nói dám thể hiện mình hơn, có thêm tinh thần tự giác, biết sống vì người khác, biết chia sẻ, tự tin khi đứng trước tập thể. Đặc biệt các học sinh nữ được học thêm về cách nấu ăn, cách rửa bát sạch mà tốn ít dầu, cách tiết kiệm củi khi đun, cách tiết kiệm nước và cách sắp xếp dọn dẹp nhà cửa.
Là một lớp mũi nhọn nên học sinh của tôi thường được tham gia các cuộc thi chọn học sinh giỏi hơn so với các lớp khác, trước khi các em thi tôi đều tổ chức một bữa liên hoan ngọt nho nhỏ, có lần lồng ghép với nội dung sinh nhật tháng đó luôn.
Để rèn kỹ năng sống cho các em, tôi cũng đã đề ra kế hoạch tham quan thực tế. Một quý tổ chức cho học sinh tham quan thực tế ít nhất một lần. Mỗi đợt đi thực tế gắn liền với chủ điểm giáo dục. Trong quý bốn năm 2011 lớp tổ chức hai lần đi tham quan.
Lần một tôi tổ chức cho lớp đi tham quan khu di tích lịch sử Soi Giá - Soi Cờ tại thôn Soi Giá - Soi Cờ xã Gia Phú. Tại đây các em được tìm hiểu về bề dày truyền thống cách mạng của Bảo Thắng. Ngày 24/7/2007 khu căn cứ cách mạng Soi Giá - Soi Cờ được UBND tỉnh Lào Cai xếp hạng là di tích cấp tỉnh.
Gốc đa Soi Giá - Soi Cờ
Lần hai, lớp tổ chức đi tham quan trạm Ra đa 36 quân chủng phòng quân không quân đóng trên địa bàn thôn Hùng Thắng xã Gia Phú. Số lượng học sinh tham gia 100%. Mục đích tham quan thực tế gắn liền với nội dung rèn luyện. Qua lần đi thực tế, tôi giáo dục học sinh truyền thống anh bộ đội cụ Hồ, tinh thần đoàn kết chia sẻ những khó khăn trong sinh hoạt tập thể. Khi lên trạm Ra đa 36 tham quan nơi làm việc và học tập cách sinh hoạt của các chú bộ đội, các em đều có ý thức tập thể giữ gìn trật tự, lắng nghe và ghi chép truyền thống cách mạng, điều này rất bổ ích cho em Tiến, em Thành Công - những học sinh giỏi môn Lịch Sử của huyện Bảo Thắng. Các em được trực tiếp giao lưu với các chú canh giữ pháo đài, định vị sóng ra đa, nhìn những ánh mắt rạng ngời, những nụ cười tự hào phấn chấn của các em tôi nghĩ mình đã làm đúng!
Các chú bộ đội trong giờ tập luyện
Một thầy, cô muốn hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tâm, có tấm lòng vì tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải giỏi về tâm lý lứa tuổi, có nhiều biện pháp giáo dục tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm còn cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đối với những học sinh có biểu hiện lệch lạc về nhân cách, giáo viên chủ nhiệm chính là người thay mặt nhà trường cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” các em trở về với “cái thiện”, hay giúp các em học tập những gương sáng xung quanh mình.
Thảo luận nhiệm vụ của học sinh cuối cấp THCS
Những hoạt động học tập – vui chơi tích cực thân thiện của lớp 9A1 trường THCS số 1 Gia Phú
Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng về đạo đức, mẫu mực từ lời ăn tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với học trò như là một người bạn lớn, vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy; kiên trì trong giáo dục học sinh theo kiểu mưa dầm thấm lâu; giáo dục đạo đức phải trở thành thói quen của mình. Có người thì quan niệm rằng, sau cha mẹ, thầy cô là người gần gũi với HS hơn ai hết nên hiểu các em và nắm rõ hoàn cảnh để có định hướng đúng trong dạy dỗ là then chốt của thành công trong giáo dục.
Một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để cung cấp kiến thức về kỹ năng sống cho học sinh; đặc biệt cho học sinh nữ nhằm giúp các em có kỹ năng tự bảo vệ trước những vấn đề xã hội có nguy cơ ảnh hưởng đến sữ khỏe và an toàn cuộc sống như: kỹ năng nhận diện một vấn đề, biết cách xác định tình huống, biết cách từ chối, kỹ năng xử lý mâu thuẫn, kỹ năng ra quyết định, biết làm việc nhà, tự chăm sóc sức khỏe ...
Thăm nhà bạn Diễm Quỳnh thôn Chính Tiến
Nếu như trước đây, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh, thì ngày nay, ngoài công tác chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm còn phải kiêm thêm nhiều công việc không tên khác từ việc học đến nề nếp, tâm tư tình cảm, giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm phải xác định mình là một người bạn lớn của học sinh mới mong hiểu được những tâm tư tình cảm của các em. Thực tế cô trò chúng tôi đã có rất nhiều những khoảng thời gian quây quần thân thiện. Mỗi lần thế khoảng cách thầy trò được kéo ngắn lại, học sinh được tự do thể hiện những gì là hồn nhiên và đáng yêu vốn có.
Cô trò trong lúc nghỉ ngơi khi lao động rào trường
Có rất nhiều cách để rèn kỹ năng sống cho học sinh, có thể cách tôi đã làm không có gì là mới mẻ nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi vẫn muốn nêu ra để mong nhận được những góp ý chia sẻ của đồng nghiệp, để tôi có thể hoàn thành tốt hơn sứ mệnh trồng người đã chọn (không bàn đến việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống trong tiết dạy hay sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội).
Như chúng ta đã biết điều quan trọng nhất đối với giáo viên chủ nhiệm là phải có tâm với học sinh, từ đó mới tìm ra cách giáo dục các em có hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo quyền lợi chính đáng, thưởng phạt phân minh, kịp thời, công bằng đối với tất cả học sinh, không được phép trù úm, ghẻ lạnh, phân biệt đối xử với học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lý thì sẽ đem lại thành công. Phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Giáo viên thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày. Tôi làm mẫu cho ban cán sự lớp cách điều hành, quản lý lớp, cách ghi sổ và cách nhận xét khi sinh hoạt lớp. Nhắc cụ thể bất cứ khi nhận xét một ai đó, một vấn đề gì đó chúng ta phải nói về ưu điểm trước. Nhắc học sinh khi nhận bàn giao trực tuần phải có biên bản. Chúng ta đừng quá tin tưởng vào sự tự giác của bọn trẻ. Đơn giản mỗi buổi sinh hoạt tập thể 15 phút giữa giờ xong, học sinh phải thực hiện “ Một phút sạch trường” nhưng tôi quan sát chỉ có vài em nữ luôn làm tốt, còn lại số đông chạy ngay vào lớp. Kể từ khi tôi phân công theo tổ: thứ 2, thứ 3 tổ 1; thứ 4, thứ 5 tổ 2; thứ 6, thứ 7 tổ 3 thì mọi thành viên đều phải hoạt động. Tôi quy định tính từ khi có trống truy bài nếu tổ nào chưa trực nhật xong thì ngay ngày hôm sau phải làm lại, tổ nào bị nhắc trực nhật chưa sạch thì cũng phải trực nhật lại vào sáng hôm sau ... Từ những việc làm cụ thể đó, những bạn là tổ trưởng đã học được cách quản lý, cách giao việc cho thành viên tổ mình.
Tổ 2 chuyển bàn ghế
Xây dựng mối quan hệ thầy – trò: thương yêu, tôn trọng, thân thiện phải gắn với tinh thần trách nhiệm, kết giữa tài năng chuyên môn và trí tuệ giáo dục. Phải xác định được đầu tiên của sự không thân thiện là sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm. ( Học sinh mắc thái độ sai phải nhắc nhở luôn, tất nhiên chọn cách nói thuyết phục nhất). Giờ sinh hoạt lớp quá căng thẳng là một thất bại của giáo viên chủ nhiệm. Nghiêm không đồng nghĩa với sự căng thẳng. Hãy đề cho HS tự trình bày suy nghĩ, sự vận động của học sinh. Coi mỗi lỗi của HS là cơ hội sư phạm của GV, không nên quá quan trọng hóa vấn đề (vấn đề chính là phải biết chữa lỗi).
Cách rèn luyện kỹ năng cho HS được phát triển từ dễ đến khó. Như mục cùng góp ý trong giờ sinh hoạt lớp, tôi yêu cầu “Em hãy nói vài ý kiến của mình về những vi phạm của các bạn trong tuần vừa qua ”. Ban đầu, các em còn nói năng lí nhí, mắt không dám nhìn thẳng, gương mặt căng thẳng, sợ hãi vì lần đầu tiên phải nói trước đám đông. Nhưng sau vài lần, các em không còn những cái nhìn ái ngại, dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn, cộng thêm một môi trường giáo dục thân thiện hoà đồng, cho phép các em tiến đến gần và hoà nhập với nhau, sau đó là những điều khác như đóng góp ý kiến cho tập thể, ý tưởng độc đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt kỹ năng làm việc đồng đội, các em được trang bị lý thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu. Với kỹ năng làm việc đồng đội, các em được tập làm việc để biết cách hợp tác và chấp nhận lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc sống của các em sau này.
Trong thời gian gần đây xã hội hay nhắc đến vấn đề thiếu kỹ năng sống trong HS, trong lứa tuổi thanh thiếu niên. Vì vậy tôi trang bị cho các em một nhận thức mới rằng: Sống trong xã hội, thì ai cũng có thể có những sai lầm và bất cứ lúc nào, ở đâu đó cũng sẽ có những hành vi không chuẩn mực, vì thế HS phải biết bảo vệ mình, biết cảnh giác, có óc hoài nghi một cách khoa học, không phải hoài nghi bi quan, xa lánh và phản biện. Và quan trọng nhất các em có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày để sống an toàn hơn khi không có bố mẹ bên cạnh. Cái trước tiên cần làm là chuẩn bị cho các em tâm lí chủ động để tiếp nhận cuộc sống, như chuyển lớp, chuyển thầy cô giáo chủ nhiệm, chuyển cấp, chuyển trường hoặc khi tham gia các họat động ngòai giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể ...
Công tác chủ nhiệm lớp quả thật nặng nề và phức tạp.
File đính kèm:
- mot doi moi ren ky nang song hs lop 9.doc