A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS:
- Hiểu được giá tị nhân đạo của TP:
+ Số phận bi thảm của người dân trong nạn đói năm 1945.
+ Lòng nhân ái và khát vọng sống của con người, ánh sáng của hi vọng và tương lai được thắp lên từ cuộc sống tối tăm.
- Đánh giá nét đặc sắc của nghệ thuật truyện: tình huống truyện, giọng kể hóm hỉnh nhưng mộc mạc, ngôn ngữ gần đời thường nhưng gợi cảm, lôi cuốn.
B. PHƯƠNG PHÁP:
- Đọc - hiểu.
- Cảm thụ.
- So sánh.
- Phân tích - mở rộng.
C. KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
* Bài cũ: Phân tích ngắn gọn diễn biến tâm lý của Mỵ trong đêm tình mùa xuân?
* Bài mới:
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng văn: Tiết: 37, 38 Vợ nhặt (Kim Lân), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng văn Ngày soạn:
Tiết: 37,38
Vợ nhặt
Kim Lân
a. Mục đích yêu cầu: Giúp HS:
- Hiểu được giá tị nhân đạo của TP:
+ Số phận bi thảm của người dân trong nạn đói năm 1945.
+ Lòng nhân ái và khát vọng sống của con người, ánh sáng của hi vọng và tương lai được thắp lên từ cuộc sống tối tăm.
- Đánh giá nét đặc sắc của nghệ thuật truyện: tình huống truyện, giọng kể hóm hỉnh nhưng mộc mạc, ngôn ngữ gần đời thường nhưng gợi cảm, lôi cuốn.
B. phương pháp:
- Đọc - hiểu.
- Cảm thụ.
- So sánh.
- Phân tích - mở rộng.
c. Kế hoạch bài dạy:
* Bài cũ: Phân tích ngắn gọn diễn biến tâm lý của Mỵ trong đêm tình mùa xuân?
* Bài mới:
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả:
- Hãy nêu những nét cơ bản về tác giả?
- Kể những sáng tác của Tô Hoài mà em biết?
* Cuộc đời:
- Quê: Bắc Ninh.
- Gia đình nghèo - học đến tiểu học - đi làm.
- Sống gắn bó với làng quê Bắc Bộ.
đ Mảng đề tài quen thuộc: nông thôn VN.
* Sáng tác:
- Tác phẩm:
+ Trước CM
+ Sau CM: được khẳng định.
- Đề tài:
+ Người lao động nghèo
+ Sinh hoạt văn hoá cổ truyền.
2. Truyện ngắn: "Vợ nhặt":
- Nêu hoà cảnh sáng tác tác phẩm?
- Tiền thân: Tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" đ truyện ngắn "Vợ nhặt".
- Hoàn cảnh sáng tác: sau CM tháng 8.
đ đề tài cũ nhưng cái nhìn mới.
II. Cốt truyện:
- Em hãy tóm tắt cốt truyện?
Nạn đói năm 1945 đ xóm ngụ cư tiêu điều, xơ xác. Tràng lấy vợ, tâm trạng của mọi người: vui, lo, hi vọng...
đ Cốt truyện đơn giản nhưng hấp dẫn và cảm động.
IIi. Phân tích:
1. Nhan đề:
"Vợ nhặt": - Điều thiêng liêng trở thành rẽ rúng.
- Sự éo le - bi thảm.
- Tình huống độc đáo.
2. Tình huống truyện:
- Kim Lân đã chọn một bối cảnh truyện như thế nào?
- H/ả con người năm đói hiện ra như thế nào?
- Không gian xóm ngụ cư năm đói?
- Trên nền bối cảnh, tác giả đưa vào sự kiện gì?
- Sự kiện ấy có gì độc đáo, đặc biệt?
- ý nghĩa của tình huống truyện ấy?
* Bối cảnh truyện: nạn đói khủng khiếp:
- Nạn đói tràn đến: mạnh như thác dữ.
- Con người năm đói:
+ khuôn mặt hốc hác, u tối
+ xanh xám như những bóng ma
+ dật dờ đi lại như những bóng ma
đ xác xơ, ranh giới giữa sống và chết mong manh.
- Không gian năm đói (xóm ngụ cư):
+ người chết như ngả rạ
+ không khí vẫn lên mùi gây xác người
+ tiếng hờ khóc tỉ tê.
đ không gian tối sầm vì đói; cõi dương lỡn vỡn cõi âm.
ị Cuộc sống mấp mé bên bờ cái chết. Cái đói với sức mạnh huỷ diệt cuộc sống tới mức khủng khiếp.
* Sự kiện Tràng "nhặt vợ":
- Tình huống bất ngờ: người dân xóm ngụ cư bất ngờ vì:
+ Tràng: dân ngụ cư, nghèo, ngoại hình thô kệch, dở tính đ khó lấy được vợ.
+ Vậy mà Tràng lại có vợ một cách dễ dàng, ngẫu nhiên, chỉ bằng vài câu bông đùa và 4 bát bánh đúc đ ngạc nhiên đ bàn tán.
- Tình huống trớ trêu: trong nạn đói, khi chính Tràng còn chưa nuôi nổi mình lại còn dám đèo bòng, lấy vợ - một người vợ cũng nghèo, cũng đói như mình đ lo âu, băn khoăn của mọi người.
* Cuộc gắn kết kỳ lạ:
- Tràng vì đói mà có vợ, vợ Tràng cũng vì đói mà theo không Tràng đ giá trị con người rẻ rúng.
- Đám cưới diễn ra âm thầm, lặng lẽ, không nghi lễ, trong bóng chiều nhập nhoạng, trong tiếng khóc hờ người chết.
ị Số phận bị thảm của người nông dân trong nạn đói.
- Sự gắn kết ấy là một biểu hiện của sự sống, của hy vọng, của hạnh phúc, của tình thương: trong đói nghèo vẫn gieo mầm sự sống.
ị Giá trị nhân đạo mới mẻ.
3. Tâm trạng các nhân vật:
a. Tâm trạng người dân xóm ngụ cư:
- Em hãy đọc những câu văn mô tả thái độ người dân xóm ngụ cư? Thể hiện tâm trạng gì?
- Lạ, bàn tán đ ngạc nhiên, trong nạn đói, người ta đã không dám nghĩ đến chuyện dựng vợ gã chồng.
- Lo thay: "biết có nuôi nổi nhau...?" đ ám ảnh nạn đói đè nặng.
- Những khuôn mặt rạng rỡ khi họ chợt hiểu: "có cái gì lạ lùng và tươi mát..." đ ngọn gió của khát vọng sống, nhen nhóm niềm hi vọng về cuộc sống, về sự thay đổi.
b. Tâm trạng Tràng:
- Trình bày diễn biến tâm trạng của Tràng?
- Sự thay đổi trong con người Tràng?
Trước hạnh phúc bất ngờ, tâm trạng phức tạp:
- Lo đ tâm lý tất yếu khi ở trong nạn đói.
- Ngỡ ngàng đ cảm giác mới mẻ, kỳ diệu. Cảm giác ấy vừa thấm sâu vào tâm linh ("trong người êm ái lửng lơ như đi trong một giấc mơ"), vừa toả ra bên ngoài ("một cái gì mới mẻ, lạ lẫm... ôm ấp, mơn man khắp...").
ị thay đổi hẳn con người Tràng:
- Dáng đi mệt mỏi trước đây đ phởn phơ, tủm tỉm cười, mắt lấp lánh, cái mặt vênh lên...
- Quên hết cảnh sống ê chề đ khát vọng hạnh phúc lấn át cả nghèo đói, đánh bật nỗi lo âu.
- Mua dầu đ thắp sáng cuộc sống >< tối tăm của nạn đói bao phủ.
- Cảm thấy xung quanh mới mẻ, thay đổi.
- Cảm thấy yêu thương, gắn bó với ngôi nhà.
- H/ả lá cờ đỏ bay phấp phới đ đem đến cho Tràng hạnh phúc, khát vọng sống và niềm tin vào tương lai.
ị Giá trị nhân đạo mới mẻ.
c. Tâm trạng bà cụ Tứ:
- Tâm trạng bà cụ Tứ như thế nào?
- Từ tâm trạng đó, em có nhận xét gì về tấm lòng người mẹ?
Lẫn lộn nhiều cảm xúc:
- Ngạc nhiên
- Lo lắng - tủi
- Thông cảm...
ị . Người mẹ từng trải, thấm thía cảnh nghèo và cái đói đ không thể không lo lắng.
. Tâm trạng người mẹ buồn tủi vì không thể lo cho con đàng hoàng đ tấm lòng người mẹ.
. Trên hết là tấm lòng bao dung, nhân ái, hết lòng lo cho con.
- Chấp nhận vợ Tràng bằng tất cả sự cảm thông, an ủi, động viên và vẽ lên cả tương lai cho con đ cái nhìn xa, rộng của người mẹ.
d. Vợ Tràng:
- Tâm trạng vợ Tràng được miêu tả như thế nào?
- Thân phận "vợ nhặt" đ tội nghiệp.
đ tìm đến Tràng như tìm đến một chỗ nương thân trong nạn đói.
- Cuộc gắn kết nên duyên này đã làm thay đổi hẳn thị:
+ Từ chao chát, táo tợn đ ngượng ngùng, im lặng đ trở lại dáng vẻ của người con gái.
+ Sau một ngày làm dâu: hiền thục, đảm đang, thu vén gia đình đ hiểu cái nghèo, cái đói, nhưng chấp nhận nó để mưu cầu sự sống, mưu cầu hạnh phúc.
- Chính thị đã nhen nhóm ngọn lửa hi vọng cho cả gia đình Tràng và xóm ngụ cư, mở ra h/ả cuối truyện: cảnh phá kho thóc Nhật và lá cờ đỏ.
4. Giá trị tác phẩm:
- GV hướng dẫn HS rút ra các giá trị về ND và NT của truyện ngắn.
- Giá trị nhân đạo mới mẻ.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Tình huống truyện
+ Tâm lý nhân vật
+ Giọng văn mộc mạc.
* Củng cố: - Số phận bi thảm của người dân trong nạn đói năm 1945.
- Lòng nhân ái và khát vọng sống của con người
- Nghệ thuật truyện: tình huống truyện, giọng kể hóm hỉnh nhưng mộc mạc, ngôn ngữ gần đời thường nhưng gợi cảm, lôi cuốn.
* Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi ở SGK.
- Phân tích tình huống truyện độc đáo: Tràng nhặt vợ.
- Chuẩn bị LV: Vợ nhặt (Kim Lân).
File đính kèm:
- Tiet 37-38 Vo Nhat.doc